GIAO LƯU VĂN HÓA TRÊN LĨNH VỰC ẨM THỰC

Ẩm thực cũng là một phạm trù của văn hóa, bởi ẩm thực là chế biến thức ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người sao cho no và cho ngon, lành.
Cũng như các loại hình văn hóa khác, ẩm thực cũng diễn ra giao lưu văn hóa với nến ẩm thực của các địa phương khác, các dân tộc khác và các quốc gia khác trong quá trình lịch sử.
Món ăn beef steak (đọc tiếng Việt là bít tết) là món ăn của người Pháp mà người Việt đã tiếp thu từ quãng thời gian người Pháp đô hộ Việt Nam, bởi "beef steak" là một từ tiếng Pháp.
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Bánh ít lá gai là loại bánh vốn là của người Chăm, bởi vì dân tộc Chăm tôn kính nữ thần Po Inư Nagar đã sinh và nuôi người Chăm không lớn bằng chính cặp nhũ hoa của bà. Cho nên người Chăm đã làm cái bánh hình nhũ hoa, có màu đen giống như màu da của vị nữ thần này, để dâng lên cúng bà. Trong quá trình Nam tiến, người Việt đã tiếp thu bánh ít, làm phong phú các loại bánh của người Việt ở phương Nam của tổ quốc.
Trong hình ảnh có thể có: bàn, món ăn và trong nhà
Kiểm là món ăn chay quen thuộc của người Nam Bộ. Đặc trưng món kiểm là nấu bí đỏ chung với đậu phộng, bột khoai và nước cốt dừa. Món kiểm vốn của người Khmer Nam Bộ với đặc trưng hay dùng nước dừa trong chế biến món ăn.
Món thịt ba rọi, hột vịt kho với nước mắm pha loãng, thêm nước dừa và nêm đường là một món ăn dùng trong dịp Tết khá quen thuộc của người dân Nam Bộ. Nêm món kho có vị ngọt của người Việt ở Nam Bộ vốn tiếp thu từ cách nêm ngọt các món mặn của người Hoa sống tại Nam Bộ.
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Món cá ri bánh mì của người Nam Bộ thể hiện tính chất giao lưu văn hóa ẩm thực vô cùng lý thú. Trước hết, cà ri của Ấn Độ. Tuy nhiên, món cá ri của người Ấn thường nấu với thịt dê, nhưng món cà ri quen thuộc của người Việt ở Nam Bộ lại thường nấu với thịt gà. Kế đến, cà ri của người Ân nấu với sữa tươi, thế nhưng cà ri của người Việt ở Nam Bộ lại nấu với nước cốt dừa vốn là sản phẩm giao lưu văn hóa với người Khmer Nam Bộ. Cà ri của Ấn Độ có vị mặn và cay, trong khi cà ri của người Việt ở Nam Bộ lại có vị ngọt, tức là nêm ngọt các món ăn mặn theo cách chế biến thức ăn của người Hoa ở Nam Bộ. Còn bánh mì vốn là của người Pháp. Cho nên món cà ri bánh mì là kết quả giao lưu văn hóa ẩm thực giữa Việt Nam với: người Ấn Độ, người Khmer Nam Bộ, người Hoa ở Nam Bộ.
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Quá trình lịch sử của một quốc gia, một vùng miên, một dân tộc sẽ dẫn đến giao lưu văn hóa nhiều lĩnh vực với quốc gia, vùng miến và dân tộc khác, tạo nên sự phong phú trong văn hóa ẩm thực vậy!
Theo FB Văn Hoá Việt Nam