Không nên uống cà phê lúc nào?

1) Không nên uống cà phê vào sáng sớm
Nếu bạn nghĩ là vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và bồn chồn, cũng như sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó.
Lý giải một cách khoa học thì là, khi bạn vừa thức dậy, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao (đây là loại hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi). Nếu bạn bổ sung caffein ngay lúc này sẽ làm tăng mức cortisol khiến tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Vì thế hãy chắc chắn không tìm đến cà phê một cách vội vàng mỗi sáng. Thay vào đó, bạn thử tập ngủ sớm vào tối hôm trước đi. Thói quen khoa học đó sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mỗi sáng hơn đấy.
Ảnh minh họa: Internet.
Ảnh minh họa: Internet.
2) Khi bạn đang cảm thấy lo lắng
Nếu bạn đang có tâm trạng không được tốt thì việc uống cà phê có thể khiến tâm trạng của bạn càng trở nên tồi tệ hơn. Theo Ali Miller, dược sĩ kiêm chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y khoa Dwidyl (Philippines), cafein trong cà phê có tác dụng kích thích tiêu cực đến hệ thần kinh, sản sinh ra cortisol. Cortisol được sản sinh ra quá nhiều trong một lúc có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nó khiến chúng ta cảm thấy uể oải, không còn sức lực để cố gắng trong suốt một ngày dài. Vì vậy, để giảm ảnh hưởng của cafein tới sức khỏe, bạn nên giảm lượng cà phê uống vào mỗi ngày hoặc có thể chia cà phê đó ra thành các cốc nhỏ uống nhiều lần trong ngày và cách thời gian đi ngủ khoảng 6 tiếng.
3) Khi bạn mệt mỏi vì thiếu ngủ
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, cafein có trong cà phê sẽ không có tác dụng và không giúp cho bạn tỉnh táo hơn nếu như bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày trong 3 ngày liên tục, nghĩa là tình trạng thiếu ngủ của bạn sẽ trở nên trầm trọng. Nguyên nhân của vấn đề này là do việc bạn thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể suy giảm năng lượng điều hành hoạt động nhận thức, mà lượng cafein không thể bù đắp vào được.
Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi và buồn ngủ thì điều tốt nhất bạn nên làm là chợp mắt khoảng 20 phút, những giấc ngủ ngắn này sẽ giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn thay vì cứ liện tục uống cà phê cho tỉnh táo, bạn nhé!
4) Khi cà phê còn quá nóng
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc uống đồ nóng trên 65oC có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản. Vì vậy, nếu thích thưởng thức những cốc cà phê ngay khi vừa pha xong, lúc chúng vẫn còn đang bốc khói nghi ngút thì bạn nên từ bỏ ngay lập tức thói quen này. Nếu tự pha ở nhà, cà phê của bạn khi vừa chảy xong có thể nóng tới 85oC. Vì thế, cách tốt nhất là bạn hãy kiên nhẫn, chỉ cần đợi khoảng 5 phút là tách cà phê của bạn đã có thể giảm xuống mức nhiệt độ an toàn.
5) Tránh xa cà phê sau 3h chiều
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động kích thích lên thần kinh của cà phê có thể kéo dài đến 6 giờ sau khi uống. Bởi thế, nếu bạn muốn ngủ lúc 9h tối thì đừng dại uống cà phê sau 3h chiều.
Tốt nhất bạn nên ngừng uống cà phê từ sau 2h chiều. Nếu cảm thấy tinh thần không được tốt và uể oải, hãy thử uống trà xem sao. Trà xanh cũng có một phần caffein (1/3) nên có thể giúp bạn khắc phục được cơn buồn ngủ cũng như sự chán nản, uể oải của buổi chiều đấy.
Một lời nhắc nho nhỏ dành cho bạn: Dù bạn thích uống gì, thì cũng đừng quên nước lọc. Nước tinh khiết là nguồn cung cấp năng lượng an toàn nhất, dù uống vào thời điểm nào trong ngày cũng đều đem lại tác động tích cực cho cơ thể. Chỉ đừng uống quá nhiều trước khi đi ngủ nếu không muốn giữa đêm phải thức dậy vào nhà vệ sinh bạn nhé!
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên uống bất kỳ loại thức uống nào có caffeine sau 14 giờ /// Shutterstock
6) Giới hạn khi uống cà phê
Nhiều người vẫn uống cà phê mỗi ngày, một số người thậm chí uống mọi lúc, mọi nơi. Cà phê cũng như các thức uống hay thực phẩm bất kỳ có thể mang lại lợi ích cho con người, nhưng phải có giới hạn.
Các bác sỹ khuyến nghị bạn nên uống 1-2 ly cà phê một ngày, tối đa là 4 ly (tổng số caffeine là khoảng 150 đến 250mg) là vừa phải. Nhiều hơn 4 ly có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng caffeine trong một ngày lớn hơn 1g (tương đương 8-12 ly cà phê), nó sẽ dẫn đến ngộ độc, kết quả là gây ra tình trạng hồi hộp nôn mửa, ngất xỉu. Uống hơn 10 gram trong một ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Do vậy, bạn nên biết rõ để kiểm soát lượng caffeine vào cơ thể tốt hơn để đảm bảo sức khỏe.
Theo FB Văn Hoá Việt Nam