Tư liệu thuyết minh Nha Trang P5


Sông Dinh (sông Ninh Hòa)


Bắt nguồn từ núi Vọng Phu (cao 2.051 mét), núi Đa Đa (cao 1.709 mét), có độ dài 51 km. Cách đây 300 năm, tỉnh Khánh Hòa xưa có tên là dinh Thái Khang, cơ quan cai trị đóng tại địa phận Ninh Hòa ngày nay, vì con sông chảy qua trước dinh quan Thái Thú nên dân gọi là sông Dinh. Sông Dinh có ba phụ lưu là: sông Cái dài khoảng 43 km, sông Đá dài khoảng 30 km và sông Lốt (Đá Bàn) dài khoảng 37 km. Vào mùa lụt nước sông Cái đỏ ngầu chảy cuồn cuộn. Do dòng chảy dài trên vùng đồi núi, sông Dinh đã kiến tạo một số hồ, thác đẹp, thơ mộng và các vùng rừng đa dạng có cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp hai bên bờ.

ẩm thực Nha trang - Khánh Hòa ^^


Yến sào Hòn Nội,

Vịt lội Ninh Hòa,

Tôm hùm Bình Ba,

Nai khô Diên Khánh

Cá tràu Võ Cạnh,

Sò huyết Thủy Triều... (3)

Đời anh cay đắng đã nhiều,

Về đây ngon sớm, ngọt chiều với em.




1/ Yến Sào Hòn Nội:


Yến sào Hòn Nội là món đứng đầu trong 6 món đặc sản của người dân Khánh Hòa. Đây là một sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân ở đây. Dưới thời phong kiến, yến sào là tặng phẩm, đứng đầu bát trân mà chỉ có Vua, chúa mới được dùng. Ở Khánh Hòa, yến sống tự nhiên trên hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, nổi tiếng nhất là yến sào Hòn Nội, sau đó đến hòn Ngoại, hòn Sam....




Yến thường làm tổ trên vách núi đá cao, người ta thường dựng những giàn giáo bằng tre theo các vách đá để lấy tổ yến.

Yến thường làm tổ trên vách núi đá cao



Tổ yến khai thác về được chải sạch chất bẩn, nhặt hết lông tơ, rồi phân thành nhiều loại như sau: Yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng, được xếp vào loại thượng hạng. Loại yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ.


Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng… Ngoài ra, yến sào Hòn Nội còn giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể...





Yến thường được chế biến thành nhiều cách như chưng đường phèn, súp yến, yến tiềm gà ác, chè yến hạt sen, chè yến đường phèn, làm bánh...



2/ Vịt Lội Ninh Hòa




Vịt Ninh Hòa thuộc loại vịt mập, nhiều thịt, khi luộc thì thịt mềm. Ruộng đồng Ninh Hòa trong hơn 20 xã thật rộng lớn bao la. Sau mùa gặt, cho vịt thả vào, rúc thóc rơi, tôm tép cá nhiều ngày như thế, vịt mập lên, béo ra, thịt ngon là cái chắc. Vịt nuôi như thế ta gọi là vịt đàn. Vịt đàn có hàng trăm, hàng ngàn con. Hồi nhỏ, tôi rất thích thú khi xem đàn vịt lạch bạch băng qua đường, xuống ruộng. Má tôi bảo vịt đàn không những nhỏ con, nhẹ ký cho vừa một bữa ăn trong gia đình ba bốn người mà còn rẻ, béo thịt, xương non, nhiều sụn, luộc lên nhai tuốt cả đầu cánh.

Hình ảnh người chăn vịt với bộ đồ đen bạc màu, trên đầu chiếc nón lá, trời mưa thì choàng qua chiếc áo tơi lá, trên tay cầm chiếc sào tre lùa đàn vịt qua đường hay lùa từ cánh đồng này sang cánh đồng khác là hình ảnh vẫn còn trong hoài niệm của tôi và hình như lâu lắm rồi tôi không thấy được hình ảnh đó nữa.

Cứ mỗi sáng, người chăn vịt thường đi lượm một số trứng đem bán cho một số hàng quán

gần đó. Mua hột vịt này bảo đảm không bị để lâu, ung thối. Vịt cũng được nuôi và bán ở các chợ huyện trong tỉnh, nhưng má tôi bảo chỉ có vịt Ninh Hòa là ngon hơn cả.

Với con vịt, má tôi bảo người ta có thể chế biến thật nhiều món ăn, Ngoài món tiết canh vịt ra, thực đơn chế biến từ thịt vịt không ít hơn 40 món. Nào luộc, nướng, quay, xào, xáo, chiên, kho, hon, tần, nấu, hấp, sốt, rán, hầm, tiềm, bỏ lò, khìa, lọng, làm bún, nấu đông... Chưa ăn hết, nhưng tôi nghĩ chắc món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn, cũng đầy hương vị...

Mua vịt, má tôi thường dặn chọn vịt đực, mình dài, cổ đầu to, tránh mua vịt bị bệnh. Vịt mua

về, ngại nhất là làm lông. Làm lông vịt, nếu không biết cách, nhổ hoài vẫn không hết lông,

không nhanh như vặt lông gà. Khi làm vịt, sau khi cắt tiết, thường ngâm vịt vào nước sôi

trộn tro bếp,Gà nhúng chân, vịt nhúng đầu , ông bà ta dạy thế, vì có câu nước đỗ đầu vịt ,

phải là nước sôimới trị nổi những cái lông cứng đầu. Sau khi nhổ sạch lông, ba tôi thường

lấy nước gừng hoà rượu thao khắp thân vịt từ trong ra ngoài, để chừng năm phút rồi mới rửa

lại bằng nước lạnh. Sau đó, ba tôi cắt lấy ra hai cục dầu ở đuôi vịt. Như thế, vịt mới hết hôi

mùi ... vịt.


Các món ăn chế biến từ con vịt tôi thường thấy ở nhà ba má tôi làm, cũng như được bán tại các quán ăn chuyên món vịt, đó là món tiết canh, món luộc, món nướng, món cháo, món vịt tiềm, nấu xôi ...

Tiết canh là món ăn bình dân nhưng thật độc đáo, đối với đa số người, đó là món khoái khẩu.

Trong các loại tiết canh thì tiết canh vịt an toàn nhất, vì vịt ít tật bệnh hơn gà, heo, chó ...

Làm tiết canh ba tôi bảo là cả một nghệ thuật, phải qua một số công nghệ và phải có kinh nghiệm nữa. Với con vịt, nhân của đĩa tiết canh là bộ đồ lòng, các phần sụn mềm của con vịt. Đầu cổ cánh vịt băm nhỏ ra. Ăn tiết canh phải có nhân lộm cộm trong miệng những món kể trên thì mới ngon. Trước khi đánh huyết ra đĩa, phải biết “công nghệ” hãm tiết canh không cho đông lại. Tiết khi cắt ra, cho nước mắm ngon vào tùy lượng tiết được cắt ra. Tiết sẽ hãm lại, tức là không bị đông kết. Lúc nào ăn, lấy nước luộc thịt nhạt (không nêm nếm) với lượng do kinh nghiệm người làm, đưa vào tiết để đánh tiết. Khi đánh tiết, chỉ quậy theo một chiều, không quậy theo chiều ngược lại. Tiết đánh xong, đỗ vào đĩa đã sắp sẵn nhân. Đĩa tiết canh phải để yên, nơi không bị chao động, cho tiết đông thành mảng nguyên vẹn, như thế mới ngon, mới đúng nghệ thuật. Trên mặt đĩa tiết canh, người ta rắc một ít ngò gai, rau quế, khế chua, chuối xanh xắt ghém, một ít lát gan, mề, tim ...vịt đã luộc chín. Khi ăn, có thể xúc từng muỗng vào chén, bẻ vụn bánh tráng nướng bỏ vào, rắc vào một ít đậu phộng rang giã còn hột lợn cợn, vắt một ít chanh vào và có thể nêm nếm nước mắm gừng mặn nhạt tùy khẩu vị. Để món tiết không tanh, người có kinh nghiệm cho biết: trước khi làm vịt, chổng ngược vịt lên khoảng một phút để máu vịt dồn về cổ. Sau đó cắt đúng mạch, như thế tiết mới chảy ra nhiều. Trong quá trình lấy tiết, không để nước huyết tương nhiễu vào, vì chính nó làm cho món tiết canh có mùi tanh.

Còn món vịt luộc thì phải lựa vịt béo vừa. Cho vịt vào nồi, đổ nước cho ngập cả con vịt, lấy gừng gọt vỏ đập dập bỏ vào cùng với một ít muối rồi luộc. Muốn biết vịt khi nào chín, ba tôi thường lấy chiếc đũa châm mạnh vào đùi vịt, thấy không còn chảy nước, đó là vịt luộc đã chín. Vớt thịt ra để nguội rồi mới chặt từng miếng xếp vào dĩa. Ba tôi bảo không nên chặt thịt khi còn nóng vì thịt sẽ dễ bị nát, miếng thịt trông không được đẹp, hấp dẫn. Thịt vịt chấm với mắm đường tỏi chanh ớt có pha thêm gừng giã nhỏ. Thịt vịt ăn kèm với ngò gai, ngỗ, dưa leo, khế, trái chuối xanh thái mỏng.

Nước luộc vịt, má tôi nấu một nồi cháo vịt. Gạo nấu cháo, má tôi rang sơ rồi mới đem nấu. Má tôi bảo nấu cháo vịt phải lỏng, cháo gà phải đặc thì mới ngon. Do đó, khi thấy cháo đặc, má tôi nêm nước sôi vào. Sau khi cháo đã được nấu nhừ, gần chín, má tôi cho vào cháo hành

tây xắt miếng đã xào qua mỡ. Khi cháo chín, nêm mắm cho vừa ăn, rắc một ít tiêu lên. Ăn vào, thật ngọt thơm, hạt gạo đã nhừ trôi mau qua cổ. Vì lòng vịt đã dùng làm tiết canh nên không cho vào cháo được. Nếu không làm tiết canh, lòng vịt (chủ yếu gan, tim, cật) cho vào cháo. Lòng vịt còn có thể đem nấu với bún tàu (miến) hay xào với các loại rau củ …

Vịt đem nướng, thành món vịt nướng. Vịt phải ướp gia vị, khi nướng mới tỏa mùi thơm. Vị tẩm ướp gia vị theo theo một công thức riêng, thường ướp với ngũ vị hương có bán sẵn. Vịt đem nướng trên lửa than mới ngon. Vịt nướng chao là thịt vịt ướp với chao, trộn hành, tỏi, tiêu muối, đường đem nướng. Trước khi nướng, trét chao lên vịt cho đều. Mùi thơm bay ngào ngạt...


Món vịt tiềm không những ngon mà còn là một món ăn bổ dưỡng. Nhân nhồi vào bụng vịt có những vị thuốc bắc, hạt sen, táo tàu, nấm mèo xắt nhỏ hay nấm rơm, bún tàu ngâm nước xắt nhỏ, đậu xanh đãi vỏ, hột bo bo, lòng vịt ... tất cả đã được ướp gia vị. Tiếp tục ướp vịt với nước tương, bột ngọt, muối cho thấm và có màu. Sau đó đem hấp sơ khoảng 2 - 3 phút cho vịt căng da. Trong quá trình hấp, phải hấp đúng một lần, không được mở nắp ra nửa chừng dễ làm thịt vịt bị rã. Sau hấp, bỏ vịt vào nồi nước tiềm. Nhớ cho gừng và hành lá vào. Đun sôi lửa mạnh, hớt bọt, xong để lửa riu riu. Khi nước trong nồi đã sắc và vịt gần chín mới nêm cho vừa ăn.

Nấu xôi, thịt xương vịt băm nhỏ, đem xào với gia vị rồi trộn vào.

Trứng vịt có thể đem luộc chấm muối hay cuốn bánh tráng với rau diếp cá, đánh cho dậy rồi đem rán, xào khổ qua, xào bầu quậy trứng trộn vào, đem luộc rồi kho với thịt, là một trong những nguyên liệu làm các thứ chả như chả cua, chả sò huyết, chả tôm, chả thịt, chả bò.., dùng trong chưng cá mặn, làm các thứ bánh như bánh thuẫn, đỗ vào bánh xèo, bánh căn, bánh khoái.. hay đem muối..

Trứng hột vịt lộn là món ăn đầy bổ dưỡng. Hột vịt lộn có thể bỏ vào lẩu bò, bao bột đem chiên ...

Khách đến nhà không gà thì vịt. Con vịt Ninh Hòa, từ thịt, xương, bộ lòng đến trứng đã cung cấp cho ta những thức ăn ngon, bổ. Cả bộ lông của nó cũng được những người thợ thủ công mua về làm chổi lau quét bụi bặm và khi cần, má tôi cũng dùng nó để đánh vào mông tôi ...
3/Tôm hùm Bình Ba

Là một đảo nhỏ nằm trên vịnh Cam Ranh, đảo Bình Ba thường được biết đến với tên gọi là đảo tôm hùm. Tên gọi đó bắt nguồn từ việc đây là thủ phủ cho nghề nuôi tôm hùm của cả nước. Tôm hùm Bình Ba là một món ngon nổi tiếng, vang danh cả nước. Du khách khi đến với Bình Ba chắc chắn không thể nào bỏ qua cơ hội thưởng thức những con tôm hùm tươi ngon vừa mới được bắt lên.





Tôm hùm Bỉnh Ba được du khách nhận xét là nhiều thịt, mềm và có vị ngọt rất đặc trưng. Người dân trên đảo thường chế biến tôm hùm thành các món, đơn giản thì nướng, hấp, cầu kì hơn thì lăn bột chiên, nấu canh chua tôm hay kho rim.

Cháo tôm hùm cũng là món ăn mà bạn không thể bỏ qua trong buổi chiều lộng gió trên đảo, ngoài ra, còn một món ăn rất đặc biệt mà rất nhiều người muốn ăn thử một lần cho biết khi đến đây đó là tiết canh tôm hùm. Đây là món ăn lạ, vị mằn mặn, ngòn ngọt ăn chung với bánh tráng cùng với các loại rau sống, không thể thiếu như ngò gai, rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát.




4/Nai khô Diên Khánh


Với những du khách ưa hải sản đã có món tôm hùm Bình Ba nổi tiếng thì món nai khô Diên Khánh chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai ưa thích đặc sản núi rừng. Ngày xưa, thị trấn Diên Khánh bao gồm cả huyện miền núi Khánh Vĩnh là một nơi có số lượng nai nhiều nhất trong cả tỉnh.

Ngày trước, nai còn nhiều, người dân thường hay đặt bẫy đánh bắt. Thịt nai tươi sống được ướp nướng, xào... dư thừa thì đem phơi khô để dành. Dần dà, món nai khô trở thành đặc sản mà ai đến Diên Khánh đều muốn được thưởng thức. Ngày nay, số lượng nai đã không còn nhiều để có thể đánh bắt như trước đây nên đặc sản nai khô của vùng đất này gần như khan hiếm và không còn ngon như trước.



5/Cá tràu Võ Cạnh


Cá tràu hay còn gọi là cá lóc là một món ăn quen thuộc từ Bắc vào Nam ở nước ta. Riêng ở Khánh Hòa, nói đến cá tràu là phải nhắc đến làng Võ Cạnh (một ngôi là nhỏ thuộc phường Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang), theo nhiều người thì cá tràu ở đây mập, thịt thơm ngọt và không có mùi tanh như cá ở những nơi khác.

Cá tràu ngon là phải đánh bắt ngoài tự nhiên, những con cá to mập hơn cổ tay người lớn, lớp da bóng mềm mỏng, thịt bên trong chắc dầy mới ngon. Cá khi bắt về còn tươi sống, được làm sạch và chế biến thành nhiều món ăn ngon như: nướng trui, kho, nấu cháo, làm mắm...



6/Sò huyết Thủy Triều


Cuối cùng trong 6 món ngon là sò huyết Thủy Triều. Đây là tên gọi một đầm lớn nằm

   phía Bắc của bán đảo Cam Ranh. Ở đầm này có loại sò huyết nổi tiếng, xếp ngang hàng với sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên) và sò huyết Tam Giang (Thừa Thiên Huế). Sò huyết ở đây không chỉ ngon mà còn nhiều, chỉ cần đi dọc theo mép đầm khi thủy triều vừa rút nước, cạo nhẹ lớp bùn trên mặt là bạn đã có thể bắt được sò.

Được xếp vào loại hải sản bổ dưỡng, nhất là đối với cánh đàn ông nên sò huyết rất được ưa thích. Người ta thường chế biến sò huyết thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng tái, sò huyết xào me, rang muối ớt, bóp gỏi hay nấu cháo đều rất ngon miệng...

Ngày nay, vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa đã có thêm rất nhiều món ăn ngon khác như: mực một nắng, bún cá dầm, bún sứa, bánh canh chả cá, cua huỳnh đế... Không chỉ làm phong phú thêm ẩm thực phố biển, những món ăn đó đều rất ngon miệng, trở thành đặc sản được nhiều du khách ưa thích.




Gà "chỉ" Cam Ranh-nét đặc trưng ẩm thực mới cho dân sành ăn

Cũng giống như cái tên quán " chè hé" ở đường 3/2 Đà Lạt- nghĩa là cái quán này bán chè cánh cửa lúc nào cũng mở he hé, không đưa bảng hiệu thành ra 1 cái tên chết của quán luôn.

Gà "chỉ" Cam Ranh, nghĩa là khách đến quán bước ra vườn tự tay chọn lựa gà. Khách chỉ con nào, chủ quán bắt con ấy. Muốn chế biến món gì, chủ quán sẽ làm. Nếu không phải dân "sành ăn", có thể nhờ chủ quán “tham mưu”:Làm món gì- gà hấp, nướng, nấu lá giang, luộc, bóp gỏi, chiên mắm, nấu cháo… Thích gà mái hay gà trống?..........

Chú ý: Gà mái luộc mau mềm, còn gà trống nặng cân, xương cứng nên thường được ăn nướng. Nhà bếp mau chóng cắt tiết, làm lông tại chỗ.

Điều khác biệt làm nên tiếng ngon đồn xa cho món gà chỉ Cam Ranh là nhờ chủ quán lấy gà của người dân tộc vùng núi, lông đen, chân nhỏ, được thả rong nên thịt săn chắc, không mỡ, không bệu, chân vàng...

Chỉ trỏ chọn lựa xong, rửa tay rửa mặt, ngồi thư giản dưới bóng cây, chờ món ăn dọn lên



7/ Bánh tráng chấm mắm ruốc


Cách đây vài năm dọc đường Trần Phú bán đầy rẫy, nhưng vì văn minh cho Nha Trang trong mắt du khách, nên các hàng quán "bánh tráng chấm mắm ruốc" di dời vào Công viên Yến Phi, đường Nguyễn Chánh xung quanh trường CĐSP...

Đã là người Nha Trang sống ở NT hay đi đâu xa cũng không bao giờ quên nỗi hương vị món ăn đơn sơ, giản dị " bánh tráng chấm mắm ruốc" này.


8/ Bún sứa Nha Trang


Buổi sáng, điểm tâm món bún sứa với chả cá (hoặc cá dầm) nóng hổi, kèm theo giá sống và bắp chuối non xắt mỏng, trong cái gió biển hây hây thì còn gì bằng. Món bún sứa Nha Trang phong phú sắc màu và đậm đà hương vị.



Món sứa là nguyên liệu chính trong tô bún nóng hổi gồm có sứa, tôm, cua, thịt ba chỉ, chả cá hấp hoặc chả cá viên có điểm thêm mùi thơm của đậu phụng rang, vài lát ớt cay và không thể thiếu vị mặn nồng nàn của mắm ruốc. Thịt sứa mát và giòn, nhất là chân sứa, mùi vị đặc biệt khó quên dù trộn chung với thịt, cua, tôm...

Đến thành phố biển Nha Trang, bạn đừng quên thưởng thức món bún sứa. Những người xa Nha Trang, khi trở về thăm thành phố cũ, thường không quên ghé lại quán bún sứa bên đường để thêm một lần thưởng thức món ăn đượm đầy mùi vị quê hương.




9/ Bánh canh chả cá Nha Trang


Bánh canh chả cá Nha Trang là món ăn đặc sản mà khách đến vùng biển này phải tìm ăn

bằng được. Có hai loại chả cá: Chả hấp và chả chiên, đều có vị ngọt thơm, hấp dẫn như nhau.

Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày trên bàn các hàng bánh canh, bún cá buổi chiều rất hấp dẫn. Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc.

Làm chả cá rất đơn giản, tuy có hơi nhọc công bởi khâu giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn, món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai, quết đến khi thật nặng tay thì thôi. Chả được vê lại thành vê để chiên. Nếu là chả cá hấp thì cho thêm ít mỡ khổ xắt hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhỏ trộn đều, hấp đến khi gần chín đập vào một cái trứng cho bề mặt có mầu vàng.

Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà chua và ăn kèm với rau sống. Bánh canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng và bánh canh bột lọc thường phải nấu với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở; bánh canh bún là một loại bún cọng to.

Buổi xế chiều từng hàng bánh canh, bún cá được dọn ra, trên bàn là đĩa chả cá chiên vàng, một khay chả cá hấp mầu vàng óng, một thau nhỏ vừa hành lá xắt nhỏ, vừa hành củ được chẻ thành sợi, một hủ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa chanh được cắt thành từng miếng nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Bà bán hàng múc tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi...

Thực khách vắt vào tô bánh canh một miếng chanh, cho thêm chút mắm ớt, tỏi, xì xà, xì xụp húp, kêu thêm một đĩa chả cá hấp, bên trên phủ một lớp hành tây thái mỏng, chấm với nước



mắm ớt tỏi đậm đặc. Chỉ có năm ngàn đồng một tô bánh canh, đĩa chả cá hấp một ngàn đồng. Ăn xong thực khách hài lòng với món ăn dân dã mà đầy hương vị.

-   Bánh Canh bà Thừa trên đường Yersin.

-   Bánh canh ở sát bên tòa án Thành Phố, đường Nguyễn Trãi.

-   Bánh canh Đầu cá thu đầu đường Vân Đồn.

-   Bánh canh cửa bé...... và còn rất nhiều địa điểm khác nữa.




Bánh ướt Ninh Hòa - Món ăn dân dã và nổi tiếng.

Ninh Hòa không chỉ nổi tiếng vì phong cảnh non nước hữu tình, mà còn nổi tiếng với các món ăn như:

Nem chua, bún lá cá dằm (Ninh Quang), đặc biệt là món bánh ướt ở Ninh Bình…Có thể nói, bánh ướt Ninh Hòa là một món ăn dân dã nhưng rất ngon miệng. Nó không chỉ được người trong tỉnh biết đến mà còn thu hút đông đảo khách ở các địa phương khác.



10/ Nem nướng Ninh Hòa


Mọi người biết đến Ninh Hòa, Khánh Hòa bởi món nem chua. Nhưng cómột món nem khác chẳng chua tí nào nhưng đã thuộc vào hàng danh thực, trở hành món ăn không thể thiếu đối với người dân Khánh Hòa cũng như khách du lịch đến với thành phố biển.

Ăn nem nướng Ninh Hòa tại Nha Trang sẽ thấy không có gì khác biệt từ quê gốc của nó cách Nha Trang 34 cây số. Cách chế biến, pha chế nước mắm, cũng đều theo cách của cả gần mấy chục năm nay. Trước

khi giới thiệu "đặc sản nem nướng", xin dẫn dắt đôi dòng về cách chế biến nem.

Nem chua chủ yếu làm bằng thịt đùi còn nóng ở những con heo lớn dùng chày hoặc máy xay giã (hoặc xay) nhuyễn rồi giã sơ lại, sau đó trộn gia vị tỏi, tiêu, da heo thái nhỏ. Để cho nem lên chua chỉ có hai loại lá là chùm ruột và vông nem. Lá chùm ruột làm nem ngon hơn, lại có rất nhiều ở Khánh Hòa. Vị chua

của nem nhờ lá chùm ruột rất lạ khác xa với nem chợ Huyện (Bình Định) làm bằng lá ổi hoặc nem Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) làm bằng lá vông nem.

Thường khi khách vào quán nem, ngoài phần nem nướng đã gọi, trên bàn luôn có sẵn một đĩa nem chua và chả lụa để cho khách ăn chơi. Nem chua ăn kèm với tỏi và nước chấm gồm ớt, tỏi, đường, nước mắm pha sệt. Vị nước mắm ngọt cay ăn với nem rất hấp dẫn.

Hiện nay, tại địa bàn Nha Trang có khoảng hai chục tiệm bán nem phục vụ vào buổi chiều đến tối như các quán nem nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ,


Lê Thành Phương, Trần Đường...,nhưng đông khách hơn cả là quán Đặng Văn Quyên và Ngọc Tiên.
Làm nem nướng thì gồm có thịt xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ nướng lụi, bánh tráng chiên giòn (bánh tráng cuốn nhỏ, bỏ vào chảo dầu cho phồng lên).Một phần nem nướng khá cầu kỳgồm khoảng 6-8 miếng thịt băm lụi, cũng số lượng đó miếng bánh tráng chiên giòn. Ăn kèm với món nem chính là các loại rau. Rau ăn nem nướng không phức tạp, nhưng cũng có cả chục loại đủ mùi cay, chua, chát... Tùy theo mùa rau có thể được bày ra gồm: dấp cá, hẹ, húng quế, tần ô, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế (hoặc xoài sống)... , có nơi có thêm dưa chua và hành chua.



Sự thành công hay thất bại của quán lại rơi vào món nước chấm. Nước chấm là loại nuớc lèo pha chế với công thức riêng của nơi bán. Khi ăn, dùng bánh tráng nem (sản xuất tại làng Diên Thủy, Diên Khánh, Khánh Hòa). Bánh tráng không nhúng nước, bỏ rau vào, bỏ thịt lụi, bánh tráng chiên giòn vào, cuốn lại, chấm nước lèo mà ăn. Rất ngon!



11/ Bánh mì Nha Trang


Thật là thiếu sót khi bạn đã từng đến Nha Trang (Khánh Hòa)mà chưa ăn thử một ổ bánh mì ở đây. Ăn rồi mới thấy, bánh mì Nha Trang không giống với bánh mì ở bất cứ nơi nào!

Cái khác trước nhất là độ giòn và đặc ruột. So với bánh mì Sài Gòn xốp và thơm mùi bơ, bánh mì Nha Trang hoàn toàn khác hẳn. Độ giòn của bánh mì Nha Trang có lẽ khiến người ta ăn một lần nhớ mãi, mùi thơm đặc trưng của bột nướng, không bơ khiến ổ bánh mì ăn không thấy ngán. Cái khác thứ hai nữa là về hình thức, bánh mì Nha Trang đặc biệt có hai đầu nhọn, nhiều người bị “ghiền” phần này, cầm đến ổ bánh mì là bẻ hai cái chóp “thanh toán” trước tiên!

Có người cho rằng, người Pháp đã đem vào Việt Nam món bánh mì, nhưng khi người Việt tiếp thu cái công nghệ bánh mì này, họ đã làm cho nó hoàn thiện hơn, Việt Nam hơn và… ngon hơn cả bánh mì của Pháp. Nhiều người còn cho rằng, bánh mì Nha Trang hơi giống với bánh mì baguette của Pháp. Tuy nhiên, nói không quá, đã “kết” bánh mì Nha Trang rồi, chắc có lẽ bánh mì baguette cũng không “xi-nhê”! Bánh mì Nha Trang ngon nhất là khi vừa mới ra lò. Bánh giòn mềm, nóng hổi; ngồi nói chuyện chơi, có khi ăn hết một ổ hồi nào không hay. Chính vì không có mùi bơ mà bánh mì Nha Trang ăn với gì cũng ngon: chấm với sữa đặc có đường, chấm với đường, quết bơ, ăn với trứng ốp-la… Thậm chí, nhiều người còn khoái ăn bánh mì chấm với… xì dầu hoặc nước mắm ớt tỏi!

Nếu chỉ tính bánh mì ổ, không tính những tiệm bánh lớn như Thiên Hòa, Đức Phát bán chủ yếu bánh mì mềm sandwich thì, 2 “tập đoàn” bánh mì có tiếng ở Nha Trang chính là “Ba Lẹ” và “Nguyên Hương”.

Bánh mì Ba Lẹ nổi tiếng với nhân thịt nguội (chả lụa, pâte, jambon…) và đặc biệt là nhân cá. Cá ở đây là cá bò hay cá ngừ, nhưng được chế biến ngon không thua gì cá hộp. Bí quyết riêng của Ba Lẹ không chỉ chế biến từ cá mới đánh bắt tươi xanh mà còn là những gia vị mà

có lẽ khó có nơi nào bắt chước được. Một ổ bánh mì 6.000 đồng, kèm với ly cà phê sữa cho buổi sáng là vừa túi tiền của giới công chức hay người lao động.

Bánh mì Nguyên Hương không cầu kỳ với đủ thứ nhân như Ba Lẹ nhưng có cái ngon kiểu

khác, thanh tao hơn, thích hợp cho những người không thích nhiều gia vị. Một gắp hành lá

chẻ sợi, miếng dưa leo xắt mỏng, dài đặt dọc theo ổ bánh rồi sau đó hàng loạt miếng chả lụa,

chả quế sắp theo, xịt chút xì dầu, rưới tí muối tiêu, thêm vài lát ớt là xong. Cái ngon của

bánh mì Nguyên Hương là không quá béo, ăn vừa miệng, không ngán, rất thích hợp cho


những chuyến đi chơi xa, dã ngoại. Nhiều người thích bánh mì Nguyên Hương bởi ở đây chỉ

bán bánh mì mới ra lò, không qua hơ lửa. 5.000 đồng một ổ đáp ứng nhu cầu cho đa phần

dân chúng ở đây và cho cả khách du lịch muốn thưởng thức món ẩm thực đạm bạc, bình dân!

Bánh mì Nha Trang hiện diện trong bữa ăn sáng, ăn trưa hay trên cả bàn tiệc sang trọng tùy theo món chấm đi kèm với nó. La-gu, cà-ri, bò sốt vang, bò kho, bao tử nấu tiêu… ăn với bánh mì đều ngon. Bình dân nhất ở các hàng bánh canh, bún cá đều kèm theo bánh mì (hàng bún cá mà không có bánh mì quả là điều thiếu sót lớn!). Bánh mì có thể chấm với nước lèo bánh canh, bún cá. Đặc biệt hơn, bánh mì bỏ nhân chả cá, chế thêm chút nước mắm ớt ngọt đặc sệt vào mới ngon. Đặc biệt nữa, ở các hàng bún cá thường có thêm món bánh mì xíu mại. Viên xíu mại mềm, đậm đà, vừa miệng, ăn với bánh mì mới ra lò ngon hết ý!

Mấy năm sau này, khi phố Tây Nha Trang bắt đầu hiện diện trong các cuốn guidebook thì ở đường Hùng Vương xuất hiện hàng loạt hàng bánh mì bò né. Làm nên thương hiệu cho một con phố hẳn hoi, đúng kiểu bò né Nha Trang với giá cả khá mềm và đảm bảo ngon. Không chỉ khách du lịch trong nước ưa thích mà đa phần khách Tây cũng ưa chuộng.

Chính trạng thái giòn giòn rất riêng của bánh mì Nha Trang mà có cửa tiệm chỉ bán bánh mì với khoảng 18 món, lấy tên là GIÒN (đường Lê Thành Phương). Với cách bài trí trẻ trung, sinh động, GIÒN đã làm tăng thêm sự ngon miệng cho thực khách khi thưởng thức món bánh mì!

Bánh mì Nha Trang vừa rẻ mà ngon, được nhiều người ưa chuộng. Ở Nha Trang, lúc nào bạn cũng có thể kiếm được ổ bánh mì mới ra lò bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Có thể là ổ bánh mì mua ở xe dọc đường hay ở các quán bún cá, bánh canh và ngay cả trong các nhà hàng sang trọng. Bánh mì Nha Trang đã thành thương hiệu của người Nha Trang, ai đi xa cũng thấy nhớ...

 12/Nem nướng Ninh Hòa



Nhiều người biết đến Ninh Hòa bởi có món nem chua. Nhưng còn một món nem khác, chẳng chua tí nào mà vẫn thuộc vào hàng “danh thực”, trở thành món ăn không thể thiếu với người dân Ninh Hòa và Nha Trang, đó là nem nướng. Khách du lịch, khi đến thành phố biển, trong thực đơn của mình, cũng có cả một buổi thưởng thức nem Ninh Hòa. Điều lạ là món nem nướng tuy xuất xứ từ Ninh Hòa và tại Ninh Hòa hiện vẫn có những tiệm bán nem trên đường Trần Quý Cáp hoặc trong chợ Ninh Hòa, nhưng nem Ninh Hòa khi dời vào Nha Trang cả 20 năm nay, treo bảng “nem Ninh Hòa” lại trở nên nổi danh hơn ở ngay tại xứ sở Ninh Hòa của nó. Ăn nem nướng Ninh Hòa tại Nha Trang sẽ thấy không có gì khác với ở quê gốc của nó

cách Nha Trang 34 cây số. Cách chế biến, pha chế nước mắm, cũng đều theo cách mà gần mấy chục năm nay vẫn làm, không thay đổi.

Nem chua chủ yếu làm bằng thịt đùi còn nóng của những con heo lớn, dùng chày giã hoặc máy xay xay nhuyễn rồi giã sơ lại, sau đó trộn tỏi, tiêu, da heo thái nhỏ. Để cho nem lên chua, chỉ có 2 loại lá là chùm ruột và vông nem. Lá chùm ruột làm nem ngon hơn, lại có rất nhiều ở Khánh Hòa. Vị chua của nem nhờ lá chùm ruột rất lạ, khác xa với nem chợ Huyện (Bình Định) làm bằng lá ổi hoặc nem Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) làm bằng lá vông nem. Thường khi khách vào quán nem, ngoài nem nướng đã gọi, trên bàn luôn có sẵn một đĩa nem chua và chả lụa để cho khách ăn chơi. Nem chua ăn kèm với tỏi và nước chấm gồm ớt, tỏi, đường, nước mắm pha sệt. Vị ngọt cay của nước mắm ăn với nem rất hấp dẫn.


Hiện nay, tại địa bàn Nha Trang có khoảng 20 tiệm bán nem phục vụ từ chiều đến tối, nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Lê Thành Phương, Trần Đường… Nhưng đông khách hơn cả là quán Đặng Văn Quyên và Ngọc Tiên. Làm nem nướng cần có thịt xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ nướng lụi, bánh tráng chiên giòn (bánh tráng cuốn nhỏ, bỏ vào chảo dầu chiên phồng lên). Một phần nem nướng khá cầu kỳ gồm khoảng 6 - 8 miếng thịt băm lụi, cũng từng đó miếng bánh tráng chiên giòn. Ăn kèm với món nem chính là các loại rau. Rau ăn nem nướng không phức tạp, nhưng cũng có cả chục loại đủ mùi cay, chua, chát… Tùy theo mùa, rau có thể được bày ra gồm: dấp cá, hẹ, húng quế, tần ô, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế (hoặc xoài sống)… có nơi có thêm dưa chua và hành chua. Sự thành công hay thất bại của quán lại rơi vào món nước chấm. Nước chấm là loại nuớc lèo pha chế với công thức riêng. Khi ăn, dùng bánh tráng nem (sản xuất tại Diên Thủy, Diên Khánh), bỏ rau, thịt lụi, bánh tráng chiên giòn vào, cuốn lại, chấm nước lèo mà ăn. Rất ngon.

Hiện nay một phần nem nướng là 20.000 đồng cho một người ăn, nếu đi 3 người chỉ cần kêu 2 phần là đủ. Quán Đặng Văn Quyên trên đường Hoàng Văn Thụ (Nha Trang) bán với giá 10.000 đồng/chục cuốn nem to, dai và ngon. Chủ quán Đặng Văn Quyên gốc Ninh Hòa, cũng là người tiên phong trong việc mở quán nem tại Nha Trang. Vào mùa du lịch, khách mua nem đem về tặng bà con nhiều đến nỗi nem chỉ mới vừa gói xong đã bán, chủ quán phải dặn khách để 3 ngày sau cho nem “chín” mới ăn được.



13/Bánh tráng xoài


Bánh tráng xoài Nha Trang đặc biệt với vị xoài chua thanh, ngòn ngọt đậm đà đã làm say lòng nhiều du khách.

Bánh tráng xoài xuất xứ từ đất Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà (Nha Trang) – địa phương có giống xoài ngon ngọt nổi tiếng của nước ta. Bánh tráng xoài được chế biến khá đơn giản, nhưng phải thật khéo léo.

Bánh tráng xoài được cuốn trong miếng nylon để bảo quản. Đặc biệt, loại bánh này giữ được rất lâu và không bị ẩm mốc. Bánh tráng xoài ngon nhất phải có màu vàng nâu như màu cánh gián, không quá đen nhưng cũng không quá vàng; bánh mềm nhưng vẫn giữ được độ dai vừa

phải; bánh có vị ngọt thanh chứ không ngọt gắt; và phải có bề mặt láng nhưng không quá mịn.

14/Bánh căn Cam Ranh


Không giống bánh căn ở thành phố Nha Trang, cũng không giống cách chế biến bánh căn của vùng Phan Rang (Ninh Thuận), nhân bánh căn Cam Ranh thường ít dùng mực, thịt heo mà chỉ cái trứng cút đập ra chế lên mặt bánh, hoặc nơi nào sang hơn thì con tép nhỏ. Chiếc bánh cũng được đổ mỏng hơn nên có cảm giác giòn hơn.


Với món bánh căn, ngoài sự chăm chút và kinh nghiệm canh nhiệt độ khi nướng giúp chiếc bánh thơm giòn vừa phải thì còn cần phải có tay nghề pha nước chấm. Bởi theo dân ăn sành điệu, "bánh căn ngon đến mấy mà nước chấm dở thì xem như thất bại". Vẫn cầu kỳ với nhiều lọ nước chấm dành cho khách lựa chọn, song nước chấm bánh căn Cam Ranh chủ yếu là loại nước mắm pha theo vị chua chua ngọt ngọt kèm theo là hũ mắm cá cơm để khách thích ăn mặn thì bổ sung.

15/Bánh ướt Diên Khánh


  Nha Trang, nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất là bánh ướt Diên Khánh, một huyện giáp ranh với thành phố Nha Trang. Từ lâu, bánh ướt Diên Khánh được biết đến với việc ăn kèm cùng với hành phi, giá trụng, tóp mỡ, chả lụa và nem chua. Miếng bánh mềm thơm mùi gạo, thêm một ít xoài xanh chua cuốn vào, chấm kèm với mắm sẽ cho mỗi người một cảm nhận.

Mắm ăn với bánh ướt cũng rất phong phú. Mắm nước làm bằng nước mắm ngon, pha ít nước cho loãng, rồi thêm gia vị: ớt, tỏi, đường, bột ngọt cho có độ dịu, thơm, có màu đo đỏ của ớt… Còn mắm ruột làm bằng ruột cá bò, cá ồ hay cá ngừ. Mắm nêm với thơm xắt nhỏ, pha đường, chanh, tỏi, ớt sao cho không mặn quá, có vị ngọt chua của thơm chanh, có vị cay của ớt, mùi thơm của tỏi.

16/Bún sứa


Sứa tai, sứa chân trĩu nước, mập mạp là nguyên liệu chính để chế biến món ăn thanh mát, đặc sản Nha Trang. Ngoài giải nhiệt, món lạ miệng này còn chữa được bệnh ho, viêm phổi và giúp khỏe người, lại phù hợp với người ăn kiêng hay có bệnh tim mạch với các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: protein, canxi, chất sắt, i-ốt…

Bún sứa giải nhiệt, cực hợp cho những ngày hè đi biển!

Ngoài sứa thì trong bát bún còn có cá thu quết dẻo với dầu hành, tẩm gia vị ngon lành. Rồi lại còn nước dùng đậm đà vị biển từ mắm ruốc ngon và nạc cá thu. Tất cả cho cảm giác thanh đạm từ cá, hương vị trong trẻo với vị giòn giòn sần sật và mát lạnh của sứa, ngon tuyệt vời.

17/Bún lá cá dầm




Đến Khánh Hoà mà chưa một lần nếm thử món bún lá cá dầm Ninh Hoà, có lẽ chuyến đi của bạn sẽ chẳng còn trọn vẹn. Lát bún trơn tuột, nước lèo thanh mặn thơm mùi cá tươi, làm tô bún nóng đậm đà và ăn mãi không biết ngán.

Bún lá được sản xuất ở làng Thanh Mỹ - Ninh Hoà, toả đi khắp nơi mang đến hương vị khó quên cho thực khách. Bún được xoáy thành hình tròn mỏng, nhỏ bằng miệng chén, mỗi lát bún được đặt trên một miếng lá chuối cắt tròn để không dính vào nhau.

Nước lèo được nấu từ cá biển như: cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ... là những loại cá vừa nhiều chất đạm, ngọt thịt lại dai. Nhưng để nước có được nồi lèo ngon thì còn phải có vị chua dìu dịu của cà chua, thơm. Có nơi người ta còn dùng thịt cá thu, cá đỏ... quết nhuyễn viên tròn thả vào nồi nước lèo, để tăng thêm độ hấp dẫn.


Rau ăn kèm phải xắt nhỏ gồm: xà lách, rau thơm, giá, bắp chuối… Để tô bún đậm đà hơn, người ta thường vắt thêm một lát chanh tươi, thêm ít mắm ruốc hoặc mắm tôm.

18/Bánh xèo tôm mực Nha Trang


Bánh xèo tôm mực Nha Trang hay bánh xèo mực Nha Trang đều là món ngon lạ miệng với hầu hết du khách tứ phương khi đến Nha Trang. Tuy nhiên với người dân xứ biển, thì bánh xèo tôm mực lại là món ăn bình dân phổ biến trong ẩm thực Nha Trang, mà bất cứ người địa phương nào cũng rất rành rẽ.

Cũng như bánh xèo bình thường, bánh xèo tôm mực Nha Trang được chuẩn bị với các khâu từ cơ bản, đến đổ bánh y hệt và nó chỉ khác ở hai điểm nhấn chính rất địa phương là bánh đổ trên khuôn đất thay vì khuôn gang hay chảo, và nhân bánh có thêm mực tươi mới đánh bắt.

Những chiếc bánh xèo tôm mực cũng khá nhỏ, đổ vừa khéo, và gia vị ăn kèm cũng gồm các loại rau sống, rau cải cay, rau thơm, chấm nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm nêm với bí quyết riêng, khiến món bánh xèo tôm mực trở nên ngon lạ lùng hơn.

19/Bánh canh chả cá/Bún chả cá


Đây là món ngon Nha Trang mà hầu như ai tới đây cũng phải tìm thử. Dù là chả hấp hay chả chiên thì chả cá vùng biển đều hấp dẫn như nhau. Chả chiên thì thơm lừng, chả hấp thì ngọt dai. Nếu muốn đậm đà hơn, chỉ cần chấm thêm chút mắm nhĩ tỏi ớt là “hết sảy”.

Chả cá ngon là vì nguyên liệu có thể là cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ… nhưng đều tươi sống và nguyên chất. Cá sau khi đã lóc hết thịt, xương còn được ninh làm nước dùng cho bánh canh, càng tăng thêm vị thiên nhiên cho món ăn dân dã.

Bánh canh chả cá và bún chả cá khác nhau cơ bản ở nguyên liệu chính, một bên là bún sợi

nhỏ, bên kia là bánh canh bột gạo. Bún chả cá thì có rau kèm còn bánh canh thì không. Về

tổng quan, món nào cũng ngon, cũng dễ ăn. Tô nước dùng trong veo, nổi lên bánh canh hoặc

bún trắng, điểm thêm vài miếng cá, hành hoa xắt thật nhuyễn, kèm theo chả cá thật ngon.

Thực khách thêm chút ớt, chanh rồi xì xà xì xụp thật thú.