PHÚ THỌ
Là một tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp Sơn La, Phía Nam giáp Hoà Bình. Được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú năm 1997, Phú Thọ hiện nay có diện tích là 3465km2, dân số đến ngày 1/4/1999 là 1.261.500 ngưới.
Là một tỉnh mới tách, nhưng hiện nay Phú Thọ phát triển khá nhanh với thủ phủ là thành phố Việt Trì cùng với thị xã Phú Thọ và 10 huyện. Dân tộc sinh sống chủ yếu ở đây là Việt, bên cạnh đó còn có một số đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống: Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu…
Địa hình chủ yếu của tỉnh là đồi núi. Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng (Sông Thao), Sông Lô, Sông Đà. Giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đều thuận lợi.
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu. Nhân dân Phú Thọ có truyền thống dựng nước, giữ nước, có nền văn hóa rực rỡ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng tẩm để lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc. Phú Thọ là một mảnh đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có truyền thống văn hóa âm nhạc phongphú. Đây là một vung đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội đền Hùng (10/3 âm lịch). Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát dúm. Họ hát trong lao động sản xuất, trong các dịp hội hè, cưới xin. Người Việt nổi bật có hát xoan, hát ghẹo. Hát xoan là lối hát nghi lễ, phổ biến ở Kim Đức, An Thái, huyện Lâm Thao. Hát ghẹo là lối hát giao duyên nam nữ (tựa như hát Quan họ). Hát ghẹo phổ biến ở huyện Tam Nông và huyện Thanh Sơn.
Phú Thọ, đất cổ Phong Châu từ ngàn xưa đã có những Lạc tướng. Từ giặc Ân, Mã Viện, cho đến Nguyên, Minh, Thanh đến xâm chiếm. Đời nào nhân dân cũng đều đứng lên ngăn bước quân thù. Việc chống địa chủ cũng mạnh, đặc biệt là phong trào nông dân do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo, còn dấu vết ở Quán Tiên.
Thời Pháp thuộc năm 1888, 500 nghĩa quân đánh suốt dọc sông Cà Lồ. Đốc Dị thì đánh ở Lâm Thao. Năm 1915, Hoàng Văn Kha và Bang Hanh đem năm trăm quân đánh trại khố xanh Phú Thọ. Năm 1929, Uỷ Ban Quốc Dân Đảng họp ở Võng La, để chuẩn bị khởi nghĩa, rồi xứ Nhu đánh Lâm Thao. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Pháp triệt hạ làng Võng La. Nguyễn Thái Học và Nguyễn Văn Nho quê ở Vĩnh Trường. Tháng 7 năm 1945, Giải phóng quân diệt đồn Nhật ở Tam Đảo. Ngày 19/8 ta cướp chính quyền ở Phúc Yên và ở Phú Thọ ngày 24/8/1945.
Thời gian kháng chiến, địch chiếm một phần Phú Thọ, nhưng không lập được chính quyền phản động. Ngày 13/5/1947, Pháp nhảy dù Phú Thọ và giết hại nhân dân. Khi Pháp tấn công lên Việt Bắc thì nhiều đoàn tàu thuyền bị diệt trên sông Lô, ở Khoan Bộ và Đoan Hùng. Năm 1949, Pháp đánh lên Phú Thọ, Tuyên Quang, Phố Hiến ta diệt 983 tên… Trong chiến tranh chống Mỹ, Phú Thọ đã diệt 120 phi cơ giặc ,trong đó có B52.
Sông Lô
Sông Lô chảy suốt tỉnh Hà Tuyên (cũ), từ Hà Giang thuộc miền núi phía Bắc, đến Tuyên Quang thuộc miền trung du phía Nam. Ở địa phận Tuyên Quang, sông Lô đã nhận nước của nhánh sông Gầm rồi chảy tiếp đến Đoan Hùng. Nơi đây, nó tiếp nhận chi lưu sông Chảy, rồi chảy tiếp đến Việt Trì, nhập vào sông Hồng, ở đoạn này nó mang tên sông Thao.
Sông Lô hiền hoà, dòng nước trong xanh, với phong cách đôi bờ “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” (thơ Tố Hữu) rất nên thơ. Bến nước Bình Ca, ngã ba Đoan Hùng sông nước mênh mang, đã đi vào thơ ca lịch sử. Sông Lô chẳng những đẹp mà còn là đường giao thông thủy rất tiện lợi. Từ Hà Nội, thuyền theo sông Hồng đến Việt Trì, ngược sông Thao đến Đoan Hùng, rồi đi tiếp đến Tuyên Quang, Hà Giang. Nối tiếp chiến công oanh liệt chống ngoại xâm của các con sông hùng dũng: Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gầm… Sông Lô đã ghi một chiến tích hiển hách trong những năm đầu chống Pháp.
Thu - Đông 1947, giặc Pháp mở một trận tấn công qui mô vào căn cứ địa Việt Bắc vơí mục đích vây bắt cơ quan đầu não và tìm diệt bộ đội chủ lực ta mới hình thành còn non yếu. Chúng tập trung hai vạn quân cả lính Pháp và lính ngụy, 800 xe cơ giới, 40 máy bay, 40 ca nô, tàu chiến. Lực lượng càn quét của địch chia làm hai gọng kìm: Bộ binh từ Lạng Sơn, Cao Bằng kéo xuống. Thuỷ quân theo dòng sông Lô chạy ngược lên. Tên quan năm Com-muy-nan chỉ huy 3 vạn tàu và canô đánh phá ác liệt dọc theo hai bên sông từ Việt Trì đổ lên, thọc sâu vào căn cứ địa Việt Bắc. Đúng giữa trưa ngày 21/10/1947, đoàn pháo binh khu Mười với khẩu Sơn pháo 75 li cũ kỹ, cùng với hai tiểu đoàn chủ lực, được dân quân, du kích hai bên sông phối hợp, đã đánh thẳng vào đoàn tàu chiến Pháp có máy bay yểm trợ tại Ngọc Chúc - Chi Đán (ngã 3 sông Lô, sông Chảy) bắn chìm tại chỗ hai tàu chiến, bắn cháy 22 tàu chiến, bắn rơi một máy bay khu trục, tiêu diệt và bắt sống 350 tên giặc, thu một đại bác 75 li, hơn 200 súng các loại. Xác giặc trôi đầy sông
Những trận đánh liên tiếp nổ ra nhằm ngăn chặn, cắt đứt đường tiếp viện của giặc từ Hà Nội lên Tuyên Quang, và kết thúc là trận truy kích toàn tuyến ngày 19/12/1947, đuổi giặc từ Bình Ca đến ngã ba Bạch Hạc, nơi s6ng Lô gặp sông Hồng. Thế là trận tấn công của giặc đã kết thúc với một thất bại thảm hại, 900 tên bị giết, 300 tên bị bắt, 6 tàu chiến bị chìm và hàng chục chiếc bị hư hỏng. Chiến công sông Lô đã phá tan âm mưu tấn công Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng, xoá bỏ binh đoàn hỗn hợp thủy lưc không quân do tên Com-muy-nan chỉ huy. Trong giai đoạn đầu kháng chiến toàn đầy gian lao và thử thách, chiến công rực rỡ của sông Lô đã cổ vũ lòng tin của dân và quân cả nước vào “kháng chiến nhất định thắng lợi”. Chiến thắng sông Lô đã thực sự mở ra một giai đoạn mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp: Từ thế phòng ngự, ta chuyển sang thế tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng tuyển công. Có một trung đoàn mang tên sông Lô được thành lập trong ngày lễ mừng chiến thắng,22/12/1947, ở thị xã Tuyên Quang. Đó là tiểu đoàn chủ lực của khu 10 đã dự trận sông Lô mang truyền thống sông Lô, các chiến sĩ trung đoàn đã nuôi lớn chí khí anh hùng, nhanh chóng trở thành đơn vị nòng cốt của đại đoàn Chiến Thắng, góp phần làm nên Điện Biên Phủ lịch sử. Chính Trung đoàn sông Lô đã đánh thẳng vào sở chỉ huy địch, cắm cờ Quyết Chiến Quyết Thắng của Hồ Chủ Tịch trên nóc hầm Đờ Cát Tơ Ri vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954. Trung đoàn sông Lô tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong mùa xuân tấn công 1968, 1972 và trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn 30/4/1975. Bản nhạc sông Lô kết thúc bằng những lời ca êm dịu “…Dòng sông Lô trôi, dòng sông Lô trôi, mùa xuân tới, nước băng qua ngàn nước in ven bờ xanh qua bóng tre. Dòng sông Lô trôi”.
Gần 60 năm qua (1947-2004) dòng sông Lô vẫn êm đềm trôi mang dòng nước mát tưới bãi ngô, nương sắn ven bờ. Những vết tích chiến trận xưa không còn nữa. Nhưng mỗi khi bước đến sông Lô, nhìn rừng cọ, đồi chè, đã từng toả bóng che cho những chiến sĩ vệ quốc đoàn năm xưa, ta lại bồi hồi xúc động:
Đây con đường đất đỏ
Năm nào anh ra đi
Nghe miền Tây súng nổ
Bến sông Thao thầm thì…
Bên cạnh sông Lô có nhiều công trình mới được xây dựng. Ngoài khu công nghiệp Việt Trì ở nơi cuối nguồn sông Lô gặp sông Hồng trên ngã 3 Bạch Hạt, vùng đất tổ của Vua Hùng thuở trước, khu liên hợp nhà máy giấy Bãi Bằng đã hoàn thành. Công trình chiếm một diện tích 80ha, gồm có phân xưởng nhiệt điện 24.000Kwh, xưởng xeo giấy 55.000 tấn/năm, xưởng bột giấy 190 tấn/ngày, xưởng hoá chất 5000 tấn/năm và nhiều công trình phục vụ khác
Để phục vụ cho khu liên hiệp giấy Bãi Bằng, một vùng nguyên liệu trên bờ sông Lô hình thành rộng hơn 20.000ha rừng trồng và hàng chục nghìn ha rừng thiên nhiên. Người ta dự kiến khai thác hơn 300.000m3 gỗ và 80.000 tấn nứa, giang…..
Đền Hùng
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Phong Châu - tỉnh Vĩnh Phú. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các Vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của 3 con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.
Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các Vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Phong Châu tới ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đó là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm.
Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng ,núi Hy Cương), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của núi rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: Đa ,Thông ,Thiên Tuế, Trò…
Núi Hùng trông xa như đầu một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Đằng trước ba dòng sông Hồng, Lô, Đà hợp lưu ở Bạch Hạc tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên chầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía Nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Đằng sau núi Hùng là những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km, giống như đàn voi phục về đất Tổ. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp thư (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ- Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh, ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô
Khu di tích Đền Hùng gồm có 4 Đền, một chùa và một lăng Tổ đươc xây dựng trên núi Hùng.
Cổng Đền được xây dựng năm 1918 (do bà Phan Thị Thịnh ở Hà Nội cúng tiền để xây dựng).
Từ cổng lên đến Đền Thượng có 525 bậc thềm ( do bà Lê Thị Chai cúng 1000 đồng Đông Dương xây vào 1914), có ba khu vực:
- Đền Hạ và Chùa
- Đền Trung
- Đền Thượng và Lăng Tổ
Từ Đền Thượng xuống chân núi về phía Đông Nam (khoảng 700 bậc thềm xây năm 1990) là đền Giếng.
Theo bản Ngọc phả của đền Hùng viết năm “Hồng đức nguyên niên” (1470) với tên người viết “Hàn Lâm viện Trực học sĩ Nguyễn Cố Phụng soạn”, sau này vào năm 1600 “Hoàng Triều Hoằng định nguyên niên, canh tý đông thập cát nhật, Hàn Lâm thị độc Nguyễn Trọng trùng đính”, sao lại bản Ngọc phả viết năm 1470. trong cuốn Ngọc phả sao lại năm 1600 nhắc tới việc xây lại Đền Thượng, Đền Trung, Chùa, và Gác chuông, chưa thấy nói tới Lăng, Đền Hạ và Đền Giếng.
Đền Hạ: có vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, được làm hai lớp theo kiểu chữ nhị. Tương truyền nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đã đưa Âu Cơ từ Độc Lăng Xương (Thanh Thủy), về đến núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ trở dạ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chia các con đi mở mang xây dựng bờ cõi. 50 người con theo cha đi xuôi về vùng biển, 49 người con theo mẹ ngược lên vùng núi, người con cả ở lại nối ngôi cha truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Cộng đồng người Việt được hình thành hai tiếng “đồng bào” (cùng bọc) vì thế mà có.
+ Gác Chuông và chùa Thiên Quang Thiền Tự (nơi có ánh sáng của mặt trời rọi xuống): Xây dựng vào thời kỳ nhà Lê (1427-1573), kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói. Trước kia chùa xây theo kiểu chữ “công” xung quanh có thành đá ong bao bọc. Nay chùa chỉ còn lại phần tiền tế. Chùa Thiên Quang Thiền Tự thờ Phật theo phái Đại Thừa, trước chùa có cây Thiên Tuế khoảng 700 năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/9/1954 khi thăm Đền Hùng đã ngồi nghỉ dưới bóng cây này.
+ Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Kiến trúc buổi đầu thời nhà Trần (thế kỷ XIV). Vào thế kỷ XV (thời Lê) bị giặc phía Bắc tàn phá. Dân sở tại sau chiến tranh đã xây dựng một ngôi đền khá lớn, có thớt đá kê cột gỗ, mái lợp ngói. Cách ngày nay khoảng 300 năm, Đền Trung được xây dựng lại kiểu chữ “Nhất”, tồn tại đến bây giờ. Tương truyền nơi đây các vua Hùng thường họp bàn việc nước, hay mỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chia đều phần cho mọi người trong cuộc săn. Vào thời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, vua muốn chọn con kế vị, Người đã cho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ để tìm người con nào có lòng kính hiếu mẹ cha, yên trọng non nước sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu là người con út, thương dân, yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất (Bánh Dày và Bánh Chưng) dâng cha. Bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, ở giữa có nhân hành, thịt mỡ, đỗ xanh (ý muốn nói trái đất có vạn vật cư trú), bánh dày tròn tượng trưng cho Trời. Hai thứ bánh biểu tượng đó đều được làm bằng sức lao động của con người, nên nguyên liệu đều từ lúa gạo. Vua Hùng thứ 6 cho đó là: “Bánh thì ngon, Ý thì hay” nên nhường ngôi cho người con út Lang Liêu nối nghiệp cha là Hùng Vương 7.
+ Đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh Điện): được xây dựng vào thế kỷ XV. Trong dịp đại trùng tu từ năm 1914-1922, triều đình phong kiến Việt Nam xuất tiền và cử quan về giám sát việc xây dựng lại Đền Thượng (Khải Định năm thứ 2). Người đời sau thường truyền lại rằng:
Thời Hùng Vương, Vua Hùng cùng các quan tướng thường đến đỉnh cao Nghĩa Lĩnh để tiến hành những nghi thức cầu cúng tế trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để muôn dân được ấm no hạnh phúc. Vì thế mà Đến Thượng bây giờ vẫn gọi là “Kính Thiên Lĩnh Điện” (tức Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh).
Truyền thuyêt còn kể rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc cứu nước, đã lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi.
+ Lăng Tổ (Hùng Vương Lăng): Được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rõ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874 được xây dựng kiểu dáng như ngày nay.
Vào những năm từ 1740 - 1786 thời nhà Lê, vua Lê Hiển Tông khi lên viếng Tổ có bài thơ vô đề rằng:
Là một tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp Sơn La, Phía Nam giáp Hoà Bình. Được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú năm 1997, Phú Thọ hiện nay có diện tích là 3465km2, dân số đến ngày 1/4/1999 là 1.261.500 ngưới.
Là một tỉnh mới tách, nhưng hiện nay Phú Thọ phát triển khá nhanh với thủ phủ là thành phố Việt Trì cùng với thị xã Phú Thọ và 10 huyện. Dân tộc sinh sống chủ yếu ở đây là Việt, bên cạnh đó còn có một số đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống: Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu…
Địa hình chủ yếu của tỉnh là đồi núi. Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng (Sông Thao), Sông Lô, Sông Đà. Giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đều thuận lợi.
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu. Nhân dân Phú Thọ có truyền thống dựng nước, giữ nước, có nền văn hóa rực rỡ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng tẩm để lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc. Phú Thọ là một mảnh đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống, có truyền thống văn hóa âm nhạc phongphú. Đây là một vung đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội đền Hùng (10/3 âm lịch). Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát dúm. Họ hát trong lao động sản xuất, trong các dịp hội hè, cưới xin. Người Việt nổi bật có hát xoan, hát ghẹo. Hát xoan là lối hát nghi lễ, phổ biến ở Kim Đức, An Thái, huyện Lâm Thao. Hát ghẹo là lối hát giao duyên nam nữ (tựa như hát Quan họ). Hát ghẹo phổ biến ở huyện Tam Nông và huyện Thanh Sơn.
Phú Thọ, đất cổ Phong Châu từ ngàn xưa đã có những Lạc tướng. Từ giặc Ân, Mã Viện, cho đến Nguyên, Minh, Thanh đến xâm chiếm. Đời nào nhân dân cũng đều đứng lên ngăn bước quân thù. Việc chống địa chủ cũng mạnh, đặc biệt là phong trào nông dân do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo, còn dấu vết ở Quán Tiên.
Thời Pháp thuộc năm 1888, 500 nghĩa quân đánh suốt dọc sông Cà Lồ. Đốc Dị thì đánh ở Lâm Thao. Năm 1915, Hoàng Văn Kha và Bang Hanh đem năm trăm quân đánh trại khố xanh Phú Thọ. Năm 1929, Uỷ Ban Quốc Dân Đảng họp ở Võng La, để chuẩn bị khởi nghĩa, rồi xứ Nhu đánh Lâm Thao. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Pháp triệt hạ làng Võng La. Nguyễn Thái Học và Nguyễn Văn Nho quê ở Vĩnh Trường. Tháng 7 năm 1945, Giải phóng quân diệt đồn Nhật ở Tam Đảo. Ngày 19/8 ta cướp chính quyền ở Phúc Yên và ở Phú Thọ ngày 24/8/1945.
Thời gian kháng chiến, địch chiếm một phần Phú Thọ, nhưng không lập được chính quyền phản động. Ngày 13/5/1947, Pháp nhảy dù Phú Thọ và giết hại nhân dân. Khi Pháp tấn công lên Việt Bắc thì nhiều đoàn tàu thuyền bị diệt trên sông Lô, ở Khoan Bộ và Đoan Hùng. Năm 1949, Pháp đánh lên Phú Thọ, Tuyên Quang, Phố Hiến ta diệt 983 tên… Trong chiến tranh chống Mỹ, Phú Thọ đã diệt 120 phi cơ giặc ,trong đó có B52.
Sông Lô
Sông Lô chảy suốt tỉnh Hà Tuyên (cũ), từ Hà Giang thuộc miền núi phía Bắc, đến Tuyên Quang thuộc miền trung du phía Nam. Ở địa phận Tuyên Quang, sông Lô đã nhận nước của nhánh sông Gầm rồi chảy tiếp đến Đoan Hùng. Nơi đây, nó tiếp nhận chi lưu sông Chảy, rồi chảy tiếp đến Việt Trì, nhập vào sông Hồng, ở đoạn này nó mang tên sông Thao.
Sông Lô hiền hoà, dòng nước trong xanh, với phong cách đôi bờ “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” (thơ Tố Hữu) rất nên thơ. Bến nước Bình Ca, ngã ba Đoan Hùng sông nước mênh mang, đã đi vào thơ ca lịch sử. Sông Lô chẳng những đẹp mà còn là đường giao thông thủy rất tiện lợi. Từ Hà Nội, thuyền theo sông Hồng đến Việt Trì, ngược sông Thao đến Đoan Hùng, rồi đi tiếp đến Tuyên Quang, Hà Giang. Nối tiếp chiến công oanh liệt chống ngoại xâm của các con sông hùng dũng: Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gầm… Sông Lô đã ghi một chiến tích hiển hách trong những năm đầu chống Pháp.
Thu - Đông 1947, giặc Pháp mở một trận tấn công qui mô vào căn cứ địa Việt Bắc vơí mục đích vây bắt cơ quan đầu não và tìm diệt bộ đội chủ lực ta mới hình thành còn non yếu. Chúng tập trung hai vạn quân cả lính Pháp và lính ngụy, 800 xe cơ giới, 40 máy bay, 40 ca nô, tàu chiến. Lực lượng càn quét của địch chia làm hai gọng kìm: Bộ binh từ Lạng Sơn, Cao Bằng kéo xuống. Thuỷ quân theo dòng sông Lô chạy ngược lên. Tên quan năm Com-muy-nan chỉ huy 3 vạn tàu và canô đánh phá ác liệt dọc theo hai bên sông từ Việt Trì đổ lên, thọc sâu vào căn cứ địa Việt Bắc. Đúng giữa trưa ngày 21/10/1947, đoàn pháo binh khu Mười với khẩu Sơn pháo 75 li cũ kỹ, cùng với hai tiểu đoàn chủ lực, được dân quân, du kích hai bên sông phối hợp, đã đánh thẳng vào đoàn tàu chiến Pháp có máy bay yểm trợ tại Ngọc Chúc - Chi Đán (ngã 3 sông Lô, sông Chảy) bắn chìm tại chỗ hai tàu chiến, bắn cháy 22 tàu chiến, bắn rơi một máy bay khu trục, tiêu diệt và bắt sống 350 tên giặc, thu một đại bác 75 li, hơn 200 súng các loại. Xác giặc trôi đầy sông
Những trận đánh liên tiếp nổ ra nhằm ngăn chặn, cắt đứt đường tiếp viện của giặc từ Hà Nội lên Tuyên Quang, và kết thúc là trận truy kích toàn tuyến ngày 19/12/1947, đuổi giặc từ Bình Ca đến ngã ba Bạch Hạc, nơi s6ng Lô gặp sông Hồng. Thế là trận tấn công của giặc đã kết thúc với một thất bại thảm hại, 900 tên bị giết, 300 tên bị bắt, 6 tàu chiến bị chìm và hàng chục chiếc bị hư hỏng. Chiến công sông Lô đã phá tan âm mưu tấn công Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng, xoá bỏ binh đoàn hỗn hợp thủy lưc không quân do tên Com-muy-nan chỉ huy. Trong giai đoạn đầu kháng chiến toàn đầy gian lao và thử thách, chiến công rực rỡ của sông Lô đã cổ vũ lòng tin của dân và quân cả nước vào “kháng chiến nhất định thắng lợi”. Chiến thắng sông Lô đã thực sự mở ra một giai đoạn mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp: Từ thế phòng ngự, ta chuyển sang thế tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng tuyển công. Có một trung đoàn mang tên sông Lô được thành lập trong ngày lễ mừng chiến thắng,22/12/1947, ở thị xã Tuyên Quang. Đó là tiểu đoàn chủ lực của khu 10 đã dự trận sông Lô mang truyền thống sông Lô, các chiến sĩ trung đoàn đã nuôi lớn chí khí anh hùng, nhanh chóng trở thành đơn vị nòng cốt của đại đoàn Chiến Thắng, góp phần làm nên Điện Biên Phủ lịch sử. Chính Trung đoàn sông Lô đã đánh thẳng vào sở chỉ huy địch, cắm cờ Quyết Chiến Quyết Thắng của Hồ Chủ Tịch trên nóc hầm Đờ Cát Tơ Ri vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954. Trung đoàn sông Lô tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong mùa xuân tấn công 1968, 1972 và trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn 30/4/1975. Bản nhạc sông Lô kết thúc bằng những lời ca êm dịu “…Dòng sông Lô trôi, dòng sông Lô trôi, mùa xuân tới, nước băng qua ngàn nước in ven bờ xanh qua bóng tre. Dòng sông Lô trôi”.
Gần 60 năm qua (1947-2004) dòng sông Lô vẫn êm đềm trôi mang dòng nước mát tưới bãi ngô, nương sắn ven bờ. Những vết tích chiến trận xưa không còn nữa. Nhưng mỗi khi bước đến sông Lô, nhìn rừng cọ, đồi chè, đã từng toả bóng che cho những chiến sĩ vệ quốc đoàn năm xưa, ta lại bồi hồi xúc động:
Đây con đường đất đỏ
Năm nào anh ra đi
Nghe miền Tây súng nổ
Bến sông Thao thầm thì…
Bên cạnh sông Lô có nhiều công trình mới được xây dựng. Ngoài khu công nghiệp Việt Trì ở nơi cuối nguồn sông Lô gặp sông Hồng trên ngã 3 Bạch Hạt, vùng đất tổ của Vua Hùng thuở trước, khu liên hợp nhà máy giấy Bãi Bằng đã hoàn thành. Công trình chiếm một diện tích 80ha, gồm có phân xưởng nhiệt điện 24.000Kwh, xưởng xeo giấy 55.000 tấn/năm, xưởng bột giấy 190 tấn/ngày, xưởng hoá chất 5000 tấn/năm và nhiều công trình phục vụ khác
Để phục vụ cho khu liên hiệp giấy Bãi Bằng, một vùng nguyên liệu trên bờ sông Lô hình thành rộng hơn 20.000ha rừng trồng và hàng chục nghìn ha rừng thiên nhiên. Người ta dự kiến khai thác hơn 300.000m3 gỗ và 80.000 tấn nứa, giang…..
Đền Hùng
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Phong Châu - tỉnh Vĩnh Phú. Ngày xa xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các Vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của 3 con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.
Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các Vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Phong Châu tới ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đó là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm.
Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng ,núi Hy Cương), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của núi rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: Đa ,Thông ,Thiên Tuế, Trò…
Núi Hùng trông xa như đầu một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Đằng trước ba dòng sông Hồng, Lô, Đà hợp lưu ở Bạch Hạc tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên chầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía Nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Đằng sau núi Hùng là những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km, giống như đàn voi phục về đất Tổ. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp thư (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ- Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh, ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô
Khu di tích Đền Hùng gồm có 4 Đền, một chùa và một lăng Tổ đươc xây dựng trên núi Hùng.
Cổng Đền được xây dựng năm 1918 (do bà Phan Thị Thịnh ở Hà Nội cúng tiền để xây dựng).
Từ cổng lên đến Đền Thượng có 525 bậc thềm ( do bà Lê Thị Chai cúng 1000 đồng Đông Dương xây vào 1914), có ba khu vực:
- Đền Hạ và Chùa
- Đền Trung
- Đền Thượng và Lăng Tổ
Từ Đền Thượng xuống chân núi về phía Đông Nam (khoảng 700 bậc thềm xây năm 1990) là đền Giếng.
Theo bản Ngọc phả của đền Hùng viết năm “Hồng đức nguyên niên” (1470) với tên người viết “Hàn Lâm viện Trực học sĩ Nguyễn Cố Phụng soạn”, sau này vào năm 1600 “Hoàng Triều Hoằng định nguyên niên, canh tý đông thập cát nhật, Hàn Lâm thị độc Nguyễn Trọng trùng đính”, sao lại bản Ngọc phả viết năm 1470. trong cuốn Ngọc phả sao lại năm 1600 nhắc tới việc xây lại Đền Thượng, Đền Trung, Chùa, và Gác chuông, chưa thấy nói tới Lăng, Đền Hạ và Đền Giếng.
Đền Hạ: có vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, được làm hai lớp theo kiểu chữ nhị. Tương truyền nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đã đưa Âu Cơ từ Độc Lăng Xương (Thanh Thủy), về đến núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ trở dạ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chia các con đi mở mang xây dựng bờ cõi. 50 người con theo cha đi xuôi về vùng biển, 49 người con theo mẹ ngược lên vùng núi, người con cả ở lại nối ngôi cha truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Cộng đồng người Việt được hình thành hai tiếng “đồng bào” (cùng bọc) vì thế mà có.
+ Gác Chuông và chùa Thiên Quang Thiền Tự (nơi có ánh sáng của mặt trời rọi xuống): Xây dựng vào thời kỳ nhà Lê (1427-1573), kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói. Trước kia chùa xây theo kiểu chữ “công” xung quanh có thành đá ong bao bọc. Nay chùa chỉ còn lại phần tiền tế. Chùa Thiên Quang Thiền Tự thờ Phật theo phái Đại Thừa, trước chùa có cây Thiên Tuế khoảng 700 năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/9/1954 khi thăm Đền Hùng đã ngồi nghỉ dưới bóng cây này.
+ Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Kiến trúc buổi đầu thời nhà Trần (thế kỷ XIV). Vào thế kỷ XV (thời Lê) bị giặc phía Bắc tàn phá. Dân sở tại sau chiến tranh đã xây dựng một ngôi đền khá lớn, có thớt đá kê cột gỗ, mái lợp ngói. Cách ngày nay khoảng 300 năm, Đền Trung được xây dựng lại kiểu chữ “Nhất”, tồn tại đến bây giờ. Tương truyền nơi đây các vua Hùng thường họp bàn việc nước, hay mỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chia đều phần cho mọi người trong cuộc săn. Vào thời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, vua muốn chọn con kế vị, Người đã cho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ để tìm người con nào có lòng kính hiếu mẹ cha, yên trọng non nước sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu là người con út, thương dân, yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất (Bánh Dày và Bánh Chưng) dâng cha. Bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, ở giữa có nhân hành, thịt mỡ, đỗ xanh (ý muốn nói trái đất có vạn vật cư trú), bánh dày tròn tượng trưng cho Trời. Hai thứ bánh biểu tượng đó đều được làm bằng sức lao động của con người, nên nguyên liệu đều từ lúa gạo. Vua Hùng thứ 6 cho đó là: “Bánh thì ngon, Ý thì hay” nên nhường ngôi cho người con út Lang Liêu nối nghiệp cha là Hùng Vương 7.
+ Đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh Điện): được xây dựng vào thế kỷ XV. Trong dịp đại trùng tu từ năm 1914-1922, triều đình phong kiến Việt Nam xuất tiền và cử quan về giám sát việc xây dựng lại Đền Thượng (Khải Định năm thứ 2). Người đời sau thường truyền lại rằng:
Thời Hùng Vương, Vua Hùng cùng các quan tướng thường đến đỉnh cao Nghĩa Lĩnh để tiến hành những nghi thức cầu cúng tế trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để muôn dân được ấm no hạnh phúc. Vì thế mà Đến Thượng bây giờ vẫn gọi là “Kính Thiên Lĩnh Điện” (tức Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh).
Truyền thuyêt còn kể rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc cứu nước, đã lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi.
+ Lăng Tổ (Hùng Vương Lăng): Được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rõ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874 được xây dựng kiểu dáng như ngày nay.
Vào những năm từ 1740 - 1786 thời nhà Lê, vua Lê Hiển Tông khi lên viếng Tổ có bài thơ vô đề rằng:
Quốc tịch Văn Lang cổ
Vương thư Việt sử tiến
Hiển thừa thập bát đái
Hình thắng nhất tam xuyên
Cựu trưng cao phong bán
Sùng từ tuấn Lĩnh biên
Phương dân ngưng trắc giáng
Hương hỏa đáo kim truyền
Vương thư Việt sử tiến
Hiển thừa thập bát đái
Hình thắng nhất tam xuyên
Cựu trưng cao phong bán
Sùng từ tuấn Lĩnh biên
Phương dân ngưng trắc giáng
Hương hỏa đáo kim truyền
Dịch rằng
Mở nước Văn Lang cổ
Dòng vua đầu viết sử
Mười tám đời nối nhau
Ba sông đẹp như vẽ
Mở nước Văn Lang cổ
Dòng vua đầu viết sử
Mười tám đời nối nhau
Ba sông đẹp như vẽ
Mộ cũ ở lưng đồi
Đền thờ bên sườn núi
Muôn dân tới phụng thờ
Khói hương còn mãi mãi
Đền thờ bên sườn núi
Muôn dân tới phụng thờ
Khói hương còn mãi mãi
Tương truyền phần mộ là của vua Hùng thứ 6, theo lời dặn của Người: Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu.
Cạnh Đền Thượng còn có một cột đá, người xưa truyền lại khi Thục Phán được vua Hùng nhường ngôi, đã dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đời hương khói tại Lăng miếu vua Hùng. Đứng ở đỉnh cao Nghĩa Lĩnh nhìn quay lên hướng Bắc, những quả đồi lớn nhấp nhô nối nhau thấp dần về Nam giống như đàn voi phục. Truyền thuyết kể rằng: đã có 100 voi khi nghe tin Hùng Vương chọn đất đóng đô đã chầu về đất tổ. Trong đàn voi có 99 con cùng quay đầu về một hướng, có một con quay ngược lại hướng của đàn, đã bị nàng Bầu (con gái cả của Hùng Vương thứ nhất) vâng lệnh cha chém chết con voi bất nghĩa. Ngày nay vẫn thấy cách Đền Hùng khoảng 10km về phía Bắc (thuộc xã Phú Lộc) vẫn còn một quả đồi giống con voi quay ngược bị trừng trị vì tội phản phúc.
Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đền Thượng, xem bài minh chuông của quả chuông Đền Thượng treo trên cây đại cổ thụ trước đền. Ngày 19/8/1962 Bác Hồ về thăm Đền Hùng lần thứ hai và nghỉ lại tại cửa ngách Đông Nam của Đền Thượng.
+ Đền Giếng kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm 3 lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Tương truyền khi theo cha đi kinh lý qua vùng này, hai nàng Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái Hùng Vương thứ 18, thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thủy, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống.
Theo truyền thuyết nàng Tiên Dung xinh đẹp, đến tuổi trăng tròn có nhiều người tài giỏi đến cầu hôn. Nàng Tiên Dung không muốn lấy chồng để được thường xuyên đi du ngoạn núi rừng. Một lần, Tiên Dung đi dọc sông Hồng về xuôi, tới vùng Dạ Trạch (Khoái Châu – Hải Hưng) Tiên Dung nghỉ, tắm trên bãi cát. Không ngờ gặp Chử Đồng Tử, chàng trai nghèo khổ hiếu thảo vì mẹ mất sớm, cha gà trống nuôi con, hai cha con nghèo có mỗi chiếc khố che thân. Một năm cha chết nốt, Chử Đồng Tử không nỡ bó chiếu chôn cha ở trần, còn cái khố cuối cùng cũng nhường cha. Thấy thuyền của Tiên Dung neo bên bến cát, Chử Đồng Tử không có quần áo đang ngâm mình đánh dậm dưới đầm, liền vùi mình trong cát. Vô tình nàng Tiên Dung quay màn tắm đúng chỗ Chử Đồng Tử dấu mình, nước chảy cát trôi Chử Đồng Tử bị lộ. Chàng trình bày gia cảnh vất vả xin nàng tha tội. Tiên Dung thấy chàng là người hiếu nghĩa, nên xin cha cho lấy. Nàng theo chồng về vùng Dạ Trạch, cùng chồng khẩn hoang, dạy dân trồng lúa.
Còn Ngọc Hoa xinh đẹp, vua cha cho dựng lầu kén rể, hai chàng trai giỏi Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, thi tài. Cuối cùng Sơn Tinh thắng cuộc lấy được nàng Ngọc Hoa, hai vợ chồng về vùng núi Tản quê hương của Sơn Tinh cùng dân làng trị thủy sông, trồng lúa nước, xây dựng cuộc sống. Thủy Tinh thua cuộc, hàng năm ôm hận, cứ đến mùa tháng 6, 7 âm lịch lại dâng nước làm lụt lội đòi lại người yêu.
Tại Đền Giếng chiều ngày 18/9/1954 Bác Hồ về nghỉ ở đây. Hôm sau 19/9, Bác đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản thủ đô. Lời Bác dặn đã trở thành chân lý:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Ngày xa xưa, núi Nghĩa Lĩnh là nơi thờ thần tự nhiên trước khi thờ các vua Hùng. Tục truyền rằng Hùng Vương và các quan tướng thường đến đây làm lễ tế trời thờ lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, cộng đồng no đủ. Do đó cho đến nay Đền Thượng vẫn còn có tên gọi Kính Thiên Lĩnh Điện, là nơi cấm địa. Đồng bào địa phương còn kể lại rằng: Trước đây gần một thế kỷ vẫn có thờ hạt lúa thần. Đó là hình tượng hạt thóc làm bằng đá to như cái thuyền 3 cẳng được thờ tại Đền Thượng. Phía sau núi Nghĩa Lĩnh còn có ngọn núi thứ hai cao gần bằng Nghĩa Lĩnh, đó là núi Trọc, còn có hòn cối xay hay là hòn đá ông đá bà (tục truyền là nghi thức thờ sinh thực khí). Như vậy từ xa xưa, cư dân ở đây đã có những tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp tôn thờ những thế lực huyền bí của tự nhiên, mong được những thế lực đó phù hộ cuộc sống của con người. Khi con người chưa khắc phục chế ngự nổi tự nhiên, thì việc thờ các thần tự nhiên là lẽ tất nhiên. Về sau, vào thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, khoảng thế kỷ XIII-XIV, với ý thức “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn Tổ tiên dựng nước, người Việt xây dựng các đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh. Ba ngôi đền: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ đều thờ 18 đời vua Hùng, cùng với các vị thần núi. Trong 3 ngôi đền đều gồm 4 cỗ Long ngai, 3 cỗ ngai chính diện bài vị thờ:
-Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng, thị thập bát thế thánh vương thánh vị (thần núi cao, 18 đời Hùng Vương thánh vương thánh vị).
-Ất sơn thánh vương thánh vị (thần núi gần thánh vương thánh vị).
-Viễn sơn thánh vương thánh vị (thần núi xa thánh vương, thánh vị).
Đó là tục thờ thần núi (Tam Sơn Cấm Địa – 3 ngọn núi cấm) của cư dân vùng cao và cả 18 đời Hùng Vương. Như vậy vào khoảng thế kỷ XIII-XIV trên núi Nghĩa Lĩnh đã có tín ngưỡng thờ nhân thần (Vua Hùng tổ tiên người Việt) bên cạnh các thiên thần.
-Cỗ long ngai thứ 4 lùi xuống phía bên trái của đền không bài vị thờ con gái vua Hùng. Trong truyền thuyết và văn tế tại Đền Hùng ngày xưa là thờ hai nàng Tiên Dung và Ngọc Hoa.
-Ngôi chùa Thiên Quang thờ Phật.
-Đền Giếng thờ hai nàng công chúa Tiên Dung – Ngọc Hoa. Như vậy không kể một chùa và Đền Giếng thì các ngôi đền trên núi Hùng ở ban cấp khác nhau, thờ giống nhau. Nguyên do là sự phát triển phân chia làng xã ở khu vực. Trước thế kỷ XIV, làng Trẹo là cư dân duy nhất ở vùng này, làm đền giữa núi Hùng để thờ Tổ tiên (bây giờ là Đền Trung). Làng Trẹo về sau đông con cháu, mới tách làm hai làng. Làng mới đi vào Lũng Cỏ lập làng Cả là tiền thân của làng Cổ Tích sau này. Thế kỷ XV giặc ngoại xâm đã tàn phá Đền Trung và làng Cả. Hòa bình trở lại, những người còn sống sót của cư dân làng Cả và một vài nơi khác đến ngụ cư tại chân núi Hùng, làng Cổ Tích có từ đó. Làng Cổ Tích dựng Đền Thượng, Chùa và Gác Chuông. Cùng thời gian đó, làng Trẹo dựng lại Đền Trung trên nền đền cũ ở lưng chừng núi, kiến thiết cột gỗ lớn có thớt đá kê, mái lợp ngói.
Thế kỷ XVII làng Trẹo tách một lần nữa, làng mới này là làng Vi (nay thuộc xã Chu Hóa – huyện Phong Châu), làng Vi dựng Đền Hạ, còn làng Trẹo và làng Cổ Tích thuộc xã Hy Cương – huyện Phong Châu. Vốn nguồn gốc cùng một cư dân, cùng thờ một vị thần nên khi tách làng xã, các thần vẫn thờ giống nhau ở các đền khác nhau trên núi Nghĩa Lĩnh. Dân làng Cổ Tích quản lý và trông coi Đền Thượng, Chùa và Gác Chuông, Đền Giếng; làng Trẹo trông coi Đền Trung; làng Vi trông coi Đền Hạ.
Thường ngày xưa có hai ngày cầu chính vào tháng Giêng và tháng 8. Tháng 3 cùng nhau mở cửa đền làm hội. Cư dân cả xã Hy Cương vào thời nhà Lê được nhận làm “Con trưởng tạo lệ”, trong cuốn Ngọc phả do trực họa sĩ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: “Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”.
Hàng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khóa, tiền thuế và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ Đền Hùng. Thời xưa việc cúng Tổ vào ngày 12/3 âm lịch hàng năm, thường khi con cháu ở những miền xa về làm giỗ trước một ngày (vào 11/3 âm lịch). Cuốn Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức Hậu Lê còn có đoạn: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ Tích). Ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Tháng Tổ xưa”.
Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của thập kỷ) có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và ông chủ tế địa phương cúng vào ngày 10/3 âm lịch, để những ngày sau cho nhân dân mọi miền về làm lễ hội. Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10/3 hàng năm:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Như vậy trong thời đại phong kiến, các vương triều luôn luôn coi trọng việc tế lễ vua Hùng và xem đó như một việc hệ trọng của cả nước. Từ khi có Cách mạng tháng 8 thành công đến nay, Chính phủ nước Việt Nam đều tổ chức dâng hương tưởng niệm các vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm theo nghi thức Nhà nước.
Vào ngày lễ hội, lá cờ thần được treo trên đỉnh núi Hùng, có 41 làng xã thuộc đất Vĩnh Phú (riêng huyện Phong Châu là 38 làng xã) rước kiệu dâng lễ về lễ Tổ. Trên các cỗ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phướng bát âm tấu nhạc, cờ quạt bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới. Lại có những hoạt động văn hóa mang đậm đà sắc thái dân gian truyền thống, trí thông minh và tinh thần thượng võ của người Việt như: Đu quay, đấu vật, chọi gà, kéo co, kéo lửa, nấu cơm thi, đánh cờ tướng, hát xoan, hát ví ghẹo… Cờ tướng ở hội Hùng xưa không thể thiếu được, thướng các năm tướng bà bao giờ cũng là người đẹp của đất Phong Châu, còn tướng ông có thể từ các vùng khác đến: Hội xưa thường mở từ mùng 7 đến mùng 10/3 âm lịch, các cuộc cờ tướng cũng được tổ chức suốt mấy ngày hội. Đã không ít hội xưa, sau 3 ngày hội, tướng bà theo tướng ông về xuôi, bất chấp cả luật lệ phong kiến hà khắc khi xưa.
Hội Hùng là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Việt, người Việt về giỗ Tổ tỏ lòng kính hiếu tôn trọng Tổ tiên, nhưng cũng là để nhân thêm tình yêu thương con ngưởi, xứ sở, niềm tin vào cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Đền Hùng cùng ngày giỗ Tổ giành cho tất cả mọi người Việt Nam, từ các Nguyên thủ quốc gia đến người dân nước Việt, tất cả các số phận, các cuộc đời, các ngành giới, không kể tôn giáo, miền ngược hay miền xuôi, trải qua bao thế kỷ người Việt vẫn về kính viếng Tổ tiên. Tín ngưỡng cả nước thờ chung một ông Tổ có lẽ trên thế giới này chỉ có ở Việt Nam, điều đó đã trở thành truyền thống, lẽ tự nhiên của dân tộc Việt.
Bảo tàng Hùng Vương
Nhà Bảo tàng Hùng Vương hai tầng, cao trên 30m, hình vuông. Nhìn từ xa Nhà bảo tàng giống như một khối hộp lập phương, cao vút nằm trên đỉnh một quả đồi ngay sát đền chính. Bảo tàng Hùng Vương là một ngôi nhà có hình thức đậm chắc mà trang nhã, bề thế mà lại rất thanh thoát. Bắt đầu được khai móng năm 1986, với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỉ đồng, các nhà xây dựng đã cấu thành một ngôi nhà hoàn hảo hiện đại mà dân tộc. Hiện đại ở sự bề thế của quy mô xây dựng , tường ốp đá xẻ bao quanh với diện tích mặt bằng gần 1000m2. Còn dân tộc vì đây là một chiếc nhà sàn, 4 bề có cột chống trụ. Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà Bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng khổng lồ. Sự khổng lồ ấy được các nhà thiết kế giải thích đó là biểu tượng của trái đất theo quan niệm của người xưa: Đất vuông, Trời tròn. Ở giữa nhà bảo tàng là một vùng trần thủng có khoảng trời nghiêng xuống lồng trong một khuôn trăng đầy đặn. Tổng thể sự hiện diện trời tròn đất vuông ấy là ý tưởng của người kiến trúc sư muốn khắc họa lại huyền thoại lịch sử: Sự tích bánh chưng bánh dày, mà ở đây, huyền thoại ấy chắc rằng mỗi người chúng ta nếu không thuộc lòng thì chí ít cũng đã được một lần nghe bà kể chuyện về hoàng tử Lang Liêu làm bánh dày, bánh chưng dâng tiến vua cha.
Câu chuyện cổ tích ấy đã phần nào nói lên được quan niệm vũ trụ của con người Việt Nam cổ đại, đồng thời còn nói lên được quan niệm vuông tròn trong tiềm thức, trong ước lệ, đó còn là triết lý nhân văn, triết lý toàn vẹn của con người Việt Nam. Sức người bằng sức lao động sáng tạo, lộc trời bằng hạt gạo, hoa đất bằng hương vị cây lá thiên nhiên đã cấu thành sản phẩm vật chất duy trì sự sinh tồn của đất nước qua nhiều thế hệ.
Nhà Bảo tàng Hùng Vương được khánh thành đúng trong ngày khai hội Đền Hùng năm 1993. nó tầm cỡ không chỉ vì đó là một trong 3 bảo tàng quốc gia, được người đứng đầu Đảng và Nhà nước cắt rốn khai sinh:
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam: Thủ tướng Phạm Văn Đồng cắt băng khánh thành năm 1959.
Bảo tàng Hồ Chí Minh: Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười cắt băng khánh thành 1990.
Bảo tàng Hùng Vương: Tổng Bí Thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành năm 1993.
Sự tầm cỡ ở đây chính là nội dung khoa học – tiếng nói của những hiện vật lịch sử đang chứa đựng trong lòng nó. Với hơn 700 hiện vật gốc trên tổng số 3000 hiện vật có trong kho bảo tàng, 162 bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp bình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc họa chủ đề tổng quát: Từ văn minh nông nghiệp các vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử (Bao gồm Vĩnh Phú và một phần Hà Tây, Hà Nội ngày nay).
Tham quan Bảo tàng Hùng Vương dù khách có là người du lịch hay là nhà nghiên cứu hoặc người dân lao động bình thường, ai cũng đều cảm nhận được trước sự biến thiên vĩ đại của lịch sử dân tộc ta từ buổi bình minh, cuộc sống còn mông muội đã làm nên một vua Hùng và một nước Văn Lang độc lập.
Phòng trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:
-Giới thiệu giai đoạn văn hóa Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Vĩnh Phú.
-Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích của nhận dân cả nước.
-Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ trước, đến Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.
Ý đồ nổi bật trong trưng bày Bảo tàng Hùng Vương về nội dung và giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật là việc giải quyết đề tài trưng bày mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa Hùng Vương, văn minh sông Hồng với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam.
Mục đích của ý đồ tư tưởng trưng bày nhằm làm rõ tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Đền Hùng, bộ Văn Lang và địa thế dựng nước của các vua Hùng.
Trưng bày Bảo tàng Hùng Vương đã cố gắng đảm bảo sự tuân thủ những nguyên tắc của phương pháp luận sử học Mác xít và nguyên tắc bảo tàng học, trên đai trưng bày có 5 trọng tâm – 5 mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành con người Việt Nam, 5 trọng tâm ấy được nhân đậm ở 5 vị trí trang trọng:
-Đất nước, con người một thời nguyên thủy.
-Bắt đầu dựng nước.
-Sự nghiệp xây dựng nước Văn Lang của các vua Hùng.
-Khu di tích Đền Hùng và việc thờ cúng vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu.
-Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ trước, đến Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.
Dọc theo 5 trọng tâm ấy có 5 điểm phim tài liệu, khoa học phù trợ với nội dung lịch sử: Giỗ Tổ Hùng Vương, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, lễ hội làng He, trò Trám và sự tích rước lúa thần, hát xoan và sự tích làm bánh chưng bánh dày, vua Hùng đi săn.
Trưng bày bảo tàng Hùng Vương hướng tới chiều sâu về tư tưởng, tìm về cội nguồn. Mục đích của giải pháp này nhằm làm rõ giai đoạn văn hóa Hùng Vương và thời đại Hùng Vương dựng nước.
Phòng 1: Giới thiệu trọng tâm thứ nhất :
Đất nước, con người một thời nguyên thủy, với số lượng hiện vật gồm một sa bàn, một hộp hình, hai bức tranh sơn mài cỡ lớn, 18 mẫu động thực vật, 12 mẫu khoáng sản, 20 công cụ đá Sơn Vi và một số ảnh chụp cùng những hiện vật khác đã khái lược hình thế thiên nhiên và sức sống buổi bình minh lịch sử của con người Việt Nam. Một vùng đất hợp lưu nơi ngã ba sông Hồng, Đà, Lô giàu đẹp và thuận lợi từ hàng vạn năm xa xưa đã trở thành môi trường tụ cư sinh sống cho các loại động, thực vật và cho con người. Lớp trầm tích tìm được và hộp hình cùng những ảnh chụp hang Ngựa (Thu Cúc – Thanh Sơn) là di chỉ xa xưa đầu tiên có dấu vết cư trú của con người cách nay trên 4 vạn năm. Dấu vết hóa thạch của các xương lợn rừng, hươu nai là dấu tích minh chứng cho sự vận động của con người chinh phục thiên nhiên để duy trì sự sinh tồn ở thời kỳ xa xưa ấy.
Trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội, con người Việt Nam thời thượng cổ đã trải qua 5 giai đoạn văn hóa: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, 5 giai đoạn phát triển văn hóa ấy là 5 bước tiến dài vạn dặm trong lịch sử phát triển dân tộc. Hơn 100 địa điểm văn hóa Sơn Vi có độ tuổi từ 1,5 vạn đến hai vạn năm với những công cụ cuộc ghè đập là chứng tích sinh tồn của người nguyên thủy trên đất Vĩnh Phú – Văn Lang, đất bản bộ của các Vua Hùng.
Phòng 2 : Bắt đầu thời dựng nước
Bằng những hiện vật gốc có chọn lựa phong phú từ 3 nền văn hóa: Phú Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Có nhiều tài liệu khoa học phụ mô tả từng mảng cuộc sống sinh hoạt của con người vận động hợp quy luật biến thiên của lịch sử. Công cụ đá mài từ giản đơn đến phúc tạp, từ thô ráp đến tinh xảo: Rìu có vai, rìu mài tứ diện, cuốc đá, chày nghiền, đồ trang sức (vòng tay đá, khuyên đá…) vô cùng phong phú bên cạnh những sưu tập gốm đa dạng: nồi, vò, bình gốm, bát gốm, dọc xe chỉ, chài lưới… được trưng bày nhằm giới thiệu cho người xem thấy được nghề sống chính của cư dân nguyên thủy nước ta là làm nông nghiệp, trồng lúa nước, săn bắt và hái lượm. Qua từng bước biến thiên của lịch sử, con người từ chỗ sống bằng săn bắt, hái lượm đã biết đấu tranh cải tạo thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Nền kinh tế nông nghiệp ngày một phát triển. Cuộc sống con người dần no đủ, có tích lũy của cải, có sự phân chia người nghèo, kẻ giàu, có sự hình thành giai cấp. Những Nha chương bằng đá tìm được ở Gia Thanh, Thanh Đình (Phong Châu) là vật chứng điển hình chứng minh cho sự hình thành các tộc người, sự tập trung uy quyền vào người đứng đầu bộ tộc. Khi công cụ bằng đồng xuất hiện, những mũi cày đồng (Vạn Thắng), lưỡi liềm đồng (Gò De), lưỡi rìu đồng (Làng Cả) được ra đời và ngày càng đa dạng, phong phú. Đó là dấu tích chứng minh cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp buổi ban đầu
Những mũi lao, mũi tên đồng, lưỡi câu đồng là vật chứng không chỉ chứng minh cho sự phát triển trí tuệ và khả năng chinh phục thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Đó còn là dấu hiệu khả năng tự vệ của con người trong sự đấu tranh giai cấp, đấu tranh sinh tồn giữa các tộc người trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp. Dấu tích sự ra đời của hạt lúa đã đánh dấu bước tiến dài trong lịch sử kinh tế nông nghiệp. Đó là hiện vật gốc chứng minh cho thành tựu lớn lao của con người chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.
Phòng 3: Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng
Hàng trăm hiện vật được trưng bày để nêu bật chủ đề văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Hùng Vương, song đáng chú ý gây ấn tượng sâu sắc nhất cho người xem là bộ sưu tập trống đồng (10 chiếc) được phát hiện rải rác trên thềm đất cổ Phong Châu. Tiêu biểu hơn cả là chiếc trống đồng Đền Hùng. Chiếc trống này được phát hiện tại làng Cổ Tích cách chân núi Hùng khoảng 500m. Cho tới nay trống đồng Đền Hùng được các nhà khoa học xếp vào loại đứng đầu hàng dọc trong hệ thống trống loại I Hê gơ tìm thấy ở Việt Nam. So với trống đồng Đền Hùng, kiểu dáng và cách thức trang trí tương đồng song có kích thước và dáng vẻ bề thế hơn và điều quan trọng là nó được tìm thấy ngay tại chân núi Hùng.
Bên cạnh trống đồng Đền Hùng là trống đồng Tân Long. Đây là một trong những chiếc trống có đường kính lớn nhất so với toàn bộ trống đồng tìm thấy ở Việt Nam (trống có đường kính mặt 108cm).
Bộ hiện vật điển hình thứ hai là sưu tập vũ khí bằng đồng, lưỡi cày đồng, thuổng đồng, rìu đồng, dao găm đồng, mũi tên đồng, lao đồng… đa dạng và phong phú. Đó là dấu hiệu phản ánh giai đoạn văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ, có sự phân diện rộng rãi từ biên giới phía Bắc tới các tỉnh miền Trung nước ta bây giờ. Công cụ đồng xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú và điêu luyện, cục diện kinh tế ngày càng phát triển đã đưa trình độ xã hội phát triển cao hơn. Các thủ lĩnh họ Hùng với cương vị đứng đầu bộ lạc Văn Lang từ nền tảng kinh tế lạc hậu thời kỳ đá mới qua giai đoạn sơ kỳ đồng thau đã vượt lên mở rộng địa bàn, đẩy mạnh sự phát triển văn minh và xã hội tới bước phát triển cực thịnh trong giai đoạn văn hóa công cụ đồng thau – sắt sớm. Từ sự liên minh bộ lạc đến sự áp phục 15 bộ lạc gần xa để trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc rồi quân chủ quốc gia: Hùng Vương ở thế kỷ 11 trước công nguyên. Bộ Văn Lang của các thủ lĩnh họ Hùng đã trở thành địa bàn gốc của nước Văn Lang. Một nhà nước xã hội kiểu “phương thức sản xuất châu Á” ra đời, nhà nước đầu tiên của xã hội Việt Nam. Đó là thành tựu, là công lao vĩ đại không gì sánh nổi của các vua Hùng. Nền văn hóa mang sắc thái riêng và cốt cách riêng của dân tộc bắt đầu được hình thành và phát triển. Một giai đoạn lịch sử, một thời đại mới ra đời: Thời đại xây dựng đất nước của các vua Hùng.
Phòng 4 và 5: Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng, việc thờ cúng vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu, tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ xã hội tới Đền Hùng.
Cho tới nay, qua kiểm kê di tích lịch sử văn hóa, trên đất Vĩnh Phú có 587 nơi thờ Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh các vua Hùng. Bên cạnh những dấu tích vật chất còn có những trang huyền thoại kỳ diệu phản ánh sự hào hùng, sự bay bổng kỳ diệu của những nhân thần, người anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và bảo vệ đất nước.
Cạnh Đền Thượng còn có một cột đá, người xưa truyền lại khi Thục Phán được vua Hùng nhường ngôi, đã dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đời hương khói tại Lăng miếu vua Hùng. Đứng ở đỉnh cao Nghĩa Lĩnh nhìn quay lên hướng Bắc, những quả đồi lớn nhấp nhô nối nhau thấp dần về Nam giống như đàn voi phục. Truyền thuyết kể rằng: đã có 100 voi khi nghe tin Hùng Vương chọn đất đóng đô đã chầu về đất tổ. Trong đàn voi có 99 con cùng quay đầu về một hướng, có một con quay ngược lại hướng của đàn, đã bị nàng Bầu (con gái cả của Hùng Vương thứ nhất) vâng lệnh cha chém chết con voi bất nghĩa. Ngày nay vẫn thấy cách Đền Hùng khoảng 10km về phía Bắc (thuộc xã Phú Lộc) vẫn còn một quả đồi giống con voi quay ngược bị trừng trị vì tội phản phúc.
Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đền Thượng, xem bài minh chuông của quả chuông Đền Thượng treo trên cây đại cổ thụ trước đền. Ngày 19/8/1962 Bác Hồ về thăm Đền Hùng lần thứ hai và nghỉ lại tại cửa ngách Đông Nam của Đền Thượng.
+ Đền Giếng kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm 3 lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Tương truyền khi theo cha đi kinh lý qua vùng này, hai nàng Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái Hùng Vương thứ 18, thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thủy, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống.
Theo truyền thuyết nàng Tiên Dung xinh đẹp, đến tuổi trăng tròn có nhiều người tài giỏi đến cầu hôn. Nàng Tiên Dung không muốn lấy chồng để được thường xuyên đi du ngoạn núi rừng. Một lần, Tiên Dung đi dọc sông Hồng về xuôi, tới vùng Dạ Trạch (Khoái Châu – Hải Hưng) Tiên Dung nghỉ, tắm trên bãi cát. Không ngờ gặp Chử Đồng Tử, chàng trai nghèo khổ hiếu thảo vì mẹ mất sớm, cha gà trống nuôi con, hai cha con nghèo có mỗi chiếc khố che thân. Một năm cha chết nốt, Chử Đồng Tử không nỡ bó chiếu chôn cha ở trần, còn cái khố cuối cùng cũng nhường cha. Thấy thuyền của Tiên Dung neo bên bến cát, Chử Đồng Tử không có quần áo đang ngâm mình đánh dậm dưới đầm, liền vùi mình trong cát. Vô tình nàng Tiên Dung quay màn tắm đúng chỗ Chử Đồng Tử dấu mình, nước chảy cát trôi Chử Đồng Tử bị lộ. Chàng trình bày gia cảnh vất vả xin nàng tha tội. Tiên Dung thấy chàng là người hiếu nghĩa, nên xin cha cho lấy. Nàng theo chồng về vùng Dạ Trạch, cùng chồng khẩn hoang, dạy dân trồng lúa.
Còn Ngọc Hoa xinh đẹp, vua cha cho dựng lầu kén rể, hai chàng trai giỏi Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, thi tài. Cuối cùng Sơn Tinh thắng cuộc lấy được nàng Ngọc Hoa, hai vợ chồng về vùng núi Tản quê hương của Sơn Tinh cùng dân làng trị thủy sông, trồng lúa nước, xây dựng cuộc sống. Thủy Tinh thua cuộc, hàng năm ôm hận, cứ đến mùa tháng 6, 7 âm lịch lại dâng nước làm lụt lội đòi lại người yêu.
Tại Đền Giếng chiều ngày 18/9/1954 Bác Hồ về nghỉ ở đây. Hôm sau 19/9, Bác đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản thủ đô. Lời Bác dặn đã trở thành chân lý:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Ngày xa xưa, núi Nghĩa Lĩnh là nơi thờ thần tự nhiên trước khi thờ các vua Hùng. Tục truyền rằng Hùng Vương và các quan tướng thường đến đây làm lễ tế trời thờ lúa, cầu mong cho giống nòi sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, cộng đồng no đủ. Do đó cho đến nay Đền Thượng vẫn còn có tên gọi Kính Thiên Lĩnh Điện, là nơi cấm địa. Đồng bào địa phương còn kể lại rằng: Trước đây gần một thế kỷ vẫn có thờ hạt lúa thần. Đó là hình tượng hạt thóc làm bằng đá to như cái thuyền 3 cẳng được thờ tại Đền Thượng. Phía sau núi Nghĩa Lĩnh còn có ngọn núi thứ hai cao gần bằng Nghĩa Lĩnh, đó là núi Trọc, còn có hòn cối xay hay là hòn đá ông đá bà (tục truyền là nghi thức thờ sinh thực khí). Như vậy từ xa xưa, cư dân ở đây đã có những tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp tôn thờ những thế lực huyền bí của tự nhiên, mong được những thế lực đó phù hộ cuộc sống của con người. Khi con người chưa khắc phục chế ngự nổi tự nhiên, thì việc thờ các thần tự nhiên là lẽ tất nhiên. Về sau, vào thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, khoảng thế kỷ XIII-XIV, với ý thức “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn Tổ tiên dựng nước, người Việt xây dựng các đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh. Ba ngôi đền: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ đều thờ 18 đời vua Hùng, cùng với các vị thần núi. Trong 3 ngôi đền đều gồm 4 cỗ Long ngai, 3 cỗ ngai chính diện bài vị thờ:
-Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng, thị thập bát thế thánh vương thánh vị (thần núi cao, 18 đời Hùng Vương thánh vương thánh vị).
-Ất sơn thánh vương thánh vị (thần núi gần thánh vương thánh vị).
-Viễn sơn thánh vương thánh vị (thần núi xa thánh vương, thánh vị).
Đó là tục thờ thần núi (Tam Sơn Cấm Địa – 3 ngọn núi cấm) của cư dân vùng cao và cả 18 đời Hùng Vương. Như vậy vào khoảng thế kỷ XIII-XIV trên núi Nghĩa Lĩnh đã có tín ngưỡng thờ nhân thần (Vua Hùng tổ tiên người Việt) bên cạnh các thiên thần.
-Cỗ long ngai thứ 4 lùi xuống phía bên trái của đền không bài vị thờ con gái vua Hùng. Trong truyền thuyết và văn tế tại Đền Hùng ngày xưa là thờ hai nàng Tiên Dung và Ngọc Hoa.
-Ngôi chùa Thiên Quang thờ Phật.
-Đền Giếng thờ hai nàng công chúa Tiên Dung – Ngọc Hoa. Như vậy không kể một chùa và Đền Giếng thì các ngôi đền trên núi Hùng ở ban cấp khác nhau, thờ giống nhau. Nguyên do là sự phát triển phân chia làng xã ở khu vực. Trước thế kỷ XIV, làng Trẹo là cư dân duy nhất ở vùng này, làm đền giữa núi Hùng để thờ Tổ tiên (bây giờ là Đền Trung). Làng Trẹo về sau đông con cháu, mới tách làm hai làng. Làng mới đi vào Lũng Cỏ lập làng Cả là tiền thân của làng Cổ Tích sau này. Thế kỷ XV giặc ngoại xâm đã tàn phá Đền Trung và làng Cả. Hòa bình trở lại, những người còn sống sót của cư dân làng Cả và một vài nơi khác đến ngụ cư tại chân núi Hùng, làng Cổ Tích có từ đó. Làng Cổ Tích dựng Đền Thượng, Chùa và Gác Chuông. Cùng thời gian đó, làng Trẹo dựng lại Đền Trung trên nền đền cũ ở lưng chừng núi, kiến thiết cột gỗ lớn có thớt đá kê, mái lợp ngói.
Thế kỷ XVII làng Trẹo tách một lần nữa, làng mới này là làng Vi (nay thuộc xã Chu Hóa – huyện Phong Châu), làng Vi dựng Đền Hạ, còn làng Trẹo và làng Cổ Tích thuộc xã Hy Cương – huyện Phong Châu. Vốn nguồn gốc cùng một cư dân, cùng thờ một vị thần nên khi tách làng xã, các thần vẫn thờ giống nhau ở các đền khác nhau trên núi Nghĩa Lĩnh. Dân làng Cổ Tích quản lý và trông coi Đền Thượng, Chùa và Gác Chuông, Đền Giếng; làng Trẹo trông coi Đền Trung; làng Vi trông coi Đền Hạ.
Thường ngày xưa có hai ngày cầu chính vào tháng Giêng và tháng 8. Tháng 3 cùng nhau mở cửa đền làm hội. Cư dân cả xã Hy Cương vào thời nhà Lê được nhận làm “Con trưởng tạo lệ”, trong cuốn Ngọc phả do trực họa sĩ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: “Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”.
Hàng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khóa, tiền thuế và ruộng chỉ làm đèn nhang cúng lễ Đền Hùng. Thời xưa việc cúng Tổ vào ngày 12/3 âm lịch hàng năm, thường khi con cháu ở những miền xa về làm giỗ trước một ngày (vào 11/3 âm lịch). Cuốn Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức Hậu Lê còn có đoạn: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ Tích). Ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Tháng Tổ xưa”.
Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của thập kỷ) có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và ông chủ tế địa phương cúng vào ngày 10/3 âm lịch, để những ngày sau cho nhân dân mọi miền về làm lễ hội. Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10/3 hàng năm:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Như vậy trong thời đại phong kiến, các vương triều luôn luôn coi trọng việc tế lễ vua Hùng và xem đó như một việc hệ trọng của cả nước. Từ khi có Cách mạng tháng 8 thành công đến nay, Chính phủ nước Việt Nam đều tổ chức dâng hương tưởng niệm các vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm theo nghi thức Nhà nước.
Vào ngày lễ hội, lá cờ thần được treo trên đỉnh núi Hùng, có 41 làng xã thuộc đất Vĩnh Phú (riêng huyện Phong Châu là 38 làng xã) rước kiệu dâng lễ về lễ Tổ. Trên các cỗ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phướng bát âm tấu nhạc, cờ quạt bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới. Lại có những hoạt động văn hóa mang đậm đà sắc thái dân gian truyền thống, trí thông minh và tinh thần thượng võ của người Việt như: Đu quay, đấu vật, chọi gà, kéo co, kéo lửa, nấu cơm thi, đánh cờ tướng, hát xoan, hát ví ghẹo… Cờ tướng ở hội Hùng xưa không thể thiếu được, thướng các năm tướng bà bao giờ cũng là người đẹp của đất Phong Châu, còn tướng ông có thể từ các vùng khác đến: Hội xưa thường mở từ mùng 7 đến mùng 10/3 âm lịch, các cuộc cờ tướng cũng được tổ chức suốt mấy ngày hội. Đã không ít hội xưa, sau 3 ngày hội, tướng bà theo tướng ông về xuôi, bất chấp cả luật lệ phong kiến hà khắc khi xưa.
Hội Hùng là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Việt, người Việt về giỗ Tổ tỏ lòng kính hiếu tôn trọng Tổ tiên, nhưng cũng là để nhân thêm tình yêu thương con ngưởi, xứ sở, niềm tin vào cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Đền Hùng cùng ngày giỗ Tổ giành cho tất cả mọi người Việt Nam, từ các Nguyên thủ quốc gia đến người dân nước Việt, tất cả các số phận, các cuộc đời, các ngành giới, không kể tôn giáo, miền ngược hay miền xuôi, trải qua bao thế kỷ người Việt vẫn về kính viếng Tổ tiên. Tín ngưỡng cả nước thờ chung một ông Tổ có lẽ trên thế giới này chỉ có ở Việt Nam, điều đó đã trở thành truyền thống, lẽ tự nhiên của dân tộc Việt.
Bảo tàng Hùng Vương
Nhà Bảo tàng Hùng Vương hai tầng, cao trên 30m, hình vuông. Nhìn từ xa Nhà bảo tàng giống như một khối hộp lập phương, cao vút nằm trên đỉnh một quả đồi ngay sát đền chính. Bảo tàng Hùng Vương là một ngôi nhà có hình thức đậm chắc mà trang nhã, bề thế mà lại rất thanh thoát. Bắt đầu được khai móng năm 1986, với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỉ đồng, các nhà xây dựng đã cấu thành một ngôi nhà hoàn hảo hiện đại mà dân tộc. Hiện đại ở sự bề thế của quy mô xây dựng , tường ốp đá xẻ bao quanh với diện tích mặt bằng gần 1000m2. Còn dân tộc vì đây là một chiếc nhà sàn, 4 bề có cột chống trụ. Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà Bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng khổng lồ. Sự khổng lồ ấy được các nhà thiết kế giải thích đó là biểu tượng của trái đất theo quan niệm của người xưa: Đất vuông, Trời tròn. Ở giữa nhà bảo tàng là một vùng trần thủng có khoảng trời nghiêng xuống lồng trong một khuôn trăng đầy đặn. Tổng thể sự hiện diện trời tròn đất vuông ấy là ý tưởng của người kiến trúc sư muốn khắc họa lại huyền thoại lịch sử: Sự tích bánh chưng bánh dày, mà ở đây, huyền thoại ấy chắc rằng mỗi người chúng ta nếu không thuộc lòng thì chí ít cũng đã được một lần nghe bà kể chuyện về hoàng tử Lang Liêu làm bánh dày, bánh chưng dâng tiến vua cha.
Câu chuyện cổ tích ấy đã phần nào nói lên được quan niệm vũ trụ của con người Việt Nam cổ đại, đồng thời còn nói lên được quan niệm vuông tròn trong tiềm thức, trong ước lệ, đó còn là triết lý nhân văn, triết lý toàn vẹn của con người Việt Nam. Sức người bằng sức lao động sáng tạo, lộc trời bằng hạt gạo, hoa đất bằng hương vị cây lá thiên nhiên đã cấu thành sản phẩm vật chất duy trì sự sinh tồn của đất nước qua nhiều thế hệ.
Nhà Bảo tàng Hùng Vương được khánh thành đúng trong ngày khai hội Đền Hùng năm 1993. nó tầm cỡ không chỉ vì đó là một trong 3 bảo tàng quốc gia, được người đứng đầu Đảng và Nhà nước cắt rốn khai sinh:
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam: Thủ tướng Phạm Văn Đồng cắt băng khánh thành năm 1959.
Bảo tàng Hồ Chí Minh: Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười cắt băng khánh thành 1990.
Bảo tàng Hùng Vương: Tổng Bí Thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành năm 1993.
Sự tầm cỡ ở đây chính là nội dung khoa học – tiếng nói của những hiện vật lịch sử đang chứa đựng trong lòng nó. Với hơn 700 hiện vật gốc trên tổng số 3000 hiện vật có trong kho bảo tàng, 162 bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp bình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc họa chủ đề tổng quát: Từ văn minh nông nghiệp các vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử (Bao gồm Vĩnh Phú và một phần Hà Tây, Hà Nội ngày nay).
Tham quan Bảo tàng Hùng Vương dù khách có là người du lịch hay là nhà nghiên cứu hoặc người dân lao động bình thường, ai cũng đều cảm nhận được trước sự biến thiên vĩ đại của lịch sử dân tộc ta từ buổi bình minh, cuộc sống còn mông muội đã làm nên một vua Hùng và một nước Văn Lang độc lập.
Phòng trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:
-Giới thiệu giai đoạn văn hóa Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Vĩnh Phú.
-Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích của nhận dân cả nước.
-Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ trước, đến Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.
Ý đồ nổi bật trong trưng bày Bảo tàng Hùng Vương về nội dung và giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật là việc giải quyết đề tài trưng bày mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa Hùng Vương, văn minh sông Hồng với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam.
Mục đích của ý đồ tư tưởng trưng bày nhằm làm rõ tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Đền Hùng, bộ Văn Lang và địa thế dựng nước của các vua Hùng.
Trưng bày Bảo tàng Hùng Vương đã cố gắng đảm bảo sự tuân thủ những nguyên tắc của phương pháp luận sử học Mác xít và nguyên tắc bảo tàng học, trên đai trưng bày có 5 trọng tâm – 5 mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành con người Việt Nam, 5 trọng tâm ấy được nhân đậm ở 5 vị trí trang trọng:
-Đất nước, con người một thời nguyên thủy.
-Bắt đầu dựng nước.
-Sự nghiệp xây dựng nước Văn Lang của các vua Hùng.
-Khu di tích Đền Hùng và việc thờ cúng vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu.
-Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ trước, đến Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.
Dọc theo 5 trọng tâm ấy có 5 điểm phim tài liệu, khoa học phù trợ với nội dung lịch sử: Giỗ Tổ Hùng Vương, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, lễ hội làng He, trò Trám và sự tích rước lúa thần, hát xoan và sự tích làm bánh chưng bánh dày, vua Hùng đi săn.
Trưng bày bảo tàng Hùng Vương hướng tới chiều sâu về tư tưởng, tìm về cội nguồn. Mục đích của giải pháp này nhằm làm rõ giai đoạn văn hóa Hùng Vương và thời đại Hùng Vương dựng nước.
Phòng 1: Giới thiệu trọng tâm thứ nhất :
Đất nước, con người một thời nguyên thủy, với số lượng hiện vật gồm một sa bàn, một hộp hình, hai bức tranh sơn mài cỡ lớn, 18 mẫu động thực vật, 12 mẫu khoáng sản, 20 công cụ đá Sơn Vi và một số ảnh chụp cùng những hiện vật khác đã khái lược hình thế thiên nhiên và sức sống buổi bình minh lịch sử của con người Việt Nam. Một vùng đất hợp lưu nơi ngã ba sông Hồng, Đà, Lô giàu đẹp và thuận lợi từ hàng vạn năm xa xưa đã trở thành môi trường tụ cư sinh sống cho các loại động, thực vật và cho con người. Lớp trầm tích tìm được và hộp hình cùng những ảnh chụp hang Ngựa (Thu Cúc – Thanh Sơn) là di chỉ xa xưa đầu tiên có dấu vết cư trú của con người cách nay trên 4 vạn năm. Dấu vết hóa thạch của các xương lợn rừng, hươu nai là dấu tích minh chứng cho sự vận động của con người chinh phục thiên nhiên để duy trì sự sinh tồn ở thời kỳ xa xưa ấy.
Trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội, con người Việt Nam thời thượng cổ đã trải qua 5 giai đoạn văn hóa: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, 5 giai đoạn phát triển văn hóa ấy là 5 bước tiến dài vạn dặm trong lịch sử phát triển dân tộc. Hơn 100 địa điểm văn hóa Sơn Vi có độ tuổi từ 1,5 vạn đến hai vạn năm với những công cụ cuộc ghè đập là chứng tích sinh tồn của người nguyên thủy trên đất Vĩnh Phú – Văn Lang, đất bản bộ của các Vua Hùng.
Phòng 2 : Bắt đầu thời dựng nước
Bằng những hiện vật gốc có chọn lựa phong phú từ 3 nền văn hóa: Phú Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Có nhiều tài liệu khoa học phụ mô tả từng mảng cuộc sống sinh hoạt của con người vận động hợp quy luật biến thiên của lịch sử. Công cụ đá mài từ giản đơn đến phúc tạp, từ thô ráp đến tinh xảo: Rìu có vai, rìu mài tứ diện, cuốc đá, chày nghiền, đồ trang sức (vòng tay đá, khuyên đá…) vô cùng phong phú bên cạnh những sưu tập gốm đa dạng: nồi, vò, bình gốm, bát gốm, dọc xe chỉ, chài lưới… được trưng bày nhằm giới thiệu cho người xem thấy được nghề sống chính của cư dân nguyên thủy nước ta là làm nông nghiệp, trồng lúa nước, săn bắt và hái lượm. Qua từng bước biến thiên của lịch sử, con người từ chỗ sống bằng săn bắt, hái lượm đã biết đấu tranh cải tạo thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Nền kinh tế nông nghiệp ngày một phát triển. Cuộc sống con người dần no đủ, có tích lũy của cải, có sự phân chia người nghèo, kẻ giàu, có sự hình thành giai cấp. Những Nha chương bằng đá tìm được ở Gia Thanh, Thanh Đình (Phong Châu) là vật chứng điển hình chứng minh cho sự hình thành các tộc người, sự tập trung uy quyền vào người đứng đầu bộ tộc. Khi công cụ bằng đồng xuất hiện, những mũi cày đồng (Vạn Thắng), lưỡi liềm đồng (Gò De), lưỡi rìu đồng (Làng Cả) được ra đời và ngày càng đa dạng, phong phú. Đó là dấu tích chứng minh cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp buổi ban đầu
Những mũi lao, mũi tên đồng, lưỡi câu đồng là vật chứng không chỉ chứng minh cho sự phát triển trí tuệ và khả năng chinh phục thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Đó còn là dấu hiệu khả năng tự vệ của con người trong sự đấu tranh giai cấp, đấu tranh sinh tồn giữa các tộc người trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp. Dấu tích sự ra đời của hạt lúa đã đánh dấu bước tiến dài trong lịch sử kinh tế nông nghiệp. Đó là hiện vật gốc chứng minh cho thành tựu lớn lao của con người chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.
Phòng 3: Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng
Hàng trăm hiện vật được trưng bày để nêu bật chủ đề văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Hùng Vương, song đáng chú ý gây ấn tượng sâu sắc nhất cho người xem là bộ sưu tập trống đồng (10 chiếc) được phát hiện rải rác trên thềm đất cổ Phong Châu. Tiêu biểu hơn cả là chiếc trống đồng Đền Hùng. Chiếc trống này được phát hiện tại làng Cổ Tích cách chân núi Hùng khoảng 500m. Cho tới nay trống đồng Đền Hùng được các nhà khoa học xếp vào loại đứng đầu hàng dọc trong hệ thống trống loại I Hê gơ tìm thấy ở Việt Nam. So với trống đồng Đền Hùng, kiểu dáng và cách thức trang trí tương đồng song có kích thước và dáng vẻ bề thế hơn và điều quan trọng là nó được tìm thấy ngay tại chân núi Hùng.
Bên cạnh trống đồng Đền Hùng là trống đồng Tân Long. Đây là một trong những chiếc trống có đường kính lớn nhất so với toàn bộ trống đồng tìm thấy ở Việt Nam (trống có đường kính mặt 108cm).
Bộ hiện vật điển hình thứ hai là sưu tập vũ khí bằng đồng, lưỡi cày đồng, thuổng đồng, rìu đồng, dao găm đồng, mũi tên đồng, lao đồng… đa dạng và phong phú. Đó là dấu hiệu phản ánh giai đoạn văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ, có sự phân diện rộng rãi từ biên giới phía Bắc tới các tỉnh miền Trung nước ta bây giờ. Công cụ đồng xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú và điêu luyện, cục diện kinh tế ngày càng phát triển đã đưa trình độ xã hội phát triển cao hơn. Các thủ lĩnh họ Hùng với cương vị đứng đầu bộ lạc Văn Lang từ nền tảng kinh tế lạc hậu thời kỳ đá mới qua giai đoạn sơ kỳ đồng thau đã vượt lên mở rộng địa bàn, đẩy mạnh sự phát triển văn minh và xã hội tới bước phát triển cực thịnh trong giai đoạn văn hóa công cụ đồng thau – sắt sớm. Từ sự liên minh bộ lạc đến sự áp phục 15 bộ lạc gần xa để trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc rồi quân chủ quốc gia: Hùng Vương ở thế kỷ 11 trước công nguyên. Bộ Văn Lang của các thủ lĩnh họ Hùng đã trở thành địa bàn gốc của nước Văn Lang. Một nhà nước xã hội kiểu “phương thức sản xuất châu Á” ra đời, nhà nước đầu tiên của xã hội Việt Nam. Đó là thành tựu, là công lao vĩ đại không gì sánh nổi của các vua Hùng. Nền văn hóa mang sắc thái riêng và cốt cách riêng của dân tộc bắt đầu được hình thành và phát triển. Một giai đoạn lịch sử, một thời đại mới ra đời: Thời đại xây dựng đất nước của các vua Hùng.
Phòng 4 và 5: Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng, việc thờ cúng vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu, tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ xã hội tới Đền Hùng.
Cho tới nay, qua kiểm kê di tích lịch sử văn hóa, trên đất Vĩnh Phú có 587 nơi thờ Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh các vua Hùng. Bên cạnh những dấu tích vật chất còn có những trang huyền thoại kỳ diệu phản ánh sự hào hùng, sự bay bổng kỳ diệu của những nhân thần, người anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và bảo vệ đất nước.