Sau chùa Tịnh Quang và Dinh Ái Tử, Nguyễn Hoàng đã chuyển đến Đại bản doanh tại Dinh Cát ở thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong Quảng Trị (trước khi chuyển về Kim Long Phú Xuân). Rất tiếc là hiện nay di tích Đại bản doanh Nguyễn Hoàng ở Trà Liên Tây hầu như không bảo tồn được gì.
Cách đây gần 20 năm, từ ngôi nhà cũ của Nguyễn Hoàng ở Cồn Dinh, vẫn còn giữ lại được một nền nhà lớn nhô cao trên đỉnh một cồn đất. Cồn này khá cao, nên từ đó có thể dễ dàng nhìn ra Bến Ghềnh trên sông Thạch Hãn, cảng sông chính của Nguyễn Hoàng ngày xưa.
Đáng tiếc là cồn đất này hiện đã bị san phẳng đi nhiều và chỉ còn là một mô đất cao có lăng mộ của một dòng họ trong làng. Lý do là vì do nền nhà cũ của Nguyễn Hoàng được làm bằng gạch Chăm chất lượng rất cao, nên đã bị dân làng tháo dỡ hoàn toàn.
Bến Ghềnh ở bờ sông Thạch Hãn là cảng sông chính ngày xưa của Nguyễn Hoàng. Nơi đây, Nguyễn Hoàng đã tiếp nhận quân lương từ miền Bắc vào, Ở đây Nguyễn Hoàng cũng đã tiến hành trao đổi buôn bán với các thương lái Việt Nam và rất nhiều thương nhân ngoại quốc (trong số đó có cả Bồ Đào Nha, Trung Hoa và Nhật Bản). Một thương nhân Nhật Bản ông Hunamoto Yabeije (Di Thất Lang) đã được Nguyễn Hoàng nhận làm con nuôi và viết thư báo cho phía Nhật Bản biết về mối giao hảo tốt đẹp này. Tiếc rằng hôm nay, Bến Ghềnh chỉ còn là dấu vết rất mờ nhạt của bến cảng xưa (xem ảnh)..
![]() |
Bến Ghềnh nơi từng là cảng chính trên sông Thạch Hãn của Nguyễn Hoàng ngày nay chỉ còn lại một vài di tích đá.![]() |
Ngay cả ngôi chùa có liên quan đến Nguyễn Hoàng cũng không bảo tồn được. Di vật đáng giá nhất còn lại, có thể kể đến là tượng cổ của Tướng công Nguyễn Ư Dỹ cậu ruột Nguyễn Hoàng. Tướng công Nguyễn Ư Dỹ còn là thầy học và cố vấn thân cận nhất của Nguyễn Hoàng.
Tượng Nguyễn Ư Dỹ là một pho tượng đồng thau đúc khắc tinh xảo có tuổi đời gần 500 năm nặng hơn 300 kg. Theo lời người dân địa phương, pho tượng này đã nhận được sự “quan tâm chú ý, chăn dắt đặc biệt” của thợ đúc đồng Nam Định.
Đã ba lần pho tượng bị kẻ trộm đưa ra khỏi chùa, có lần bọn trộm đã kịp vùi giấu ở bờ sông. Nhưng rất may nhờ sự cảnh giác cảnh giác và quyết tâm cao độ của dân làng bảo vệ pho tượng, một “linh vật” mà theo họ luôn bảo hộ cho cả làng được yên ổn và mưa thuận gió hòa, nên pho tượng đã tìm lại được.
Hiện nay người làng Trà Liên Tây đã quyết định không bảo quản pho tượng Tướng công Nguyễn Ức Dỹ trong chùa. Mà pho tượng này được bảo quản (khoá) trong một miếu rất nhỏ bé đơn sơ, đứng riêng một mình giữa một sân hoàn toàn trống trải gần trường tiểu học, để dễ quan sát và canh chừng.
![]() |
Thôn Trà Liên Tây hôm nay. |
Cũng chính vì vậy mà khi hỏi thăm về tượng Tướng công Nguyễn Ư Dỹ, tôi đã gặp sự cảnh giác đề phòng cao độ của dân làng Trà Liên Tây. Nhưng rất may cũng nhờ vậy, mà tôi gặp được ông Hồ Viết Tuyền Trưởng thôn Bí thư Trà Liên Tây và được ông nhiệt tình đưa đi tìm dấu chân Nguyễn Hoàng ở khắp thôn. Cám ơn ông và dân làng Trà Liên Tây rất nhiều.
![]() |
Miếu nhỏ ở giữa là nơi bảo quản tượng Tướng Công Nguyễn Ư Dỹ. |
PS. Rất tiếc là do quá nhiều biến động lịch sử trên mảnh đất Quảng Trị, do sự thiếu hiểu biết và cái nghèo nên ngoài những dấu vết nói trên, chỉ còn một số tượng điêu khắc của người Chăm tặng Nguyễn Hoàng. Số tượng này chính quyền địa phương đã bàn giao cho Bảo Tàng Quảng Trị. Do những lý do kỹ thuật, số tượng này hiện đang nằm trong nhà kho Bảo tàng.
Theo FB Tam Tran