MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC
-------------------------------
Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực toạ lạc tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ Phường Vĩnh Thanh Vân Thị xã rạch Giá .là di tích lịch sử được nhân dân Kiên Giang gìn giữ hơn một thế kỷ nay để tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 .
Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng của dân tộc là tấm gương của nhiều thế hệ yêu nước về lòng quả cảm liều mình lẽ phải .Hiểu rõ được cuộc đời của vị anh hùng này ta càng thêm kính trọng và nể phục ông hơn :
Nguyễn Trung Trực còn có tên là Chơn còn gọi là Năm Lịch ,sinh năm 1839 trong một gia đình làm nghề đánh cá phủ Tân An tỉnh Gia Định nay thuộc ấp 1 xã Bình Đức huyện Bến Lức Tỉnh Long An .Cùng với Trương Công Định ,Nguyễn Trung trực tham gia trận đánh bảo vệ đồn Chí Hoà .Ong Được phân công chỉ huy một nhóm nghĩa quân hoạt động ở Tây An .Ngày 10/12/1861 nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến hạm Esperance của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông .Sau đó ông kéo quân về hoạt động ở vùng Rạch Gía–Phú Quốc .Tại đây ông lãnh đạo nghĩa quân tấn công Rạch Giá .Giặc Pháp truy kích ,ông rút quân về Phú Quốc .Ong bị giặc bắt tại đây đưa về giam ở Sài Gòn rồi bị xử tử tại Rạch Giá .Dân chúng thờ ông ở nhiều nơi .Đình làng Vĩnh Thanh Vân ở thị xã Rạch Giá là một trong những di tích tiêu biểu .
Đình thờ Nguyễn Trung Trực vốn là Đình Thờ Cá Ong Voi .Ngày 27/9/1868 khi Nguyễn Trung Trực bị giặc xử chém ,dân làng Vĩnh Thanh Vân thờ Nguyễn Trung Trực Trong đình và để che mắt địch ,biển đình vẫn ghi là “Đình Nam Hải Đại Tướng Quân “.Tục truyền ,năm 1909,trong dịp lễ Kỳ Yên ,Quan chức Tây ta đến dự .Tên tham biện người Pháp vốn biết chữ Hán đã phát hiện ra câu đối trích từ thơ của Huỳnh Mẫn Đạt :
“Hoả hồng nhựt tảo oanh thiên địa
Kiến bạt kiên Giang khấp quỷ thần .”
Liền dùng dùng nổi giận ,cho rằng hương chức vẫn còn nuôi ý chống Pháp. Hương chức làng Vĩnh Thanh Vân viện lẽ :Ong Nguyễn trung với vua với nước ,dân thờ ông là thờ chữ Trung .Sau đó hương chức nhờ Đốc Phủ Tươi và phủ quân tâu bày với Tham Biện để bỏ qua chuyện này .
Ngoài địa điểm trên Nguyễn Trung Trực được thờ ở nhiều nơi khác :Tân Điền , Vĩnh Hoà Hiệp ,Vĩnh Hoà ,Phú Quốc …….Việc tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực đến cách mạng Tháng Tám mới công khai và duy trì mãi đến nay .Mặt khác Nguyễn Trung Trực từ lâu là đối tượng thờ tự quan trọng của các tín đồ Bửu sơ Kỳ Hương.
Ở Phú Quốc có nhiều địa điểm liên quan đến Nguyễn Trung Trực vẫn còn bảo lưu trong ký ức dân chúng :Hàm Ninh địa điểm đổ bộ ,Cửa Cạn ,Ba Trại ,Bãi Ong Lang nơi cụ Nguyễn đánh trận cuối cùng ,đặc biệt tại Rạch Tràm là nghĩa trang các nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực và ngôi mộ của bà Quan Lớn Tướng đuợc coi là vợ của Nguyễn Trung Trưc .
Hàng năm dân chúng tổ chức lễ cúng trọng thể vào ngày 9 /3 âm lịch .Nói chung các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực –vùng căn cứ ,chiến trường xưa của cụ ở Phú Quốc là một vùng đất thiêng ,một địa danh một ngôi mộ và một loạt những tên người đều gắn bó hữu cơ với cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng dân chài …
Đền thờ Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá có thể coi là ngôi đền lớn nhất trong các ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực .Trong đền được bày trí tôn nghiêm và đây là điểm hành hương của rất đông người họ cho rằng ông Nguyễn rất linh thiêng .
Trước đền thờ ông có một tương đài được coi là một trong những tượng đẹp nhất Việt Nam có dáng vẻ oai phong và dũng mãnh .
Lịch Sử Hình Thành Vùng Đất Phú Quốc-Kiên Giang
Phú Quốc có lịch sử khai hoang lập ấp khá lâu đời, so với các vùng khác trong lưu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh chống cướp và giặc xâm lược để bảo vệ thành quả khẩn hoang trên vùng đất này cũng diễn ra thường xuyên. Lịch sử Phú Quốc thể hiện đầy đủ nội dung dựng xây, gìn giữ và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
I. THUỞ HOANG SƠ:
Ngày trước Phú Quốc là hai đảo hoang vắng. Vào những thập niên của thế kỷ XVII, nơi này đã có một số người Việt Bình Thuận và người Hoa ở Hải Nam thường lui tới để đánh bắt hải sâm (đồn dột) và bọn cướp biển võ trang lảng vảng nơi này để thừa lúc trấn lột, cướp bóc. Có thể trong quá trình đó đã có một số rất ít người định cư sinh sống nơi đây và Phú Quốc được định danh từ đó.
II. THỜI CHÚA NGUYỄN:
Đến cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu từ Trung Quốc đến Hà Tiên chiêu mộ dân phiêu lưu ở Phú Quốc và các nơi thành lập xã thôn. Vùng đất Phú Quốc từ đây bắt đầu có người cai quản.
Năm 1708 Mạc Cửu xáp nhập Hà Tiên vào Đảng trong Phú Quốc trở thành đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt Nam được cai quản trực tiếp bởi vị Tống trấn họ Mạc. Với chính sách phóng khoáng nhằm kích thích cư dân từ nơi khác đến, người dân tự do khai khẩn mà không phải nộp thuế… tiếng tăm Phú Quốc ngày một vang xa, lưu dân đến ở ngày càng đông. Từ đó, việc khai thác Phú Quốc diễn ra khá khẩn trương. Lưu dân gồm nhiều thành phần khác nhau đã đến sống và hòa thân với nhau: có người đến do phiêu bạc giang hồ, có người đến để tránh bão tố và sự truy nã của triều định phong kiến lân cận. Trong số này đáng kể nhất là những người Việt đến định cư, khai thác hải sản sinh sống lâu dài.
Cuối thế kỷ XVIII, nhờ vị trí hẻo lảnh, lại có dân sinh sống với cơ sở kinh tế sinh túc, nên Nguyễn Anh đã nhiều lần đặt chân đến nơi này trên đường bôn tẩu trốn tránh Tây Sơn (1782 – 1786).
Năm 1783, Phú Quốc trở thành bãi chiến trường khi lực lượng Tây sơn kéo ra truy diệt Nguyễn Anh nhưng ông đã thoát được nhờ Lê Phước Điền hy sinh giả dạng để lừa Tây Sơn.
Trong những lần lui tới đảo, Nguyễn Anh đã quan tâm bảo vệ củng cố, phát triển Phú Quốc cho đông người và sung túc. Năm 1785 Nguyễn Anh cầm đầu hạm đội của mình cùng nhân dân trên đảo đánh tan đoàn thuyền cướp biển Mã Lai, bắt giữ 15 ghe và 80 tên hải khấu. Để tránh nạn cướp bóc tái diễn, Nguyễn Anh ra đi để lại một số chiếc thuyền và đội quân hùng mạnh với nhiệm vụ canh giữ và mở mang đảo.
Khi lực lượng Tây Sơn không còn đủ mạnh trên vùng đất Nam Bộ, Nguyễn Anh đã phần nào nhờ vào mãnh đất sung thịnh này để tiến hành cuộc phản công chiếm thành Gia Định xây dựng Nguyễn Triều.
III. TRIỀU GIA LONG:
Năm 1802 Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long. Ông đã không quên ơn đảo, nên dành nhiều ưu ái cho việc mở mang Phú Quốc, ông cho phép mọi người được tự do khai thác, buôn bán sinh sống nơi này mà không phải lo sưu thuế, họ chỉ phải tham gia việc canh giữ an ninh phòng chống bọn cướp, giặc xâm lược mà thôi.
Nhờ vậy, dưới thời Gia Long, Phú Quốc hết sức phồn thịnh, dân số tăng đông, gồm 13 thôn. Nhiều khoảng ruộng lúa và vườn cây ăn trái bao phủ rộng khắp. Thuyền buôn các nơi (Chân Lạp, Hải Nam, Hội An, Biên Hòa …) đến mua bán rất đông. Riêng Phú Quốc có một đội ngũ thương thuyền mang thổ sản đến tận miền Trung, miền Bắc và liên lạc với cả bờ biển Trung Hoa. Triều đình lúc bấy giờ đã đặc một bộ phận hành chánh và lực lượng quân sự riêng để quản lý nơi này.
Tuy nhiên, do xa đất liền, cư dân làm ăn sung túc, nên Phú Quốc đã phải chịu lắm phen bị tàn phá bởi bọn hải tặc Mã Lai và quân xâm lược Xiêm La.
IV. TRIỀU MINH MẠNG – THIỆU TRỊ:
Dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, quân Xiêm thường kéo sang đánh phá Phú Quốc. Lực lượng phòng trú ở đây suy yếu dần. Một phần dân chúng bị mang đi cầm tù ở Xiêm. Nhân đó bọn hải tặc ra sức tung hòanh, thậm chí chúng còn đặt sào huyệt ở đây. Vì thế dân trên đảo phải bỏ đi trốn tránh trong đất liền hay vào rừng sâu ẩn náo. Thuyền buôn các nơi không dám đến vùng này buôn bán nữa, Phú Quốc vì thế bị hoang phế dần rừng xanh ra sức phủ lại làng xóm phố chợ, làm biến mất dần dấu vết khai phá.
V. TRIỀU TỰ ĐỨC – THỜI KỲ ĐẦU CHIẾM ĐÓNG:
Dưới triều Tự Đức và thời kỳ đầu Pháp chiếm đóng nước ta, tình hình trên càng trầm trọng thêm đến nỗi người ta không còn thấy bóng cư dân trên bờ biển của đảo.
Đến năm 1868, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã chọn Phú Quốc làm căn cứ chống Pháp. Phú Quốc được chứng kiến những hoạt động chiến đấu cuối cùng của ông trên đảo.
Ngày 21 tháng 6 năm 1868, sau 5 ngày đánh chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực rút về Hòn Chông, rồi cũng nghĩa quân vượt biển ra đảo cố thủ.
Trước tiên ông ghé vào An Thới, rồi đưa nghĩa quân lên đóng dọc Hàm Ninh. Vừa lúc đó lực lượng Pháp tìm bắt ông cũng ra đến. Tại đây ông dụng kế nghi binh, dụng chiến thuật “Làm ít hóa nhiều” bằng cách cho nghĩa quân đi vòng vào rừng, rồi đi ra mé biển cứ như thế, Pháp từ xa nhìn bằng ống nhòm tưởng quân Nguyễn Trung Trực đông nên không dám đổ bộ, vã lại bờ biển Hàm Ninh quá cạn tàu không thể cập bờ. Từ ngoài tàu, Pháp bắn vào, nghĩa quân cũng dùng súng tự chế kháng cự, thấy không lay chuyển, tàu Pháp quay về Hà Tiên cho viện binh thêm. Huỳnh Công tấn cùng lính mà ta được điều động đã hùng hổ đổ bộ lên bờ Hàm Ninh.
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực kịp thời đi theo con đường mòn rút về Dương Đông. Sau đó, lợi dụng địa thế sông nước hiểm trở của sông Cửa Cạn làm căn cứ phòng thủ. Sau 100 ngày hoạt động, nhiều cuộc đụng độ diễn ra, lương thực cạn dần, lực lượng nghĩa quân lâm vào cảnh khốn quẩn. Mặc dầu dân trên đảo hết lòng ủng hộ nghĩa quân. Cuối cùng, trận đánh quyết tử diễn ra từ bãi biển Cửa Cạn đến bãi biển Ông Lang, Nguyễn Trung Trực sa vào tay giặc.
Bắt được, Pháp hết lời kêu gọi ông hợp tác, nhưng Nguyễn Trung Trực khẳng khái cự tuyệt. Vì thế, ngày 27 tháng 10 năm 1868 phải mang ông ra hành quyết tại Rạch Giá. Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và hành quyết thì có thể coi quần đảo Phú Quốc bị đặt dưới quyền cai trị của Pháp hòan toàn.
Trong giai đoạn này, nạn cướp biển vẫn còn xảy ra. Cư dân không được yên tâm khi đi từ nơi này đến nơi kia trên đảo. Ngoài bọn cướp, trâu rừng và rắn độc cũng là mối hiểm họa của cư dân.
Họ chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, làm nước mắm, đốn cây xẻ ván … thỉnh thoảng các thuyền lớn từ Sài Gòn hoặc cam pốt đến mang theo gạo muối và chở thổ sản đi.
Cuộc sống dần dần yên ổn trở lại, nhờ vùng biển được canh giữ cẩn thận, Phú Quốc đã lấy lại sự tin tưởng , dân di cư đến dần.
Sau khi Pháp chiếm Phú Quốc một năm (1869) Pháp tiến hành khảo sát tường tận về đảo. Những mỏ huyền và các vùng đất màu mỡ được quan tâm đặc biệt.
Năm 1874, Phú Quốc được nâng lên thành Tham Biên. Nhưng sau một năm phải giải thể vì kinh tế không phát triển đủ để tồn tại.
Khoảng 1890, vài người Pháp đặc quyền bảo lãnh tù nhân ra đảo làm khổ sai cho sở trồng dừa. Lần hồi thấy không kết quả do việc chuyên chở xa xôi, tốn kém, không cạnh tranh được với các nơi khác.
Những năm đầu thế kỷ XX, Pháp thử nghiệm lập đồn điền cao su, chiêu mộ dân các nôi tới, nhưng cũng đã không thành công. Trong giai đoạn này đất đai được khai thác quá qui mô. Diện tích trồng tiêu cũng được mở rộng.
Năm 1920, Ngô Văn Chiêu được Pháp bổ làm Quận Trưởng quận Phú Quốc. Khi làm việc ở đây, ông thường dùng cơ bút để cầu tiên: xin đơn thuốc, hỏi thế sự nhằm giải tỏa tinh thần, bỗng nhiên ông nhận được điềm linh ứng của Cao Đài Tiên Ông và thấy cảnh bồng lai hiện ra nơi bờ biển phía Tây “xinh đẹp” và yên tĩnh tách rời chốn trần gian … Ngô Văn Chiêu tự nhận đã được truyền đạo và cùng ban tâm tri lập ra đạo Cao Đài đạo giáo từ đây đã lan truyền khắp Nam Bộ.
Năm 1932, nhà sư Nguyễn Kim Muôn (Sư Muôn) đã thử nghiệm cải cách về nếp tu hành, áp dụng đạo Phật trong tình hình xã hội văn minh. Ông tìm đến Phú Quốc cùng đệ tử dựng lên gần 20 thảo am làm cơ sở cho những ngôi chùa lớn sau này. Sau đó ông về Sài Gòn mở chiến dịch tuyên truyền cho ra đời khoảng 10 đầu sách, với tham vọng chấn hưng Phật giáo. Trong giai đoạn này báo chí Sài Gòn nhắc đến ông rất nhiều. Năm 1945, nhân dân tín nhiệm, đưa ông lãnh đạo phong trào Thanh niên tiền phong. Khi Uy Ban Nhân Dân được thành lập (gồm 7 thành viên) ông được giao làm Ủy trưởng xã hội, uy tín ông đến với nhân dân rất lớn.
Pháp tái chiếm Phú Quốc tháng 4 năm 1946, tinh thần ông dao động, hoạt động với tư cách cá nhân, bị giặc Pháp giam và hành huyết.
Vào cuối năm 1949 đầu năm 1950, “Mỹ giao cho quân đội Pháp khoảng 20.000 quân chính qui Quốc dân đảng di tản khi lục địa Trung Hoa thuộc về Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đám tàn quân này được một trung đoàn Lê Dương Pháp quản lý, trong khu biệt lập ở phía Nam Phú Quốc. Họ đã xây dựng ở đây một doanh trại kết cấu bằng tranh tre khá khang trang. Họ ở đây mãi đến năm 1953 mới di chuyển về Đài Loan. Nhiều người trong số họ trốn lại ở đảo lập gia đình, làm ăn sinh sống” (Sơn Nam).
Lợi dụng những cơ sở sẵn có, Pháp cho xây dựng nơi đây thành một nhà tù gọi là “Căn Cây Dừa” để giam giữ tù binh. Căn này rộng gần 4 hecta chia làm các khu vực A, B, C, D. số tù binh giam giữ có lúc lên đến 14.000 người. Họ là những người yêu nước và những người bị Pháp tình nghi tham gia lực lượng chống Pháp “Căn Cây Dừa” bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 1953 và chấm dứt tồn tại vào tháng 7 năm 1954, khi tù binh hai bên được giao trả.
Hơn một năm sau (1956) chính quyền Sài Gòn sửa sang lại các khu nhà đổ nát của “Căn Cây Dừa” để lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa”. Trại này giam giữ gần 1000 nam nữ chiến sĩ cách mạng. Đến năm 1957, số tù binh này được đưa ra Côn Đảo và về đất liền, trại này không còn hoạt động nữa.
Đầu năm 1967, chính quyền Sài Gòn lại cho xây dựng trại giam tù binh Cộng Sản Việt Nam Phú Quốc tại thung lũng An Thới cách “Căn Cây Dừa” cũ 2km. Trại này rộng 40 hecta (gấp 10 lần “Căn Cây Dừa”) nằm dọc con đường 46, chia làm 12 khu, nhưng chỉ mới sử dụng 11 khu là đình chiến. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, giam giữ gần 40.000 tù binh cách mạng và 4.000 người vĩnh viễn nằm lại tại đây.
Đầu năm 1973, Hiệp định Paris ký kết, tù binh được trao trả và trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc cũng không còn nữa.
Đồng bào yêu nước trên đảo vẫn còn đấu tranh với tinh thần tự lực, tự tiếp tế. Cố gắng liên lạc thông tin với tổ chức trong đất liền, nhưng rất khó khăn.
VI. ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (30/4/1975):
16 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng với khí thế chung của cả nước, Phú Quốc hoàn toàn được giải phóng.
Đất nước thống nhất, Phú Quốc sống trong không khí độc lập, cuộc sống người dân được nâng cao. Nhất là sau đại hội VI, với cơ chế kinh tế thị trường, hàng hóa được tự do lưu thông, người dân có cơ hội làm giàu.
Phú Quốc thực sự hòa nhịp với đất liền, du khách khắp nơi tìm về thăm đảo ngày một đông, rồi đây Phú Quốc sẽ xứng đáng với tên gọi vốn có của mình “Hòn đảo làm giàu cho Tổ quốc”.
Vị Trí Địa Lý
Phú Quốc là hòn đảo nằm phía Tây Nam Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, có dạng hình thoi, nằm theo hướng Bắc Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, diện tích 567 km2, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 52 km, nơi hẹp nhất là 3 km, nơi rộng nhất là 25 km.
Phú Quốc có diện tích tương đương với đảo quốc Singapore và là hòn đảo lớn nhất trong các đảo của Việt Nam.
Đây là nơi duy nhất tại Việt Nam bạn có thể thưởng thức mặt trời lặn trên đại dương. Đảo Phú Quốc có tất cả 99 ngọn núi và đồi được các khu rừng nguyên sinh xanh mướt bao phủ, và nhiều thác và suối chảy rất ngoạn mục. Gió biển mát dịu cùng với các bãi biển cát trắng ngời tiếp giáp với nước biển xanh trong vắt như pha lê làm cho đảo Phú Quốc thực sự là một thiên đường.
Hòn đảo xinh đẹp này nằm cách bờ biển Tây-Nam Việt Nam 65 dặm và thực sự chưa bị xâm hại vì thời gian và du lịch. Các du khách nói rằng: Việt Nam giống như Thái Lan cách đây 20 năm. Nếu đó là thật thì Phú Quốc giống như Việt Nam cách đây 10 năm.
Nổi danh như một thiên đàng giải trí vùng nhiệt đới và là nơi của những người yêu ánh nắng, Phú Quốc có trên 26 đảo nhỏ xinh đẹp nằm rải rác và 150 cây số bãi biển cát trắng ngời bao quanh đảo, ánh nắng quanh năm, với một nhiệt độ dễ chịu ở 27 độ C.
Đảo Phú Quốc cùng một số đảo chung quanh hợp thành quần đảo Phú Quốc, nay là huyện Phú Quốc, diện tích 600 km2 (trong đó có quần đảo Thổ Chu nay là xã Thổ Chu cách thị trấn Dương Đông 120 km2).
Như tên gọi Phú Quốc đã ẩn chứa một vẽ đẹp trữ tình, một tiềm năng giàu có. Với dân số toàn huyện trên 60.000 người, mật độ dân số bình quân 95 người/km2, toàn huyện có 8 xã và một thị trấn Hàm Ninh, Dương Tô, Cửa Cạn, Cửa Dương, An Thới, Bãi Thơm, Gành Dầu, Thổ Chu, và thị trấn Dương Đông.
Tại thị trấn Dương Đông, thủ phủ của Phú Quốc được coi là nơi có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: Dinh Cậu, Chùa Sùng Hưng, bãi biển Dương Đông và con sông cùng tên thơ mộng …
Dương Đông là trung tâm hành chánh, kinh tế, văn hóa là đầu mối giao thông có sân bay, cửa sông phục vụ cho việc giao lưu giữa đảo với khắp nơi.
Phú Quốc cách thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) 120km, huyện Hà Tiên 46 km và cách đường lãnh hải Campuchia – Việt Nam 4,5km. Những ngày đẹp trời đứng trên bờ biển Hàm Ninh nhìn về phía đông nơi cuối trời Hà Tiên mờ ẩn hiện trong làn khói nước. Địa danh Phú Quốc từ xưa đã gắn liền với biển Rạch Giá – Hà Tiên trong những tuyến hành hương du lịch.
Phú Quốc ở vào vị trí khá hấp dẫn: từ Phú Quốc đi tỉnh Jak (Thái Lan) tàu chạy hai mươi giờ. Tính đường hàng không, khoảng cách Phú Quốc – TP. Hồ Chí Minh tương đương Phú Quốc – Bangkok, Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc – Malaysia gần hơn Phú Quốc đi TP. Hồ Chí Minh.
Cảnh quan thiên nhiên Phú Quốc đa dạng, với biết bao phong cảnh đẹp, viền quanh đảo là bãi biển, trên đảo có nhiều núi, có suối, có sông. Nằm sâu trong đảo là những cánh đồng tranh, vườn cây, những vạt rừng, có nhiều nơi là lung bào, ứng nước.
Núi rừng chiếm phần lớn diện tích đảo, địa hình cao ở phía Bắc và thấp dần ở phía Nam, chạy dài 99 ngọn núi, tập trung nhiều nhất ở Bắc Đảo, rãi rác vài ngọn ở phía Nam. Hầu hết các núi này bên Đông dốc đứng và thoai thỏai bên Tây. Trong đó đáng kể là dãy Hàm Ninh có đỉnh núi Chùa (605m) cao nhất.
Các sông rạch quan trọng như sông Dương Đông (15km), Cửa Cạn (28km), rạch Cửa Lấp, rạch Đầm, rạch Hàm, rạch Tràm, rạch Vẹm … phần lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh và đỗ ra bờ Tây, chỉ riêng rạch Hàm và rạch Đầm đổ về phía Đông Đảo.
Trùm lên và chen vào núi non là những cánh rừng rộng lớn (gần 2/3 diện tích đảo), trong đó có một khu rừng nguyên sinh duy nhất Nam Bộ, gồm 929 loại thực vật khác nhau với nhiều gỗ quý và dược liệu hiếm, đặc biệt là trầm hương và quế. Trong rừng có nhiều chim muông và thú quý như: Nai, Trăn, Rắn, Heo rừng, Khỉ …
Biển bao quanh Phú Quốc khá cạn, chỉ riêng khu vực quần đảo An Thới, ở phía Tây Phú Quốc biển sâu đột ngột, tàu thuyền lớn ra vào dễ dàng, rất thuận tiện để xây dựng hải cảng lớn.
Các bãi biển Phú Quốc rất đẹp, nơi cát vàng, nơi cát trắng nước trong thấy đáy, có chỗ nông, chỗ sâu, khiến trên cao nhìn xuống, nước biển có nơi màu xanh nhạt như ngọc thạch, có nơi xanh biếc như ngọc bích, bờ biển Phú Quốc cát phẳng chạy dài, chỗ rộng chỗ hẹp, lại có nơi bị đứt đoạn bởi những mùi, những ghềnh đá nhô ra biển, hoặc bởi cây rừng chạy sát ra mé nước.
Rãi rác ở ngoài khơi quanh đảo Phú Quốc có nhiều đảo nhỏ, phía Tây Nam cách Phú Quốc 40 hải lý có đảo Thổ Chu bề ngang 3km, có dân cư, có núi, có rừng gỗ mun, gần đó có hòn Kèo, hòn Tư, hòn Cao, hòn Nhạn, (nơi chim nhạn bay đến sinh sản) cách Phú Quốc 4 hải lý có hòn Cao Cát, hòn Dơi … phía Nam có quần đảo An Thới.
Biển Phú Quốc là trung tâm của một vùng ngư trường phong phú vào loại nhất thế giới với mực, cá thu, tôm …
Thiên nhiên đã dành cho Phú Quốc nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, bờ biển với những bãi cát trắng phau, những hàng phi lao rì rào gió thổi, những hang động tuyệt vời.
Khu du lịch Sài Gòn Phú Quốc chiếm một vị trí nhìn ra biển tuyệt đẹp. Cát trắng và nước trong như thuỷ tinh ở nơi đó làm cho khu vự này trở thành nơi ở tuyệt hảo cho nhiều loại.
Phú Quốc thực sự là nơi du lịch lý tưởng cho du khách.
Tiền Hiền Của Đảo Phú Quốc
Đảo phú Quốc ở Vịnh Thái Lan. Trên đảo có núi lớn cao vọi, chóp núi đều chầu về hướng Bắc. Từ Đông sang Tây có đến 2000 dặm, từ Nam đến Bắc cách nhau trên 100 dặm. Từ xưa Phú Quốc nổi tiếng là nơi có nhiều heo rừng, nai, hươu, yến sào, mây, gỗ quí, hải sâm, quế. Trên núi lại có thứ huyền phách sáng ngời như đồng người ta dùng làm hộp đựng trầu cau hoặc chén dĩa rất quí. Ngoài ra, còn có loại long diên hương, nhất là thứ hắc ban hương – ngoài vỏ đen lấm chấm dợn sóng như trầm hương non có mùi thơm thoang thoảng, không nồng, rất quí !
Tục truyền, ngày xưa có một người xưng là vua Lối ra lập nghiệp. Nhưng về sau mùa màng thất bát, vua Lối bỏ đảo trở về đất liền.
Sau đó, có một bà lão tên là Kiêm Giao, mộ khoảng một trăm người Việt lẫn Khơ-mer đưa ra đảo lập nghiệp. Thoạt tiên bà cùng nhóm người này khai phá vùng đất ở Cửa Cạn. Thấy đất phì nhiêu, lại lắm cỏ hoang, bà cho người vào đất liền mua năm chục con trâu chở ra đảo. Nhờ sức trâu kéo cộng với sự làm lụng cần cù nên mùa màng ở đây ngày thêm phát triển, cuộc sống càng lúc càng sung túc.
Năm bảy mươi tuổi bà Kiêm Giao nhuốm bệnh nặng. Bà gọi mọi người lại trối trăng : ” Khi ta chết, bao nhiêu ruộng đất này đem ra chia đều cho các người. Ta chỉ ao ước một điều là dù thế nào, các ngươi phải thả bầy trâu cho chúng được tự do. Nếu còn trói cầm chúng, vong hồn ta không sao nguôi ngoai được dưới suối vàng “.
Sau khi bà qua đời, bầy trâu được dân trên đảo thả chạy tứ tán trong rừng, vì vậy, đến những thập niên gần đây ở Phú Quốc có rất nhiều trâu rừng. Nơi chuồng trâu cũ của bà Kiêm Giao còn dấu tích một cây cột bằng gỗ trai cao chừng một thước rưỡi. Cây cột cứng như đá.
-------------------------------
Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực toạ lạc tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ Phường Vĩnh Thanh Vân Thị xã rạch Giá .là di tích lịch sử được nhân dân Kiên Giang gìn giữ hơn một thế kỷ nay để tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 .
Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng của dân tộc là tấm gương của nhiều thế hệ yêu nước về lòng quả cảm liều mình lẽ phải .Hiểu rõ được cuộc đời của vị anh hùng này ta càng thêm kính trọng và nể phục ông hơn :
Nguyễn Trung Trực còn có tên là Chơn còn gọi là Năm Lịch ,sinh năm 1839 trong một gia đình làm nghề đánh cá phủ Tân An tỉnh Gia Định nay thuộc ấp 1 xã Bình Đức huyện Bến Lức Tỉnh Long An .Cùng với Trương Công Định ,Nguyễn Trung trực tham gia trận đánh bảo vệ đồn Chí Hoà .Ong Được phân công chỉ huy một nhóm nghĩa quân hoạt động ở Tây An .Ngày 10/12/1861 nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến hạm Esperance của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông .Sau đó ông kéo quân về hoạt động ở vùng Rạch Gía–Phú Quốc .Tại đây ông lãnh đạo nghĩa quân tấn công Rạch Giá .Giặc Pháp truy kích ,ông rút quân về Phú Quốc .Ong bị giặc bắt tại đây đưa về giam ở Sài Gòn rồi bị xử tử tại Rạch Giá .Dân chúng thờ ông ở nhiều nơi .Đình làng Vĩnh Thanh Vân ở thị xã Rạch Giá là một trong những di tích tiêu biểu .
Đình thờ Nguyễn Trung Trực vốn là Đình Thờ Cá Ong Voi .Ngày 27/9/1868 khi Nguyễn Trung Trực bị giặc xử chém ,dân làng Vĩnh Thanh Vân thờ Nguyễn Trung Trực Trong đình và để che mắt địch ,biển đình vẫn ghi là “Đình Nam Hải Đại Tướng Quân “.Tục truyền ,năm 1909,trong dịp lễ Kỳ Yên ,Quan chức Tây ta đến dự .Tên tham biện người Pháp vốn biết chữ Hán đã phát hiện ra câu đối trích từ thơ của Huỳnh Mẫn Đạt :
“Hoả hồng nhựt tảo oanh thiên địa
Kiến bạt kiên Giang khấp quỷ thần .”
Liền dùng dùng nổi giận ,cho rằng hương chức vẫn còn nuôi ý chống Pháp. Hương chức làng Vĩnh Thanh Vân viện lẽ :Ong Nguyễn trung với vua với nước ,dân thờ ông là thờ chữ Trung .Sau đó hương chức nhờ Đốc Phủ Tươi và phủ quân tâu bày với Tham Biện để bỏ qua chuyện này .
Ngoài địa điểm trên Nguyễn Trung Trực được thờ ở nhiều nơi khác :Tân Điền , Vĩnh Hoà Hiệp ,Vĩnh Hoà ,Phú Quốc …….Việc tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực đến cách mạng Tháng Tám mới công khai và duy trì mãi đến nay .Mặt khác Nguyễn Trung Trực từ lâu là đối tượng thờ tự quan trọng của các tín đồ Bửu sơ Kỳ Hương.
Ở Phú Quốc có nhiều địa điểm liên quan đến Nguyễn Trung Trực vẫn còn bảo lưu trong ký ức dân chúng :Hàm Ninh địa điểm đổ bộ ,Cửa Cạn ,Ba Trại ,Bãi Ong Lang nơi cụ Nguyễn đánh trận cuối cùng ,đặc biệt tại Rạch Tràm là nghĩa trang các nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực và ngôi mộ của bà Quan Lớn Tướng đuợc coi là vợ của Nguyễn Trung Trưc .
Hàng năm dân chúng tổ chức lễ cúng trọng thể vào ngày 9 /3 âm lịch .Nói chung các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực –vùng căn cứ ,chiến trường xưa của cụ ở Phú Quốc là một vùng đất thiêng ,một địa danh một ngôi mộ và một loạt những tên người đều gắn bó hữu cơ với cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng dân chài …
Đền thờ Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá có thể coi là ngôi đền lớn nhất trong các ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực .Trong đền được bày trí tôn nghiêm và đây là điểm hành hương của rất đông người họ cho rằng ông Nguyễn rất linh thiêng .
Trước đền thờ ông có một tương đài được coi là một trong những tượng đẹp nhất Việt Nam có dáng vẻ oai phong và dũng mãnh .
Lịch Sử Hình Thành Vùng Đất Phú Quốc-Kiên Giang
Phú Quốc có lịch sử khai hoang lập ấp khá lâu đời, so với các vùng khác trong lưu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh chống cướp và giặc xâm lược để bảo vệ thành quả khẩn hoang trên vùng đất này cũng diễn ra thường xuyên. Lịch sử Phú Quốc thể hiện đầy đủ nội dung dựng xây, gìn giữ và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
I. THUỞ HOANG SƠ:
Ngày trước Phú Quốc là hai đảo hoang vắng. Vào những thập niên của thế kỷ XVII, nơi này đã có một số người Việt Bình Thuận và người Hoa ở Hải Nam thường lui tới để đánh bắt hải sâm (đồn dột) và bọn cướp biển võ trang lảng vảng nơi này để thừa lúc trấn lột, cướp bóc. Có thể trong quá trình đó đã có một số rất ít người định cư sinh sống nơi đây và Phú Quốc được định danh từ đó.
II. THỜI CHÚA NGUYỄN:
Đến cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu từ Trung Quốc đến Hà Tiên chiêu mộ dân phiêu lưu ở Phú Quốc và các nơi thành lập xã thôn. Vùng đất Phú Quốc từ đây bắt đầu có người cai quản.
Năm 1708 Mạc Cửu xáp nhập Hà Tiên vào Đảng trong Phú Quốc trở thành đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt Nam được cai quản trực tiếp bởi vị Tống trấn họ Mạc. Với chính sách phóng khoáng nhằm kích thích cư dân từ nơi khác đến, người dân tự do khai khẩn mà không phải nộp thuế… tiếng tăm Phú Quốc ngày một vang xa, lưu dân đến ở ngày càng đông. Từ đó, việc khai thác Phú Quốc diễn ra khá khẩn trương. Lưu dân gồm nhiều thành phần khác nhau đã đến sống và hòa thân với nhau: có người đến do phiêu bạc giang hồ, có người đến để tránh bão tố và sự truy nã của triều định phong kiến lân cận. Trong số này đáng kể nhất là những người Việt đến định cư, khai thác hải sản sinh sống lâu dài.
Cuối thế kỷ XVIII, nhờ vị trí hẻo lảnh, lại có dân sinh sống với cơ sở kinh tế sinh túc, nên Nguyễn Anh đã nhiều lần đặt chân đến nơi này trên đường bôn tẩu trốn tránh Tây Sơn (1782 – 1786).
Năm 1783, Phú Quốc trở thành bãi chiến trường khi lực lượng Tây sơn kéo ra truy diệt Nguyễn Anh nhưng ông đã thoát được nhờ Lê Phước Điền hy sinh giả dạng để lừa Tây Sơn.
Trong những lần lui tới đảo, Nguyễn Anh đã quan tâm bảo vệ củng cố, phát triển Phú Quốc cho đông người và sung túc. Năm 1785 Nguyễn Anh cầm đầu hạm đội của mình cùng nhân dân trên đảo đánh tan đoàn thuyền cướp biển Mã Lai, bắt giữ 15 ghe và 80 tên hải khấu. Để tránh nạn cướp bóc tái diễn, Nguyễn Anh ra đi để lại một số chiếc thuyền và đội quân hùng mạnh với nhiệm vụ canh giữ và mở mang đảo.
Khi lực lượng Tây Sơn không còn đủ mạnh trên vùng đất Nam Bộ, Nguyễn Anh đã phần nào nhờ vào mãnh đất sung thịnh này để tiến hành cuộc phản công chiếm thành Gia Định xây dựng Nguyễn Triều.
III. TRIỀU GIA LONG:
Năm 1802 Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long. Ông đã không quên ơn đảo, nên dành nhiều ưu ái cho việc mở mang Phú Quốc, ông cho phép mọi người được tự do khai thác, buôn bán sinh sống nơi này mà không phải lo sưu thuế, họ chỉ phải tham gia việc canh giữ an ninh phòng chống bọn cướp, giặc xâm lược mà thôi.
Nhờ vậy, dưới thời Gia Long, Phú Quốc hết sức phồn thịnh, dân số tăng đông, gồm 13 thôn. Nhiều khoảng ruộng lúa và vườn cây ăn trái bao phủ rộng khắp. Thuyền buôn các nơi (Chân Lạp, Hải Nam, Hội An, Biên Hòa …) đến mua bán rất đông. Riêng Phú Quốc có một đội ngũ thương thuyền mang thổ sản đến tận miền Trung, miền Bắc và liên lạc với cả bờ biển Trung Hoa. Triều đình lúc bấy giờ đã đặc một bộ phận hành chánh và lực lượng quân sự riêng để quản lý nơi này.
Tuy nhiên, do xa đất liền, cư dân làm ăn sung túc, nên Phú Quốc đã phải chịu lắm phen bị tàn phá bởi bọn hải tặc Mã Lai và quân xâm lược Xiêm La.
IV. TRIỀU MINH MẠNG – THIỆU TRỊ:
Dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, quân Xiêm thường kéo sang đánh phá Phú Quốc. Lực lượng phòng trú ở đây suy yếu dần. Một phần dân chúng bị mang đi cầm tù ở Xiêm. Nhân đó bọn hải tặc ra sức tung hòanh, thậm chí chúng còn đặt sào huyệt ở đây. Vì thế dân trên đảo phải bỏ đi trốn tránh trong đất liền hay vào rừng sâu ẩn náo. Thuyền buôn các nơi không dám đến vùng này buôn bán nữa, Phú Quốc vì thế bị hoang phế dần rừng xanh ra sức phủ lại làng xóm phố chợ, làm biến mất dần dấu vết khai phá.
V. TRIỀU TỰ ĐỨC – THỜI KỲ ĐẦU CHIẾM ĐÓNG:
Dưới triều Tự Đức và thời kỳ đầu Pháp chiếm đóng nước ta, tình hình trên càng trầm trọng thêm đến nỗi người ta không còn thấy bóng cư dân trên bờ biển của đảo.
Đến năm 1868, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã chọn Phú Quốc làm căn cứ chống Pháp. Phú Quốc được chứng kiến những hoạt động chiến đấu cuối cùng của ông trên đảo.
Ngày 21 tháng 6 năm 1868, sau 5 ngày đánh chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực rút về Hòn Chông, rồi cũng nghĩa quân vượt biển ra đảo cố thủ.
Trước tiên ông ghé vào An Thới, rồi đưa nghĩa quân lên đóng dọc Hàm Ninh. Vừa lúc đó lực lượng Pháp tìm bắt ông cũng ra đến. Tại đây ông dụng kế nghi binh, dụng chiến thuật “Làm ít hóa nhiều” bằng cách cho nghĩa quân đi vòng vào rừng, rồi đi ra mé biển cứ như thế, Pháp từ xa nhìn bằng ống nhòm tưởng quân Nguyễn Trung Trực đông nên không dám đổ bộ, vã lại bờ biển Hàm Ninh quá cạn tàu không thể cập bờ. Từ ngoài tàu, Pháp bắn vào, nghĩa quân cũng dùng súng tự chế kháng cự, thấy không lay chuyển, tàu Pháp quay về Hà Tiên cho viện binh thêm. Huỳnh Công tấn cùng lính mà ta được điều động đã hùng hổ đổ bộ lên bờ Hàm Ninh.
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực kịp thời đi theo con đường mòn rút về Dương Đông. Sau đó, lợi dụng địa thế sông nước hiểm trở của sông Cửa Cạn làm căn cứ phòng thủ. Sau 100 ngày hoạt động, nhiều cuộc đụng độ diễn ra, lương thực cạn dần, lực lượng nghĩa quân lâm vào cảnh khốn quẩn. Mặc dầu dân trên đảo hết lòng ủng hộ nghĩa quân. Cuối cùng, trận đánh quyết tử diễn ra từ bãi biển Cửa Cạn đến bãi biển Ông Lang, Nguyễn Trung Trực sa vào tay giặc.
Bắt được, Pháp hết lời kêu gọi ông hợp tác, nhưng Nguyễn Trung Trực khẳng khái cự tuyệt. Vì thế, ngày 27 tháng 10 năm 1868 phải mang ông ra hành quyết tại Rạch Giá. Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và hành quyết thì có thể coi quần đảo Phú Quốc bị đặt dưới quyền cai trị của Pháp hòan toàn.
Trong giai đoạn này, nạn cướp biển vẫn còn xảy ra. Cư dân không được yên tâm khi đi từ nơi này đến nơi kia trên đảo. Ngoài bọn cướp, trâu rừng và rắn độc cũng là mối hiểm họa của cư dân.
Họ chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, làm nước mắm, đốn cây xẻ ván … thỉnh thoảng các thuyền lớn từ Sài Gòn hoặc cam pốt đến mang theo gạo muối và chở thổ sản đi.
Cuộc sống dần dần yên ổn trở lại, nhờ vùng biển được canh giữ cẩn thận, Phú Quốc đã lấy lại sự tin tưởng , dân di cư đến dần.
Sau khi Pháp chiếm Phú Quốc một năm (1869) Pháp tiến hành khảo sát tường tận về đảo. Những mỏ huyền và các vùng đất màu mỡ được quan tâm đặc biệt.
Năm 1874, Phú Quốc được nâng lên thành Tham Biên. Nhưng sau một năm phải giải thể vì kinh tế không phát triển đủ để tồn tại.
Khoảng 1890, vài người Pháp đặc quyền bảo lãnh tù nhân ra đảo làm khổ sai cho sở trồng dừa. Lần hồi thấy không kết quả do việc chuyên chở xa xôi, tốn kém, không cạnh tranh được với các nơi khác.
Những năm đầu thế kỷ XX, Pháp thử nghiệm lập đồn điền cao su, chiêu mộ dân các nôi tới, nhưng cũng đã không thành công. Trong giai đoạn này đất đai được khai thác quá qui mô. Diện tích trồng tiêu cũng được mở rộng.
Năm 1920, Ngô Văn Chiêu được Pháp bổ làm Quận Trưởng quận Phú Quốc. Khi làm việc ở đây, ông thường dùng cơ bút để cầu tiên: xin đơn thuốc, hỏi thế sự nhằm giải tỏa tinh thần, bỗng nhiên ông nhận được điềm linh ứng của Cao Đài Tiên Ông và thấy cảnh bồng lai hiện ra nơi bờ biển phía Tây “xinh đẹp” và yên tĩnh tách rời chốn trần gian … Ngô Văn Chiêu tự nhận đã được truyền đạo và cùng ban tâm tri lập ra đạo Cao Đài đạo giáo từ đây đã lan truyền khắp Nam Bộ.
Năm 1932, nhà sư Nguyễn Kim Muôn (Sư Muôn) đã thử nghiệm cải cách về nếp tu hành, áp dụng đạo Phật trong tình hình xã hội văn minh. Ông tìm đến Phú Quốc cùng đệ tử dựng lên gần 20 thảo am làm cơ sở cho những ngôi chùa lớn sau này. Sau đó ông về Sài Gòn mở chiến dịch tuyên truyền cho ra đời khoảng 10 đầu sách, với tham vọng chấn hưng Phật giáo. Trong giai đoạn này báo chí Sài Gòn nhắc đến ông rất nhiều. Năm 1945, nhân dân tín nhiệm, đưa ông lãnh đạo phong trào Thanh niên tiền phong. Khi Uy Ban Nhân Dân được thành lập (gồm 7 thành viên) ông được giao làm Ủy trưởng xã hội, uy tín ông đến với nhân dân rất lớn.
Pháp tái chiếm Phú Quốc tháng 4 năm 1946, tinh thần ông dao động, hoạt động với tư cách cá nhân, bị giặc Pháp giam và hành huyết.
Vào cuối năm 1949 đầu năm 1950, “Mỹ giao cho quân đội Pháp khoảng 20.000 quân chính qui Quốc dân đảng di tản khi lục địa Trung Hoa thuộc về Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đám tàn quân này được một trung đoàn Lê Dương Pháp quản lý, trong khu biệt lập ở phía Nam Phú Quốc. Họ đã xây dựng ở đây một doanh trại kết cấu bằng tranh tre khá khang trang. Họ ở đây mãi đến năm 1953 mới di chuyển về Đài Loan. Nhiều người trong số họ trốn lại ở đảo lập gia đình, làm ăn sinh sống” (Sơn Nam).
Lợi dụng những cơ sở sẵn có, Pháp cho xây dựng nơi đây thành một nhà tù gọi là “Căn Cây Dừa” để giam giữ tù binh. Căn này rộng gần 4 hecta chia làm các khu vực A, B, C, D. số tù binh giam giữ có lúc lên đến 14.000 người. Họ là những người yêu nước và những người bị Pháp tình nghi tham gia lực lượng chống Pháp “Căn Cây Dừa” bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 1953 và chấm dứt tồn tại vào tháng 7 năm 1954, khi tù binh hai bên được giao trả.
Hơn một năm sau (1956) chính quyền Sài Gòn sửa sang lại các khu nhà đổ nát của “Căn Cây Dừa” để lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa”. Trại này giam giữ gần 1000 nam nữ chiến sĩ cách mạng. Đến năm 1957, số tù binh này được đưa ra Côn Đảo và về đất liền, trại này không còn hoạt động nữa.
Đầu năm 1967, chính quyền Sài Gòn lại cho xây dựng trại giam tù binh Cộng Sản Việt Nam Phú Quốc tại thung lũng An Thới cách “Căn Cây Dừa” cũ 2km. Trại này rộng 40 hecta (gấp 10 lần “Căn Cây Dừa”) nằm dọc con đường 46, chia làm 12 khu, nhưng chỉ mới sử dụng 11 khu là đình chiến. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, giam giữ gần 40.000 tù binh cách mạng và 4.000 người vĩnh viễn nằm lại tại đây.
Đầu năm 1973, Hiệp định Paris ký kết, tù binh được trao trả và trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc cũng không còn nữa.
Đồng bào yêu nước trên đảo vẫn còn đấu tranh với tinh thần tự lực, tự tiếp tế. Cố gắng liên lạc thông tin với tổ chức trong đất liền, nhưng rất khó khăn.
VI. ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (30/4/1975):
16 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng với khí thế chung của cả nước, Phú Quốc hoàn toàn được giải phóng.
Đất nước thống nhất, Phú Quốc sống trong không khí độc lập, cuộc sống người dân được nâng cao. Nhất là sau đại hội VI, với cơ chế kinh tế thị trường, hàng hóa được tự do lưu thông, người dân có cơ hội làm giàu.
Phú Quốc thực sự hòa nhịp với đất liền, du khách khắp nơi tìm về thăm đảo ngày một đông, rồi đây Phú Quốc sẽ xứng đáng với tên gọi vốn có của mình “Hòn đảo làm giàu cho Tổ quốc”.
Vị Trí Địa Lý
Phú Quốc là hòn đảo nằm phía Tây Nam Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, có dạng hình thoi, nằm theo hướng Bắc Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, diện tích 567 km2, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 52 km, nơi hẹp nhất là 3 km, nơi rộng nhất là 25 km.
Phú Quốc có diện tích tương đương với đảo quốc Singapore và là hòn đảo lớn nhất trong các đảo của Việt Nam.
Đây là nơi duy nhất tại Việt Nam bạn có thể thưởng thức mặt trời lặn trên đại dương. Đảo Phú Quốc có tất cả 99 ngọn núi và đồi được các khu rừng nguyên sinh xanh mướt bao phủ, và nhiều thác và suối chảy rất ngoạn mục. Gió biển mát dịu cùng với các bãi biển cát trắng ngời tiếp giáp với nước biển xanh trong vắt như pha lê làm cho đảo Phú Quốc thực sự là một thiên đường.
Hòn đảo xinh đẹp này nằm cách bờ biển Tây-Nam Việt Nam 65 dặm và thực sự chưa bị xâm hại vì thời gian và du lịch. Các du khách nói rằng: Việt Nam giống như Thái Lan cách đây 20 năm. Nếu đó là thật thì Phú Quốc giống như Việt Nam cách đây 10 năm.
Nổi danh như một thiên đàng giải trí vùng nhiệt đới và là nơi của những người yêu ánh nắng, Phú Quốc có trên 26 đảo nhỏ xinh đẹp nằm rải rác và 150 cây số bãi biển cát trắng ngời bao quanh đảo, ánh nắng quanh năm, với một nhiệt độ dễ chịu ở 27 độ C.
Đảo Phú Quốc cùng một số đảo chung quanh hợp thành quần đảo Phú Quốc, nay là huyện Phú Quốc, diện tích 600 km2 (trong đó có quần đảo Thổ Chu nay là xã Thổ Chu cách thị trấn Dương Đông 120 km2).
Như tên gọi Phú Quốc đã ẩn chứa một vẽ đẹp trữ tình, một tiềm năng giàu có. Với dân số toàn huyện trên 60.000 người, mật độ dân số bình quân 95 người/km2, toàn huyện có 8 xã và một thị trấn Hàm Ninh, Dương Tô, Cửa Cạn, Cửa Dương, An Thới, Bãi Thơm, Gành Dầu, Thổ Chu, và thị trấn Dương Đông.
Tại thị trấn Dương Đông, thủ phủ của Phú Quốc được coi là nơi có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như: Dinh Cậu, Chùa Sùng Hưng, bãi biển Dương Đông và con sông cùng tên thơ mộng …
Dương Đông là trung tâm hành chánh, kinh tế, văn hóa là đầu mối giao thông có sân bay, cửa sông phục vụ cho việc giao lưu giữa đảo với khắp nơi.
Phú Quốc cách thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) 120km, huyện Hà Tiên 46 km và cách đường lãnh hải Campuchia – Việt Nam 4,5km. Những ngày đẹp trời đứng trên bờ biển Hàm Ninh nhìn về phía đông nơi cuối trời Hà Tiên mờ ẩn hiện trong làn khói nước. Địa danh Phú Quốc từ xưa đã gắn liền với biển Rạch Giá – Hà Tiên trong những tuyến hành hương du lịch.
Phú Quốc ở vào vị trí khá hấp dẫn: từ Phú Quốc đi tỉnh Jak (Thái Lan) tàu chạy hai mươi giờ. Tính đường hàng không, khoảng cách Phú Quốc – TP. Hồ Chí Minh tương đương Phú Quốc – Bangkok, Phú Quốc – Singapore và Phú Quốc – Malaysia gần hơn Phú Quốc đi TP. Hồ Chí Minh.
Cảnh quan thiên nhiên Phú Quốc đa dạng, với biết bao phong cảnh đẹp, viền quanh đảo là bãi biển, trên đảo có nhiều núi, có suối, có sông. Nằm sâu trong đảo là những cánh đồng tranh, vườn cây, những vạt rừng, có nhiều nơi là lung bào, ứng nước.
Núi rừng chiếm phần lớn diện tích đảo, địa hình cao ở phía Bắc và thấp dần ở phía Nam, chạy dài 99 ngọn núi, tập trung nhiều nhất ở Bắc Đảo, rãi rác vài ngọn ở phía Nam. Hầu hết các núi này bên Đông dốc đứng và thoai thỏai bên Tây. Trong đó đáng kể là dãy Hàm Ninh có đỉnh núi Chùa (605m) cao nhất.
Các sông rạch quan trọng như sông Dương Đông (15km), Cửa Cạn (28km), rạch Cửa Lấp, rạch Đầm, rạch Hàm, rạch Tràm, rạch Vẹm … phần lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh và đỗ ra bờ Tây, chỉ riêng rạch Hàm và rạch Đầm đổ về phía Đông Đảo.
Trùm lên và chen vào núi non là những cánh rừng rộng lớn (gần 2/3 diện tích đảo), trong đó có một khu rừng nguyên sinh duy nhất Nam Bộ, gồm 929 loại thực vật khác nhau với nhiều gỗ quý và dược liệu hiếm, đặc biệt là trầm hương và quế. Trong rừng có nhiều chim muông và thú quý như: Nai, Trăn, Rắn, Heo rừng, Khỉ …
Biển bao quanh Phú Quốc khá cạn, chỉ riêng khu vực quần đảo An Thới, ở phía Tây Phú Quốc biển sâu đột ngột, tàu thuyền lớn ra vào dễ dàng, rất thuận tiện để xây dựng hải cảng lớn.
Các bãi biển Phú Quốc rất đẹp, nơi cát vàng, nơi cát trắng nước trong thấy đáy, có chỗ nông, chỗ sâu, khiến trên cao nhìn xuống, nước biển có nơi màu xanh nhạt như ngọc thạch, có nơi xanh biếc như ngọc bích, bờ biển Phú Quốc cát phẳng chạy dài, chỗ rộng chỗ hẹp, lại có nơi bị đứt đoạn bởi những mùi, những ghềnh đá nhô ra biển, hoặc bởi cây rừng chạy sát ra mé nước.
Rãi rác ở ngoài khơi quanh đảo Phú Quốc có nhiều đảo nhỏ, phía Tây Nam cách Phú Quốc 40 hải lý có đảo Thổ Chu bề ngang 3km, có dân cư, có núi, có rừng gỗ mun, gần đó có hòn Kèo, hòn Tư, hòn Cao, hòn Nhạn, (nơi chim nhạn bay đến sinh sản) cách Phú Quốc 4 hải lý có hòn Cao Cát, hòn Dơi … phía Nam có quần đảo An Thới.
Biển Phú Quốc là trung tâm của một vùng ngư trường phong phú vào loại nhất thế giới với mực, cá thu, tôm …
Thiên nhiên đã dành cho Phú Quốc nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, bờ biển với những bãi cát trắng phau, những hàng phi lao rì rào gió thổi, những hang động tuyệt vời.
Khu du lịch Sài Gòn Phú Quốc chiếm một vị trí nhìn ra biển tuyệt đẹp. Cát trắng và nước trong như thuỷ tinh ở nơi đó làm cho khu vự này trở thành nơi ở tuyệt hảo cho nhiều loại.
Phú Quốc thực sự là nơi du lịch lý tưởng cho du khách.
Tiền Hiền Của Đảo Phú Quốc
Đảo phú Quốc ở Vịnh Thái Lan. Trên đảo có núi lớn cao vọi, chóp núi đều chầu về hướng Bắc. Từ Đông sang Tây có đến 2000 dặm, từ Nam đến Bắc cách nhau trên 100 dặm. Từ xưa Phú Quốc nổi tiếng là nơi có nhiều heo rừng, nai, hươu, yến sào, mây, gỗ quí, hải sâm, quế. Trên núi lại có thứ huyền phách sáng ngời như đồng người ta dùng làm hộp đựng trầu cau hoặc chén dĩa rất quí. Ngoài ra, còn có loại long diên hương, nhất là thứ hắc ban hương – ngoài vỏ đen lấm chấm dợn sóng như trầm hương non có mùi thơm thoang thoảng, không nồng, rất quí !
Tục truyền, ngày xưa có một người xưng là vua Lối ra lập nghiệp. Nhưng về sau mùa màng thất bát, vua Lối bỏ đảo trở về đất liền.
Sau đó, có một bà lão tên là Kiêm Giao, mộ khoảng một trăm người Việt lẫn Khơ-mer đưa ra đảo lập nghiệp. Thoạt tiên bà cùng nhóm người này khai phá vùng đất ở Cửa Cạn. Thấy đất phì nhiêu, lại lắm cỏ hoang, bà cho người vào đất liền mua năm chục con trâu chở ra đảo. Nhờ sức trâu kéo cộng với sự làm lụng cần cù nên mùa màng ở đây ngày thêm phát triển, cuộc sống càng lúc càng sung túc.
Năm bảy mươi tuổi bà Kiêm Giao nhuốm bệnh nặng. Bà gọi mọi người lại trối trăng : ” Khi ta chết, bao nhiêu ruộng đất này đem ra chia đều cho các người. Ta chỉ ao ước một điều là dù thế nào, các ngươi phải thả bầy trâu cho chúng được tự do. Nếu còn trói cầm chúng, vong hồn ta không sao nguôi ngoai được dưới suối vàng “.
Sau khi bà qua đời, bầy trâu được dân trên đảo thả chạy tứ tán trong rừng, vì vậy, đến những thập niên gần đây ở Phú Quốc có rất nhiều trâu rừng. Nơi chuồng trâu cũ của bà Kiêm Giao còn dấu tích một cây cột bằng gỗ trai cao chừng một thước rưỡi. Cây cột cứng như đá.