Lễ hội dân gian là các hoạt động trong dân gian nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng thiêng liêng, đồng thời cầu nguyện đấng thiêng liêng tiếp tục phù hộ cho năm tháng sắp tới.
Mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi quốc gia có những lễ hội dân gián khác nhau. Tuy nhiên, lễ hội dân gian cũng là một thành tố của văn hóa, cho nên lễ hội dân gian cũng giao lưu văn hóa với lễ hội của dân tộc khác, địa phương khác, quốc gia khác.
Tiết mục múa bóng rỗi (bao gồm: múa mâm vàng, múa tộ bông, múa đồ chơi...) trong các lễ cúng miếu ở Nam Bộ chính là sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm, bởi vì trong nghệ thuật dân tộc Chăm cũng có múa bóng rỗi nhưng đơn giản và ít sắc màu hơn múa bóng rỗi trong các lễ cúng miếu của người Việt ở Nam Bộ.
Trong Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm có nghi thức cúng bánh ú gói lá tre (còn gọi bánh ú nước tro). Người Việt đã tiếp thu nghi thức cúng bánh ú lá tre của người Hoa cúng trong Tết Đoan Ngọ để tưởng nhớ đến nhà thơi yêu nước Khuất Nguyên đã tự trầm sau khi can vua nước Sở không thành, khiến nước Sở mất về tay nhà Tần.

Nghi thức thổi nến trong lễ mừng sinh nhật thường thấy ngày nay chính là tiếp thu từ văn hóa phương Tây, bởi vì người phương Tây cho rằng sống mới có ý nghĩa và từ đó quan tâm tổ chức lễ sinh nhật, để kỹ niệm ngày bắt đầu cuộc sống.

Lễ tang của người Việt ở Nam Bộ có tục đặt nãi chuối sứ già lên bụng của người mới chết. Phong tục này do người Việt ở Nam Bộ đã tiếp thu từ văn hóa của người Khmer Nam Bộ: nãi chuối sứ giá (chưa chín) đặt lên bụng để hút khí độc từ thi thể bốc ra sau khi tắt thở, nhằm tránh cho mọi người bị nhiễm độc, mà dân gian gọi là "bị mắc hơi".

Người Việt tin rằng có không ít linh hồn cô đơn do không ai cúng kiếng, từ đó dẫn đến đói khát. Cho nên người Việt hằng năm đều có dịp cúng cô hồn trong tháng 7 âm lịch, hàng tháng cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch để góp phần vơi đi sự đói khát. Nghi thức sau cùng trong các lễ cúng cô hồn là quăng nắm gạo muối đi tứ phía để tống tiễn cô hồn tản ra xa khỏi nhà ở của mình bởi cô hồn sẽ chạy ra tứ phía để lượm gạo muối để dành khi đó thì lấy gạo nấu cháo ăn với muối...
Tóm lại, từ các hoạt động (văn hóa giao tiếp) cho đến văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần, đều có các cuộc giao lưu văn hóa diễn ra trong quá trình lịch sử...
Theo FB Văn Hoá Việt Nam