(Hơi dài một chút nhưng rất đáng đọc dành cho những bạn trẻ đang và sẽ bước chân vào nghê)
“Bài học thứ nhất: Phải học hát và học cách kể chuyện hài hước. Và quan trọng là biết xử lý nhanh những tình huống ngoài kịch bản. Bài học thứ 2: Dù là phận gái, đã đi tour là phải biết uống rượu bia và dễ hòa nhập với mọi lứa tuổi. Bài học thứ 3: Không biết thì không nên nói bừa.
Đã là HDV du lịch, hãy găm bản đồ điểm đến trong tay, hoặc hỏi đường trước chuyến đi. Bài học thứ 4: Hãy tìm hiểu kỹ tâm lý khách hàng trước khi nhận tour. Bài học thứ 5, thứ 6”... Tôi phát hoảng với “n” bài học mà Lý Ngọc Minh bắt tôi học thuộc trước khi bắt đầu tham gia “tour”... “bám càng” trong vai trò “gai” (Tour guide).
Người ta hay gọi anh chàng HDV Lý Ngọc Minh là Minh “Spain”, là cựu sinh viên trường University of Cantabria, tỉnh Cantabria, TP Santander, Tây Ban Nha; sau khi tốt nghiệp trở về nước, ngoài công việc chính là kỹ sư xây dựng, Minh thường tranh thủ thời gian lấn sân sang địa hạt...
HDV với lợi thế tiếng Tây Ban Nha của mình. Tôi ngắt lời những bài học của anh - “Làm cái nghề HDV như ông là sướng nhất, đi đây đi đó, tha hồ đi du lịch không mất tiền” - Minh cười, điệu cười “nhạt” đầy bí hiểm - “Để tôi nói cho mà nghe, đừng nhìn nó vậy mà tưởng ngon ăn, “xương” ra phết đấy, vui - buồn, tai nạn nghề nghiệp, một nghìn không trăm lẻ một bi hài kịch với cái nghề này đấy ông bạn ạ!” - Nghe tôi kể đây, đang yên đang lành, cả đoàn đang ngồi trong xe ôtô, đi qua những cánh đồng, thấy nông dân đang cấy lúa, ông khách người Italia nằng nặc đòi dừng xe, chưa kịp định hình xem chuyện gì xảy ra nữa, ông yêu cầu mở xe, kéo tay tôi sà ngay xuống ruộng và bắt đầu series câu hỏi về... quy trình trồng lúa.
Đang hành nghề HDV, bỗng dưng… trở thành một kỹ sư nông nghiệp bất đắc dĩ, mặc dù tôi cũng như ông thôi, chưa một lần xắn quần bước chân xuống ruộng. Thấy vẻ mặt ngơ ngác xen lẫn tò mò của tôi, Minh chốt ngay - Làm cái nghề này phải hiểu một thực tế, du khách nước ngoài không chỉ tham quan thắng cảnh mà còn muốn tìm hiểu tập quán, phong cách sống, văn hóa của người Việt.
Tú “Japan” - Cấn Trần Ngọc Tú là một giảng viên tiếng Nhật, ngoài thời gian lên lớp anh thường làm thêm nghề HDV du lịch tự do kể: “Bất kỳ thấy một sự vật - hiện tượng lạ nào là du khách thắc mắc. Nào là đường phố tràn ngập xe máy thì du khách hỏi tại sao người Việt Nam lại thích đi xe máy.
Gặp quán thịt chó, nhìn con chó bị thui, ông khách thắc mắc là con gì, sao lại bán như vậy. Thấy hàng cây xanh trên một con phố được sơn trắng phía dưới gốc, được đánh số, họ cũng lấy làm lạ và hỏi tại sao. Gặp cây là lạ trên đường là khách hỏi ngay là cây gì, trồng như thế nào. Nhiều du khách còn quan tâm đến GDP, dân số, thu nhập của người dân thành thị, nông thôn. Khách du lịch thường nghĩ HDV cái gì cũng biết nên hỏi rất nhiều.
Tôi hỏi Tú - “Nhiều cái không biết thì giải thích thế nào?” - Tú chưa kịp trả lời, Minh “Spain” chen vào - “Không biết thì... bịa” - Tú phản bác - “Không phải cái gì cũng bịa được. Tôi đã từng gặp trường hợp khách du lịch biết rõ mười mươi nhưng vẫn hỏi để thử HDV.
Sách du lịch nước ngoài xuất bản viết về Việt Nam hiện khá phong phú, chi tiết được bán trong và ngoài nước nên du khách thường nghiên cứu và đối chiếu những gì HDV nói. Tôi đã từng bị một du khách người Đức phàn nàn rằng ông sang Việt Nam 3 lần trong hành trình xuyên Việt, 3 HDV tại 3 miền Bắc - Trung - Nam mỗi người nói một kiểu. Người thì nói 80 triệu, người cho con số 81 triệu, người khác thì 83 triệu... nên du khách này vẫn chưa biết số dân Việt Nam chính xác là bao nhiêu”.
Thấy Minh “béo” im lặng từ đầu, tôi chủ động bắt chuyện với anh chàng hiện đang làm HDV tại Công ty Du lịch Tân Phương Đông. Minh kể: “Dở khóc, dở cười với cái nghề này lắm, kỷ niệm giờ tôi chẳng bao giờ quên đó là có lần dẫn đoàn, một thành viên nữ người Pháp gặp vấn đề rắc rối liên quan đến “chuyện phụ nữ”. Khi xe dừng bánh, lần lượt các khách đã xuống xe, duy còn mỗi chị vẫn ngồi yên, vẻ mặt rất đăm chiêu.
Tôi leo lên xe và hỏi thăm, “chị nhấc mông khỏi ghế” cho tôi nhìn, quay sang một mực nói không sao và bảo tôi xuống trước, lát chị xuống. Hành trình ngày hôm nay còn dài, lương tâm nghề nghiệp trỗi dậy, thay vì tảng lờ đi, tôi đã quyết tâm “lùng” cho được loại “hàng” đặc biệt mà nữ du khách cần. Tôi đã lần lượt đi hỏi hàng loạt các cửa hàng bên đường... Sau chuyến đi đó, về ngẫm lại cũng thấy mình giỏi thật, trai chưa vợ, lang thang đi tìm “món đó” mà chẳng ngượng ngùng gì.
“Nhưng đáng nhớ nhất là dẫn đoàn đi tham quan đảo. Tất cả mình phải lo từ A đến Z cho khách, kể cả chuyện ăn uống, chỗ nghỉ ngơi và an toàn tính mạng. Nói chung làm “gai” đảo phải đảm đang, cái gì cũng biết một ít. Dẫn đoàn đi đảo mình phải thích nghi nhiều thứ lắm, có khi cả ngày phải lênh đênh trên biển với khách, khách bơi hay lặn xem san hô mình cũng phải lặn theo để bảo đảm an toàn cho họ” - Minh tâm sự - “Những ngày đầu chưa quen, việc ngâm mình hàng giờ dưới nước khiến cơ thể gần như tê cóng và bị cảm lạnh sau mỗi đợt lặn. Rồi khi du khách đang thư giãn dưới làn nước biển trong xanh thì phải lo tìm chỗ mát để mắc võng cho khách tắm xong lên nằm nghỉ.
Giao dịch với khách nước ngoài, 1.000 đồng cũng không được tính nhầm, nếu không người ta sẽ nhìn mình với con mắt khác ngay. Vì di chuyển nhiều trên biển nên rất dễ xảy ra chuyện thất lạc đồ đạc, mỗi lần xảy ra sự cố như thế, HDV phải là người chịu trách nhiệm bồi thường. Gặp khách lịch sự, ít đòi hỏi và thông cảm thì không sao, nhưng lắm lúc gặp phải người khó tính thì chạy toát mồ hôi luôn.
Có một lần, sau những chuyến đi trên biển về trong ngày, tôi còn phải ăn dầm nằm dề nhiều ngày ngay tại các hòn đảo cùng khách để họ khám phá cảnh rùa đẻ. Nhưng vì rùa thường chỉ đẻ trứng vào đêm khuya - sau 24h, nên để giúp du khách thấy tận mắt cảnh rùa lên bờ đẻ, tôi phải thức trắng đêm tháp tùng khách đi khắp bãi biển”.
Tôi đưa ra một chủ đề về ranh giới giữa tốt và xấu, mặt sáng - mặt tối của nghề HDV? Như chạm đúng mạch, câu chuyện của những HDV tôi quen rôm rả hẳn lên - họ kể: khổ nhất là những lần phải đưa khách đi massage, uống rượu, đi bar, pub, vũ trường. Nhục nhất là không ít những vị “thượng đế” là nam giới nhờ tìm “girl” giúp để “relax”.
Phải khéo léo chối ngay không thì bỗng dưng… trở thành dân môi giới mại dâm. Phiền hà nhất là khi khách rủ đánh bài, từ chối rất khó, mà chơi thua thì tiền ơi... xót xa, thắng thì bị mang tiếng là chăn dắt, đánh chặn. Tôi đề cập thẳng đến vấn đề nhạy cảm - “Sự thật về việc có hay không những lời đồn thổi về HDV đi làm “cave đực”?” - Tôi bị ngắt lời ngay, từ từ, bọn tôi kể cho - “Không phải HDV nào cũng phân biệt được ranh giới mong manh này. Thay vì tập trung đưa khách đi đến các danh thắng, HDV chỉ nhăm nhe đưa khách vào các cửa hàng để được nhận hoa hồng.
Họ thay đổi, cắt xén chương trình tham quan, đổi nhà hàng để giảm chi phí; có người còn gợi ý du khách đi chơi ngoài chương trình để được “bồi dưỡng”... Chuyện HDV “bán linh hồn cho quỷ” là có, nếu không có bản lĩnh đàn ông thì chuyện bị ma lực của đồng tiền cám dỗ từ từ sẽ biến thành “cave đực” rồi chuyển sang “hi-fi”.
Để kiếm được nhiều tiền, HDV sẵn sàng phục vụ cả du khách nam lẫn nữ. Một thực tế rằng, ngoài việc du lịch khám phá cảnh đẹp, văn hóa, con người thì vẫn có khách chỉ nhăm nhăm kiếm chỗ “relax”. HDV du lịch là người tiếp cận đầu tiên, thường xuyên và giao tiếp được với khách nên dễ bị nhờ vả hoặc thành “mục tiêu” của họ…
Bỏ qua những chuyện này đi, thiểu số thôi, phần nhiều còn lại họ biết tận dụng cơ hội để thử thách, luôn đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để mỗi phút trôi qua đều là sự khám phá… Chuyện bi hài xảy ra thường ngày, nhưng, có lẽ chưa bao giờ chúng tôi hối hận về con đường mà mình đã chọn.
Mỗi chuyến đi mang lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đời! - Để quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính những HDV du lịch là những vị “đại sứ” trực tiếp làm công tác quảng bá hiệu quả và thiết thực nhất.
Để làm được như vậy thì mỗi HDV phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa Việt thật vững, khả năng tinh thông ít nhất một ngoại ngữ, và một bản lĩnh nghề nghiệp để bình tĩnh đối phó với những tình huống phát sinh khi dẫn tour. Nghề HDV thực sự là một công việc đòi hỏi rất khắt khe. Đứng trước du khách, bạn sẽ vừa phải là một nhà văn hóa, một nhà sử học, một nhà ngoại giao và là một nhà kinh doanh tiếp thị sắc sảo.
Hãy hình dung công việc của một HDV như công việc của một vị đại sứ, giới thiệu hình ảnh, nét đẹp, nét văn hóa và cái nhìn đúng đắn về đất nước và con người Việt Nam. Đam mê với nghề, thích khám phá, học hỏi và giao tiếp là những tính cách khiến HDV gắn bó với cái nghề có sức hút kỳ lạ này! Khó khăn, thử thách sẽ không là trở ngại, mà ở đó cơ hội luôn rộng mở cho mọi người tiếp nhận, chia sẻ và khám phá những điều tốt đẹp của cuộc sống.
“Bài học thứ nhất: Phải học hát và học cách kể chuyện hài hước. Và quan trọng là biết xử lý nhanh những tình huống ngoài kịch bản. Bài học thứ 2: Dù là phận gái, đã đi tour là phải biết uống rượu bia và dễ hòa nhập với mọi lứa tuổi. Bài học thứ 3: Không biết thì không nên nói bừa.
Đã là HDV du lịch, hãy găm bản đồ điểm đến trong tay, hoặc hỏi đường trước chuyến đi. Bài học thứ 4: Hãy tìm hiểu kỹ tâm lý khách hàng trước khi nhận tour. Bài học thứ 5, thứ 6”... Tôi phát hoảng với “n” bài học mà Lý Ngọc Minh bắt tôi học thuộc trước khi bắt đầu tham gia “tour”... “bám càng” trong vai trò “gai” (Tour guide).
Người ta hay gọi anh chàng HDV Lý Ngọc Minh là Minh “Spain”, là cựu sinh viên trường University of Cantabria, tỉnh Cantabria, TP Santander, Tây Ban Nha; sau khi tốt nghiệp trở về nước, ngoài công việc chính là kỹ sư xây dựng, Minh thường tranh thủ thời gian lấn sân sang địa hạt...
HDV với lợi thế tiếng Tây Ban Nha của mình. Tôi ngắt lời những bài học của anh - “Làm cái nghề HDV như ông là sướng nhất, đi đây đi đó, tha hồ đi du lịch không mất tiền” - Minh cười, điệu cười “nhạt” đầy bí hiểm - “Để tôi nói cho mà nghe, đừng nhìn nó vậy mà tưởng ngon ăn, “xương” ra phết đấy, vui - buồn, tai nạn nghề nghiệp, một nghìn không trăm lẻ một bi hài kịch với cái nghề này đấy ông bạn ạ!” - Nghe tôi kể đây, đang yên đang lành, cả đoàn đang ngồi trong xe ôtô, đi qua những cánh đồng, thấy nông dân đang cấy lúa, ông khách người Italia nằng nặc đòi dừng xe, chưa kịp định hình xem chuyện gì xảy ra nữa, ông yêu cầu mở xe, kéo tay tôi sà ngay xuống ruộng và bắt đầu series câu hỏi về... quy trình trồng lúa.
Đang hành nghề HDV, bỗng dưng… trở thành một kỹ sư nông nghiệp bất đắc dĩ, mặc dù tôi cũng như ông thôi, chưa một lần xắn quần bước chân xuống ruộng. Thấy vẻ mặt ngơ ngác xen lẫn tò mò của tôi, Minh chốt ngay - Làm cái nghề này phải hiểu một thực tế, du khách nước ngoài không chỉ tham quan thắng cảnh mà còn muốn tìm hiểu tập quán, phong cách sống, văn hóa của người Việt.
Tú “Japan” - Cấn Trần Ngọc Tú là một giảng viên tiếng Nhật, ngoài thời gian lên lớp anh thường làm thêm nghề HDV du lịch tự do kể: “Bất kỳ thấy một sự vật - hiện tượng lạ nào là du khách thắc mắc. Nào là đường phố tràn ngập xe máy thì du khách hỏi tại sao người Việt Nam lại thích đi xe máy.
Gặp quán thịt chó, nhìn con chó bị thui, ông khách thắc mắc là con gì, sao lại bán như vậy. Thấy hàng cây xanh trên một con phố được sơn trắng phía dưới gốc, được đánh số, họ cũng lấy làm lạ và hỏi tại sao. Gặp cây là lạ trên đường là khách hỏi ngay là cây gì, trồng như thế nào. Nhiều du khách còn quan tâm đến GDP, dân số, thu nhập của người dân thành thị, nông thôn. Khách du lịch thường nghĩ HDV cái gì cũng biết nên hỏi rất nhiều.
Tôi hỏi Tú - “Nhiều cái không biết thì giải thích thế nào?” - Tú chưa kịp trả lời, Minh “Spain” chen vào - “Không biết thì... bịa” - Tú phản bác - “Không phải cái gì cũng bịa được. Tôi đã từng gặp trường hợp khách du lịch biết rõ mười mươi nhưng vẫn hỏi để thử HDV.
Sách du lịch nước ngoài xuất bản viết về Việt Nam hiện khá phong phú, chi tiết được bán trong và ngoài nước nên du khách thường nghiên cứu và đối chiếu những gì HDV nói. Tôi đã từng bị một du khách người Đức phàn nàn rằng ông sang Việt Nam 3 lần trong hành trình xuyên Việt, 3 HDV tại 3 miền Bắc - Trung - Nam mỗi người nói một kiểu. Người thì nói 80 triệu, người cho con số 81 triệu, người khác thì 83 triệu... nên du khách này vẫn chưa biết số dân Việt Nam chính xác là bao nhiêu”.
Thấy Minh “béo” im lặng từ đầu, tôi chủ động bắt chuyện với anh chàng hiện đang làm HDV tại Công ty Du lịch Tân Phương Đông. Minh kể: “Dở khóc, dở cười với cái nghề này lắm, kỷ niệm giờ tôi chẳng bao giờ quên đó là có lần dẫn đoàn, một thành viên nữ người Pháp gặp vấn đề rắc rối liên quan đến “chuyện phụ nữ”. Khi xe dừng bánh, lần lượt các khách đã xuống xe, duy còn mỗi chị vẫn ngồi yên, vẻ mặt rất đăm chiêu.
Tôi leo lên xe và hỏi thăm, “chị nhấc mông khỏi ghế” cho tôi nhìn, quay sang một mực nói không sao và bảo tôi xuống trước, lát chị xuống. Hành trình ngày hôm nay còn dài, lương tâm nghề nghiệp trỗi dậy, thay vì tảng lờ đi, tôi đã quyết tâm “lùng” cho được loại “hàng” đặc biệt mà nữ du khách cần. Tôi đã lần lượt đi hỏi hàng loạt các cửa hàng bên đường... Sau chuyến đi đó, về ngẫm lại cũng thấy mình giỏi thật, trai chưa vợ, lang thang đi tìm “món đó” mà chẳng ngượng ngùng gì.
“Nhưng đáng nhớ nhất là dẫn đoàn đi tham quan đảo. Tất cả mình phải lo từ A đến Z cho khách, kể cả chuyện ăn uống, chỗ nghỉ ngơi và an toàn tính mạng. Nói chung làm “gai” đảo phải đảm đang, cái gì cũng biết một ít. Dẫn đoàn đi đảo mình phải thích nghi nhiều thứ lắm, có khi cả ngày phải lênh đênh trên biển với khách, khách bơi hay lặn xem san hô mình cũng phải lặn theo để bảo đảm an toàn cho họ” - Minh tâm sự - “Những ngày đầu chưa quen, việc ngâm mình hàng giờ dưới nước khiến cơ thể gần như tê cóng và bị cảm lạnh sau mỗi đợt lặn. Rồi khi du khách đang thư giãn dưới làn nước biển trong xanh thì phải lo tìm chỗ mát để mắc võng cho khách tắm xong lên nằm nghỉ.
Giao dịch với khách nước ngoài, 1.000 đồng cũng không được tính nhầm, nếu không người ta sẽ nhìn mình với con mắt khác ngay. Vì di chuyển nhiều trên biển nên rất dễ xảy ra chuyện thất lạc đồ đạc, mỗi lần xảy ra sự cố như thế, HDV phải là người chịu trách nhiệm bồi thường. Gặp khách lịch sự, ít đòi hỏi và thông cảm thì không sao, nhưng lắm lúc gặp phải người khó tính thì chạy toát mồ hôi luôn.
Có một lần, sau những chuyến đi trên biển về trong ngày, tôi còn phải ăn dầm nằm dề nhiều ngày ngay tại các hòn đảo cùng khách để họ khám phá cảnh rùa đẻ. Nhưng vì rùa thường chỉ đẻ trứng vào đêm khuya - sau 24h, nên để giúp du khách thấy tận mắt cảnh rùa lên bờ đẻ, tôi phải thức trắng đêm tháp tùng khách đi khắp bãi biển”.
Tôi đưa ra một chủ đề về ranh giới giữa tốt và xấu, mặt sáng - mặt tối của nghề HDV? Như chạm đúng mạch, câu chuyện của những HDV tôi quen rôm rả hẳn lên - họ kể: khổ nhất là những lần phải đưa khách đi massage, uống rượu, đi bar, pub, vũ trường. Nhục nhất là không ít những vị “thượng đế” là nam giới nhờ tìm “girl” giúp để “relax”.
Phải khéo léo chối ngay không thì bỗng dưng… trở thành dân môi giới mại dâm. Phiền hà nhất là khi khách rủ đánh bài, từ chối rất khó, mà chơi thua thì tiền ơi... xót xa, thắng thì bị mang tiếng là chăn dắt, đánh chặn. Tôi đề cập thẳng đến vấn đề nhạy cảm - “Sự thật về việc có hay không những lời đồn thổi về HDV đi làm “cave đực”?” - Tôi bị ngắt lời ngay, từ từ, bọn tôi kể cho - “Không phải HDV nào cũng phân biệt được ranh giới mong manh này. Thay vì tập trung đưa khách đi đến các danh thắng, HDV chỉ nhăm nhe đưa khách vào các cửa hàng để được nhận hoa hồng.
Họ thay đổi, cắt xén chương trình tham quan, đổi nhà hàng để giảm chi phí; có người còn gợi ý du khách đi chơi ngoài chương trình để được “bồi dưỡng”... Chuyện HDV “bán linh hồn cho quỷ” là có, nếu không có bản lĩnh đàn ông thì chuyện bị ma lực của đồng tiền cám dỗ từ từ sẽ biến thành “cave đực” rồi chuyển sang “hi-fi”.
Để kiếm được nhiều tiền, HDV sẵn sàng phục vụ cả du khách nam lẫn nữ. Một thực tế rằng, ngoài việc du lịch khám phá cảnh đẹp, văn hóa, con người thì vẫn có khách chỉ nhăm nhăm kiếm chỗ “relax”. HDV du lịch là người tiếp cận đầu tiên, thường xuyên và giao tiếp được với khách nên dễ bị nhờ vả hoặc thành “mục tiêu” của họ…
Bỏ qua những chuyện này đi, thiểu số thôi, phần nhiều còn lại họ biết tận dụng cơ hội để thử thách, luôn đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để mỗi phút trôi qua đều là sự khám phá… Chuyện bi hài xảy ra thường ngày, nhưng, có lẽ chưa bao giờ chúng tôi hối hận về con đường mà mình đã chọn.
Mỗi chuyến đi mang lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đời! - Để quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính những HDV du lịch là những vị “đại sứ” trực tiếp làm công tác quảng bá hiệu quả và thiết thực nhất.
Để làm được như vậy thì mỗi HDV phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa Việt thật vững, khả năng tinh thông ít nhất một ngoại ngữ, và một bản lĩnh nghề nghiệp để bình tĩnh đối phó với những tình huống phát sinh khi dẫn tour. Nghề HDV thực sự là một công việc đòi hỏi rất khắt khe. Đứng trước du khách, bạn sẽ vừa phải là một nhà văn hóa, một nhà sử học, một nhà ngoại giao và là một nhà kinh doanh tiếp thị sắc sảo.
Hãy hình dung công việc của một HDV như công việc của một vị đại sứ, giới thiệu hình ảnh, nét đẹp, nét văn hóa và cái nhìn đúng đắn về đất nước và con người Việt Nam. Đam mê với nghề, thích khám phá, học hỏi và giao tiếp là những tính cách khiến HDV gắn bó với cái nghề có sức hút kỳ lạ này! Khó khăn, thử thách sẽ không là trở ngại, mà ở đó cơ hội luôn rộng mở cho mọi người tiếp nhận, chia sẻ và khám phá những điều tốt đẹp của cuộc sống.