NGHỆ AN
Nghệ An là một tỉnh lớn ở Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Thanh Hoá, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Hà Tĩnh. Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc, Quốc Lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn chảy qua tỉnh dài 94 km. Với một bờ biển dài: 82km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài đến 419km, giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không đều thuận lợi.
Với diện tích 16.371km2, dân số Nghệ An là một trong những tỉnh đông nhất cả nước, đứng hàng thứ 3/64 tỉnh thành, 2.858.265 người (1/4/1999) sau TP. HCM và Thanh Hóa. Hiện nay, tỉnh Nghệ An có một thành phố, một thị xã và 17 huyện, thủ phủ của tỉnh là thành phố Vinh từng được mệnh danh là Phượng Hòang Trung Đô.
Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính lạnh của miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24oC.
Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, khoa học, nhà vắn hóa nổi tiếng như: Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương,… Đặc biệt Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, nhà yêu nước, danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.
Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống: Khơmú, Ơđu, Thổ, Sán, Dìu, H’Mông… Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa. Du khách đến với bất kỳ lễ hội của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.
Các dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An có những loại hình âm nhạc riêng. Dân tộc Khơmú có âm nhạc nữ đuổi chim thú, nhạc khí gắn trên cây gậy chọc lỗ, tra hạt. Thăm Đao là nhạc cụ bằng tre nứa; đàn môi được chế tạo bằng những mảnh cật tre vót mỏng. Ngoài ra họ còn có nhiều loại sáo, khèn. Còn người H’mông lại có nhiều loại khèn và đàn môi để bày tỏ tình cảm, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương đất nước.
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, rước Hến, đua thuyền… Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Vạn Lộc, Làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ mừng nhà mới, lễ uống rượu cần.
Sông Lam
Sông Lam (sông Cả) có diện tích lưu vực là 27.200km2, trong đó có một bộ phận nằm trên đất bạn Lào rộng 9.480km2, chiếm khoảng 35% tổng diện tích. Sông Lam có hai nguồn: một là Nậm Nơn từ dãy Pu Lôi chảy xuống, hai là Nậm Mô từ cao nguyên Trấn Ninh về. Chiều dài dòng sông chính tính theo Nậm Nơn là 531km, còn tính theo Nậm Mô là 432km. Dòng Nậm Mô chảy thẳng tắp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam của đứt gãy mang tên sông Cả, qua Cửa Rào, Đô Lương, thành phố Vinh và đổ ra biển ở Cửa Hội.
Sông Lam có thủy chế khá phức tạp. Mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11.
Khu du lịch Núi Quyết
Trên đường vào Nam ra Bắc qua phà Bến Thủy, nhìn về phía Tây có một núi nhỏ, đó là núi Quyết ngút ngàn thông reo và trở thành lâm viên núi Quyết, một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An. Khu du lịch núi Quyết rộng gần 160ha (diện tích núi 56ha) gồm những khu nhỏ: Khu khách sạn nhà nghỉ ở phía Tây Nam, nhìn ra bờ sông Lam là các khách sạn nhà nghỉ theo kiểu biệt thự mini và làng văn hóa dân tộc.
Khu vui chơi giải trí gồm bể bơi, cầu trượt nước, thủy cung, nhà hát múa rối nước, rạp chiếu phim, khu cắm trại, sân bãi thể thao, đặc biệt là cáp treo du lịch qua sông Lam nối hai vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh. Khu phục vụ chung gồm siêu thị, nhà thuyền, bãi đỗ xe, khu du lịch thành phố cổ, nhà bia.
Năm 1998 là năm kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô – Vinh, thành phố đã hoàn thành hệ thống đường bao quanh núi dài 5km, kỳ đài trên đỉnh núi và nhà bia dẫn tích với tổng mức vốn đầu tư khoảng 51 tỉ đồng. Núi Quyết vốn có thế “long ly quy phụng”, nhưng thật sự có vị trí nổi bật khi Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô: “Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy huyện Chân Lộc, xã Yên Trường (núi Quyết – Bến Thủy) hình thể rộng rãi, khí tượng tươi sáng… thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy…” (trích trong chiếu của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày 3/9 năm Thái Đức 11, tức 1/10/1788)
Phượng Hoàng Trung Đô
Một di tích dưới chân núi Quyết (thuộc địa phận thành phố Vinh) gắn bó với lịch sử trều đại Tây Sơn. Tháng 12/1788, trước hành động phản quốc của bè lũ Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân rồi tiến ra Bắc đánh tan 30 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, chấm dứt vương triều Lê suy tàn thối nát, thu giang sơn về một mối. Tuy vẫn định đô ở Phú Xuân nhưng từ lâu vua Quang Trung có ý định chọn một nơi khác, địa thế thuận lợi hơn để xây dựng kinh đô mới phù hợp với kế hoạch lớn lao: kiến tạo một quốc gia thống nhất giàu mạnh. Nhà vua đã nhiều lần viết thư hỏi ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về việc này. Thư đề ngày 3/9 năm Thái Đức 11 (1788) có đoạn viết: “…Nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy huyện Chân Lộc, xã Yên Trường (núi Quyết – Bến Thủy) hình thể rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới… thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy…” Và ngay trong năm 1788, việc khởi công xây dựng kinh đô mới đã được triển khai trên khu đất rộng khoảng 10 mẫu dưới chân núi Quyết.
Núi Quyết thời Lê mang tên núi Dũng Quyết. Theo quan niệm người xưa đây là một quả núi đẹp, hội tụ thế tứ linh qua bốn Bối (cồn Rùa). Kinh đô mới mang tên Phượng Hoàng Trung Đô tựa vào núi Quyết, có sông Lam và núi Hồng Lĩnh che chắn, án ngữ con đường thiên lý “là độ đường vừa cận, có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc”. Mặt Tây và Nam thành nội có toà lầu lớn ba tầng, hai bên là hai dãy hành lang dẫn tới khu vực chính điện. Quanh thành có đặt vọng gác, kho tàng… Việc xây dựng tiến hành liên tục trong bốn năm (1788 – 1792), công trình chưa hoàn tất thì vua Quang Trung đột ngột qua đời (16/9/1792). Việc dời đô từ Phú Xuân về đây không được người kế vị thực hiện.
Phượng Hoàng Trung Đô nay chỉ còn là một phế tích, nhưng trong bối cảnh tình hình đất nước lúc đó, việc lựa chọn nơi đây làm Trung Đô cho ta thấy rõ thêm tầm nhìn chiến lược sáng suốt của vua Quang Trung. Việc lựa chọn này cố nhiên không chỉ liên quan đến tình cảm của nhà vua đối với mảnh đất cội nguồn xa xưa (tổ tiên Nguyễn Huệ vốn quê ở Nghệ An), mà rõ ràng là có gắn bó với những nhận thức sâu sắc của ông về con người và địa thế xứ Nghệ trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang và hậu phương chiến lược trải dài suốt mười mấy năm chinh chiến đánh dẹp thù trong giặc ngoài.
Trong cuộc tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh vào những ngày cuối năm Mậu Thân (1788), lực lượng vũ trang của vua Quang Trung được bổ sung thêm rất nhiều tráng đinh đất Nghệ và doanh trấn Nghệ An là nơi diễn ra cuộc duyệt binh lớn vang động lời kêu gọi diệt giặc cứu nước của vị hoàng đế anh hùng.
Nguyễn Tất Thành (1890 – 1969)
Tức Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ cách mạng Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng Sản Đông Dương, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung. Trong nhiều năm hoạt động Cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác (Lý Thụy, Anh Ba, Vương Sơn Nhi, Chàng Vương, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Thầu Chín…). Con chí sĩ Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) và bà Hoàng Thị Loan, sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (có sách chép năm sinh là 1892 hay 1894 như Trần Trọng Kim – GS Đại học Luân Đôn, Anh và ông tự ghi).
Ông xuất thân trong một gia đình Nho học yêu nước, thuở nhỏ thông minh hiếu học. Đến tuổi thiếu niên theo phụ thân vào Huế học tại trường tiểu học Đông Ba, trường Quốc Học. Đầu năm 1911, ông bỏ học với ý định ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trên đường vào Sài Gòn ông ghé Phan Thiết (thủ phủ tỉnh Bình Thuận) dạy học một thời gian ngắn, tại trường Dục Thanh do các nhà yêu nước lập ra. Sau đó ông vào Sài Gòn lấy tên là Ba làm phụ bếp cho tàu buôn Amira Latouche Tréville, rồi sang Pháp tìm hiểu tình hình Thế giới. Tại đây, ông liên hệ mật thiết với nhà yêu nước Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường… và đến các nước Anh, Đức, Mỹ một thời gian.
Năm 1917, ông tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền và giác ngộ Việt kiều ở Pháp. Năm 1918, ông cùng các nhà yêu nước khác gửi đến hội nghị Versailles một yêu sách gồm 8 điều đòi tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của người Việt Nam với tên Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1921, ông tham gia Đảng Cộng Sản Pháp. Tại Đại Hội lần thứ II của Đảng Cộng Sản Pháp (1923) ông được cử tham gia Chủ tịch Đoàn Đại Hội. Ở đây ông và các đồng chí khác xuất bản tờ báo La Paria (Người Cùng Khổ) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Cuối năm 1923 ông sang Liên Xô với tư cách là Đại biểu của nông dân các nước thuộc địa. Tại hội nghị Quốc tế nông dân ông được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân. Trong thời gian này ông làm việc ở Quốc tế Cộng sản và viết bài cho các báo Sự thật, Thư tín Quốc tế.
Cuối năm 1924, ông về Quảng Châu (Trung Quốc) với tên Lý Thụy công tác trong phái đoàn Brodine (cố vấn Liên Xô bên cạnh chính phủ Quốc dân Đảng Trung Quốc). Tại đây ông sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội tập hợp các nhà yêu nước ở nước ngoài và tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. Năm 1927, sau vụ khởi nghĩa Quảng Châu ông đi Liên Xô, Bỉ, Đức, Thụy Sỹ… Giữa năm 1928, về hoạt động ở Thái Lan và xuất bản báo Thân Ái. Các năm 1930 – 1931, tuy ở nước ngoài ông vẫn chỉ đạo thực hiện phong trào Xô Viết ở Nghệ Tĩnh và ở các tỉnh khác. Tháng 6/1932, ông bị mật thám Anh bắt tại Hương Cảng, đến đầu năm 1933 mới được thả tự do, sau đó ông trở lại Liên Xô học tại trường Đại Học Lénine.
Năm 1938, ông về hoạt động ở Quảng Tây (Trung Quốc) trong đơn vị Bát lộ quân Trung Quốc, đầu năm 1939, ông liên lạc được với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương qua xứ ủy Bắc Kỳ. Cuối năm 1940 ông về nước lập căn cứ ở Pắc Pó (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) đào tạo cán bộ và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các hội Cứu quốc ở các địa phương để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
Tháng 8/1942, ông lấy tên là Hồ Chí Minh rồi trở sang Trung Quốc liên lạc với các tổ chức cách mạng của người Việt Nam ở đó. Vừa đến biên giới thì bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam một năm. Trong thời gian ngồi tù, ông đã viết tập thơ Nhật ký trong tù (Ngục trung Nhật ký). Tháng 9/1943, sau khi được trả tự do, ông tiếp tục xúc tiến với các tổ chức chống Pháp – Nhật của người Việt Nam ở Liễu Châu, bắt liên lạc được với Đảng rồi trở về nước lãnh đạo cách mạng. Cuối năm 1944, ông thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và lập Khu giải phóng Việt Bắc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, ông chủ tọa Hội nghị Quốc dân toàn quốc (Quốc dân Đại hội). Tại đại hội ông được bầu làm chủ tịch. Ngày 25/8/1945 ông về Hà Nội chủ tọa phiên họp của Tổng Bộ Việt Minh thành lập chính phủ lâm thời.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập do ông viết, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chấm dứt chính quyền phong kiến, thực dân ngự trị lâu dài trên đất nước Việt Nam. Đến ngày 19/12/1946, do sự khiêu khích của thực dân Pháp, chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến kéo dài đến năm 1954 – với chiến thắng Điện Biên Phủ – quân Pháp bị bắt buộc ký Hiệp định Genève rút quân khỏi Việt Nam. Đầu năm 1955, chủ tịch từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội với sự đón tiếp tưng bừng của nhân dân thủ đô. Các năm 1957 – 1960, chủ tịch đi thăm các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm thắt chặt tình hữu nghị và tổng kết vấn đề chiến lược của cách mạng thế giới.
Sau khi Mỹ can thiệp vào miền Nam và chiến tranh xảy ra ác liệt ở cả hai miền. Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt (27/3/1964) nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi cho cách mạng.
Trong những năm cuối đời, sức khỏe sút giảm, chủ tịch vẫn sáng suốt lãnh đạo nhân dân xây dựng và kháng chiến.
Ngày 2/9/1969 (lúc 9h47) Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội hưởng thọ 79 tuổi, để lại sự thương tiếc khôn nguôi trong lòng nhân dân Việt Nam. Trước khi về thế giới bên kia, Chủ tịch có lời “Di chúc” về việc riêng “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng, tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mọi miền nên chọn một ngọn đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để cho những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi”
Trong lễ Quốc tang Chủ tịch, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TW Đảng Lao Động Việt Nam đọc bài điếu văn, trong đó có đoạn:
“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.”
Một tác giả khuyết danh – trước đây ở Sài Gòn – trân trọng điếu Chủ tịch:
“Thế giới đạo tiên trình, Âu Á kim vô hậu bối
Vĩ nhân tân xã hội, Mã Liệt chi hận hữu tiên sinh”
Nghĩa là: “Vạch ra con đường lên thế giới mới, xưa nay Âu Á chưa từng có như Người; Vĩ nhân của xã hội mới, sau Các Mác, Lê Nin chỉ có Người mà thôi.”
Không những là một nhà cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn, một nhà lý luận sáng giá. Ông đã để lại cho đời các tác phẩm nổi tiếng: Đường Kách Mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp, Con rồng tre, Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Sửa đổi lề lối làm việc… và một số lớn thơ văn khác.
Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời.
Năm 1883, để chuẩn bị cho lễ thành hôn của hai con là Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan, cụ Hoàng Đường đã dựng cho họ một ngôi nhà tranh ba gian làm chỗ ở riêng sau ngày cưới. Mái nhà tranh đơn sơ giản dị này là tổ ấm uyên ương, ghi nhận những năm tháng hạnh phúc của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tất cả những đồ dùng trong nhà đều bình dị và được sắp đặt một cách ngăn nắp, thuận tiện, tạo cảm giác tuy hẹp mà không chật, không gian hài hòa và ấm cúng.
Gian ngoài, bên cửa sổ nhỏ đầu hồi có chiếu án thư (để nghiên mực, hộp bút lông) và hai chiếc ghế vuông, phía trên chếch về phía trong có hai giá đựng sách thánh hiền. Đây là nơi học tập của ông Nguyễn Sinh Sắc. Trên chiếc bàn nhỏ này, biết bao trang sách đã được mở ra chắp cánh cho cuộc đời cử nghiệp của ông. Cũng có biết bao lần, cụ Hoàng Đường đã sang đây cùng con trao đổi thêm về văn chương chữ nghĩa. Nhìn nét chữ rắn rỏi và ý tứ sâu sắc trong các bài tập, cụ mừng thầm và tràn đầy hy vọng vào tương lai của người con rể thông minh, hiếu học.
Nhưng, vào buổi suy tàn của Nho giáo, đất nước lại trong cơn nguy kịch, rối ren, chuyện “học tài thi phận” cũng là lẽ thường tình. Cho đến giờ phút vĩnh biệt cuộc đời (1893), cụ Hoàng Đường vẫn chưa nhìn thấy được niềm vinh quang khoa bảng đến với người con yêu quý. Sau nhiều năm vừa dùi mài kinh sử, vừa dạy học giúp vợ kiếm sống, mãi đến kỳ thi Hương Giáp Ngọ triều Thành Thái năm thứ 6 (1894) ở trường Nghệ, Nguyễn Sinh Sắc mới đậu cử nhân. Tin vui nhanh chóng bay về Làng Chùa, bà con đến mừng rất đông. Về phần mình chàng tân khoa Nguyễn Sinh Sắc coi đây là món quà báo hiếu nhạc phụ, song nhà đang kỳ đại tang nên chỉ biện cơi trầu trình làng. Bà con trong thôn, ngoài xã ai cũng tấm tắc khen ngợi ý chí và lòng hiếu thảo của ông.
Gian nhà ngoài có bộ phản ba tấm, nơi nghỉ ngơi của ông Sắc sau những giờ làm việc, họa hành căng thẳng. Những lúc thư nhàn cha con cùng nhau đùa vui âu yếm chờ mẹ làm cơm. Tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ dạy nói bi bô, giảng giải cho những điều hay lẽ thiệt, nhen nhóm trong tâm hồn những ước mơ xa.
Bộ phản còn là nơi tiếp khách, lúc thì tiếp những bạn đồng liêu đến bình văn, bình thơ, lúc thì tiếp bà con láng giềng với nồi khoai luộc, bát nước chè xanh ấm áp tình nghĩa xóm làng.
Hai gian nhà trong với rất nhiều hiện vật quý giá, ghi dấu những kỷ niệm thiêng liêng của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian giữa, sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan dài 4 thước 2 tấm ta (1,68m), rộng gần 2 thước 5 tấm ta (gần 1m), thang báng tre, liếp nứa, trên trải chiếu mộc. Trước giường có tấm màn che bằng vải mộc nhuộm nâu. Du khách đến đây, khi đứng trước giường này, ai ai cũng hết sức xúc động. Bởi trên chiếc giường quá đơn sơ nhỏ hẹp này, những tháng năm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Sinh Sắc – Hoàng Thị Loan đã sinh ra ba người con ưu tú cho đất nước.
Năm 1884 sinh con gái đầu lòng: cô Nguyễn Thị Thanh
Năm 1888 sinh cậu Nguyễn Sinh Khiêm
Và kỳ diệu thay ngày 19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng chào đời – người mà 100 năm sau, tổ chức UNESCO đã long trọng kỷ niệm ngày sinh với tư cách là anh hùng giải phóng dân tộc và là một nhà văn hóa lớn.
Ngôi nhà, chiếc giường – những kỷ vật đã trở thành chứng tích lịch sử vô giá, ghi nhận giờ phút chào đời và những năm ấu thơ của bậc vĩ nhân bậc nhất của dân tộc Việt Nam.
Sát bên giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng thóc gạo và những vật quý giá của gia đình. Chiếc rương là món quà hồi môn của cụ Kép cho con gái khi ra riêng. Thuở nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã men theo chiếc rương này để chập chững tập đi. Đó là những bước đi đầu tiên của cuộc đời Người, để rồi sau đó sẽ nối dài những bước đi tiếp theo trên khắp bốn biển năm châu tìm đừơng cứu nước, trở về giải phóng non sông, giải phóng đồng bào.
Ở gian thứ ba, phía cuối giường kê chiếc khung cửi. Ngày ngày tần tảo ngoài đồng cày cấy, đêm đêm người mẹ Hoàng Thị Loan, sau khi lo toan chu tất cơm nước cho chúng con, lại ngồi vào khung cửi, dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu lạc, chăm chỉ dệt vải dệt lụa để kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Đôi chân khéo léo, đôi tay mềm mại ấy đã dệt nên những thước vải, những vuông lụa mượt mà và cũng góp phần dệt nên cuộc đời, sự nghiệp của chồng và con.
Vừa nhịp nhàng theo tiếng thoi đưa, bà vừa đưa võng ru con vào giấc ngủ bằng những làn điệu dân ca bay bổng, nuôi lớn những hy vọng sâu xa, những ước mơ cao đẹp:
“À ơi!… Làm người đói sạch, rách thơm Hay
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”
“À ơi!… Con ơi mẹ dặn điều này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm…”
Vốn tri thức phong phú về văn hóa dân gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh buổi đầu được ươm trồng từ bà mẹ trẻ. Đêm đêm ở gian ngoài, anh Nho Sắc dùi mài kinh sử, gian trong chị Loan chăm chỉ dệt vải, hai vợ chồng cùng thức, cùng động viên nhau làm việc, học hành. Và trong lời ru kia, ý tứ của người vợ trao gửi cho chồng cũng thật ý nhị.
Những kỷ vật trong hai gian nhà này phản ánh sinh động không khí đầm ấm, hạnh phúc, sự lao động cần cù, lối sống bình dị của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó cũng ghi nhận giờ phút ra đời, những bước đi chập chững, những biểu lộ tình cảm của cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Tuổi thơ êm đềm của Người được phát triển một cách toàn diện trong sự chăm sóc của mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là từ người mẹ hiền.
Năm 1895, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi nhưng không đậu. Biết tài học của ông trường Quốc Tử Giám nhận ông vào học. Lặn lội trở về quê ông bàn với vợ tạo điều kiện cho ông theo học để thành danh trên con đường cử nghiệp. Thương chồng, bà Loan đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, cha mới qua đời mẹ tuổi già sức yếu không nơi nương tựa, em gái vừa mới lấy chồng, các con còn thơ bé, bà để con gái đầu lòng của mình ở lại chăm sóc bà ngoại rồi cùng chồng và hai con trai vượt đường thiên lý vào kinh đô Huế. Giữa đất kinh kỳ xa lạ, một mình bà lại phải xoay xở kiếm sống cho cả nhà, nuôi chồng nuôi con ăn học. Ông Nguyễn Sinh Sắc ngoài việc học hành ở trường, còn đi dạy thêm ở làng Dương Nỗ kiếm thêm tiền phụ giúp vợ.
Bao khó khăn, vất vả chồng chất lên đôi vai người mẹ, nhưng với đức hy sinh cao cả, bà Hoàng Thị Loan đã tận tụy vì chồng, vì con, không khí gia đình bao giờ cũng thuận hòa, ấm cúng.
Những gánh nặng gia đình ngày càng nặng hơn. Cuối năm 1900, bà sinh thêm người con trai là Nguyễn Sinh Xin. Cái tên của cậu bé ghi nhận một kỷ niệm vất vả khó khăn của gia đình ở chốn kinh thành. Thời gian này chồng và con trai lớn đi vắng, mới sinh được ít ngày, lại phải trở dậy ngồi vào khung cửi dệt vải kiếm sống. Và tai họa ập đến thật bất ngờ: bà lâm bệnh nặng, mặc dù đã gắng gượng rất nhiều, lại được cậu con trai mười tuổi – Nguyễn Sinh Cung san sẻ những vất vả, nhọc nhằn, chăm sóc tận tình, động viên ân cần nhưng bà không qua được. Ngày 10/2/1901, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay và niềm tiếc thương vô hạn của câu con trai yêu quý Nguyễn Sinh Cung.
Thi hài của bà được bà con cùng Nguyễn Sinh Cung đưa qua cổng Thanh Long của Thành Huế bằng thuyền, ngược dòng Hương Giang lên an táng tại chân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình, thành phố Huế.
Ra đi ở tuổi 33 đầy xuân sắc, nhưng cuộc đời bà không hề ngắn ngủi. Bà đã sống hết mình, đã kịp tạo dựng và gửi gắm những ước mơ của mình vào người chồng thân yêu và những người con thông minh đỉnh ngộ. Mãi mãi người đời khắc sâu vẻ đẹp, trí tuệ, tâm hồn người mẹ của một thiên tài, một vĩ nhân kiệt xuất của dân tộc.
Trở về Huế với tâm trạng đau xót, cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đón một cái tết buồn tẻ vô cùng nơi đất đế đô, họ cùng nhau chăm sóc phần mộ người thân yêu nhất đã quá cố. Nhưng kế sinh nhai buộc mấy cha con phải trở về quê hương bản quán. Nói sao hết nỗi buồn đau vô hạn của người mẹ già và bà con họ tộc, láng giềng khi người con gái yêu ra đi mãi mãi không trở về.
Canh cánh nỗi lòng khi vợ ra đi mà mình chưa kịp đền đáp, ông Nguyễn Sinh Sắc bước vài kỳ thi Hội khoa Tân Sửu với một quyết tâm cháy bỏng. Và khổ luyện ắt gặt hái thành công, kỳ thi này ông đã đậu Phó bảng. Đó là món quà đầy ý nghĩa làm an lòng người vợ hiền yên nghỉ nơi chín suối. Ông được vua Thành Thái ban cho biển “Ân tứ ninh gia” và cờ “Phó bảng phát khoa”.
Theo phong tục, bốn cha con ông Nguyễn Sinh Sắc trở về Làng Sen quê nội ông sinh sống (1901). Cậu Nguyễn Sinh Xin đã mất ở Hoàng Trù. Những ngày tháng ở Hoàng Trù là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức của Nguyễn Sinh Cung. Từ đó, ngôi nhà này được giao cho người bà con trong họ sử dụng. Năm 1959, Ban Quản lý di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An đã đưa về dựng trên nền đất cũ làm lưu niệm.
Phần mộ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901)
Bà Hoàng Thị Loan là Bà mẹ Việt Nam tiêu biểu có công nuôi dạy nên những người con yêu nước, trong đó có câu bé Nguyễn Sinh Cung. Bà sinh tại làng Hoàng Trù, sau khi kết hôn cùng ông Nguyễn Sinh Sắc đã theo ông suốt cả một chặng đường dài.
Ngày 10/2/1901, Bà đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay và niềm tiếc thương vô hạn của cậu con trai yêu quý Nguyễn Sinh Cung. Thi hài của bà được bà con cùng Nguyễn Sinh Cung đưa qua cổng Thanh Long của Thành Huế bằng thuyền, ngược dòng Hương Giang lên an táng tại chân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình, thành phố Huế.
Năm 1922, lúc đang bị quản thúc ở Huế, nhân một chuyến được phép về thăm quê, cô Nguyễn Thị Thanh (chị Bác Hồ) đã bí mật đem hài cốt mẹ về an táng tại vườn nhà. Đến năm 1942, cậu Nguyễn Sinh Khiêm khi ra tù lần thứ hai đã đem thi hài mẹ an nghỉ vĩnh hằng ở núi Đồng Tranh trong dãy Đại Huệ.
Năm 1985, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 95 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nghệ An đã xây phần mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Đồng Tranh. Từ chân núi đi gần 300 bậc bằng đá lên đến phần mộ bà. Phía trên mộ có mái che bằng bê tông được cách điệu như hình chiếc khung cửi thuở sinh thời bà Loan vẫn dệt cửi để nuôi con.
Biển Cửa Lò
Cửa Lò không chỉ là vùng biển đẹp của tỉnh Nghệ An mà còn là một thắng cảnh của đất nước. Xưa kia, nơi sông đổ ra biển gọi là Cửa Xa. Theo nhân dân địa phương kể lại, thuở ấy người ta làm muối bằng cách xây lò mà sắc nước biển. Trong Nghệ An Phong thổ thoại, Bùi Danh Lâm cũng ghi: “Cánh đồng muối nào phải ngăn bờ, buổi triều dâng lò un khói tỏa”. Ban đêm, thuyền từ ngoài khơi cứ nhìn ánh lửa lò mà vào bến nên ở đây quen gọi là Cửa Lò. Đoạn cuối của sông Cấm cũng gọi là sông Lò.
Cửa Lò, nơi nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn ở ven biển miền Trung, nay được chọn làm nơi xây dựng một cảng lớn và hiện đại. Cảng Nghệ An trong tương lai tên gọi chính thức của cảng mới Cửa Lò – sẽ gồm 13 bến với chiều dài 3km. Tổng diện tích toàn bộ gồm tới 330ha nước và 110ha đất, cảng sẽ có độ sâu 12,5m để tiếp nhận tàu lớn với trọng tải 25.000 tấn, hệ thống bốc dỡ, vận chuyển hàng sẽ được cơ giới hóa với hàng chục cần cẩu và hàng trăm xe máy hiện đại. Cảng Nghệ An quê Bác sẽ có tầm quan trọng đặc biệt: nó sẽ là cảng lớn thứ 3 của đất nước sau cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng; nó sẽ phục vụ tiếp nhận vật tư, hàng hóa cho các tỉnh miền Trung, kể cả việc tiếp nhận hàng hóa cho nước bạn Lào anh em.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930
Nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ Cộng Sản tỉnh Nghệ An, công nhân nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy, phất cao cờ đỏ búa liềm, giương cao khẩu hiệu “Tăng tiền lương, giảm sưu thuế, thi hành luật Lao động, chống khủng bố”. Thực dân Pháp cho binh lính xả súng vào đoàn biểu tình làm 7 người chết và 18 người bị thương và bắt hơn 100 người. Cùng ngày hôm đó, 3.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình phá đồn điền Kí Viện cắm cờ búa liềm trên nóc nhà và tịch thu ruộng lúa chia cho nông dân. Quân Pháp và lính khố xanh kéo tới đàn áp làm 18 người trúng đạn chết, 30 người bị thương, một số đông bị bắt.
Tháng 9/1930, phong trào Công – Nông đã phát triển đến đỉnh cao. Đế quốc Pháp và tay sai điên cuồng khủng bố, đàn áp. Ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai, một cuộc biểu tình khổng lồ với 20.000 người đã nổ ra ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Đế quốc Pháp cho máy bay tới ném bom, 217 người chết và 126 người bị thương. Như lửa đổ thêm dầu, ngay tối hôm sau, một đoàn biểu tình đến phá huyện lị Nam Đàn, cắt dây điện thoại, xung đột với lính khố xanh.
Tiếp đó, suốt trong hai tháng 9 và 10 ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn (Hà Tĩnh) nông dân khởi nghĩa vũ trang, cướp lấy chính quyền theo hình thức Xô viết, trấn áp bọn phản cách mạng. Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao và trước ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản ngày càng lớn mạnh, đế quốc Pháp đã khủng bố cực kỳ tàn bạo: cho lính đi bắn giết dân chúng, triệt hạ làng mạc, chia rẽ mua chuộc cán bộ. Vì vậy nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ Đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị tù đày hoặc bị giết. Giữa năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống chờ đợi thời cơ mới.
Năm 1960, để ghi nhớ lại một thời vẻ vang hào hùng của quân dân xứ Nghệ, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được xây dựng tại thành phố Vinh. Đây là một công trình văn hóa độc đáo lưu giữ trên 5.000 hiện vật gốc và các tài liệu thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường bất khuất của nhân dân Nghệ Tĩnh.
Hồng ngọc Quỳ Châu
Không phải chỉ những năm gần đây ta mới biết đến các mỏ đá đỏ hay còn gọi là Hồng Ngọc ở Quỳ Châu (Nghệ An) mà ông cha ta đã biết từ lâu, từ ngày có địa danh Quỳ Châu, vì Quỳ Châu có nghĩa là Ngọc Đỏ. Xưa kia mỏ này đã được khai thác để làm đồ trang sức cho các vua quan, cho các thương nhân giàu có.
Hồng ngọc rất hiếm, và có giá trên thị trường Quốc tế. Có những viên ngọc đắt gấp hàng trăm lần so với vàng cùng trọng lượng. Ở nước ta đã từng tìm thấy những viên hồng ngọc lớn mà thế giới chỉ có vài viên cùng cỡ và có giá tới hàng triệu USD trên thị trường thế giới.
Hồng ngọc cũng chỉ là một chủng loại trong họ hàng đông đảo các loại đá quý. Ngay hồng ngọc cũng có nhiều loại khác nhau. Ví dụ như: hồng ngọc hổ phách có màu hồng, màu sửa, màu mật ong, màu da cam, còn hồng ngọc grơnát lại có màu đỏ như hoa lựu, nâu, đen, vàng, xanh nhạt, trắng trong suốt. Ngoài ra, còn có loại hồng ngọc ru-bi có màu đỏ, từ đỏ nhạt đến đỏ thẫm.
Các loại đá quý được hình thành trong thiên nhiên ở độ sâu trong lòng đất từ vài nghìn đến vài chục nghìn mét hoặc sâu hơn nữa. Ở độ sâu này, các đá bị biến chất và trao đổi với nhau, từ đó hình thành các loại đá quý. Về sau mặt đất được nâng lên, bị mưa gió xói lở làm cho các đá quý lộ ra trên mặt đất và đến lượt nó bị mưa nắng làm vỡ vụn trong đó có những viên ngọc nằm lẫn với cát, bùn, sỏi…
Viên đá Rubi Ngôi Sao Việt Nam
Đây là bảo vật của quốc gia. Viên rubi có màu đỏ tươi, các mặt đều đồng nhất, là ngọc đá thiên nhiên chưa qua chế tác tinh xảo, có trọng lượng lên tới 2.160g, tương đương 10.800 carat, được tìm thấy ở Lục Yên – Yên Bái. Sách kỷ lục thế giới Guiness xuất bản năm 1991 tại Mỹ cho biết viên Rubi lớn nhất năm đó chỉ có 8.500 carat, cao 5,5 inches, màu đỏ được cắt thành cái chuông. Còn trong cuốn sách kỷ lục Guiness năm 1998, viên Rubi mang tên Ngôi sao Eminent được coi là nguồn gốc từ Ấn Độ, nay thuộc sở hữu riêng của Công ty đá quý Eminent, thành phố New York cũng chỉ nặng có 6.465 carat. Bảo vật thứ hai quốc gia là viên đá Rubi có màu huyết dụ và đặc biệt hơn là có ánh sao lấp lánh cực kỳ quý hiếm (cho dù chưa đánh bóng, cắt mài), gồm hai khối liền nhau, với tổng trọng lượng lên tới 2.260g. Riêng khối Rubi ánh sao thứ nhất nặng tới 1.820g tương đương 9.100 carat, khối Rubi thứ hai có trọng lượng khiêm nhường hơn: 440g tương đương 2.200 carat. Viên đá này được tìm thấy ở Quỳ Châu – Nghệ An.
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”
“À ơi!… Con ơi mẹ dặn điều này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm…”
Vốn tri thức phong phú về văn hóa dân gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh buổi đầu được ươm trồng từ bà mẹ trẻ. Đêm đêm ở gian ngoài, anh Nho Sắc dùi mài kinh sử, gian trong chị Loan chăm chỉ dệt vải, hai vợ chồng cùng thức, cùng động viên nhau làm việc, học hành. Và trong lời ru kia, ý tứ của người vợ trao gửi cho chồng cũng thật ý nhị.
Những kỷ vật trong hai gian nhà này phản ánh sinh động không khí đầm ấm, hạnh phúc, sự lao động cần cù, lối sống bình dị của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó cũng ghi nhận giờ phút ra đời, những bước đi chập chững, những biểu lộ tình cảm của cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Tuổi thơ êm đềm của Người được phát triển một cách toàn diện trong sự chăm sóc của mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là từ người mẹ hiền.
Năm 1895, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi nhưng không đậu. Biết tài học của ông trường Quốc Tử Giám nhận ông vào học. Lặn lội trở về quê ông bàn với vợ tạo điều kiện cho ông theo học để thành danh trên con đường cử nghiệp. Thương chồng, bà Loan đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, cha mới qua đời mẹ tuổi già sức yếu không nơi nương tựa, em gái vừa mới lấy chồng, các con còn thơ bé, bà để con gái đầu lòng của mình ở lại chăm sóc bà ngoại rồi cùng chồng và hai con trai vượt đường thiên lý vào kinh đô Huế. Giữa đất kinh kỳ xa lạ, một mình bà lại phải xoay xở kiếm sống cho cả nhà, nuôi chồng nuôi con ăn học. Ông Nguyễn Sinh Sắc ngoài việc học hành ở trường, còn đi dạy thêm ở làng Dương Nỗ kiếm thêm tiền phụ giúp vợ.
Bao khó khăn, vất vả chồng chất lên đôi vai người mẹ, nhưng với đức hy sinh cao cả, bà Hoàng Thị Loan đã tận tụy vì chồng, vì con, không khí gia đình bao giờ cũng thuận hòa, ấm cúng.
Những gánh nặng gia đình ngày càng nặng hơn. Cuối năm 1900, bà sinh thêm người con trai là Nguyễn Sinh Xin. Cái tên của cậu bé ghi nhận một kỷ niệm vất vả khó khăn của gia đình ở chốn kinh thành. Thời gian này chồng và con trai lớn đi vắng, mới sinh được ít ngày, lại phải trở dậy ngồi vào khung cửi dệt vải kiếm sống. Và tai họa ập đến thật bất ngờ: bà lâm bệnh nặng, mặc dù đã gắng gượng rất nhiều, lại được cậu con trai mười tuổi – Nguyễn Sinh Cung san sẻ những vất vả, nhọc nhằn, chăm sóc tận tình, động viên ân cần nhưng bà không qua được. Ngày 10/2/1901, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay và niềm tiếc thương vô hạn của câu con trai yêu quý Nguyễn Sinh Cung.
Thi hài của bà được bà con cùng Nguyễn Sinh Cung đưa qua cổng Thanh Long của Thành Huế bằng thuyền, ngược dòng Hương Giang lên an táng tại chân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình, thành phố Huế.
Ra đi ở tuổi 33 đầy xuân sắc, nhưng cuộc đời bà không hề ngắn ngủi. Bà đã sống hết mình, đã kịp tạo dựng và gửi gắm những ước mơ của mình vào người chồng thân yêu và những người con thông minh đỉnh ngộ. Mãi mãi người đời khắc sâu vẻ đẹp, trí tuệ, tâm hồn người mẹ của một thiên tài, một vĩ nhân kiệt xuất của dân tộc.
Trở về Huế với tâm trạng đau xót, cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đón một cái tết buồn tẻ vô cùng nơi đất đế đô, họ cùng nhau chăm sóc phần mộ người thân yêu nhất đã quá cố. Nhưng kế sinh nhai buộc mấy cha con phải trở về quê hương bản quán. Nói sao hết nỗi buồn đau vô hạn của người mẹ già và bà con họ tộc, láng giềng khi người con gái yêu ra đi mãi mãi không trở về.
Canh cánh nỗi lòng khi vợ ra đi mà mình chưa kịp đền đáp, ông Nguyễn Sinh Sắc bước vài kỳ thi Hội khoa Tân Sửu với một quyết tâm cháy bỏng. Và khổ luyện ắt gặt hái thành công, kỳ thi này ông đã đậu Phó bảng. Đó là món quà đầy ý nghĩa làm an lòng người vợ hiền yên nghỉ nơi chín suối. Ông được vua Thành Thái ban cho biển “Ân tứ ninh gia” và cờ “Phó bảng phát khoa”.
Theo phong tục, bốn cha con ông Nguyễn Sinh Sắc trở về Làng Sen quê nội ông sinh sống (1901). Cậu Nguyễn Sinh Xin đã mất ở Hoàng Trù. Những ngày tháng ở Hoàng Trù là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức của Nguyễn Sinh Cung. Từ đó, ngôi nhà này được giao cho người bà con trong họ sử dụng. Năm 1959, Ban Quản lý di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An đã đưa về dựng trên nền đất cũ làm lưu niệm.
Phần mộ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901)
Bà Hoàng Thị Loan là Bà mẹ Việt Nam tiêu biểu có công nuôi dạy nên những người con yêu nước, trong đó có câu bé Nguyễn Sinh Cung. Bà sinh tại làng Hoàng Trù, sau khi kết hôn cùng ông Nguyễn Sinh Sắc đã theo ông suốt cả một chặng đường dài.
Ngày 10/2/1901, Bà đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay và niềm tiếc thương vô hạn của cậu con trai yêu quý Nguyễn Sinh Cung. Thi hài của bà được bà con cùng Nguyễn Sinh Cung đưa qua cổng Thanh Long của Thành Huế bằng thuyền, ngược dòng Hương Giang lên an táng tại chân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình, thành phố Huế.
Năm 1922, lúc đang bị quản thúc ở Huế, nhân một chuyến được phép về thăm quê, cô Nguyễn Thị Thanh (chị Bác Hồ) đã bí mật đem hài cốt mẹ về an táng tại vườn nhà. Đến năm 1942, cậu Nguyễn Sinh Khiêm khi ra tù lần thứ hai đã đem thi hài mẹ an nghỉ vĩnh hằng ở núi Đồng Tranh trong dãy Đại Huệ.
Năm 1985, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 95 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nghệ An đã xây phần mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Đồng Tranh. Từ chân núi đi gần 300 bậc bằng đá lên đến phần mộ bà. Phía trên mộ có mái che bằng bê tông được cách điệu như hình chiếc khung cửi thuở sinh thời bà Loan vẫn dệt cửi để nuôi con.
Biển Cửa Lò
Cửa Lò không chỉ là vùng biển đẹp của tỉnh Nghệ An mà còn là một thắng cảnh của đất nước. Xưa kia, nơi sông đổ ra biển gọi là Cửa Xa. Theo nhân dân địa phương kể lại, thuở ấy người ta làm muối bằng cách xây lò mà sắc nước biển. Trong Nghệ An Phong thổ thoại, Bùi Danh Lâm cũng ghi: “Cánh đồng muối nào phải ngăn bờ, buổi triều dâng lò un khói tỏa”. Ban đêm, thuyền từ ngoài khơi cứ nhìn ánh lửa lò mà vào bến nên ở đây quen gọi là Cửa Lò. Đoạn cuối của sông Cấm cũng gọi là sông Lò.
Cửa Lò, nơi nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm du lịch hấp dẫn ở ven biển miền Trung, nay được chọn làm nơi xây dựng một cảng lớn và hiện đại. Cảng Nghệ An trong tương lai tên gọi chính thức của cảng mới Cửa Lò – sẽ gồm 13 bến với chiều dài 3km. Tổng diện tích toàn bộ gồm tới 330ha nước và 110ha đất, cảng sẽ có độ sâu 12,5m để tiếp nhận tàu lớn với trọng tải 25.000 tấn, hệ thống bốc dỡ, vận chuyển hàng sẽ được cơ giới hóa với hàng chục cần cẩu và hàng trăm xe máy hiện đại. Cảng Nghệ An quê Bác sẽ có tầm quan trọng đặc biệt: nó sẽ là cảng lớn thứ 3 của đất nước sau cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng; nó sẽ phục vụ tiếp nhận vật tư, hàng hóa cho các tỉnh miền Trung, kể cả việc tiếp nhận hàng hóa cho nước bạn Lào anh em.
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930
Nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ Cộng Sản tỉnh Nghệ An, công nhân nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy, phất cao cờ đỏ búa liềm, giương cao khẩu hiệu “Tăng tiền lương, giảm sưu thuế, thi hành luật Lao động, chống khủng bố”. Thực dân Pháp cho binh lính xả súng vào đoàn biểu tình làm 7 người chết và 18 người bị thương và bắt hơn 100 người. Cùng ngày hôm đó, 3.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình phá đồn điền Kí Viện cắm cờ búa liềm trên nóc nhà và tịch thu ruộng lúa chia cho nông dân. Quân Pháp và lính khố xanh kéo tới đàn áp làm 18 người trúng đạn chết, 30 người bị thương, một số đông bị bắt.
Tháng 9/1930, phong trào Công – Nông đã phát triển đến đỉnh cao. Đế quốc Pháp và tay sai điên cuồng khủng bố, đàn áp. Ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh – Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai, một cuộc biểu tình khổng lồ với 20.000 người đã nổ ra ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Đế quốc Pháp cho máy bay tới ném bom, 217 người chết và 126 người bị thương. Như lửa đổ thêm dầu, ngay tối hôm sau, một đoàn biểu tình đến phá huyện lị Nam Đàn, cắt dây điện thoại, xung đột với lính khố xanh.
Tiếp đó, suốt trong hai tháng 9 và 10 ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn (Hà Tĩnh) nông dân khởi nghĩa vũ trang, cướp lấy chính quyền theo hình thức Xô viết, trấn áp bọn phản cách mạng. Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao và trước ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản ngày càng lớn mạnh, đế quốc Pháp đã khủng bố cực kỳ tàn bạo: cho lính đi bắn giết dân chúng, triệt hạ làng mạc, chia rẽ mua chuộc cán bộ. Vì vậy nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ Đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị tù đày hoặc bị giết. Giữa năm 1931, phong trào tạm thời lắng xuống chờ đợi thời cơ mới.
Năm 1960, để ghi nhớ lại một thời vẻ vang hào hùng của quân dân xứ Nghệ, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được xây dựng tại thành phố Vinh. Đây là một công trình văn hóa độc đáo lưu giữ trên 5.000 hiện vật gốc và các tài liệu thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường bất khuất của nhân dân Nghệ Tĩnh.
Hồng ngọc Quỳ Châu
Không phải chỉ những năm gần đây ta mới biết đến các mỏ đá đỏ hay còn gọi là Hồng Ngọc ở Quỳ Châu (Nghệ An) mà ông cha ta đã biết từ lâu, từ ngày có địa danh Quỳ Châu, vì Quỳ Châu có nghĩa là Ngọc Đỏ. Xưa kia mỏ này đã được khai thác để làm đồ trang sức cho các vua quan, cho các thương nhân giàu có.
Hồng ngọc rất hiếm, và có giá trên thị trường Quốc tế. Có những viên ngọc đắt gấp hàng trăm lần so với vàng cùng trọng lượng. Ở nước ta đã từng tìm thấy những viên hồng ngọc lớn mà thế giới chỉ có vài viên cùng cỡ và có giá tới hàng triệu USD trên thị trường thế giới.
Hồng ngọc cũng chỉ là một chủng loại trong họ hàng đông đảo các loại đá quý. Ngay hồng ngọc cũng có nhiều loại khác nhau. Ví dụ như: hồng ngọc hổ phách có màu hồng, màu sửa, màu mật ong, màu da cam, còn hồng ngọc grơnát lại có màu đỏ như hoa lựu, nâu, đen, vàng, xanh nhạt, trắng trong suốt. Ngoài ra, còn có loại hồng ngọc ru-bi có màu đỏ, từ đỏ nhạt đến đỏ thẫm.
Các loại đá quý được hình thành trong thiên nhiên ở độ sâu trong lòng đất từ vài nghìn đến vài chục nghìn mét hoặc sâu hơn nữa. Ở độ sâu này, các đá bị biến chất và trao đổi với nhau, từ đó hình thành các loại đá quý. Về sau mặt đất được nâng lên, bị mưa gió xói lở làm cho các đá quý lộ ra trên mặt đất và đến lượt nó bị mưa nắng làm vỡ vụn trong đó có những viên ngọc nằm lẫn với cát, bùn, sỏi…
Viên đá Rubi Ngôi Sao Việt Nam
Đây là bảo vật của quốc gia. Viên rubi có màu đỏ tươi, các mặt đều đồng nhất, là ngọc đá thiên nhiên chưa qua chế tác tinh xảo, có trọng lượng lên tới 2.160g, tương đương 10.800 carat, được tìm thấy ở Lục Yên – Yên Bái. Sách kỷ lục thế giới Guiness xuất bản năm 1991 tại Mỹ cho biết viên Rubi lớn nhất năm đó chỉ có 8.500 carat, cao 5,5 inches, màu đỏ được cắt thành cái chuông. Còn trong cuốn sách kỷ lục Guiness năm 1998, viên Rubi mang tên Ngôi sao Eminent được coi là nguồn gốc từ Ấn Độ, nay thuộc sở hữu riêng của Công ty đá quý Eminent, thành phố New York cũng chỉ nặng có 6.465 carat. Bảo vật thứ hai quốc gia là viên đá Rubi có màu huyết dụ và đặc biệt hơn là có ánh sao lấp lánh cực kỳ quý hiếm (cho dù chưa đánh bóng, cắt mài), gồm hai khối liền nhau, với tổng trọng lượng lên tới 2.260g. Riêng khối Rubi ánh sao thứ nhất nặng tới 1.820g tương đương 9.100 carat, khối Rubi thứ hai có trọng lượng khiêm nhường hơn: 440g tương đương 2.200 carat. Viên đá này được tìm thấy ở Quỳ Châu – Nghệ An.