SAN HÔ
San hô là các sinh vật biển thuộc
lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường
sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.
Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các
rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Một "đầu" san hô thực tế được tạo từ hàng ngàn cá thể polip có
cấu tạo gen giống hệt nhau, mỗi polip chỉ có dường kính vài milimet. Sau hàng
ngàn thế hệ, các polip này để lại một khung xương là đặc trưng về loài của
chúng. Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip. San hô
còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một
thời kì từ một đến vài đêm liên tiếp trong kì trăng tròn.
Tuy san hô có thể dùng các tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc tại
các xúc tu để bắt phù du, loại động vật này thu nhận phần lớn dưỡng chất từ
loại tảo đơn bào cộng sinh có tên tảo vàng đơn bào (zooxanthella). Do đó, hầu
hết san hô phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và phát triển ở các vùng nước trong
và nông, thường ở độ sâu không tới 60 m (200 ft). San hô có thể đóng góp lớn
cho cấu trúc vật lý của các rạn san hô phát triển ở những vùng biển nhiệt đới
hoặc cận nhiệt đới, chẳng hạn như rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi bang
Queensland, Úc. Các loại san hô khác không cần đến tảo và có thể sống ở vùng
nước sâu hơn, chẳng hạn các loài trong chiLophelia nước-lạnh sống được tới độ
sâu 3.000 m ở Đại Tây Dương.[1] Một ví dụ khác là Darwin Mounds ở phía tây nam
Cape Wrath, Scotland. San hô còn được tìm thấy ở ngoài khơi bang Washington và
quần đảo Aleutian ở Alaska, Mỹ.
1. Phát Sinh loài redirect Tiêu bản:Chính
San hô nấm ở Papua New Guinea
San hô nằm trong lớp Anthozoa và được chi thành hai phân lớp, tùy theo
số xúc tu (tua cảm) hoặc những đường đối xứng, và một loạt các bộ tương ứng với
kiểu xương ngoài, loại tế bào châm và phân tích di truyền ti thể[2][3][4]. Phân
lớp san hô với 8 xúc tu được gọi làsan hô tám ngăn (Octocorallia) hay san hô
mềm (Alcyonaria) và bao gồm các bộ san hô mềm (Alcyonacea), san hô
sừng(Gorgonacea) và san hô lông chim (Pennatulacea). Những loài có nhiều số xúc
tu lớn hơn 8 và là bội của 6 được gọi là san hô sáu ngăn (Hexacorallia) hay san
hô tổ ong (Zoantharia). Nhóm này bao gồm các loài san hô đá (san hô tạo rạn)
(Scleractinia), san hô tổ ong (Zoanthidea) và hải quỳ.
2. Cấu tạo
Cấu tạo của một polip san hô
Tuy một đầu san hô trông như một
cơ thể sống, nhưng nó thực ra là đầu của nhiều cá thể
giống nhau hoàn toàn về di truyền, đó là cácpolip. Các polip là các sinh
vật đa bào với nguồn thức ăn là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn, từ sinh vật phù du
tới các loài cá nhỏ.
Polip thường có đường kính một vài milimet, cấu tạo bởi một lớp biểu mô
bên ngoài và một lớp mô bên trong giống như sứa được gọi làngoại chất. Polip có
hình dạng đối xứng trục với
các xúc tu mọc quanh một cái miệng ở giữa - cửa duy nhất tới xoang vị
(hay dạ dày), cả thức ăn và bã thải đều đi qua cái miệng này.
Dạ dài đóng kín tại đáy polip, nơi biểu mô tạo một bộ xương ngoài được
gọi là đĩa nền. Bộ xương này được hình thành bởi một vành hình khuyên chứa canxi
ngày càng dầy thêm (xem
ở
dưới). Các cấu trúc này phát
triển theo chiều thẳng đứng và thành một dạng ống từ đáy polip, cho phép nó co
vào trong bộ xương ngoài khi cần trú ẩn.
Polip mọc bằng cách phát triển khoang hình cốc
(calices) theo chiều dọc, đôi khi chia thành vách ngăn để tạo một đĩa nền mới
cao hơn. Qua nhiều thế hệ, kiểu phát triển này tạo nên các cấu trúc san hô lớn
chứa canxi, và lâu dài tạo thành các rạn san hô.
Sự hình thành bộ xương ngoài chứa canxi là kết quả của việc polip kết
lắng aragonit khoáng từ các ion canxi thu được từ trong nước biển. Tuy khác
nhau tùy theo loài và điều kiện môi trường, tốc độ kết lắng có thể đạt mức 10
g/m² polip/ngày (0,3 aoxơ/ yard vuông/day). Điều này phụ thuộc mức độ ánh sáng,
sản lượng ban đêm thấp hơn 90% so với giữa trưa.[5]
Nematocyst phóng độc: Một nematocyst phản ứng với một con mồi gần đó
đang chạm phải gai châm ngứa, nắp mở, tua châm cắm vào con mồi tiêm chất độc
làm tê liệt con mồi, sau đó các xúc tu kéo con mồi vào miệng.
Các xúc tu của polip bẫy mồi bằng cách sử dụng các tế bào châm được gọi
là nematocyst. Đây là các tế bào chuyên bắt và làm tê liệt các con mồi như sinh
vật phù du, khi có tiếp xúc, nó phản ứng rất nhanh bằng cách tiêm chất độc vào
con mồi. Các chất độc này thường yếu, nhưng ở san hô lửa, nó đủ mạnh để gây tổn
thương cho con người. Các loài sứa và hải quỳ cũng có nematocyst. Chất độc mà
nematocyst tiêm vào con mồi có tác dụng làm tê liệt hoặc giết chết con mồi, sau
đó các xúc tu kéo con mồi vào trong dạ dày của polip bằng một dải biểu mô co
dãn được được gọi là hầu.
Cận cảnh các polip Montastrea
cavernosa. Có thể thấy rõ các xúc tu.
Các polip kết nối với nhau qua một hệ thống phức tạp gồm các kênh hô hấp
tiêu hóa cho phép chúng chia sẻ đáng kể các chất dinh dưỡng và các sinh vật
cộng sinh. Đối với các loài san hô mềm, các kênh này có đường kính khoảng
50-500 μm và cho phép vận chuyển cả các chất của quá trình trao đổi chất và các
thành phần tế bào.[6]
Ngoài việc dùng sinh vật phù du làm thức ăn, nhiều loài san hô, cũng như
các nhóm Thích ti (Cnidaria) khác như hải quỳ (ví dụ chiAiptasia), hình thành
một quan hệ cộng sinh với nhóm tảo vàng đơn bào thuộc chi Symbiodinium. Thông
thường, một polip sẽ sống cùng một loại tảo cụ thể. Thông qua quang hợp, tảo
cung cấp năng lượng cho san hô và giúp san hô trong quá trình canxi hóa[7]. Tảo
hưởng lợi từ một môi trường an toàn, và sử dụng điôxít cacbon và các chất chứa
nitơ mà polip thải ra.
Sinh Sản
3. Hữu Tính
San hô chủ yếu sinh sản hữu tính, với 25% san hô phụ thuộc tảo (san hô
đá) tạo thành các quần thể đơn tính trong khi phần còn lại làlưỡng tính.[8]
Khoảng 75% san hô phụ thuộc tảo "phát tán con giống" bằng cách phóng
các giao tử (trứng và tinh trùng) vào trong nước để phát tán các quần thể san
hô ra xa. Các giao tử kết hợp với nhau khi thụ tinh để hình thành một ấu trùng
rất nhỏ gọi là planula, thường có mầu hồng và hình ôvan; một quần thể san hô cỡ
trung bình mỗi năm có thể tạo vài nghìn ấu trùng này để vượt qua xác suất rất
nhỏ của việc ấu trùng tạo được một quần thể mới.[9]
Ấu trùng planula bơi về phía ánh sáng, thể hiện quang xu hướng tính
dương, lên đến vùng nước bề mặt nơi chúng trôi dạt và phát triển một thời gian
trước khi bơi trở lại xuống phía đáy biển để tìm một bề mặt mà nó có thể bám
vào đó và xây dựng một quần thể mới. Nhiều giai đoạn của quá trình này có tỷ lệ
thất bại lớn, và mặc dù mỗi quần thể san hô phát tán hàng triệu giao tử, chỉ có
rất ít quần thể mới được hình thành. Thời gian từ khi phóng giao tử cho đến khi
ấu trùng định cư thường là 2 hoặc 3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 2 tháng[10].
Ấu trùng san hô phát triển thành một polip san hô và cuối cùng trở thành một
đầu san hô bằng cách sinh sản vô tính tạo các polip mới.
Hầu hết các loài san hô, mà không phải san hô đá, đều không phát tán
giao tử. Các loài này phóng tinh trùng nhưng giữ trứng, cho phép phát triển các
ấu trùng planula lớn hơn để sau này khi thả ra sẽ đủ sẵn sàng để lắng xuống[7].
Ấu trùng phát triển thành polip san hô và cuối cùng trở thành đầu san hô bằng
mọc chồi vô tính và phát triển để tạo ra các polip mới.
LẶN BIỂN:
Pilot.vn - Scuba diving – môn lặn biển với bình dưỡng khí – đã xuất hiện
và phát triển tại nhiều vùng biển nổi tiếng trên thế giới như: Australia, Hoa
Kỳ, Tahiti… Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, hoạt động này đã bắt đầu phát
triển rầm rộ và không thể thiếu khi du khách đến tham quan tại Nha Trang.
Một bãi lặn với địa hình đa dạng
Như một món quà quý giá của mẹ thiên nhiên, vùng
đáy biển của vịnh Nha Trang có một địa thế rất đẹp và phù hợp với bộ môn lặn
dưới nước. Đến Nha Trang, từ cảng Cầu Đá, du khách sẽ mất khoảng một giờ ngồi
tàu để đi đến bãi lặn tham gia thú tiêu khiển này.
Đảo Hòn Mun – một trong những nơi
có bãi san hô đẹp nhất Việt Nam.
Bãi lặn là một khu vực chủ yếu tập trung xung quanh
các đảo như: đảo Hòn Mun, đảo Yến… Bãi lặn bao gồm những vùng lặn nông có độ
sâu từ 10 đến 20 m nhằm phục vụ cho tất cả các du khách đến tham gia, ngay cả
những người chưa từng chơi môn thể thao này bao giờ.
Nếu bạn thuộc những du khách này,
một số điểm lặn bạn có thể tham khảo trong nhóm này
là: Fisher man bay, South rock,
Moray beach, Lobster beach, Mamahanh beach… Tuy có độ
sâu khá nông, nhưng tại những
điểm lặn trên, bạn vẫn có thể ngắm được những rừng san hô
mềm với đủ loại màu sắc và kích
cỡ khác nhau. Thông thường, với những người lần đầu
được lặn, họ sẽ có cảm giác như
lạc vào một chốn thủy cung đầy huyền bí. Trong quá trình
lặn ở những điểm này, nếu may
mắn, bạn có thể gặp một số sinh vật biển quý hiếm của nước
ta như: cá Cóc, cá Ma, Mao Tiên,
Thỏ biển, tôm Hùm...
Bên cạnh
những điểm lặn dành cho du khách mới tham gia lần đầu, vịnh Nha Trang cũng
không thiếu chỗ cho các thợ lặn chuyên nghiệp trên thế giới đến để trổ tài. Tại
đây có hàng loạt những điểm lặn với độ sâu tương đối lớn mang địa hình dốc đá,
hang động hiểm trở như: Small hill, Small wall, South reef, Madona rock, Hard
rock, Small rock, Big wall… Người ta ước tính, độ sâu của những điểm lặn này có
thể lên đến 45m và hệ thống dốc, hốc đá khá là nguy hiểm. Nhưng bù lại sự nguy
hiểm đó, bạn có thể bắt gặp một số loài sinh vật độc đáo như: San hô bàn (rộng
10m2), cá Mú, cá Hoàng Đế, Bạch tuột…
Dịch vụ lặn dành cho du khách
Nếu tham gia môn thể thao này tại Nha Trang, bạn sẽ được đội ngũ thợ lặn
chuyên nghiệp hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho bạn trong suốt buổi lặn.
Được biết, hoạt động này đã được hình thành từ năm 1997 điều hành bởi
Câu lạc bộ Vinadive - câu lạc bộ hoạt động hoàn toàn theo hệ thống của Hội lặn
thế giới PADI và trực thuộc Công ty du lịch Viettravel.
Vì vậy, đến Nha Trang, bạn có thể đăng ký tham gia vào chuyến lặn biển
dưới nhiều hình thức. Nếu muốn kết hợp việc lặn với tham quan toàn bộ Nha
Trang, bạn có thể đăng ký tour trọn gói tại các công ty du lịch. Còn nếu chủ
yếu chỉ muốn lặn biển, bạn có thể đi các xe chất lượng cao ra Nha Trang rồi đến
đăng ký lặn trực tiếp tại Câu lạc bộ Vinadive. Khi đến ngày đã hẹn, xe của công
ty sẽ đến đón bạn ra cảng Cầu Đá. Nơi đó, bạn sẽ bắt đầu hành trình khám phá
đại dương của mình.
Thợ lặn chuyên nghiệp hướng dẫn
du khách sử dụng thiết bị lặn.
Trên đường ra bãi san hô, thợ lặn sẽ hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản
để sử dụng những dụng cụ lặn bao gồm: mắt kính, bình dưỡng khí, các loại đồng
hồ đo áp suất, vòi thở, dây chì… .Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn một số
ký hiệu bằng tay để ra hiệu dưới nước.
Trước khi bắt đầu lặn xuống sâu, thợ lặn sẽ cùng bạn làm quen với môi
trường nước khoảng 15 phút. Sau khi hơi thở bạn đã ổn định, thợ lặn sẽ giúp bạn
lặn sâu xuống đáy dại dương. Lúc này, mọi cảm xúc trong bạn sẽ trở nên lâng
lâng trước hằng hà sa số các loại san hô với màu sắc rực rỡ. Người thợ lặn cũng
sẽ theo bạn suốt chuyến thám hiểm để đảm bảo an toàn cho bạn.
Các khóa học lấy Chứng chỉ lặn quốc tế
Đối với những người đam mê bộ môn lặn và muốn có
những kỹ năng chuyên nghiệp được công nhận bởi Hiệp hội lặn quốc tế, đây chính
là địa chỉ đào tạo đáng tin cậy của họ. Bởi hàng năm, Câu lạc bộ Vinadive
thường xuyên mở những lớp đào tạo cấp bằng lặn chuyên nghiệp tương ứng có 2
trình độ là: Open Water và Advanced Open Water.
Với khóa
học Open Water dành cho người mới bắt đầu, lớp học sẽ kéo dài từ 2-3 ngày. Đầu
tiên, học viên sẽ được học lý thuyết qua băng hình tại trụ sở câu lạc bộ và làm
một số bài trắc nghiệm. Sau đó, các học viên cũng sẽ có một buổi huấn luyện
trong môi trường hồ bơi. Khi đã thành thạo các thao tác, học viên sẽ được ra
thực hành tại bãi san hô thật. Kết thúc khóa học, học viên sẽ được Hiệp hội lặn
quốc tế cấp bằng. Đồng thời, họ cũng sẽ được phát một quyển sổ để ghi lại các
thành tích lặn của mình từ đó về sau.
Khi đã qua khóa Open Water, nếu
học viên nào muốn được học những kỹ năng lặn khó hơn
thì họ sẽ tiếp tục theo học lớp
Advanced Open Water. Ngoài việc ôn lại các kỹ năng trong
lớp căn bản, các học viên sẽ học
phần lý thuyết và thực hành những kỹ thuật lặn khó như: lặn
sâu, lặn hang, lặn dò tìm, lặn
định hướng, lặn chụp hình, lặn tìm hiểu sinh vật… Cũng như
lớp căn bản, sau khóa học này
Hiệp hội lặn quốc tế cũng sẽ cấp bằng cho học viên.
Ngoài cung cấp các dịch vụ lặn biển du lịch cũng như đào tạo thợ lặn,
Câu lạc bộ Vinadive cũng cung cấp dịch vụ tổ chức lễ cưới dưới đáy biển. Cô dâu
chú rể sẽ không mặc những bộ lễ phục sang trọng mà thay vào đó họ sẽ mặc những
bộ đồ lặn. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, họ sẽ cùng vị chủ hôn từ từ chìm xuống
đáy biển. Dưới sự chủ trì của vị chủ hôn, họ sẽ làm các nghi thức cưới hoàn
toàn ở dưới đáy biển. Từ việc trao nhẫn cho nhau cho đến việc cả hai sẽ cùng
nhau gỡ vòi thở ra và …hôn nhau thật nồng nàn. Thật còn gì có thể lãng mạn hơn
một lễ cưới như thế phải không các bạn!