Tư liệu thuyết minh Nha Trang P6


Suối Hoa Lan - Khu du lịch sinh thái hấp dẫn


Cùng với Hòn Thị và Hòn Lao, suối Hoa Lan là một trong những khu du lịch (KDL) nổi

tiếng của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú. Hàng năm, suối Hoa Lan đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến thưởng ngoạn và vui chơi.

Suối Hoa Lan nằm trong dãy núi Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc. Suối dài khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ của những ngọn núi trong dãy Hòn Hèo. Dọc suối có đủ loại cây rừng mọc quấn quýt bên nhau thành tầng thành lớp. Đặc biệt, suối có rất nhiều hoa phong lan. Sau khi chảy qua những ghềnh thác cheo leo, suối Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào đầm Nha Phu. Nối đầm Nha Phu với dãy Hòn Hèo là một khoảng đất bằng, diện tích khoảng 20 ha, nghĩa là chỉ trong một khoảng không gian không rộng lắm nhưng KDL suối Hoa Lan đã trải mình qua cả 3 hình thế: núi cao, đồng bằng và biển cả.


Suối Hoa Lan không chỉ là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là nơi ghi lại dấu

tích của người Chăm từ thuở xa xưa. Trên tảng đá dưới chân suối còn nguyên dòng chữ

Chăm cổ được khắc sâu rất đẹp, ghi dấu sự kiện một vị vua người Chăm ngày trước đã từng

hành hương đến suối Hoa Lan. Nơi đây cũng là căn cứ cách mạng của 2 cuộc kháng chiến.

Lần theo những dấu tích thuở xưa, chúng ta sẽ bắt gặp những ghềnh đá kỳ vĩ và nhiều ngọn

thác. Núi Hòn Hèo cao trên 700m, ngọn thác cao nhất ở đây là 350m, mỗi thác có một dáng

hình, một vẻ đẹp. Nhờ những ưu thế về địa hình, KDL suối Hoa Lan đã thu hút được rất

nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài. Họ đặc biệt yêu thích không

khí trong lành của rừng, của thác nước nơi đây.

Những năm qua, Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú đã đầu tư vào KDL suối Hoa Lan nhiều công trình và các dịch vụ du lịch để phục vụ du khách. Đó là vườn hoa phong lan với nhiều giống lan quý hiếm được sưu tập trong và ngoài nước; Mê Cung trận đồ với những đường đi lắt léo giữa rừng dương xanh ngắt; khu vui chơi giải trí thể thao dưới nước; nhà hàng 400 chỗ ngồi; khu vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi, khu vực xiếc thú, nhà nghỉ… Đặc biệt, Công ty vừa hoàn thành một khu vực cắm trại với sức chứa hơn 800 người dành cho những du khách yêu thích dã ngoại… Bên cạnh đó, KDL còn có những dịch vụ khác khá hấp dẫn như tham quan suối Hoa Lan bằng thuyền Kayak. Du khách sẽ tự chèo thuyền từ suối Hoa Lan qua suối Mộng Mơ rồi ra cửa biển, tham quan phong cảnh đặc trưng của đảo Hoa Lan với những nét đẹp nguyên sơ của nó.

Để đến KDL suối Hoa Lan, bạn có thể mua tour của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú. Nếu bạn đi tour du ngoạn trên đầm Nha Phu, bạn sẽ được tham quan cả Hòn Thị, Hòn Lao và suối Hoa Lan với chương trình tour được bố trí hài hòa rất lý thú. Giá trọn gói của tour này là 170.000đ/người lớn và 85.000đ/trẻ em. Đặc biệt, chương trình tour này được thực hiện trong mọi điều kiện thời tiết. Còn nếu chỉ muốn đến suối Hoa Lan, bạn chỉ cần bỏ ra 55.000đ/người lớn và 25.000đ/trẻ em là đã có được một ngày nghỉ tuyệt vời tại KDL suối Hoa Lan.

Khu du lịch Dốc Lết-Ninh Hòa


Vị trí: Khu du lịch Dốc Lết nằm ở địa phận bờ biển Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang chừng 50km về phía bắc.

Ðặc điểm: Dốc Lết có những cồn cát trắng tinh chạy dài, cao hàng chục mét phía trên hàng dương, ngăn cách đất liền với biển.

Đi từ thành phố Nha Trang theo quốc lộ 1A, đến ngã ba rẽ phải chừng 14km thì vào đến khu du lịch Dốc Lết. Từ đất liền, muốn ra được biển phải vượt qua cồn cát. Khi vượt khỏi cồn cát, du khách sẽ được đặt chân lên một bãi biển tuyệt vời với bờ cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài ven biển dài gần 10km với nước biển trong xanh, tinh khiết với muôn ngàn lớp sóng nhẹ vỗ bờ chào đón.


Từ bờ đi ra khoảng 100-110m, mực nước cũng chỉ tới ngực, thoai thoải ra xa dần, không sâu như các bãi biển khác, mặt nước chỉ lăn tăn gợn sóng thật êm ả. Nước biển trong xanh và thật sạch bởi khu vực này không có con sông nào đổ vào.

Sau những giờ nô đùa, vẫy vùng ngoài biển, du khách có thể nghỉ giải lao ở những căn chòi lộng gió, thưởng thức những món hải sản tươi như: tôm, ghẹ, cua biển, ốc nhảy, tôm tích biển, ốc gai, sò lông biển, sò dương...

Ban đêm ở đây thật yên tĩnh, du khách có thể tản bộ một vòng trên bờ biển cát trắng lung linh, xem ngư dân đánh cá, thẻ mực, câu ghẹ, bắt nghêu và thử tài làm ngư phủ.

Cảnh quan thiên nhiên trên bờ, vùng biển trước mặt của Dốc Lết đều hấp dẫn du khách. Nơi đây cũng rất gần vịnh Văn Phong nổi tiếng, một trong những điểm du lịch quốc tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá rất cao về tương lai phát triển du lịch của vùng này.

Đến Dốc Lết, ngoài khu du lịch bờ biển, du khách có thể đi thăm làng chài, đồng muối Hòn Khói, vùng Hòn Hèo.

KHU DU LỊCH BIỂN DỐC LẾT


Ninh Hải - Ninh Hòa - Khánh Hòa - Việt Nam

Tel: 84.58.849152 - 849067 Fax: 84.58.849506

Email: docletresort@dng.vnn.vn

Dốc Lết - Cách trung tâm thành phố biển Nha Trang 49km dọc theo Quốc lộ Bắc, Dốc Lết như được đánh thức một tiềm năng thiên nhiên sẵn có và đang trở thành một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và du lịch biển kỳ thú. Khu nghỉ mát tuyệt vời bên bãi biển mang đậm phong cách Việt Nam.

Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại)


Biệt thự Cầu Đá là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.




Biệt thự Cầu Đá (hiện nay thuộc Khu du lịch Bảo Đại) được xây dựng trên ba ngọn đồi nhô

ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên,

thành phố Nha Trang. Biệt thự được xây dựng ở một vị trí đẹp; không gian thoáng, thơ

mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy

Nha Trang, ba ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Đến đây, du

khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp

của thành phố biển Nha Trang.


Lịch sử hình thành của biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện Hải dương học Đông

Dương (nay là Viện Hải dương học Nha Trang). Vùng biển Nha Trang nằm gần trung tâm

điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng, vì vậy người Pháp đã

chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu khoa học biển. Người Pháp khai phá ngọn núi

Chụt hoang vu để xây dựng nên năm ngôi biệt thự làm nơi ở cho các nhà khoa học Pháp đến

làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương. Năm 1923, ông A.Crem - nhà khoa học

người Pháp (gốc Đức) đã chỉ huy thực hiện đồ án thiết kế năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và

ba ngôi nhà làm việc, nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở dưới chân đồi sát biển. Người

Pháp đặt tên (bằng tiếng Pháp) cho các ngôi biệt thự theo tên các loài cây, hoa trồng quanh

vườn: biệt thự thứ nhất ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi Chụt nhô ra biển xa nhất là “Les

Agaves” - Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo là “Les Frangipaniers” - Bông

Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba là: Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les

Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers” - Cây Bàng.

Người đầu tiên ở biệt thự Xương Rồng là Tiến sĩ A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học

Đông Dương. Đến năm 1926 khi Bảo Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có lợi cho

thực dân Pháp, người Pháp đã chuyển giao hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho vua

Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng hai ngôi biệt thự này làm nơi nghỉ mát

cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại).

Trước đây, người dân Nha Trang thường gọi biệt thự của vua Bảo Đại là lầu Thừa Lương.

Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành Nghinh Phong, Bông Sứ đổi thành

Vọng Nguyệt. Các tên gọi đó được giữ đến ngày nay.

Năm ngôi biệt thự ở Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Trong đó, hai ngôi biệt thự Nghinh Phong và Vọng Nguyệt đẹp nhất nên mới được chọn làm nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Cả hai ngôi biệt thự này đều được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên và nghệ thuật xây dựng cung điện.

Biệt thự Nginh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao hai tầng, cửa chính của biệt thự quay về hướng Đông. Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theo hai hướng xuống chân đồi. Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườn đồi đi xuống. Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng thú vui câu cá.

Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách; tầng
trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang. Cửa hướng Đông của Vọng Nguyệt có đường đi sang Nginh Phong được tạo dáng thành hoa viên.

Bao quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ như me, bàng, phượng, sứ...xòe tán rộng phủ mát một vùng. Cây cảnh, hoa, cỏ xanh đều được bố trí thành từng mảng lớn, bố cục chặt chẽ, tính thẩm mỹ cao.


Hiện nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Thắng cảnh lầu Bảo Đại ở Nha Trang


Biệt thự Cầu Đá (còn gọi Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt, là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông. Cụm di tích này từng là nơi nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu mỗi khi đến phố biển Nha Trang.

Biệt thự Cầu Đá được xây dựng trên ba ngọn đồi của núi Chụt, nhô ra giữa biển xanh, thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Khu biệt thự này nằm ở vị trí đắc địa nhất vịnh biển Nha Trang. Từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy phố biển, ba ngọn đồi nhô lên mỏm núi giống như đầu rồng đang vươn ra giữa biển xanh.

Biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang). Năm 1923, người Pháp đã xây dựng một cụm biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á, bởi Nha Trang gần trung tâm điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng và phong phú. Từ đó, núi Chụt hoang sơ đã dần mọc lên năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và ba nhà làm việc, nghiên cứu thực nghiệm khoa học dưới chân đồi, sát mé biển. Người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh. Lần lượt từ mỏm núi trở vào là biệt thự Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Chủ nhân đầu tiên của biệt thự Xương Rồng là tiến sĩ A.Crem, người Đức. Ông là vị giám đốc đầu tiên của Viện hải dương học Nha Trang.

Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi

   biệt thự Xương Rồng, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm là chủ nhân mới của hai khu biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Bà Trần Lệ Xuân - phu nhân cố vấn Ngô Đình Nhu - đã đặt tên mới cho biệt thự Xương Rồng là Nghinh Phong và Bông Sứ là Vọng Nguyệt. Từ sau năm 1975, Lầu Bảo Đại đã mở cửa đón và phục vụ khách tham quan du lịch.
Năm tòa biệt thự được xây dựng theo kiến trúc của Pháp trong khuôn viên rộng 12ha, ẩn mình dưới những tán cây bàng tỏa bóng mát quanh năm. Kiến trúc và cảnh quan hài hòa tạo cho du khách cảm giác thoải mái, phiêu bồng mỗi khi ghé thăm. Tại những tòa biệt thự này, du khách có thể nhìn ra biển xanh với những hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô.

Khuôn viên Lầu Bảo Đại ôm một vòng cung tạo ra eo biển nhỏ với những rặng dừa, biển xanh cát trắng nắng vàng. Đến Lầu Bảo Đại vào mùa hè, các loài hoa đua nhau khoe sắc, đặc biệt là phượng vĩ. Từ Lầu Bảo Đại, du khách có thể thả tầm nhìn ra xa, ngắm toàn bộ thành phố biển Nha Trang với những cảnh quan tuyệt đẹp. Hiện nay, biệt thự Cầu Đá trở thành khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.


Thắng cảnh du lịch


Thắng cảnh du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô


Cách Nha Trang khoảng 80km về hướng bắc là cụm du lịch liên hoàn Vân Phong - Đại Lãnh

-   Vũng Rô, một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất khu vực châu Á, vượt hẳn biển Phuket ở Thái Lan và có thể sánh với những thắng cảnh tuyệt vời trên thế giới. Đó là niềm tự hào và vinh hạnh cho du lịch nước ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao như thế.

Hấp dẫn danh thắng Đại Lãnh


Phong cảnh Đại Lãnh được liệt vào hàng danh thắng của đất nước từ thời vua Minh Mạng được chạm vào một trong cửu đỉnh ở Huế. Biển Đại Lãnh là bãi biển đẹp vào bậc nhất ở nước ta, trong số 3.000km bờ biển Việt Nam chỉ có bãi tắm Đại Lãnh là sạch và xanh nhất nước, do nơi đây còn nguyên sơ không bị ô nhiễm của công nghiệp, vì xa nơi dân cư. Bãi tắm Đại Lãnh cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh, độ thoai thoải ra xa, có nhiều nguồn suối từ núi đổ xuống quanh năm, mát lạnh nằm ẩn mình trong rừng thùy dương, tạo khung cảnh thơ mộng mê hồn.

Từ hừng đông sáng, không khí Đại Lãnh tĩnh mịch, yên ả chỉ nghe tiếng hàng dương tấu nhạc, vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào. Buổi trưa, biển đậm nét xanh rì, nắng chói chan, bầu trời như trải rộng. Buổi chiều, chuyển sang màu xanh nhạt, gió từ đại dương thổi vào mát dịu. Hoàng hôn buông xuống cảnh núi non, biển cả như hút hồn người khiến lữ khách phải xao xuyến. Đây là điểm tắm biển rất quyến rũ.

Vũng Rô kỳ tích


Toàn cảnh Vũng Rô có núi Đá Bia - Thạch Bi Sơn, là một nhánh của dãy Trường Sơn, núi Đá Bia nhô hẳn ra biển Đông, kéo dài tạo thành bán đảo che chắn gió cho Vũng Rô. Vì thế, cảng Vũng Rô có độ sâu 15 - 16m mà quanh năm sóng yên, biển lặng. Trước năm 1975, nơi đây từng là cảng tiếp tế hậu cần cho hàng loạt căn cứ quân sự kéo dài cả 20km.

Chính Vũng Rô là bến cảng tiếp nhận vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường Quân khu 5. Nhiều tấn vũ khí, đạn dược, muối gạo, thuốc men đã bốc lên từ cảng Vũng Rô và vận chuyển đường này để đến tay các
chiến sĩ giải phóng, cán bộ hoạt động bí mật trong các căn cứ cách mạng và đô thị miền Nam. Tại đây, còn xác con tàu không số từ miền Bắc chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực vào tiếp tế bị lộ, nên các chiến sĩ ta đặt chất nổ đánh đắm tàu không cho địch cướp vũ khí.

Đứng trước lưng chừng Đèo Cả phía Nam, du khách dừng chân phóng tầm mắt ra xa, nhìn toàn cảnh Vũng Rô hùng vĩ, núi Đá Bia uy nghi, những đảo xa, đảo gần tập kết tạo nên bức tranh hoành tráng đẹp cực kỳ với trời cao, biển rộng bao la để tưởng nhớ Vũng Rô - Thạch Bi Sơn đã bao phen chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử đất nước tạo nên những kỳ tích còn lưu dấu để hậu thế soi chung.


Đến Nha Trang - Phú Yên mà không đến cụm du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô là điều vô cùng thiếu sót. Du khách đến tắm biển một lần là nhớ đời và không quên hẹn sẽ tái ngộ lần sau.

Làng cổ Nha Trang


Trong quá trình hình thành Khánh Hòa, trước khi Nha Trang chính thức trở thành thành phố thì miền đất này đã tồn tại hơn 300 năm. Chính vì thế mà trải qua bao nhiêu thăng trầm thời cuộc, trong lòng thành phố biển xinh đẹp này vẫn còn giữ lại một làng cổ với những gì rất riêng của một làng quê Trung Bộ.

Làng cổ nằm ở xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Đây được đánh giá là vùng quê lý tưởng nằm cách Nha Trang chừng 4 cây số, có một con đường chính ôm bọc lấy làng quê là Hương lộ

45.  Ưu thế thứ hai là làng quê dựa sát dòng sông Cái xinh đẹp cho khách sau khi tham gia chuyến du lịch đường sông ghé qua.

Trong khu vực làng cổ còn tồn tại rất nhiều ngôi nhà cổ theo kiến trúc miền Trung. Người dân ở đây quen gọi đó là cách xây dựng Bát căn dần (ba gian có 36 cột ). Đa phần các nhà đều xây dựng cách đây hơn 100 năm, cửa gỗ và rường cột có chạm khắc. Những nhà cổ ở Nha Trang đều còn đậm nét nhà quê với sân vườn. Cửa nhà là những tấm gỗ khá cầu kỳ.

Để thực hiện chuyến du hành làng cổ, thường du khách đi từ bến đò dưới chân Tháp Bà hay ngay bãi thuyền bên chân cầu Hà Ra. Từ đây thuyền sẽ chở khách dạo quanh sông Cái để ngắm cồn Dê, vườn dừa Ngọc Thảo, cầu gỗ Vĩnh Phương cũng như nhìn những đàn vịt bơi trên sông và thuyền bè xuôi ngược đi về. Sau đó thuyền sẽ dừng lại ở bến sông là nhà của ông Nguyễn Xuân Hải. Từ bến sông khách sẽ thưởng thức cảm giác đi bộ trong vườn quê, hoàn toàn không có sự ồn ào thường thấy của tỉnh thành.

Để đi thăm nhà cổ, xe sẽ đón khách đi thăm một số ngôi nhà cũng nằm trong vòng ôm của xã Vĩnh Thạnh. Thường thì tất cả những ngôi nhà ở đây đều có vườn trước nhà với nhiều cây trái khác nhau. Nhà nằm lọt giữa vườn và thường có sân phơi trước nhà. Điểm độc đáo ở chỗ là hàng rào ngăn cách làm bằng cây hoa râm bụt hoặc cây duối. Con đường từ cổng vào nhà thường trồng hai loại cây chủ lực là hoa mai và cây cau.

Sau khi đi thăm các nhà cổ, khách sẽ trở lại nhà ông Nguyễn Xuân Hải để cảm nhận được một ngôi nhà cổ gần như còn nguyên sau 200 năm xây dựng. Đây cũng là một ngôi nhà khá độc đáo nằm trong một khu vườn khá lớn với nhiều chủng loại cây ăn trái. Trong vườn nhà

ông Hải, khách được mời uống trà trong những chiếc tách gỗ xinh xinh, ngồi trên bộ bàn ghế làm bằng rễ cây. Khách cũng có thể ngắm nhìn đàn gà đang dắt con đi kiếm ăn hay thăm vườn cây trong ánh nắng chen trên cành lá.

Kiến trúc nhà cổ của ông Hải khá đẹp. Nơi đây còn là một “bảo tàng tư nhân với rất nhiều "đồ cổ như chén bát, tủ thờ, liễn, câu đối". Cái thú của khách còn chính là nhìn thấy cách sinh hoạt của một gia đình làng quê như nấu cơm bằng bếp "kiềng ba chân” và củi đun chính là những nhánh cây khô trong vườn. Gáo múc nước bằng gáo dừa làm trong vườn nhà. Khách cũng có thể tò mò mua vài chiếc gáo dừa hoặc bộ bình nước pha trà bằng trái dừa khô tạo nên.


Dạo chơi trên đường quê bằng xe ngựa là cái thú rất lạ, nếu không nói đó là một cảm giác hoàn toàn mới. Cứ hai khách leo lên một chiếc xe ngựa. Người lái xe ngựa đã có hơn 30 năm điều khiển chiếc xe “thế kỷ” sẽ đưa bạn đến thăm làng nghề dệt chiếu và làng nghề se nhang.

Sự hấp dẫn của chuyến đi dạo làng cổ Nha Trang chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền quê với "hàng cau phía trước, bụi chuối phía sau”, còn là bắt gặp cổng làng chơ vơ trên con đường mòn băng qua những bờ ruộng theo cách nhà văn Lỗ Tấn nói "Người ta đi mãi mà thành đó thôi".

Hang Ông Già


Đây cũng là điem giã ngoại tại Nha Trang, hang này nằm về phía Nam Bãi Miếu trên gành

đá Bàn Than, cách hang ông Bưởi chừng 8 km về phía Bắc. Hang ăn sâu vào gành, miệng

rộng khoảng 6 mét, dài trên 10 mét, là một hang nước vì một nửa ngập dưới nước. Muốn vào

du khách phải dùng xuồng di chuyển vào ra dễ dàng.

Vách cuối hang có một hóc nhỏ, sâu chừng 2 mét, đây rong rêu tua tủa. Đứng ngoài miệng hang nhìn vào, người ta thấy giống như một ông già đứng canh đứa cháu gái xoã tóc, vì vậy hang đươc gọi là hang Ông Già. Bên trong hang đã có dáng vẻ kì lạ, nhưng quang cảnh bên ngoài cũng đáng thích thú. Cửa hang mở ra, trông xuống vịnh Nha Phu. Mặt Bắc có núi Phước Hà. Mặt Nam có núi Rù Rỳ như là hai cánh cửa chắn gió.

Mặt nước biển đằng xa bị thu hẹp. Gành Bàn Than có đá lởm chởm, nơi thấp nơi cao, chỗ lồi, chỗ trũng, từ Lương Sơn đến Rù Rỳ. Trên đầu gành là thảm thưc vật xanh mượt, còn dưới chân gành, sóng bạc đầu luôn vỗ bờ đá nhấp nhô. Ở Bãi Miếu, cát trắng phau và mịn, trải dài từ mặt Bắc đến gành Bàn Than. Tại đây sóng biển hiền hoà, lúc nào cũng nhẹ nhàng, chầm chậm rất trữ tình.

Gành và bãi Bàn Than nổi danh, quyến rũ được du khách từ lâu, nhờ đó hang Ông Già trở nên là nơi khám phá, tìm đến của mọi người thích ngao du, tản mạn... Có thể nói, ở vùng biển này, gành bãi và hang đã bổ túc cho nhau, tạo thành một điểm du ngoạn rất lí thú, hấp dẫn.

Thắng cảnh hang Ông Già, Nha Trang

 Từ trung tâm thành phố Nha Trang, bạn nên xuất phát từ sớm nếu như nhóm của bạn di chuyển bằng xe đạp, theo đường 2 Tháng 4 xuôi hướng bắc chừng 4km gặp bưu điện Đồng Đế – đối diện là đường Mai Xuân Thưởng. Cứ theo đường này sẽ đến đúng nơi cần đến, nếu sợ lạc cứ hỏi cư dân địa phương đường đến bãi Tiên, họ sẽ chỉ dẫn cho bạn một cách tường tận.


Không biết từ lúc nào hầu hết các nhóm đều chọn nơi tượng đài Đức Kitô Vua trước nhà thờ giáo xứ Ba Làng làm trạm dừng chân chờ nhau và cũng là để kiểm tra hành trang lẫn phương tiện trước khi tiếp tục hành trình. Từ đây sẽ đi qua thôn Ba Làng, thôn Đường Đệ. Quãng đường từ thôn Đường Đệ đến bãi Tiên dài gần 2km nhưng là quãng đường nguy hiểm nhất với lối đi nhỏ, mặt đường lô nhô đá, một bên là vách đá thẳng đứng cheo leo chằng chịt cây dại và một bên là vực thẳm mênh mông một màu xanh thẳm với những ghềnh đá. Đến bãi Tiên gởi xe và đi bộ chừng 30 phút rồi leo qua ngọn núi cao độ khoảng 30m bằng đường mòn của những người đi rừng săn bắt động vật hoang dã và đi câu “mở ra”. Đó là hình ảnh ký ức của một hành trình đi đến hang Ông Già của mười năm trước đây, nay thì có khác.


Ngày nay, đến hang Ông Già rất dễ dàng với chiều dài quãng đường gần 7km chạy dọc theo

bờ biển của vịnh Nha Trang mà người Nha Trang gọi là “con đường vàng”. Từ tháp Trầm

Hương ở quảng trường 2 Tháng 4 đi theo đường Trần Phú ra hướng bắc vượt cầu Trần Phú

rồi theo đường Phạm Văn Đồng trực chỉ ra tận chân núi của mũi Kê Gà với thời gian 15 phút

và cũng chỉ tốn 10 phút để trèo núi qua hang Ông Già. Đường qua hang cũng dễ dàng hơn

với các bậc tam cấp rộng rãi được lát bằng đá và hai bên là những hàng bạch đàn xanh rì màu

lá che nắng cho du khách tìm đến hang cùng những rẫy chuối chen chúc nhau. Tuy đường

đến hang đã đẹp hơn, rộng rãi hơn nhưng vì vậy cũng mất đi những ghềnh đá đẹp, giờ đây

đoạn bờ biển từ thôn Đường Đệ ra đến bãi Tiên cũng không còn chỗ để du khách thưởng lãm

vì người ta đã thâu tóm… để mở nhà hàng.

Bạn sẽ thấy gì ở hang Ông Già? Đó là một thắng cảnh hùng vĩ với những ghềnh đá, hang đá nối dài với nhau như một vịnh Hạ Long thu nhỏ được tái tạo ở Nha Trang. Nổi bật nhất vẫn là hang với nhiều điều kỳ bí bên trong, một đường nhỏ ngoằn nghèo hình chữ Z dẫn sâu vào trong hang. Bên trong hang có một hồ tròn có thể tắm cùng lúc chục người và khi thuỷ triều xuống lúp xúp dưới mặt nước là những hòn đá cuội tròn đều đủ màu sắc óng ánh do nguồn sáng từ trên đỉnh hang rọi xuống. Xung quanh bên ngoài hang là những dãy san hô với muôn vàn loài cá, ốc các loại… thích hợp cho những tay câu sát cá, can đảm hơn bạn có thể lặn với dụng cụ lặn đơn giản để tìm những chú ốc mặt trăng, ốc ngựa, vú nàng làm món nướng nhâm nhi với bạn bè. Xung quanh hang còn rất nhiều bãi cát trắng, bãi sỏi rộng thích hợp cho các sinh hoạt tập thể cho nhóm 30 người trở xuống.