Tỉnh Quảng Trị phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, Nam giáp Thừa Thiên-Huế, Đông giáp biển Đông, Tây giáp CHDCND Lào. Diện tích tự nhiên 4592km2, dân số 573.331 người (1/4/1999). Quảng Trị nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, cả về đường sắt lẫn đường bộ, lại nằm trên tuyến đường 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối QL 1A với cửa khẩu Lao Bảo sang Lào. Cũng giống như các tỉnh láng giềng, Quảng Trị nằm ở phần eo của lãnh thổ Việt Nam hình chữ S, kề vào núi phía Tây, ngoảnh mặt ra biển Đông rộng lớn. Trên toàn dải đất miền Trung, mưa nắng hai mùa cực đoan. Thiên nhiên Quảng Trị càng khắc nghiệt hơn bởi thời tiết gió phơn Tây-Nam. Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 7, những trận gió phơn Tây-Nam khô nóng hút qua đèo Lao Bảo, thốc về phía Đông Hà và đồng bằng duyên hải gây nên thời tiết nắng nóng, hanh khô. Trừ những ngày có gió phơn, còn lại là thời tiết khí hậu gió mùa với nhiệt độ trung bình là 25oC, lượng mưa hàng năm là 2500-2700mm, độ ẩm từ 85-90%.
Mỗi tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Quảng Trị đều mang những dấu son chói lọi như:
Thành Châu Hóa, một thời vàng son trên đất Chiêm Thành, một thời tự hào của Châu Ô.
Tháp Chàm An Xá.
Thành Tân Sở, do những nhà yêu nước dựng nên phất cờ Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng Pháp.
Chiến khu Ba Lòng, Thủy Ba, Chùa Mai Xá, Chợ Gio, nhà tù Lao Bảo. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, làng Thủy Ba trở thành chiến khu.
Sông Bến Hải – nỗi đau chia cắt. Hàng rào diện tử MacNamara, địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, đường 9, Khe Sanh…
Thánh Địa La Vang
Như đã nói, nếu đi từ phía Huế, ngay trước khi qua cầu Trắng, Thị xã Quảng Trị, bên trái có một con đường mang tên Lê Lợi, chúng ta đi thẳng vào là đến nhà thờ La Vang.
Nhà thờ La Vang cách thị xã Quảng Trị 4km. Theo dân địa phương, có hai cách giải thích tên gọi La Vang. Chuyện kể rằng vì những người theo đạo Công Giáo bị các chúa Nguyễn đàn áp, họ phải chay trốn đến nơi đây vốn trước kia là rừng sâu. Trong rừng có rất nhiều thú dữ, để hù doạ và đuổi thú đi, người ta thường gánh cái thùng rỗng và la thật lớn mỗi khi thấy lũ thú đến gần. Mãi rồi người ta gọi xứ này là “La Vang”. Cách giải thích thứ hai là những người theo đạo công giáo bị đuổi giết họ chạy đến đây, vốn chỉ là một nơi rừng sâu hoang vắng, Tại đây họ phải đối phó với những khó khăn mà tưởng chừng không qua được, đó là bệnh tật và đói khát. Trong cơn tuyệt vọng họ đã cầu xin đức mẹ và như một phép màu, Đức Mẹ hiện ra và bảo họ đi tìm một loại lá màu vàng để chữa bệnh. Vì thế họ đã đặt tên nơi này là “Lá Vàng”
Người ta nói vào năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra tại đây. Năm 1945, nhà thờ La Vang được xây dựng. Thời trước nơi đây là một nhà thờ lớn, nguy nga, lộng lẫy. Được toà thánh Vatican phong là “Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang”. Năm 1972, vào chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa” nhà thờ bị bom đạn cày phá, chỉ còn lại bộ sườn của nó. Riêng tượng đức mẹ ở khu vực Đức Mẹ hiện ra, cách nhà thờ khoảng 60m thì không hề hấn gì. Năm 1998, nhân kỉ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra, trung tâm Thánh Mẫu La Vang đã được trùng tu sửa chữa lớn như: vườn tượng lễ đài, đường đi, nhà khách. Năm 1998,Thánh địa La Vang tiếp đón khoảng 1,5 triệu lượt người đến hành hương bái tạ.
Thành Cổ Quảng Trị
81 ngày đêm của chiến dịch Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trang sử bi hùng của cuộc chiến đấu để đi đến cuộc hội đàm Paris. Hàng vạn người con thân yêu của đất nước được gỡi về Thành Cổ. Các anh đã ngã xuống để đổi lấy hoà bình cho quê hương. Trước năm 1972 chính quyền Sài Gòn gọi thành là thành Đinh Công Tráng. Thành Cổ được xây dựng vào năm Gia Long thứ 8 (1809), lúc đầu chỉ là bốn bức tường thô sơ. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823), thành mới chính thức đắp bằng đất. Vào năm 1827, thành được xây dựng lại bằng gạch. Cấu trúc thành theo kiểu Vauban, bốn mặt có bốn cửa ra vào. Bốn góc có bốn pháo đài nhô hản ra ngoài để canh giữ 4 cửa thành.
Thành có chu vi 2160m, cạnh dài 400m. Bên trong thành có Hành cung được bao quanh bằng tường dày 2m ở chân, trên 1m, cao 3m. Hành cung là ngôi nhà 3 gian, hai chái là nơi vua đến để tế lễ bái mạng, thăng chức cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị, hay tổ chức các lễ tế dịch kinh tế trong năm. Ngoài Hành cung, trong thành còn có cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh Án Sát, dinh Lãnh Binh, Ti Phiên, Ti Miết, kho thóc, thương chính, nhà kiểm học. Khi Pháp đặt chính quyền bảo hộ, chúng xây thêm nhà lao, tòa mật thám (xây dựng 1939 – 1942), trại lính khố xanh, cơ quan thuế.
Thành cổ Quảng Trị được cả thế giới biết đến. Đó là 81 ngày đêm chiến dịch Thành Cổ, từ 28/6 đến 16/9/1972 các chiến sĩ quân giải phóng thành chống quân Ngụy phản kích tái chiếm Quảng Trị, 81 ngày đêm đã ghi vào lịch sử dân tộc một trang vàng chói lọi. Sau 81 ngày đêm, ta diệt 180 máy bay, 24000 tên địch. Sau chiến dịch đó, địch từ bỏ ý định đánh chiếm Thành Cổ Quảng Trị. Mùa xuân năm 1972, ta giải phóng Quảng Trị và cũng đã phá hủy 240 xe quân sự. Ngụy quyết dùng hỏa lực mạnh, tập trung 140 lượt máy bay B52, 200 máy bay quân sự chiến đấu, 16 tàu khu trục ngoài khơi liên tiếp dội bom vào Thành Cổ. Trong vòng 3km vùng thị xã Quảng Trị và vùng ven có ngày chịu tới hai vạn quả đạn pháo cỡ lớn. Tất cả phố xá hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Duy nhất có một ngôi nhà đứng vững, đó là trường Bồ Đề. Nhưng tường cũng rách nát, thủng lỗ chỗ như mắt lứơi. Nay trường được bảo vệ như một nhân chứng sống cho chiến dịch 81 ngày đêm lịch sử.
81 ngày đêm ở Thành Cổ Quảng Trị chỉ thấy được qua những gì hoang tàn còn lại đến hôm nay. Những ngôi nhà rêu phong, đổ nát, những dãy phố nham nhở vết đạn khi tái chiếm Quảng Trị, phía bên kia mong cắm được cờ Thành Cổ trong một phút để chộp hình ảnh gửi về bàn Hội nghị Paris. Chỉ vì muốn cắm cờ mà súng đạn đã nổ vang trời, giận dữ. Ban ngày Thành Cổ bị phủ kín một màu đen xì của khói đạn. Đêm về, “Lò lửa” Thành Cổ mới thật sự tăng nhiệt độ, đỏ bừng cả bầu trời, rung chuyển cả Thế giới. Trận đọ sức kết thúc, Thành Cổ bị sụp hoàn toàn, gạch đá chồng chất ngổn ngang làm đất Thành Cổ dày lên 0,7m. Các nhà chuyên môn quân sự đã tính toán, số lượng bom đạn của Mỹ dội xuống Thánh Cổ bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử. Gần một vạn chiến sĩ đã ngã xuống. Máu, xương các anh đã trộn lẫn, vùi sâu dưới lòng đất Thành Cổ.
Một phần tư thấ kỷ đi qua, nhưng hôm nay, mỗi lần người dân Thành Cổ đào đắp, xây dựng công trình là mỗi lần gặp hài cốt liệt sĩ., như thể một đạo lý luôn nhắc nhở người dân Thành Cổ. Trong từng nhát cuốc, thớ đất được đào lên, họ không bao giờ thờ ơ với các hiện vật: Hạt cúc áo Tô Châu, đôi dép cao su, ngòi bút máy… Dẫu công việc có gấp gáp, họ vẫn đào thêm vài tấc đất, cố công tìm kiếm với hy vọng các anh đang nằm lạnh lẽo tại nơi này.
Tại bờ Nam sông Thạch Hãn, trong một lần phát hiện hài cốt liệt sĩ, không ai khỏi nghẹn ngào rơi nước mắt trước một người lính khi ra đi mang theo lời hẹn hò, thề ước được khắc vào phần chuôi của cây bút máy Trường Sơn: “Hoài em yêu!… Ngày 11/12/1971. Anh, Nguyễn Văn Trung”. Một kỷ vật của người chiến sĩ nằm lại với bộ hài cốt trong lòng đất sau gần 25 năm.
Trong mỗi người dân Thành Cổ, mưa lũ giông bão càng làm tăng thêm tình người đối với họ. Tại hầm chữ A, gần trường Bồ Đề, nguyên là nơi dừng chân cho các thương binh trước lúc đưa sang bờ bắc sông Thạch Hãn. Hòa bình lập lại, có một cây xà cừ mọc ở lên vị trí đó. 20 năm sau, cây to lớn, người ôm không xuể. Một lần cơn lốc đi qua làm bật gốc cây xà cừ, người ta phát hiện ra trong bộ rễ của cây đang ôm trọn một hài cốt nữ liệt sĩ, mái tóc dài còn nguyên vẹn. Có người bảo rằng, trước lúc hy sinh, cô là nữ y tá cứu thương. Bằng những sự phát hiện tình cờ đó, đến nay có đến hơn 400 liệt sĩ được đưa về an nghỉ tại nghĩa trang Thành Cổ.
Việc xác định hài cốt liệt sĩ mỗi khi phát hiện được là nỗi trăn trỡ. Thực tế chiến trường Thành Cổ, người chiến sĩ có vô vàn kiểu chết khác nhau. Hy sinh lúc rút lui, khi cởi áo quần khi bơi qua sông, khi bị cháy bỏng, khi bị thương phải cởi áo quần để băng bó rồi chết. Nghĩa là họ hy sinh trong lúc không có tư trang thì tìm đâu ra những hiện vật, như bi đông, cúc áo, quai dép, bút máy… Người dân Thành Cổ đã phát hiện được nhiều hài cốt liệt sĩ nhưng vẫn không có tư trang kèm theo. Từ thực tế các kiểu hi sinh ở Thành Cổ, đến hôm nay hàng trăm hài cốt liệt sĩ được phát hiện, không có ai tìm ra được tên tuổi. Ở nghĩa trang Thành Cổ tất cả các liệt sĩ đều vô danh.
Để ghi lại các công tích ấy, Quảng Trị đã xây dựng đài tưởng niệm Thành Cổ Quảng Trị ngay trên nền đất Thành Cổ, 81 bậc thang tượng trưng cho 81 ngày đêm lịch sử. Phần trên tròn, phần dưới vuông biểu tượng của quan niệm trời tròn đất vuông. Có một lỗ tròn thông từ phần trên xuống phần dưới biểu tượng cho âm dương hài hoà.
Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn
Thị xã Đông Hà là là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, dân số khoảng 72.000 người. Nơi đây từng là trụ sở chỉ huy của quân đoản 3 Mỹ. Con đường 9 sẽ là con đường Liên A trong tương lai. Đông Hà có 3 con đường: 9, 9A, 9B. Phía Nam Quảng Trị có các huyện: Triệu Phong,Hải Lăng (Trung tâm Mỹ Chánh), thị xã Quảng Trị, Phía Bắc có các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, phía Tây có: Cam Lộ, Dakrông Hương Hóa. Tỉnh Quảng Trị có hai con sông lịch sử: Sông Bến Hải chia đôi Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1972, sông Thạch Hãn chia đôi đất nước từ năm 1972 đến năm 1975 và là nơi trao trả tù binh.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở xã Vĩnh Trường, phía tây huyện Gio Linh, sát trục đường 15, cách Đông Hà 30 km về phía Tây - Bắc. Từ Đông Hà theo Quốc lộ 1 về phía Bắc, đến đường 75 (gần Dốc Miếu), quẹo trái. Từ đây có nhiều đường dẫn vào nghĩa trang.
Nghĩa trang được xây dựng từ sau năm 1975 đến năm 1977. Diện tích cũ là 140.000ha, nhưng nay qui hoạch còn 21.000ha. Nghĩa trang có tổng cộng 10.324 mộ, chia làm 5 khu vực mộ chí. Nghĩa trang nằm ở thượng nguồn sông Bến Hải – điểm xuất phát của bộ đội Trường Sơn vào chi viện cho miền Nam. Đài tưởng niệm cao 16,5m, khu vực nghĩa trang chia làm 3 khu vực: Bảo tàng, tượng đài và mộ chí (5 khu).
Đài tổ quốc ghi công có 3 mặt, biểu tượng của 3 nước Đông Dương dựa vào nhau đánh Mỹ. Bên trái của đài tưởng niệm ở quả đồi bên là nhà bia và tượng đài cao hơn 10m, với khối lượng 3 binh chủng chủ lực của đường Hồ Chí Minh, khối lượng gồm: bên phải là các chiến sĩ vận tải giơ tay cao chỉ về phía Nam, bên trái là các chiến sĩ công binh giơ cao khẩu AK như báo hiệu đường đã thông, sau lưng là những chiến sĩ phòng không đang giương máy đo xạ tiêu biểu cho lực lượng bảo vệ đường. Quanh tượng đài có 10 khối lượng phản ánh các lực lượng tham gia chiến đấu ở Trường Sơn: Gùi đạn , hái rau rừng, chiến sĩ đường ống. Ngày tưởng niệm hàng năm là 20/5.
Cầu treo Dakrông
Cầu treo Dakrông được xây dựng từ 1/6/1975 đến 2/9/1976 thì hoàn thành. Cầu do trường Đại Học Xây Dựng Hà nội thiết kế. Cầu treo Dakrông nối đường 9 và đường Trường Sơn. Có nghĩa là khi ta qua cầu là ta đã vào đường Trường Sơn, bây giờ là quốc lộ 14. Chạy dọc bên trái đường 9 là sông Dakrông, đây là thượng nguồn của sông Thạch Hãn xuôi về Quảng Trị, đổ ra cửa Việt. Cảnh quan hùng vĩ, dường quanh co lên dốc, một bên là núi, một bên là thung lũng sông Dakrông. Cầu Dakrông dứng vững giữa núi đồi hùng vĩ.
Đường Trường Sơn
Đường Trường Sơn xuất phát từ Tân Kỳ – Nghệ An đến Chơn Thành Sông Bé. Bộ chính trị TW Đảng giao nhiệm vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam mở đường vận chuyển sức người, sức của chi viện cho Miền Nam. Tháng 5/1959, binh đoàn Trường Sơn ra đời, lấy tên đoàn là 559. Lúc đầu binh đoàn mở những đường nhỏ để người và ngựa có thể thồ, gùi vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường.
Từ năm 1965 khi Mỹ trực tiếp nhảy vào miền Nam, tiến hành “ Chiến tranh cục bộ”, Đoàn 559 đã cùng nhân dân tại chỗ mở thêm đường cho cơ giới vận chuyển. Sau 13 năm (1959-1972) ở Trường Sơn, 5 trục đường dọc Bắc Nam và 21 trục đường ngang Đông Tây đã được mở tạo thành một mạng lưới đường chiến lược toả khắp núi rừng. Tổng chiều dài đường mòn Hồ Chí Minh dài 13.645 km, nếu cộng thêm các đường vòng đường tránh thì dài gần 16.000 km. Đường mòn Hồ Chí Minh đã vận chuyển từ hậu phương Miền Bắc ra chiến trường Miền Nam 1.349.057 tấn hàng, đã đưa đón trên 4 triệu người ra vào trong những năm đánh Mỹ.
Đường Trường Sơn hay còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh là tên chung của một hệ thống đường dọc ngang trong tuyến vận chuyển của đường dây 559 bao gồm nhiều con đường khác nhau: đường 12, 128A, 128B, 15A, 20,10,16,18, 14, 48, B45. Với chức năng sử dựng mỗi con đường khác nhau như: đường gùi, xe đạp thồ, cơ giới, đường dây thông tin, đường ống dẫn dầu. Trên đường Trường Sơn đã ôm trong lòng mình những người con ưu tú đến từ mọi miền tổ quốc trở về với đất mẹ thân yêu: 19.000 liệt sĩ đã ngã xuống.
Dự án đường Trường Sơn Công nghiệp hóa
Dự án quy hoạch tổng thể Xa lộ Bắc Nam đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 24/9/1997. Xa lộ Bắc Nam dài 1690km từ ngã 3 Hòa Lạc (Hà Tây) đến ngã 4 Bình Phước (TP. HCM), qua 16 tỉnh thành.
Đường rộng 23m với 4 làn xe chạy, giữa có làn phân cách, một số đoạn đặc biệt mở rộng 6 làn xe chạy. Nếu thời gian xây dựng là 6 năm, thì bình quân mỗi năm cần 500 tỉ đồng. Nếu thời gian hoàn thành là 3 năm thì bình quân mỗi năm cần 1.200 tỉ đồng.
Đường 9 Nam Lào
Đường 9 là con đường vắt ngang Trường Sơn nối Đông Hà với Savanakhet, được Pháp cho xây dựng từ 1914. Đường có chiều dài 330km, trong đó phần chạy trên lãnh thổ Việt Nam là 83km, bắt đầu từ km754, Quốc lộ 1A (TX Đông Hà) và kết thúc ở thị trấn Lao Bảo. Đường 9 chạy trên lãnh thổ Savanakhet dài 247km, cuối cùng gặp Quốc lộ 13 (trục dọc xuyên Lào và nối liền 3 nước ở bán đảo Đông Dương). Pháp xây dựng đường 9 với ý định xiết chặt các nước Đông Dương trong vòng cai trị của mình. Vào thời gian kháng chiến chống Mỹ, Mỹ dùng đường 9 làm hành lang Đông Tây, ngăn chặn bằng bom đạn hòng chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Mỹ thả bom, rải chất độc hóa học hai bên đường 9. Trong đêm những con thuyền nhỏ xuôi dòng Dakrông chở bộ đội qua sông. Từ năm 1954 đến 1975 cùng với các tuyến đường khác, các điểm vượt đường 9 đã đưa đón 2 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 16.136 tấn hàng hóa gùi thồ cùng hàng tấn sách báo, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam.
Chiến tranh đã qua đi, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đường 9 trở thành đường xuyên Á, nối liền khu vực Đông Bắc Thái Lan, Lào với Việt Nam.
Khe Sanh – Sân Bay Tà Cơn
Ngay sau khi xuống đèo Rào Quán, ta sẽ đến trung tâm thị trấn Khe Sanh. Từ Khe Sanh lên Lao Bảo 20km. Từ Khe Sanh lên Làng Vây khoảng 5km. Thị trấn có khoảng 7500 dân. Tại thị trấn có nhà khách Miền Núi để khách ở lại khi sang Lào hoặc từ Lào sang. Tại thị trấn ta sẽ gặp một ngã 3 tượng đài, quẹo phải là đường 14B đất đỏ. Đi thêm 2,5km sẽ đến căn cứ Khe Sanh. Men theo con đường mòn bên tay phải đi sâu vào 700m sẽ gặp một bia tưởng niệm đặt ngay nơi trước kia là đường băng chính của phi trường Tà Cơn thuộc căn cứ Khe Sanh. Khe Sanh cách DMZ 20km.
Trên đường từ ngã ba tượng đài vào, hai bên là khu kinh tế mới. Xe dừng lại tại ngã ba bên phải có giếng nước để đi bộ vào. Lại đến ngã ba đầu tiên và quẹo trái rồi đi thẳng là đến sân bay Tà Cơn.
Nằm trên một bình nguyên bằng phẳng giữa đường 14B và sông Rào Quán tại nơi từng là xóm Tà Cơn của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Trong tiếng Vân Kiều, “tà cơn” có nghĩa là đẹp. Quả thật nơi đây đẹp với đất đỏ bazan mềm mại dưới chân, cây xanh ngút tầm mắt và chung quanh trùng điệp núi non hùng vĩ, không khí mát lành như ở Đà Lạt. Làng Khe Sanh được thành lập từ khi những người Pháp bắt đầu khai phá các đồn điền cao su ở vùng này. Người đầu tiên là Eugène Poilane, xuất thân từ một gia đình nông dân Pháp tại vùng Sain Sauve de Landemont. Ông sinh ngày 16/3/1888, ông là một chuyên gia trong nghành đúc súng. Năm 1909, ông đến Đông Dương làm việc ở cục vũ khí hải Quân Pháp. Năm 1922, ông được chuyển sang làm việc ở Cục Nghiên cứu rừng ở Đông Dương và năm đó Poilane đã đến Khe Sanh lần đầu tiên. Lúc đó chỉ có một ngôi nhà duy nhất của cơ quan trông coi việc xây dựng đường thuộc địa số 9 do chính phủ xây để sang Lào. Đến đây Poilane rất thích khí hậu mát mẻ ở đây, lại thêm cây xanh tươi tốt, đất đỏ phì nhiêu. Đến năm 1926, ông trở lại và khai phá đồn điền cao su đầu tiên, đồng thời lập một đồn điền cá phê. Từ đó làng Khe Sanh dần dần được hình thành. Con đường từ đường 9 vào căn cứ Khe Sanh chính là đất của đồn điền Poilane.
Khe Sanh là một căn cứ chiến đấu được bố phòng chặt chẽ nhất. Căn cứ có một đường băng dài 3900 feet (1189m) đủ sức cho máy bay tiếp liệu C130 lên xuống dễ dàng. Đường băng được xây dựng vào năm 1968. Có một sân bay dành riêng cho trực thăng và các công sự bảo vệ trực thăng, có bãi dùng để thả dù tiếp tế trong trường hợp bị bao vây máy bay không đáp được. Có điểm lấy nước sát sông Rào Quán nên không sợ bị cắt nguồn nước. Một kho đạn dự trữ riêng, ngoài ra có hai trận địa pháo 105mm bảo vệ hai đầu căn cứ và một trận địa cối 106mm.
Di tích cụm cứ điểm Tà Cơn của Mỹ – Nguỵ được xây dựng năm 1967 gồm sân bay và hệ thống phòng thủ kiên cố, có 10.000 quân đóng giữ và hàng vạn quân cơ động. Ngày 9/7/1968 Tà Cơn, Khe Sanh được giải phóng, diệt bắt 17.000 tên. Trận đánh Khe Sanh là trận đánh cuối cùng của tướng West Moreland, hai tháng trước khi ông về hưu.
Làng Vây
Làng Vây cách Khe Sanh 5km. Trên trục đường 9, làng Vây ở phía bên phải, trại lực lượng đặc biệt Làng Vây bên trái. Đồi này nằm sát ngay bên trái đường 9, hiện chỉ còn sót lại một số lô cốt công sự. Trên đồi có một tượng bia tưởng niệm. Trại được xây dựng năm 1959 với hệ thống phòng thủ kiên cố, luôn có 6 đại đội Mỹ – Nguỵ đóng giữ cùng lực lượng ứng cứu nhằm áng ngữ phía đường 9 và ngăn chặn các tuyến đường tiếp tế của cách mạng.
Ngày 7/2/1968, ta diệt căn cứ điểm Làng Vây và bắt sống 660 tên địch. Lần đầu tiên xe tăng quân giải phóng tham chiến ở chiến trường miền Nam.
Cửa Khẩu Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo cách thị xã Đông Hà khoảng 80km ngay cạnh sông SêPôn, gần nhà tù Lao Bảo nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng của ta thời Pháp thuộc.
Từ cửa khẩu Lao Bảo đến thủ đô Lào là 650km, đến Savanthakhet là 150km. Hiện nay chính phủ ta đang có dự án nâng cấp quốc lộ 9 thành con đường xuyên Á trong tương lai. Đây là một trong những cửa khẩu lớn nhất của Việt Nam với đất nước bạn Lào anh em được nâng cấp là cửa khẩu quốc tế năm 1993. Tiền Lào 1000 kíp tương đương 12.000 đồng Việt Nam. Nếu du khách muốn lấy Passport và Visa để sang Lào phải trả 1.500.000 VNĐ.
Căn Cứ Dốc Miếu
Căn cứ Dốc Miếu được mệnh danh là “Đôi mắt thần”. Cách Đông Hà 15km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Đối diện căn cứ Dốc Miếu là nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh. Dốc Miếu nằm trên một ngọn đồi bên phải nếu ta đi từ thị xã Đông Hà tới, cách Cầu Hiền Lương 7km.
Đây là một căn cứ vô cùng quan trọng nằm trong hệ thống phòng thủ của cụm căn cứ Khe Sanh và hệ thống phòng thủ Mc Namara, vì nó là một trong những điểm chủ yếu của hàng rào điện tử Mc Namara, nằm ở phía Nam ngay gần khu DMZ.
DMZ – Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải
DMZ chắc chắn là một từ không xa lạ với những cựu chiến binh Mỹ. Vĩ tuyến 17 khi được chọn làm giới tuyến tạm thời chia đôi hai miền Nam – Bắc đã chạy gần trùng với sông Bến Hải và vùng đất rộng khoảng 10km hai bên bờ sông này (mỗi bên 5km) được gọi là vùng “phi quân sự – DMZ”. Sông Bến Hải ở đầu nguồn chạy thấp hơn về phía Nam so với cái vĩ tuyến mơ hồ đó, khi xuống đến đồng bằng, gần Trung Lương nó đổi dòng chảy hướng ra Bắc, rồi quẹo phải đâm ra biển. Cú quẹo phải này đã vô tình trùng trúng ngay với vĩ tuyến 17. Và từ đó số phận đã biến con sông thành một đường phân cách đau thương, hoài vọng và phẫn nộ của một dân tộc đang kỳ vọng nỗi toàn vẹn sơn hà.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thành, xuất phát từ dãy Trường Sơn, dài 10km từ ngọn nguồn cho đến Cửa Tùng. Sông Bến Hải vốn chỉ là một dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất cũng chỉ khoảng 200m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170m. Đầu nguồn của sông rất hẹp, đoạn cuối Cửa Tùng lòng sông rộng 30m.
Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông trở thành cây cầu lịch sử. Cầu do công binh Pháp xây dựng từ năm 1950, trước đó dân qua lại hai bên bờ sông chỉ bằng thuyền. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván, 450 miếng ván phía Bắc thuộc chủ quyền của ta, 444 miếng ván bờ Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiệp định Geneve mỗi vùng tập kết Nam – Bắc được chủ quyền 89m cầu. Hai đầu cầu có hai cột cờ phân biệt ranh giới hai bên. Phía Bắc cầu Hiền Lương 10km là Vĩnh Linh, phía Nam 15km là Đông Hà. Cột cờ bên đầu cầu bờ Bắc là biểu tượng của ý chí bất khuất. Đầu tiên cột cờ làm bằng gỗ, cao 16m. Trên đỉnh treo lá cờ bằng sa tanh đỏ rộng 24m2. Nhân dân bờ Nam nhắn rằng “Nhìn thấy lá cờ là nhìn thấy Bác Hồ, nhìn thấy miền Bắc”. Tháng 4/1956, chính phủ ta quyết định xây cột cờ lớn và kiên cố hơn. Sau hai tháng thi công cột cờ làm bằng ống thép cao 34m hoàn thành. Trên đỉnh có một ngôi sao bằng đồng đường kính 1,2m. Đỉnh ngôi sao gắn 15 bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 134m2. Hàng ngày lá cờ được kéo lên từ 6h30-18h. Vào dịp lễ tết cờ được kéo 24/24. Âm mưu phá hoại hiệp định Geneve, phá hoại tổng tuyển cử thống nhất đất nươc, Mỹ Ngụy thấy rõ lá cờ kia đã trở thành một khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền Bắc Nam! Chúng đã dội bom lên lá cờ ấy. Không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, cờ gãy lại dựng lên, cờ rách vá lại, 11 lần cờ gãy, 11 lần cờ lại được dựng lên. Từ 19/5/1956 đến 28/10/1967, 264 lần lá cờ Tổ quốc đã được nối tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ vắng bóng ngọn cờ đỏ sao vàng.
Để bảo vệ ngọn cờ, quân dân Vĩnh Linh đã xây 48 ụ súng, đào 18km chiến hào, đánh 300 trận lớn nhỏ để giữ cầu, 13 người hi sinh, 16 người bị thương.
Từ năm 1968-1972 bến đò Tùng Luật ngay sông Bến Hải đã đưa 1,5 triệu lượt bộ đội qua sông, 4000 lượt quân dân, dân công vượt tuyến, hàng ngàn tấn đạn dược, vũ khí, lương thực chi viện cho bờ Nam. Cao điểm nhất là đêm 20/5/1968, bến đò Tùng Luật huy động tới 145 chuyến đò, chuyển vào miền Nam 21.000 người, dốc sức cho chiến dịch Mậu Thân giành thắng lợi trên chiến trường. Hiền Lương mãi mãi còn trong sử sách, còn trong tâm tưởng da diết của người dân Việt:
“Dù cách chia bên ni bên nớ
Đôi bờ vẫn một dạ thương nhau”
Cây cầu hiện nay được xây dựng lại sau này, vào năm 1974. Cây cầu nguyên thủy đã bị Mỹ đánh sập vào năm 1967. Cây cầu mới hoàn thành 6/1999.
Mỗi tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Quảng Trị đều mang những dấu son chói lọi như:
Thành Châu Hóa, một thời vàng son trên đất Chiêm Thành, một thời tự hào của Châu Ô.
Tháp Chàm An Xá.
Thành Tân Sở, do những nhà yêu nước dựng nên phất cờ Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng Pháp.
Chiến khu Ba Lòng, Thủy Ba, Chùa Mai Xá, Chợ Gio, nhà tù Lao Bảo. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, làng Thủy Ba trở thành chiến khu.
Sông Bến Hải – nỗi đau chia cắt. Hàng rào diện tử MacNamara, địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, đường 9, Khe Sanh…
Thánh Địa La Vang
Như đã nói, nếu đi từ phía Huế, ngay trước khi qua cầu Trắng, Thị xã Quảng Trị, bên trái có một con đường mang tên Lê Lợi, chúng ta đi thẳng vào là đến nhà thờ La Vang.
Nhà thờ La Vang cách thị xã Quảng Trị 4km. Theo dân địa phương, có hai cách giải thích tên gọi La Vang. Chuyện kể rằng vì những người theo đạo Công Giáo bị các chúa Nguyễn đàn áp, họ phải chay trốn đến nơi đây vốn trước kia là rừng sâu. Trong rừng có rất nhiều thú dữ, để hù doạ và đuổi thú đi, người ta thường gánh cái thùng rỗng và la thật lớn mỗi khi thấy lũ thú đến gần. Mãi rồi người ta gọi xứ này là “La Vang”. Cách giải thích thứ hai là những người theo đạo công giáo bị đuổi giết họ chạy đến đây, vốn chỉ là một nơi rừng sâu hoang vắng, Tại đây họ phải đối phó với những khó khăn mà tưởng chừng không qua được, đó là bệnh tật và đói khát. Trong cơn tuyệt vọng họ đã cầu xin đức mẹ và như một phép màu, Đức Mẹ hiện ra và bảo họ đi tìm một loại lá màu vàng để chữa bệnh. Vì thế họ đã đặt tên nơi này là “Lá Vàng”
Người ta nói vào năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra tại đây. Năm 1945, nhà thờ La Vang được xây dựng. Thời trước nơi đây là một nhà thờ lớn, nguy nga, lộng lẫy. Được toà thánh Vatican phong là “Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang”. Năm 1972, vào chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa” nhà thờ bị bom đạn cày phá, chỉ còn lại bộ sườn của nó. Riêng tượng đức mẹ ở khu vực Đức Mẹ hiện ra, cách nhà thờ khoảng 60m thì không hề hấn gì. Năm 1998, nhân kỉ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra, trung tâm Thánh Mẫu La Vang đã được trùng tu sửa chữa lớn như: vườn tượng lễ đài, đường đi, nhà khách. Năm 1998,Thánh địa La Vang tiếp đón khoảng 1,5 triệu lượt người đến hành hương bái tạ.
Thành Cổ Quảng Trị
81 ngày đêm của chiến dịch Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trang sử bi hùng của cuộc chiến đấu để đi đến cuộc hội đàm Paris. Hàng vạn người con thân yêu của đất nước được gỡi về Thành Cổ. Các anh đã ngã xuống để đổi lấy hoà bình cho quê hương. Trước năm 1972 chính quyền Sài Gòn gọi thành là thành Đinh Công Tráng. Thành Cổ được xây dựng vào năm Gia Long thứ 8 (1809), lúc đầu chỉ là bốn bức tường thô sơ. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823), thành mới chính thức đắp bằng đất. Vào năm 1827, thành được xây dựng lại bằng gạch. Cấu trúc thành theo kiểu Vauban, bốn mặt có bốn cửa ra vào. Bốn góc có bốn pháo đài nhô hản ra ngoài để canh giữ 4 cửa thành.
Thành có chu vi 2160m, cạnh dài 400m. Bên trong thành có Hành cung được bao quanh bằng tường dày 2m ở chân, trên 1m, cao 3m. Hành cung là ngôi nhà 3 gian, hai chái là nơi vua đến để tế lễ bái mạng, thăng chức cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị, hay tổ chức các lễ tế dịch kinh tế trong năm. Ngoài Hành cung, trong thành còn có cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh Án Sát, dinh Lãnh Binh, Ti Phiên, Ti Miết, kho thóc, thương chính, nhà kiểm học. Khi Pháp đặt chính quyền bảo hộ, chúng xây thêm nhà lao, tòa mật thám (xây dựng 1939 – 1942), trại lính khố xanh, cơ quan thuế.
Thành cổ Quảng Trị được cả thế giới biết đến. Đó là 81 ngày đêm chiến dịch Thành Cổ, từ 28/6 đến 16/9/1972 các chiến sĩ quân giải phóng thành chống quân Ngụy phản kích tái chiếm Quảng Trị, 81 ngày đêm đã ghi vào lịch sử dân tộc một trang vàng chói lọi. Sau 81 ngày đêm, ta diệt 180 máy bay, 24000 tên địch. Sau chiến dịch đó, địch từ bỏ ý định đánh chiếm Thành Cổ Quảng Trị. Mùa xuân năm 1972, ta giải phóng Quảng Trị và cũng đã phá hủy 240 xe quân sự. Ngụy quyết dùng hỏa lực mạnh, tập trung 140 lượt máy bay B52, 200 máy bay quân sự chiến đấu, 16 tàu khu trục ngoài khơi liên tiếp dội bom vào Thành Cổ. Trong vòng 3km vùng thị xã Quảng Trị và vùng ven có ngày chịu tới hai vạn quả đạn pháo cỡ lớn. Tất cả phố xá hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Duy nhất có một ngôi nhà đứng vững, đó là trường Bồ Đề. Nhưng tường cũng rách nát, thủng lỗ chỗ như mắt lứơi. Nay trường được bảo vệ như một nhân chứng sống cho chiến dịch 81 ngày đêm lịch sử.
81 ngày đêm ở Thành Cổ Quảng Trị chỉ thấy được qua những gì hoang tàn còn lại đến hôm nay. Những ngôi nhà rêu phong, đổ nát, những dãy phố nham nhở vết đạn khi tái chiếm Quảng Trị, phía bên kia mong cắm được cờ Thành Cổ trong một phút để chộp hình ảnh gửi về bàn Hội nghị Paris. Chỉ vì muốn cắm cờ mà súng đạn đã nổ vang trời, giận dữ. Ban ngày Thành Cổ bị phủ kín một màu đen xì của khói đạn. Đêm về, “Lò lửa” Thành Cổ mới thật sự tăng nhiệt độ, đỏ bừng cả bầu trời, rung chuyển cả Thế giới. Trận đọ sức kết thúc, Thành Cổ bị sụp hoàn toàn, gạch đá chồng chất ngổn ngang làm đất Thành Cổ dày lên 0,7m. Các nhà chuyên môn quân sự đã tính toán, số lượng bom đạn của Mỹ dội xuống Thánh Cổ bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử. Gần một vạn chiến sĩ đã ngã xuống. Máu, xương các anh đã trộn lẫn, vùi sâu dưới lòng đất Thành Cổ.
Một phần tư thấ kỷ đi qua, nhưng hôm nay, mỗi lần người dân Thành Cổ đào đắp, xây dựng công trình là mỗi lần gặp hài cốt liệt sĩ., như thể một đạo lý luôn nhắc nhở người dân Thành Cổ. Trong từng nhát cuốc, thớ đất được đào lên, họ không bao giờ thờ ơ với các hiện vật: Hạt cúc áo Tô Châu, đôi dép cao su, ngòi bút máy… Dẫu công việc có gấp gáp, họ vẫn đào thêm vài tấc đất, cố công tìm kiếm với hy vọng các anh đang nằm lạnh lẽo tại nơi này.
Tại bờ Nam sông Thạch Hãn, trong một lần phát hiện hài cốt liệt sĩ, không ai khỏi nghẹn ngào rơi nước mắt trước một người lính khi ra đi mang theo lời hẹn hò, thề ước được khắc vào phần chuôi của cây bút máy Trường Sơn: “Hoài em yêu!… Ngày 11/12/1971. Anh, Nguyễn Văn Trung”. Một kỷ vật của người chiến sĩ nằm lại với bộ hài cốt trong lòng đất sau gần 25 năm.
Trong mỗi người dân Thành Cổ, mưa lũ giông bão càng làm tăng thêm tình người đối với họ. Tại hầm chữ A, gần trường Bồ Đề, nguyên là nơi dừng chân cho các thương binh trước lúc đưa sang bờ bắc sông Thạch Hãn. Hòa bình lập lại, có một cây xà cừ mọc ở lên vị trí đó. 20 năm sau, cây to lớn, người ôm không xuể. Một lần cơn lốc đi qua làm bật gốc cây xà cừ, người ta phát hiện ra trong bộ rễ của cây đang ôm trọn một hài cốt nữ liệt sĩ, mái tóc dài còn nguyên vẹn. Có người bảo rằng, trước lúc hy sinh, cô là nữ y tá cứu thương. Bằng những sự phát hiện tình cờ đó, đến nay có đến hơn 400 liệt sĩ được đưa về an nghỉ tại nghĩa trang Thành Cổ.
Việc xác định hài cốt liệt sĩ mỗi khi phát hiện được là nỗi trăn trỡ. Thực tế chiến trường Thành Cổ, người chiến sĩ có vô vàn kiểu chết khác nhau. Hy sinh lúc rút lui, khi cởi áo quần khi bơi qua sông, khi bị cháy bỏng, khi bị thương phải cởi áo quần để băng bó rồi chết. Nghĩa là họ hy sinh trong lúc không có tư trang thì tìm đâu ra những hiện vật, như bi đông, cúc áo, quai dép, bút máy… Người dân Thành Cổ đã phát hiện được nhiều hài cốt liệt sĩ nhưng vẫn không có tư trang kèm theo. Từ thực tế các kiểu hi sinh ở Thành Cổ, đến hôm nay hàng trăm hài cốt liệt sĩ được phát hiện, không có ai tìm ra được tên tuổi. Ở nghĩa trang Thành Cổ tất cả các liệt sĩ đều vô danh.
Để ghi lại các công tích ấy, Quảng Trị đã xây dựng đài tưởng niệm Thành Cổ Quảng Trị ngay trên nền đất Thành Cổ, 81 bậc thang tượng trưng cho 81 ngày đêm lịch sử. Phần trên tròn, phần dưới vuông biểu tượng của quan niệm trời tròn đất vuông. Có một lỗ tròn thông từ phần trên xuống phần dưới biểu tượng cho âm dương hài hoà.
Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn
Thị xã Đông Hà là là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, dân số khoảng 72.000 người. Nơi đây từng là trụ sở chỉ huy của quân đoản 3 Mỹ. Con đường 9 sẽ là con đường Liên A trong tương lai. Đông Hà có 3 con đường: 9, 9A, 9B. Phía Nam Quảng Trị có các huyện: Triệu Phong,Hải Lăng (Trung tâm Mỹ Chánh), thị xã Quảng Trị, Phía Bắc có các huyện: Gio Linh, Vĩnh Linh, phía Tây có: Cam Lộ, Dakrông Hương Hóa. Tỉnh Quảng Trị có hai con sông lịch sử: Sông Bến Hải chia đôi Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1972, sông Thạch Hãn chia đôi đất nước từ năm 1972 đến năm 1975 và là nơi trao trả tù binh.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở xã Vĩnh Trường, phía tây huyện Gio Linh, sát trục đường 15, cách Đông Hà 30 km về phía Tây - Bắc. Từ Đông Hà theo Quốc lộ 1 về phía Bắc, đến đường 75 (gần Dốc Miếu), quẹo trái. Từ đây có nhiều đường dẫn vào nghĩa trang.
Nghĩa trang được xây dựng từ sau năm 1975 đến năm 1977. Diện tích cũ là 140.000ha, nhưng nay qui hoạch còn 21.000ha. Nghĩa trang có tổng cộng 10.324 mộ, chia làm 5 khu vực mộ chí. Nghĩa trang nằm ở thượng nguồn sông Bến Hải – điểm xuất phát của bộ đội Trường Sơn vào chi viện cho miền Nam. Đài tưởng niệm cao 16,5m, khu vực nghĩa trang chia làm 3 khu vực: Bảo tàng, tượng đài và mộ chí (5 khu).
Đài tổ quốc ghi công có 3 mặt, biểu tượng của 3 nước Đông Dương dựa vào nhau đánh Mỹ. Bên trái của đài tưởng niệm ở quả đồi bên là nhà bia và tượng đài cao hơn 10m, với khối lượng 3 binh chủng chủ lực của đường Hồ Chí Minh, khối lượng gồm: bên phải là các chiến sĩ vận tải giơ tay cao chỉ về phía Nam, bên trái là các chiến sĩ công binh giơ cao khẩu AK như báo hiệu đường đã thông, sau lưng là những chiến sĩ phòng không đang giương máy đo xạ tiêu biểu cho lực lượng bảo vệ đường. Quanh tượng đài có 10 khối lượng phản ánh các lực lượng tham gia chiến đấu ở Trường Sơn: Gùi đạn , hái rau rừng, chiến sĩ đường ống. Ngày tưởng niệm hàng năm là 20/5.
Cầu treo Dakrông
Cầu treo Dakrông được xây dựng từ 1/6/1975 đến 2/9/1976 thì hoàn thành. Cầu do trường Đại Học Xây Dựng Hà nội thiết kế. Cầu treo Dakrông nối đường 9 và đường Trường Sơn. Có nghĩa là khi ta qua cầu là ta đã vào đường Trường Sơn, bây giờ là quốc lộ 14. Chạy dọc bên trái đường 9 là sông Dakrông, đây là thượng nguồn của sông Thạch Hãn xuôi về Quảng Trị, đổ ra cửa Việt. Cảnh quan hùng vĩ, dường quanh co lên dốc, một bên là núi, một bên là thung lũng sông Dakrông. Cầu Dakrông dứng vững giữa núi đồi hùng vĩ.
Đường Trường Sơn
Đường Trường Sơn xuất phát từ Tân Kỳ – Nghệ An đến Chơn Thành Sông Bé. Bộ chính trị TW Đảng giao nhiệm vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam mở đường vận chuyển sức người, sức của chi viện cho Miền Nam. Tháng 5/1959, binh đoàn Trường Sơn ra đời, lấy tên đoàn là 559. Lúc đầu binh đoàn mở những đường nhỏ để người và ngựa có thể thồ, gùi vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường.
Từ năm 1965 khi Mỹ trực tiếp nhảy vào miền Nam, tiến hành “ Chiến tranh cục bộ”, Đoàn 559 đã cùng nhân dân tại chỗ mở thêm đường cho cơ giới vận chuyển. Sau 13 năm (1959-1972) ở Trường Sơn, 5 trục đường dọc Bắc Nam và 21 trục đường ngang Đông Tây đã được mở tạo thành một mạng lưới đường chiến lược toả khắp núi rừng. Tổng chiều dài đường mòn Hồ Chí Minh dài 13.645 km, nếu cộng thêm các đường vòng đường tránh thì dài gần 16.000 km. Đường mòn Hồ Chí Minh đã vận chuyển từ hậu phương Miền Bắc ra chiến trường Miền Nam 1.349.057 tấn hàng, đã đưa đón trên 4 triệu người ra vào trong những năm đánh Mỹ.
Đường Trường Sơn hay còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh là tên chung của một hệ thống đường dọc ngang trong tuyến vận chuyển của đường dây 559 bao gồm nhiều con đường khác nhau: đường 12, 128A, 128B, 15A, 20,10,16,18, 14, 48, B45. Với chức năng sử dựng mỗi con đường khác nhau như: đường gùi, xe đạp thồ, cơ giới, đường dây thông tin, đường ống dẫn dầu. Trên đường Trường Sơn đã ôm trong lòng mình những người con ưu tú đến từ mọi miền tổ quốc trở về với đất mẹ thân yêu: 19.000 liệt sĩ đã ngã xuống.
Dự án đường Trường Sơn Công nghiệp hóa
Dự án quy hoạch tổng thể Xa lộ Bắc Nam đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 24/9/1997. Xa lộ Bắc Nam dài 1690km từ ngã 3 Hòa Lạc (Hà Tây) đến ngã 4 Bình Phước (TP. HCM), qua 16 tỉnh thành.
Đường rộng 23m với 4 làn xe chạy, giữa có làn phân cách, một số đoạn đặc biệt mở rộng 6 làn xe chạy. Nếu thời gian xây dựng là 6 năm, thì bình quân mỗi năm cần 500 tỉ đồng. Nếu thời gian hoàn thành là 3 năm thì bình quân mỗi năm cần 1.200 tỉ đồng.
Đường 9 Nam Lào
Đường 9 là con đường vắt ngang Trường Sơn nối Đông Hà với Savanakhet, được Pháp cho xây dựng từ 1914. Đường có chiều dài 330km, trong đó phần chạy trên lãnh thổ Việt Nam là 83km, bắt đầu từ km754, Quốc lộ 1A (TX Đông Hà) và kết thúc ở thị trấn Lao Bảo. Đường 9 chạy trên lãnh thổ Savanakhet dài 247km, cuối cùng gặp Quốc lộ 13 (trục dọc xuyên Lào và nối liền 3 nước ở bán đảo Đông Dương). Pháp xây dựng đường 9 với ý định xiết chặt các nước Đông Dương trong vòng cai trị của mình. Vào thời gian kháng chiến chống Mỹ, Mỹ dùng đường 9 làm hành lang Đông Tây, ngăn chặn bằng bom đạn hòng chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Mỹ thả bom, rải chất độc hóa học hai bên đường 9. Trong đêm những con thuyền nhỏ xuôi dòng Dakrông chở bộ đội qua sông. Từ năm 1954 đến 1975 cùng với các tuyến đường khác, các điểm vượt đường 9 đã đưa đón 2 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển 16.136 tấn hàng hóa gùi thồ cùng hàng tấn sách báo, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam.
Chiến tranh đã qua đi, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đường 9 trở thành đường xuyên Á, nối liền khu vực Đông Bắc Thái Lan, Lào với Việt Nam.
Khe Sanh – Sân Bay Tà Cơn
Ngay sau khi xuống đèo Rào Quán, ta sẽ đến trung tâm thị trấn Khe Sanh. Từ Khe Sanh lên Lao Bảo 20km. Từ Khe Sanh lên Làng Vây khoảng 5km. Thị trấn có khoảng 7500 dân. Tại thị trấn có nhà khách Miền Núi để khách ở lại khi sang Lào hoặc từ Lào sang. Tại thị trấn ta sẽ gặp một ngã 3 tượng đài, quẹo phải là đường 14B đất đỏ. Đi thêm 2,5km sẽ đến căn cứ Khe Sanh. Men theo con đường mòn bên tay phải đi sâu vào 700m sẽ gặp một bia tưởng niệm đặt ngay nơi trước kia là đường băng chính của phi trường Tà Cơn thuộc căn cứ Khe Sanh. Khe Sanh cách DMZ 20km.
Trên đường từ ngã ba tượng đài vào, hai bên là khu kinh tế mới. Xe dừng lại tại ngã ba bên phải có giếng nước để đi bộ vào. Lại đến ngã ba đầu tiên và quẹo trái rồi đi thẳng là đến sân bay Tà Cơn.
Nằm trên một bình nguyên bằng phẳng giữa đường 14B và sông Rào Quán tại nơi từng là xóm Tà Cơn của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Trong tiếng Vân Kiều, “tà cơn” có nghĩa là đẹp. Quả thật nơi đây đẹp với đất đỏ bazan mềm mại dưới chân, cây xanh ngút tầm mắt và chung quanh trùng điệp núi non hùng vĩ, không khí mát lành như ở Đà Lạt. Làng Khe Sanh được thành lập từ khi những người Pháp bắt đầu khai phá các đồn điền cao su ở vùng này. Người đầu tiên là Eugène Poilane, xuất thân từ một gia đình nông dân Pháp tại vùng Sain Sauve de Landemont. Ông sinh ngày 16/3/1888, ông là một chuyên gia trong nghành đúc súng. Năm 1909, ông đến Đông Dương làm việc ở cục vũ khí hải Quân Pháp. Năm 1922, ông được chuyển sang làm việc ở Cục Nghiên cứu rừng ở Đông Dương và năm đó Poilane đã đến Khe Sanh lần đầu tiên. Lúc đó chỉ có một ngôi nhà duy nhất của cơ quan trông coi việc xây dựng đường thuộc địa số 9 do chính phủ xây để sang Lào. Đến đây Poilane rất thích khí hậu mát mẻ ở đây, lại thêm cây xanh tươi tốt, đất đỏ phì nhiêu. Đến năm 1926, ông trở lại và khai phá đồn điền cao su đầu tiên, đồng thời lập một đồn điền cá phê. Từ đó làng Khe Sanh dần dần được hình thành. Con đường từ đường 9 vào căn cứ Khe Sanh chính là đất của đồn điền Poilane.
Khe Sanh là một căn cứ chiến đấu được bố phòng chặt chẽ nhất. Căn cứ có một đường băng dài 3900 feet (1189m) đủ sức cho máy bay tiếp liệu C130 lên xuống dễ dàng. Đường băng được xây dựng vào năm 1968. Có một sân bay dành riêng cho trực thăng và các công sự bảo vệ trực thăng, có bãi dùng để thả dù tiếp tế trong trường hợp bị bao vây máy bay không đáp được. Có điểm lấy nước sát sông Rào Quán nên không sợ bị cắt nguồn nước. Một kho đạn dự trữ riêng, ngoài ra có hai trận địa pháo 105mm bảo vệ hai đầu căn cứ và một trận địa cối 106mm.
Di tích cụm cứ điểm Tà Cơn của Mỹ – Nguỵ được xây dựng năm 1967 gồm sân bay và hệ thống phòng thủ kiên cố, có 10.000 quân đóng giữ và hàng vạn quân cơ động. Ngày 9/7/1968 Tà Cơn, Khe Sanh được giải phóng, diệt bắt 17.000 tên. Trận đánh Khe Sanh là trận đánh cuối cùng của tướng West Moreland, hai tháng trước khi ông về hưu.
Làng Vây
Làng Vây cách Khe Sanh 5km. Trên trục đường 9, làng Vây ở phía bên phải, trại lực lượng đặc biệt Làng Vây bên trái. Đồi này nằm sát ngay bên trái đường 9, hiện chỉ còn sót lại một số lô cốt công sự. Trên đồi có một tượng bia tưởng niệm. Trại được xây dựng năm 1959 với hệ thống phòng thủ kiên cố, luôn có 6 đại đội Mỹ – Nguỵ đóng giữ cùng lực lượng ứng cứu nhằm áng ngữ phía đường 9 và ngăn chặn các tuyến đường tiếp tế của cách mạng.
Ngày 7/2/1968, ta diệt căn cứ điểm Làng Vây và bắt sống 660 tên địch. Lần đầu tiên xe tăng quân giải phóng tham chiến ở chiến trường miền Nam.
Cửa Khẩu Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo cách thị xã Đông Hà khoảng 80km ngay cạnh sông SêPôn, gần nhà tù Lao Bảo nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng của ta thời Pháp thuộc.
Từ cửa khẩu Lao Bảo đến thủ đô Lào là 650km, đến Savanthakhet là 150km. Hiện nay chính phủ ta đang có dự án nâng cấp quốc lộ 9 thành con đường xuyên Á trong tương lai. Đây là một trong những cửa khẩu lớn nhất của Việt Nam với đất nước bạn Lào anh em được nâng cấp là cửa khẩu quốc tế năm 1993. Tiền Lào 1000 kíp tương đương 12.000 đồng Việt Nam. Nếu du khách muốn lấy Passport và Visa để sang Lào phải trả 1.500.000 VNĐ.
Căn Cứ Dốc Miếu
Căn cứ Dốc Miếu được mệnh danh là “Đôi mắt thần”. Cách Đông Hà 15km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Đối diện căn cứ Dốc Miếu là nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh. Dốc Miếu nằm trên một ngọn đồi bên phải nếu ta đi từ thị xã Đông Hà tới, cách Cầu Hiền Lương 7km.
Đây là một căn cứ vô cùng quan trọng nằm trong hệ thống phòng thủ của cụm căn cứ Khe Sanh và hệ thống phòng thủ Mc Namara, vì nó là một trong những điểm chủ yếu của hàng rào điện tử Mc Namara, nằm ở phía Nam ngay gần khu DMZ.
DMZ – Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải
DMZ chắc chắn là một từ không xa lạ với những cựu chiến binh Mỹ. Vĩ tuyến 17 khi được chọn làm giới tuyến tạm thời chia đôi hai miền Nam – Bắc đã chạy gần trùng với sông Bến Hải và vùng đất rộng khoảng 10km hai bên bờ sông này (mỗi bên 5km) được gọi là vùng “phi quân sự – DMZ”. Sông Bến Hải ở đầu nguồn chạy thấp hơn về phía Nam so với cái vĩ tuyến mơ hồ đó, khi xuống đến đồng bằng, gần Trung Lương nó đổi dòng chảy hướng ra Bắc, rồi quẹo phải đâm ra biển. Cú quẹo phải này đã vô tình trùng trúng ngay với vĩ tuyến 17. Và từ đó số phận đã biến con sông thành một đường phân cách đau thương, hoài vọng và phẫn nộ của một dân tộc đang kỳ vọng nỗi toàn vẹn sơn hà.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thành, xuất phát từ dãy Trường Sơn, dài 10km từ ngọn nguồn cho đến Cửa Tùng. Sông Bến Hải vốn chỉ là một dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất cũng chỉ khoảng 200m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170m. Đầu nguồn của sông rất hẹp, đoạn cuối Cửa Tùng lòng sông rộng 30m.
Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông trở thành cây cầu lịch sử. Cầu do công binh Pháp xây dựng từ năm 1950, trước đó dân qua lại hai bên bờ sông chỉ bằng thuyền. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván, 450 miếng ván phía Bắc thuộc chủ quyền của ta, 444 miếng ván bờ Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiệp định Geneve mỗi vùng tập kết Nam – Bắc được chủ quyền 89m cầu. Hai đầu cầu có hai cột cờ phân biệt ranh giới hai bên. Phía Bắc cầu Hiền Lương 10km là Vĩnh Linh, phía Nam 15km là Đông Hà. Cột cờ bên đầu cầu bờ Bắc là biểu tượng của ý chí bất khuất. Đầu tiên cột cờ làm bằng gỗ, cao 16m. Trên đỉnh treo lá cờ bằng sa tanh đỏ rộng 24m2. Nhân dân bờ Nam nhắn rằng “Nhìn thấy lá cờ là nhìn thấy Bác Hồ, nhìn thấy miền Bắc”. Tháng 4/1956, chính phủ ta quyết định xây cột cờ lớn và kiên cố hơn. Sau hai tháng thi công cột cờ làm bằng ống thép cao 34m hoàn thành. Trên đỉnh có một ngôi sao bằng đồng đường kính 1,2m. Đỉnh ngôi sao gắn 15 bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 134m2. Hàng ngày lá cờ được kéo lên từ 6h30-18h. Vào dịp lễ tết cờ được kéo 24/24. Âm mưu phá hoại hiệp định Geneve, phá hoại tổng tuyển cử thống nhất đất nươc, Mỹ Ngụy thấy rõ lá cờ kia đã trở thành một khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền Bắc Nam! Chúng đã dội bom lên lá cờ ấy. Không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, cờ gãy lại dựng lên, cờ rách vá lại, 11 lần cờ gãy, 11 lần cờ lại được dựng lên. Từ 19/5/1956 đến 28/10/1967, 264 lần lá cờ Tổ quốc đã được nối tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ vắng bóng ngọn cờ đỏ sao vàng.
Để bảo vệ ngọn cờ, quân dân Vĩnh Linh đã xây 48 ụ súng, đào 18km chiến hào, đánh 300 trận lớn nhỏ để giữ cầu, 13 người hi sinh, 16 người bị thương.
Từ năm 1968-1972 bến đò Tùng Luật ngay sông Bến Hải đã đưa 1,5 triệu lượt bộ đội qua sông, 4000 lượt quân dân, dân công vượt tuyến, hàng ngàn tấn đạn dược, vũ khí, lương thực chi viện cho bờ Nam. Cao điểm nhất là đêm 20/5/1968, bến đò Tùng Luật huy động tới 145 chuyến đò, chuyển vào miền Nam 21.000 người, dốc sức cho chiến dịch Mậu Thân giành thắng lợi trên chiến trường. Hiền Lương mãi mãi còn trong sử sách, còn trong tâm tưởng da diết của người dân Việt:
“Dù cách chia bên ni bên nớ
Đôi bờ vẫn một dạ thương nhau”
Cây cầu hiện nay được xây dựng lại sau này, vào năm 1974. Cây cầu nguyên thủy đã bị Mỹ đánh sập vào năm 1967. Cây cầu mới hoàn thành 6/1999.
Hàng Rào Điện Tử Mac Namara
Mỹ tung thám báo, biệt kích xuống núi rừng Trường Sơn, tăng cường ném bom, bắn phá đường mòn Hồ Chí Minh không ngăn chặn nổi lực lượng phía Bắc tăng cường cho miền Nam. Tháng 7/1966, 47 nhà khoa học quân sự đã họp dưới sự chủ tọa của bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mac Namara nhằm nghiên cứu xây dựng hàng rào điện tử này trên cơ sở sử dụng công cụ vũ khí hiện đại mới phát minh. Chi phí dự trù khoảng 80.000 USD/năm và mất một năm mới xây dựng xong.
Hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3m. Trên mặt cài mìn tự động. Phía trước là bãi mìn dày đặc rộng 100m. Tính ra mỗi mét vuông có 4 quả mìn. Chúng rải chất độc hóa học phá trụi cây cối, tạo nên một vùng đất trắng trước vùng kiểm soát. Ngày đêm các phương tiện khoa học tân kì của Mỹ đặt trên căn cứ và trên máy bay thám thính suốt 24/24 giờ trên vùng trời thuộc hàng rào điện tử Mac Namara. Đến năm 1972, chiến dịch tấn công nỗi dậy mạnh mẽ trên chiến trường Quãng Trị – Dốc Miếu – Cồn Tiên, quân địch đã tháo chạy, bỏ lại hàng rào “Bất khả xâm phạm” vào quên lãng.
Tân Sở
Năm 1884, triều đình Huế ký hoà ước Giáp Thân công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy vậy, nhân dân ta ở các địa phương không vì hành động phản bội đầu hàng giặc của những người cầm quyền mà chịu hạ vũ khí. Ngay tại triều đình, một nhóm triều thần yêu nước tập hợp chung quanh Tôn Thất Thuyết (sau khi vua Tự Đức chết, Tôn Thất Thuyết giữ chức Phụ chính đại thần, đồng thời là Thượng thư Bộ Binh) vẫn bí mật chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.
Tôn Thất Thuyết ra lệnh thành lập và củng cố các sơn phòng thay thế cho các quân thứ thời Tự Đức, nổi tiếng nhất là sơn phòng Tân Sở cách thị trấn Cam Lộ 15km - nằm trên đường từ Cam Lộ đi Mai Lĩnh. Các tài liệu lịch sử ghi nhận rằng: Thành Tân Sở xây dựng năm 1885, cấu trúc hình chữ nhật, một chiều khoảng 700m, một chiều khoảng 500m gồm hai vòng thành nội và ngoại - một kiểu thành dã chiến. Trước khi nổ ra cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết cho chuyển từ Huế ra Tân Sở một phần khá lớn súng ống, đạn dược, tiền bạc, châu báu. Còn thóc, gạo, muối và các nhu yếu phẩm khác như chuyển từ Bắc vào theo đường biển, đến cửa Việt rồi chuyển tiếp theo sông Đông Hà và cuối cùng gánh bộ vào Tân Sở.
Sáng ngày 5/7/1885, cuộc phản công ở Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy thất bại, ông đã đưa vua Hàm Nghi - một ông vua có tư tưởng bài pháp-ra Quảng Trị và đến sơn phòng Tân Sở. Ngày 9/7/1885 tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương lần thứ nhất (10/5/1885), kêu gọi nhân dân cả nước ứng nghĩa nhà vua đánh giặc cứu nước. Cũng tại đây, ngày 14/7/1885, Tôn Thất Thuyết lại lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra dụ khôi phục nguyên hàm và thăng chức cho các quan lại vốn thuộc phái chủ chiến, đã từng chống lại lệnh bãi binh của triều đình, đứng vào hàng ngũ kháng chiến của nhân dân như: Nguyễn Cao, Lã Xuân Oai, Nguyễn Văn Giáp…
Song ít lâu sau nhìn thấy Tân Sở có nhiều điều bất lợi; cư dân thưa, đất đai xấu, chung quanh nhiều núi non hiểm trở, nếu Pháp đóng đồn tại Cam Lộ thì Tân Sở như ở trong một cái rọ nên Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua ra Bắc. Nhưng vừa mới hành quân thì Pháp đã vây cửa sông Nhật Lệ, kéo quân đến thành Đồng Hới chặn đường tiến của đoàn xe giá, buộc ông phải trở lại Tân Sở lần thứ hai. Cuối tháng 7/1885, quân Pháp đóng ở Cam Lộ. Tân Sở ở vào thế bị vây chận. Trước tình hình đó Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi theo đường Mai Lĩnh, vượt đèo Lao Bảo sang đất Lào rồi ngược theo hướng Bắc đến đèo Quy Hợp ra Sơn Phòng Hà Tĩnh – Hương Khê. Ở đây vua ban chiếu Cần Vương lần thứ hai, kêu gọi toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ bọn tay sai của giặc.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhân dân cả nước đã đứng lên chống giặc.
Mấy thập kỷ qua, Tân Sở nằm trong khu căn cứ cách mạng, kháng chiến của nhân dân Bình Trị Thiên, lại gần với các di tích lịch sử về chiến dịch đường 9 Nam Lào, nên xứng đáng là một địa điểm cần được giữ gìn để tham quan, nghiên cứu.
Cửa Tùng
Là một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và là cửa sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang một vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển lúc nào cũng lộng gió.
Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Thật thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây.
Cửa Tùng là điểm du lịch có nhiều tiềm năng và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách gần xa.
Địa đạo Vĩnh Mốc
Địa đạo được xây dựng ở xóm Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh – huyện cực Bắc của tỉnh Quảng Trị. Làng Vĩnh Mốc cách Đông Hà 42km, nằm sát biển, cách cửa Tùng không xa lắm. Đây là cầu nối giữa đất liền với đảo Cồn Cỏ (cách đất liền 28km), là căn cứ hậu cần và là khu đệm giữa chiến trường miền Bắc và miền Nam, do đó luôn bị bom đạn Mỹ cày phá.
Đế quốc Mỹ đã tiến hành ở Vĩnh Linh một cuộc hủy diệt man rợ và khốc liệt. Trên trời máy bay dội bom xuống, kể cả B52, ngoài biển pháo đạn bắn vào. Ơ bờ Nam sông Hiền Lương hàng trăm nòng pháo cỡ từ 40 tới 105 li bắn qua. Tính trung bình mỗi người dân Vĩnh Linh phải hứng 7 tấn bom và 800 quả đại bác.
Riêng Vĩnh Mốc, một làng quê nhỏ bé chưa đầy 1km2 với 300 dân của 82 nóc nhà phải chịu một khối bom đạn khổng lồ của 1003 trận oanh kích rải thảm, chưa kể pháo của các nơi bắn tới. Đến tháng 6/1965 cả thôn Vĩnh Mốc bị thiêu cháy. Dân muốn sống phải ra đi hoặc chui vào lòng đất. Dân Vĩnh Mốc quyết giữ đất để chi viện cho Cồn Cỏ và để ứng chiến với Mỹ – Ngụy ở bờ Nam. Địa đạo được khởi công đào từ từ tháng 6/1966 với những công cụ hết sức thô sơ: cuốc, xẻng, đuốc thắp sáng và lòng quyết tâm bám đất. Bom vẫn rơi nhưng suốt 3 tháng quân và dân Vĩnh Mốc đã bỏ ra 18.000 ngày công đào đất, moi từ ruột đất ra một khối lượng đất khổng lồ 600.000m3.
Ban đầu địa đạo Vĩnh Mốc chỉ sâu 3-5m, sau đó người ta đào sâu đến 10m, rồi đến 28m và dần dần trở thành một hệ thống đường hầm khá phức tạp. Địa đạo có 3 tầng. Tầng một dài 700m, tầng hai dài gần 1km, tầng 3 cách mặt đất 28m và dài 400m . Tổng cộng chiều dài của địa đạo là 2034m. Địa đạo cao 1,5-1,8m, rộng từ 1-2m, cứ cách 3m lại khoét một ô làm nơi ở cho một gia đình. Từ trục chính dài 768m tỏa ra nhiều nhánh tới 13 cửa, 7 cửa mở ra biển, 6 cửa trổ ra đồi.
- Tầng một là nơi sinh sống của nhân dân.
- Tầng hai là trụ sở Đảng ủy, Uỷ ban và Ban chấp hành của các lực lượng vũ trang.
- Tầng ba chủ yếu là kho cất giữ hàng ngàn tấn hàng cho đảo Cồn Cỏ, miền Nam và dân làng đang sống bám trụ. Mỗi tầng đều có giếng nước và nhà vệ sinh
Trung tâm địa đạo là hội trường chứa được 150 người, có lớp học, trạm xá – 17 em bé đã ra đời ở đây. Lúc đông nhất có khoảng 1200 người sinh sống và làm việc trong địa đạo. Quanh địa đạo có 8200m hào giao thông. Những lúc tạnh bom người dân ra đồng sản xuất. Họ tổ chức hầm hố cho gia súc. Đêm đến người ta kéo thuyền dìm dấu dưới nước lên để chở hàng chi viện cho đảo Cồn Cỏ. Người dân đã sống trong địa đạo từ 1968 – 1972.
Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam
Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 8/6/1969. Đến năm 1973 được các nước yêu chuộng hòa bình chính thức công nhận và đến lập quan hệ ngoại giao. Trụ sở được đặt ở Quảng Trị từ 6/6/1973 đến 30/4/1975.
Trụ sở gồm 3 khu nhà chính: Nhà trình quốc thư, nhà tiếp khách, nhà nghỉ của khách. Ngoài ra còn có nhà nghỉ của các đại sứ và bảo vệ.
Camp Caroll
Camp Caroll cách Đông Hà khoảng 22km. Camp Caroll còn có tên là đồi 241 (cao độ) hay căn cứ hỏa lực Tân Lâm của quân đội Sài Gòn xây dựng năm 1958. Hiện nay là nông trường hồ tiêu. Đi đến ngã 3 Mai Lộc quẹo trái ta vào đường nhựa có nhiều tiêu hai bên đường. Ngay ngã 3 trước khi quẹo vào có núi Đầu Máu áng ngữ giữa đường 9, từ ngã 3 này đến Camp Caroll khoảng 3km.
Cùng với đợt triển khai của thủy quân lục chiến dọc theo DMZ, tháng 9/1966, bốn khẩu đại pháo Tom Long 175mm – được mệnh danh là vua chiến trường của đại đội C (battery C), tiểu đoàn 6, trung đoàn 2 pháo binh đã triển khai ở cao điểm 241. Cái tên Camp Caroll từ trận thung lũng sông Cam Lộ hay Mutters Ridge, người tham chiến ở Việt Nam chỉ được một tháng.
Cao điểm 241 Tân Lâm là căn cứ hoả lực mạnh nhất trong hệ thống phòng thủ đường 9 của địch và là mắt xích chủ yếu trong hàng rào điện tử Mc Namara. Vào lúc cao điểm, Camp Caroll có hoả lực rất mạnh gồm 4 khẩu 175mm, 6 khẩu 155mm, 6 khẩu 105mm. Tháng1/1967, khi áp lực của quân giải phóng tăng lên ở Khe Sanh, Camp Caroll di chuyển bớt hai khẩu 175mm đến Rock Pile để bắn hỗ trợ cho Khe Sanh. Sau khi quân đội Mỹ rút, Camp Caroll trở thành chỉ huy sở của trung đoàn 56, sư đoàn 3 bộ binh quân đội Sài Gòn do Phạm Văn Đính chỉ huy. Trong chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa” 1972, chỉ 3 ngày sau khi cuộc tập kích bắt đầu (từ 30/3-2/4) dưới áp lực của trung đoàn 24, sư đoàn 304 bộ binh, trung đoàn 68 sư đoàn 38 pháo binh ta xiết chặt vòng vây buộc trung đoàn 56 phải đầu hàng và trở về với cách mạng. Cao điểm 241 đầu hàng tập thể gồm chỉ huy sở của trung đoàn 56 và 400 lính của một tiểu đoàn trực thuộc. Năm 1972, phía Nam vĩ tuyến 17 vẫn có một số vùng giải phóng của quân cách mạng, từ đó họ nã pháo vào các căn cứ của Mỹ chứ không phải từ bờ Bắc nã pháo sang.
Rock Pile
Rời Camp Caroll tiếp tục đi theo đường 9, sau khi qua cầu Đầu Máu, chúng ta sẽ bắt gặp một núi đá đang khai thác bên trái (đường bắt đầu có núi đồi quanh co chập chùng), cách đó hai phút đi xe, bên phải ta là một ngọn núi xanh cao, đỉnh nhọn. Đó là Rock Pile.
Rock Pile cao 230m, không có đường lên xuống, toàn bộ tiếp liệu đều do trực thăng mang xuống. Thậm chí lính Mỹ tắm cũng bằng nước từ trực thăng phun xuống và quần áo dơ được gom mang về giặt ở Philippines. Mỹ đã dùng Rock Pile làm điểm quan sát. Ở phía bắc Rock Pile khoảng 1km có một dãy núi kéo dài 5km lên phía cực bắc, ở đó có núi Cây Tre. Cách đây 20km về phái bắc là sông Bến Hải, cách 10km phía bắc là Khe Hố – điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh, cách 10km phía Nam là Mutters’. Ở Rock Pile có khảu pháo 105 li, cứ hai phút lại bắn một phát.
Truông Nhà Hồ
Đạy là dải cồn cát ven biển rộng lớn nhất nước ta. Nhân dân miền Trung hay gọi truông là những bãi đất cằn cõi hoặc những cồn cát ở ven biển.
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Vào thời các chúa Nguyễn, truông nhà Hồ là nơi ẩn náu của bọn cướp đường nhũng nhiễu nhân dân. Ai có việc phải qua lại truông nhà Hồ đều rất sợ chúng. Đó là chuyện xưa, cái tên truông nhà Hồ và cảnh sắc thiên nhiên đã đi vào lịch sử. Địa danh truông nhà Hồ đã thực sự xa lạ và bị lãng quên không những đối với chúng ta và ngay cả đối với ngưởi dân Quảng Trị.
Cầu Quán Hàu
Đây là một trong những địa danh ám ảnh các bác tài xế của nước ta trước ngày 18/10/2000. Cầu Quán Hàu bắc qua dòng sông Nhật Lệ, con sông hiền hòa thơ mộng ôm trọn thị xã Đồng Hới như một cô gái đỏnh đảnh, đôi khi dòng sông Nhật Lệ như một con quái vật hung tợn cuốn phăng mọi thứ theo dòng chảy của mình. Vào mùa mưa lũ, QL 1A luôn bị tắt đường tại Quán Hàu, nước sông chảy xiết, đường bị ngập lụt, phà không hoạt động! Ngày 18/10/2000, Bộ Giao thông Vận tải nước ta đã chính thức thông cầu Quán Hàu, đây là chiếc cầu cuối cùng thay thế phà trên tuyến QL 1A từ Hà Nội đi TP. HCM. Cầu dài 548m, rộng 12m, có 9 nhịp. Nhịp dài nhất lên đến 102m, độ cao thông thuyền trên sông Nhật Lệ là 6m rộng 50m. Kinh phí xây dựng là trên 160 tỉ đồng được thi công từ tháng 11/1996 do Tổng cty Xây dựng công trình giao thông 4 đảm trách.
Mỹ tung thám báo, biệt kích xuống núi rừng Trường Sơn, tăng cường ném bom, bắn phá đường mòn Hồ Chí Minh không ngăn chặn nổi lực lượng phía Bắc tăng cường cho miền Nam. Tháng 7/1966, 47 nhà khoa học quân sự đã họp dưới sự chủ tọa của bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mac Namara nhằm nghiên cứu xây dựng hàng rào điện tử này trên cơ sở sử dụng công cụ vũ khí hiện đại mới phát minh. Chi phí dự trù khoảng 80.000 USD/năm và mất một năm mới xây dựng xong.
Hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3m. Trên mặt cài mìn tự động. Phía trước là bãi mìn dày đặc rộng 100m. Tính ra mỗi mét vuông có 4 quả mìn. Chúng rải chất độc hóa học phá trụi cây cối, tạo nên một vùng đất trắng trước vùng kiểm soát. Ngày đêm các phương tiện khoa học tân kì của Mỹ đặt trên căn cứ và trên máy bay thám thính suốt 24/24 giờ trên vùng trời thuộc hàng rào điện tử Mac Namara. Đến năm 1972, chiến dịch tấn công nỗi dậy mạnh mẽ trên chiến trường Quãng Trị – Dốc Miếu – Cồn Tiên, quân địch đã tháo chạy, bỏ lại hàng rào “Bất khả xâm phạm” vào quên lãng.
Tân Sở
Năm 1884, triều đình Huế ký hoà ước Giáp Thân công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy vậy, nhân dân ta ở các địa phương không vì hành động phản bội đầu hàng giặc của những người cầm quyền mà chịu hạ vũ khí. Ngay tại triều đình, một nhóm triều thần yêu nước tập hợp chung quanh Tôn Thất Thuyết (sau khi vua Tự Đức chết, Tôn Thất Thuyết giữ chức Phụ chính đại thần, đồng thời là Thượng thư Bộ Binh) vẫn bí mật chuẩn bị lực lượng để chống Pháp.
Tôn Thất Thuyết ra lệnh thành lập và củng cố các sơn phòng thay thế cho các quân thứ thời Tự Đức, nổi tiếng nhất là sơn phòng Tân Sở cách thị trấn Cam Lộ 15km - nằm trên đường từ Cam Lộ đi Mai Lĩnh. Các tài liệu lịch sử ghi nhận rằng: Thành Tân Sở xây dựng năm 1885, cấu trúc hình chữ nhật, một chiều khoảng 700m, một chiều khoảng 500m gồm hai vòng thành nội và ngoại - một kiểu thành dã chiến. Trước khi nổ ra cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết cho chuyển từ Huế ra Tân Sở một phần khá lớn súng ống, đạn dược, tiền bạc, châu báu. Còn thóc, gạo, muối và các nhu yếu phẩm khác như chuyển từ Bắc vào theo đường biển, đến cửa Việt rồi chuyển tiếp theo sông Đông Hà và cuối cùng gánh bộ vào Tân Sở.
Sáng ngày 5/7/1885, cuộc phản công ở Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy thất bại, ông đã đưa vua Hàm Nghi - một ông vua có tư tưởng bài pháp-ra Quảng Trị và đến sơn phòng Tân Sở. Ngày 9/7/1885 tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương lần thứ nhất (10/5/1885), kêu gọi nhân dân cả nước ứng nghĩa nhà vua đánh giặc cứu nước. Cũng tại đây, ngày 14/7/1885, Tôn Thất Thuyết lại lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra dụ khôi phục nguyên hàm và thăng chức cho các quan lại vốn thuộc phái chủ chiến, đã từng chống lại lệnh bãi binh của triều đình, đứng vào hàng ngũ kháng chiến của nhân dân như: Nguyễn Cao, Lã Xuân Oai, Nguyễn Văn Giáp…
Song ít lâu sau nhìn thấy Tân Sở có nhiều điều bất lợi; cư dân thưa, đất đai xấu, chung quanh nhiều núi non hiểm trở, nếu Pháp đóng đồn tại Cam Lộ thì Tân Sở như ở trong một cái rọ nên Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua ra Bắc. Nhưng vừa mới hành quân thì Pháp đã vây cửa sông Nhật Lệ, kéo quân đến thành Đồng Hới chặn đường tiến của đoàn xe giá, buộc ông phải trở lại Tân Sở lần thứ hai. Cuối tháng 7/1885, quân Pháp đóng ở Cam Lộ. Tân Sở ở vào thế bị vây chận. Trước tình hình đó Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi theo đường Mai Lĩnh, vượt đèo Lao Bảo sang đất Lào rồi ngược theo hướng Bắc đến đèo Quy Hợp ra Sơn Phòng Hà Tĩnh – Hương Khê. Ở đây vua ban chiếu Cần Vương lần thứ hai, kêu gọi toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ bọn tay sai của giặc.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhân dân cả nước đã đứng lên chống giặc.
Mấy thập kỷ qua, Tân Sở nằm trong khu căn cứ cách mạng, kháng chiến của nhân dân Bình Trị Thiên, lại gần với các di tích lịch sử về chiến dịch đường 9 Nam Lào, nên xứng đáng là một địa điểm cần được giữ gìn để tham quan, nghiên cứu.
Cửa Tùng
Là một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và là cửa sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang một vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển lúc nào cũng lộng gió.
Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Thật thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây.
Cửa Tùng là điểm du lịch có nhiều tiềm năng và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách gần xa.
Địa đạo Vĩnh Mốc
Địa đạo được xây dựng ở xóm Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh – huyện cực Bắc của tỉnh Quảng Trị. Làng Vĩnh Mốc cách Đông Hà 42km, nằm sát biển, cách cửa Tùng không xa lắm. Đây là cầu nối giữa đất liền với đảo Cồn Cỏ (cách đất liền 28km), là căn cứ hậu cần và là khu đệm giữa chiến trường miền Bắc và miền Nam, do đó luôn bị bom đạn Mỹ cày phá.
Đế quốc Mỹ đã tiến hành ở Vĩnh Linh một cuộc hủy diệt man rợ và khốc liệt. Trên trời máy bay dội bom xuống, kể cả B52, ngoài biển pháo đạn bắn vào. Ơ bờ Nam sông Hiền Lương hàng trăm nòng pháo cỡ từ 40 tới 105 li bắn qua. Tính trung bình mỗi người dân Vĩnh Linh phải hứng 7 tấn bom và 800 quả đại bác.
Riêng Vĩnh Mốc, một làng quê nhỏ bé chưa đầy 1km2 với 300 dân của 82 nóc nhà phải chịu một khối bom đạn khổng lồ của 1003 trận oanh kích rải thảm, chưa kể pháo của các nơi bắn tới. Đến tháng 6/1965 cả thôn Vĩnh Mốc bị thiêu cháy. Dân muốn sống phải ra đi hoặc chui vào lòng đất. Dân Vĩnh Mốc quyết giữ đất để chi viện cho Cồn Cỏ và để ứng chiến với Mỹ – Ngụy ở bờ Nam. Địa đạo được khởi công đào từ từ tháng 6/1966 với những công cụ hết sức thô sơ: cuốc, xẻng, đuốc thắp sáng và lòng quyết tâm bám đất. Bom vẫn rơi nhưng suốt 3 tháng quân và dân Vĩnh Mốc đã bỏ ra 18.000 ngày công đào đất, moi từ ruột đất ra một khối lượng đất khổng lồ 600.000m3.
Ban đầu địa đạo Vĩnh Mốc chỉ sâu 3-5m, sau đó người ta đào sâu đến 10m, rồi đến 28m và dần dần trở thành một hệ thống đường hầm khá phức tạp. Địa đạo có 3 tầng. Tầng một dài 700m, tầng hai dài gần 1km, tầng 3 cách mặt đất 28m và dài 400m . Tổng cộng chiều dài của địa đạo là 2034m. Địa đạo cao 1,5-1,8m, rộng từ 1-2m, cứ cách 3m lại khoét một ô làm nơi ở cho một gia đình. Từ trục chính dài 768m tỏa ra nhiều nhánh tới 13 cửa, 7 cửa mở ra biển, 6 cửa trổ ra đồi.
- Tầng một là nơi sinh sống của nhân dân.
- Tầng hai là trụ sở Đảng ủy, Uỷ ban và Ban chấp hành của các lực lượng vũ trang.
- Tầng ba chủ yếu là kho cất giữ hàng ngàn tấn hàng cho đảo Cồn Cỏ, miền Nam và dân làng đang sống bám trụ. Mỗi tầng đều có giếng nước và nhà vệ sinh
Trung tâm địa đạo là hội trường chứa được 150 người, có lớp học, trạm xá – 17 em bé đã ra đời ở đây. Lúc đông nhất có khoảng 1200 người sinh sống và làm việc trong địa đạo. Quanh địa đạo có 8200m hào giao thông. Những lúc tạnh bom người dân ra đồng sản xuất. Họ tổ chức hầm hố cho gia súc. Đêm đến người ta kéo thuyền dìm dấu dưới nước lên để chở hàng chi viện cho đảo Cồn Cỏ. Người dân đã sống trong địa đạo từ 1968 – 1972.
Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam
Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 8/6/1969. Đến năm 1973 được các nước yêu chuộng hòa bình chính thức công nhận và đến lập quan hệ ngoại giao. Trụ sở được đặt ở Quảng Trị từ 6/6/1973 đến 30/4/1975.
Trụ sở gồm 3 khu nhà chính: Nhà trình quốc thư, nhà tiếp khách, nhà nghỉ của khách. Ngoài ra còn có nhà nghỉ của các đại sứ và bảo vệ.
Camp Caroll
Camp Caroll cách Đông Hà khoảng 22km. Camp Caroll còn có tên là đồi 241 (cao độ) hay căn cứ hỏa lực Tân Lâm của quân đội Sài Gòn xây dựng năm 1958. Hiện nay là nông trường hồ tiêu. Đi đến ngã 3 Mai Lộc quẹo trái ta vào đường nhựa có nhiều tiêu hai bên đường. Ngay ngã 3 trước khi quẹo vào có núi Đầu Máu áng ngữ giữa đường 9, từ ngã 3 này đến Camp Caroll khoảng 3km.
Cùng với đợt triển khai của thủy quân lục chiến dọc theo DMZ, tháng 9/1966, bốn khẩu đại pháo Tom Long 175mm – được mệnh danh là vua chiến trường của đại đội C (battery C), tiểu đoàn 6, trung đoàn 2 pháo binh đã triển khai ở cao điểm 241. Cái tên Camp Caroll từ trận thung lũng sông Cam Lộ hay Mutters Ridge, người tham chiến ở Việt Nam chỉ được một tháng.
Cao điểm 241 Tân Lâm là căn cứ hoả lực mạnh nhất trong hệ thống phòng thủ đường 9 của địch và là mắt xích chủ yếu trong hàng rào điện tử Mc Namara. Vào lúc cao điểm, Camp Caroll có hoả lực rất mạnh gồm 4 khẩu 175mm, 6 khẩu 155mm, 6 khẩu 105mm. Tháng1/1967, khi áp lực của quân giải phóng tăng lên ở Khe Sanh, Camp Caroll di chuyển bớt hai khẩu 175mm đến Rock Pile để bắn hỗ trợ cho Khe Sanh. Sau khi quân đội Mỹ rút, Camp Caroll trở thành chỉ huy sở của trung đoàn 56, sư đoàn 3 bộ binh quân đội Sài Gòn do Phạm Văn Đính chỉ huy. Trong chiến dịch “Mùa hè đỏ lửa” 1972, chỉ 3 ngày sau khi cuộc tập kích bắt đầu (từ 30/3-2/4) dưới áp lực của trung đoàn 24, sư đoàn 304 bộ binh, trung đoàn 68 sư đoàn 38 pháo binh ta xiết chặt vòng vây buộc trung đoàn 56 phải đầu hàng và trở về với cách mạng. Cao điểm 241 đầu hàng tập thể gồm chỉ huy sở của trung đoàn 56 và 400 lính của một tiểu đoàn trực thuộc. Năm 1972, phía Nam vĩ tuyến 17 vẫn có một số vùng giải phóng của quân cách mạng, từ đó họ nã pháo vào các căn cứ của Mỹ chứ không phải từ bờ Bắc nã pháo sang.
Rock Pile
Rời Camp Caroll tiếp tục đi theo đường 9, sau khi qua cầu Đầu Máu, chúng ta sẽ bắt gặp một núi đá đang khai thác bên trái (đường bắt đầu có núi đồi quanh co chập chùng), cách đó hai phút đi xe, bên phải ta là một ngọn núi xanh cao, đỉnh nhọn. Đó là Rock Pile.
Rock Pile cao 230m, không có đường lên xuống, toàn bộ tiếp liệu đều do trực thăng mang xuống. Thậm chí lính Mỹ tắm cũng bằng nước từ trực thăng phun xuống và quần áo dơ được gom mang về giặt ở Philippines. Mỹ đã dùng Rock Pile làm điểm quan sát. Ở phía bắc Rock Pile khoảng 1km có một dãy núi kéo dài 5km lên phía cực bắc, ở đó có núi Cây Tre. Cách đây 20km về phái bắc là sông Bến Hải, cách 10km phía bắc là Khe Hố – điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh, cách 10km phía Nam là Mutters’. Ở Rock Pile có khảu pháo 105 li, cứ hai phút lại bắn một phát.
Truông Nhà Hồ
Đạy là dải cồn cát ven biển rộng lớn nhất nước ta. Nhân dân miền Trung hay gọi truông là những bãi đất cằn cõi hoặc những cồn cát ở ven biển.
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Vào thời các chúa Nguyễn, truông nhà Hồ là nơi ẩn náu của bọn cướp đường nhũng nhiễu nhân dân. Ai có việc phải qua lại truông nhà Hồ đều rất sợ chúng. Đó là chuyện xưa, cái tên truông nhà Hồ và cảnh sắc thiên nhiên đã đi vào lịch sử. Địa danh truông nhà Hồ đã thực sự xa lạ và bị lãng quên không những đối với chúng ta và ngay cả đối với ngưởi dân Quảng Trị.
Cầu Quán Hàu
Đây là một trong những địa danh ám ảnh các bác tài xế của nước ta trước ngày 18/10/2000. Cầu Quán Hàu bắc qua dòng sông Nhật Lệ, con sông hiền hòa thơ mộng ôm trọn thị xã Đồng Hới như một cô gái đỏnh đảnh, đôi khi dòng sông Nhật Lệ như một con quái vật hung tợn cuốn phăng mọi thứ theo dòng chảy của mình. Vào mùa mưa lũ, QL 1A luôn bị tắt đường tại Quán Hàu, nước sông chảy xiết, đường bị ngập lụt, phà không hoạt động! Ngày 18/10/2000, Bộ Giao thông Vận tải nước ta đã chính thức thông cầu Quán Hàu, đây là chiếc cầu cuối cùng thay thế phà trên tuyến QL 1A từ Hà Nội đi TP. HCM. Cầu dài 548m, rộng 12m, có 9 nhịp. Nhịp dài nhất lên đến 102m, độ cao thông thuyền trên sông Nhật Lệ là 6m rộng 50m. Kinh phí xây dựng là trên 160 tỉ đồng được thi công từ tháng 11/1996 do Tổng cty Xây dựng công trình giao thông 4 đảm trách.