Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Xuyên suốt lịch sử thế giới, tôn giáo nắm giữ một vai trò quan trọng và phức tạp, là khởi nguồn của cả điều tốt lẫn điều xấu của con người. Tôn giáo đã là nguyên nhân của Thánh chiến thời Trung cổ, cũng như những tranh chấp tại Trung Đông hiện nay. Hãy cùng xem Top 10 tôn giáo lớn nhất thế giới nhé.

1.Đạo Hồi dòng Sunni

Đạo Hồi (hay còn gọi là Hồi giáo) là tôn giáo nằm trong nhóm Abraham, có xuất xứ từ Ả Rập. Trong đạo Hồi thì đạo Hồi dòng Sunni chiếm đến 70-90%. Với tổng số giáo đồ lên đến 1,2 tỉ người, đạo Hồi dòng Sunni đứng đầu trong Top 10 tôn giáo lớn nhất thế giới.

Đạo Hồi
 được thành lập bởi nhà tiên tri Muhammad – người được những giáo đồ tin rằng đã nhận mặc khải của Allah Đấng Tối Cao – vị thần duy nhất theo đạo Hồi.

Sau cái chết của Muhammad, đạo Hồi phân chia thành 2 dòng chính là đạo Hồi dòng Sunni và Shia. Những người theo đạo Hồi dòng Sunni tin rằng 4 vị khalip đầu tiên – đệ tử tối cao của Muhammad, là người thừa kế Muhammad, Đấng Allah không có người thừa kế nào khác sau Muhammad. 4 vị khalip này sau này trở thành tên của 4 nhánh con thuộc đạo Hồi dòng Sunni: Hanafi, Hanbali, Maliki và Shafi’i.

Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS là một nhóm khủng bố thuộc đạo Hồi dòng Sunni, được thành lập ban đầu để chống lại dòng Shia tại Iraq.

Thông tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Nhà tiên tri Muhammad
  • Vị thần: Allah Đấng tối cao
  • Thời điểm thành lập: Thế kỷ 7
  • Quốc gia xuất xứ: Ả Rập
  • Quốc gia chính: Ả Rập Saudi, UAE, Jordan, Qatar, Syria, Afghanistan, Algeria, Bangladesh, Ai Cập, Libya, Sudan, Kazakhstan, Pakistan, Indonesia, Malaysia…
  • Số lượng giáo đồ: 1,2 tỉ người
Tín đồ đạo Hồi dòng Sunni
Tín đồ đạo Hồi dòng Sunni
Nhà thờ đạo Hồi
 Nhà thờ đạo Hồi

2.Công giáo Roma

Công giáo Roma là dòng đại diện tiêu biểu nhất của đạo Thiên Chúa, hay còn gọi là đạo Ki-tô hoặc Cơ Đốc. Đạo Thiên Chúa là một trong những tôn giáo thuộc nhóm Abraham, gắn liền với Chúa Jesus Christ – người được tin rằng là con trai của Thiên Chúa, còn gọi là Chúa Hài Đồng. Jesus Christ là một người Do Thái sống dưới thời La Mã, đi truyền đạo và giáo lý cũng dựa trên giáo lý Abraham, về sau bị người La Mã đóng đinh lên thánh giá. Những giáo lý chính của đạo Thiên Chúa được thể hiện trong những bản Phúc âm kinh, với giáo lý tiêu biểu về thiên đường, địa ngục, thiên thần, ác quỷ.

Dưới thời La Mã còn ảnh hưởng nhiều bởi tôn giáo đa thần thừa hưởng từ Hy Lạp, Đạo Thiên Chúa gặp nhiều khó khăn và bị giết hại rất nhiều cho tới thế kỷ thứ 4, khi Constantine I lên ngôi Hoàng đế của La Mã, ông đã ban hành sắc lệnh Milano cấm giết hại đạo hữu Thiên Chúa và cải đạo của La Mã thành đạo Thiên Chúa, lấy Roma làm thủ phủ và lên ngôi Giáo hoàng, đặt quyền hạn Giáo hoàng là tối cao. Từ đó, Công giáo Roma chính thức ra đời.

Trải qua quá trình lịch sử lâu đời, đặc biệt là thời Trung cổ khi các nước Phương Tây trở thành thánh địa mới của đại Thiên Chúa trong khi thánh địa cũ ở Trung Đông đã trở thành vùng đất của những người đạo Hồi và Do Thái, giờ đây Công giáo Roma đã trở thành đại diện của đạo Thiên Chúa, lên đến 1 tỉ giáo đồ, chưa tính những người không theo đạo nhưng vẫn đến nhà thờ để xưng tội và thực hiện nghi lễ theo đạo Thiên Chúa.

Thông tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Jesus Christ
  • Vị thần: Thiên Chúa, Chúa Jesus, Đức mẹ Maria và các thiên thần
  • Thời điểm thành lập: Bắt đầu Công nguyên
  • Quốc gia xuất xứ: Thuộc địa Jerusalem thuộc Đế chế La Mã
  • Quốc gia chính: Italy, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Romania, Hy Lạp, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mỹ, Canada …
  • Số lượng giáo đồ: 1 tỉ người
Biểu tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá của người đạo Hồi
Biểu tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá của người đạo Hồi
Giáo hoàng Francis - người đang đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma
Giáo hoàng Francis – người đang đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma

3.Đạo tin lành

Đạo tin lành là một dòng khác của đạo Thiên Chúa, được hình thành sau cuộc Đại cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 do Martin Luther thực hiện. Khác với Công giáo Roma, được lãnh đạo bởi một Giáo hội Công giáo ở Roma và Giáo hoàng là tối cao, đạo tin lành lại phân quyền cho nhiều giáo hội và không có giáo hoàng. Ban đầu, đạo tin lành phải đấu tranh quyết liệt với Công giáo Roma, lôi vào cuộc chiến hàng loạt giáo sĩ, vương hầu, quý tộc, hoàng gia, giáo sư đại học ở Châu Âu.

Thông
 tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Martin Luther
  • Vị thần: Thiên Chúa, Chúa Jesus, Đức mẹ Maria và các thiên thần
  • Thời điểm thành lập: Thế kỷ 16
  • Quốc gia xuất xứ: Tây Âu
  • Quốc gia chính: Mỹ, Anh, Đức, Mexico, Brazil, Hàn Quốc, Phillipines, Nam Phi, Angola, Kenya, Mozambique, Nigeria…
  • Số lượng giáo đồ: 900 triệu người
Martin Luther - người sáng lập ra đạo Tin Lành
Martin Luther – người sáng lập ra đạo Tin Lành
Nhà thờ đạo Tin Lành
Nhà thờ đạo Tin Lành
 

4.Đạo Ấn Độ

Đạo Ấn Độ là tôn giáo chính, được nhà nước công nhận tại Ấn Độ. Có khoảng 80% người Ấn Độ theo đạo Ấn Độ. Tuy được coi là một tôn giáo nhưng đạo Ấn Độ lại là tập hợp của nhiều giai đoạn tôn giáo khác nhau từng tồn tại ở Ấn Độ, với những tôn giáo như Veda, Bà La Môn, Thấp-bà giáo, Yoga… Tất cả tập hợp lại thành một tôn giáo là đạo Ấn Độ. Về cơ sở lý luận chung của các nhánh đạo Ấn Độ đều thờ 3 vị thần tối cao: Brahma (Đấng tạo hóa), Vishnu (Đấng bảo hộ) và Shiva (Đấng hủy diệt). Bên cạnh đó, đạo Ấn Độ cũng là cái nôi của nhiều tư tưởng triết học tâm linh như luân hồi, nhân quả, bản ngã…
Thông tin chi tiết:
  • Người sáng lập: Không rõ
  • Vị thần: Brahma, Vishnu, Shiva
  • Thời điểm thành lập: 1400-1500 TCN
  • Quốc gia xuất xứ: Ấn Độ
  • Quốc gia chính: Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka
  • Số lượng giáo đồ: 900 triệu người
Ba vị thần tối cao trong đạo Ấn Độ
Ba vị thần tối cao trong đạo Ấn Độ
Tín đồ đạo Ấn Độ
Tín đồ đạo Ấn Độ

5.Đạo Phật

Một tôn giáo lớn khác cũng xuất phát từ Ấn Độ và là một trong Top 10 tôn giáo lớn nhất thế giới, đó chính là đạo Phật.

Đạo Phật
 được hình thành từ khoảng thế kỷ 6 TCN, khi Siddhartha Gautama – hoàng tử thành quốc Kapilavastu của Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nepal) vì nhận ra sự khổ trong cuộc sống đã lên đường tìm cách diệt khổ. Siddhartha hành khất khắp nơi và cuối cùng đã giác ngộ, được tôn xưng là Shakyamuni (Thích-Ca-Mâu-Ni), nghĩa là “Bậc thức giả vĩ đại” hoặc cũng gọi là Buddha (Phật), nghĩa là “Người giác ngộ”. Ngài được coi như là vị Phật đầu tiên đã thoát khỏi luân hồi để nhập diệt vào cõi Niết-Bàn.
Nguyên tắc chính của đạo Phật là hướng con người đến cái thiện, tránh làm điều ác, chăm chỉ tu luyện để diệt khổ, diệt ngã, thoát khỏi luân hồi, để đến với Niết-Bàn (theo Phật Thích-Ca) hoặc Tây Phương cực lạc (theo Phật A-di-đà).

Sau khi đạo Phật được Phật Thích-Ca lập ra, đã nhanh chóng phát triển toàn cõi Ấn Độ và lan sang cả các nước Tây Á, từ Tây Á lan truyền sang phía Đông thông qua con đường tơ lụa. Với sự phân nhánh theo Tiểu thừa và Đại thừa, khi Tiểu thừa chủ trương giữ cái căn bản, nguyên gốc còn Đại thừa chủ trương mở rộng, phát triển, đạo Phật Đại thừa đã giao thoa với tín ngưỡng các nước khác để tạo sức ảnh hưởng. Đạo Phật phát triển rộng rãi ở Trung Hoa vào thời nhà Đường, với sự tích Đường Tăng Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh và rồi từ đó trở đi, đạo Phật phát triển rộng khắp Trung Hoa, với ngôi chùa nổi tiếng Thiếu Lâm Tự. Từ Trung Hoa, đạo Phật ảnh hưởng rộng rãi tới các quốc gia khác như Nhật Bản, Triều Tiên…

Trong khi đạo Phật Đại thừa ảnh hưởng khắp Trung Hoa và Đông Á thì đạo Phật Tiểu thừa cũng theo người Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á – vốn được xem như là Ấn Độ thu nhỏ với các nền văn minh Khmer, Java… Tại Việt Nam – một quốc gia có đông đảo dân chúng theo và ủng hộ đạo Phật, cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa đều du nhập vào từ rất sớm và trải qua quá trình phát triển, hòa trộn vào tín ngưỡng bản địa, đã là tôn giáo chính ở Việt Nam.
Thông tin chi tiết:
  • Người sáng lập: Siddhartha Gautama
  • Vị Phật: Thích-Ca-Mâu-Ni, A-Di-Đà, Quan Âm Bồ-Tát, Văn Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, Bát Đại hộ pháp Tây Tạng…
  • Thời điểm thành lập: Thế kỷ 6 TCN
  • Quốc gia xuất xứ: Ấn Độ
  • Quốc gia chính: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Cam-pu-chia, Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng, Bhutan…
  • Số lượng giáo đồ: 365 triệu người
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Những người xuất gia trong đạo Phật
Những người xuất gia trong đạo Phật
 

6.Đạo Lão

Đạo Lão là tôn giáo chính ở Trung Quốc, được Lão Tử sáng lập với tác phẩm Đạo Đức Kinh. Trước kia, đạo Lão tồn tại như một tôn giáo chính thống, ảnh hưởng tới nhiều môn phái như phái Toàn Chân, Võ Đang, Nga Mi… Ngày nay, đạo Lão đã trở thành tín ngưỡng quốc gia, không chỉ rộng khắp Trung Quốc mà còn ảnh hưởng lớn tới nhiều nước lân cận như Việt Nam, Đài Loan, Singapore… Đạo Lão có một biểu tượng nổi tiếng, đại diện cho triết học Phương Đông, đó là hình tròn thái cực.
Thông tin chi tiết:
  • Người sáng lập: Lão Tử (Laozi)
  • Vị Thần: Tam Thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn- Thái Thượng Lão Quân)
  • Thời điểm thành lập: Thế kỷ 4 TCN
  • Quốc gia xuất xứ: Trung Quốc
  • Quốc gia chính: Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc…
  • Số lượng giáo đồ: 390 triệu người
Vòng tròn thái cực âm dương của đạo Lão
Vòng tròn thái cực âm dương của đạo Lão
Tam Thanh trong đạo Lão
Tam Thanh trong đạo Lão
 

7.Chính thống giáo Đông Phương

Chính thống giáo Đông Phương là một nhánh lớn khác của đạo Thiên Chúa, tồn tại song song với Công giáo Roma và đạo Tin Lành, chủ yếu tồn tại ở Đông Âu. Trong Thiên niên kỷ đầu tiên của đạo Thiên Chúa, Chính thống giáo Đông Phương và Công giáo Roma là một, dù khác giáo hội, tuy nhiên vào thế kỷ 11, sự khác biệt và sự phân rã La Mã thành Đông La Mã và Tây La Mã đã dẫn đến cuộc ly giáo Đông-Tây và Chính thống giáo Đông Phương tự xem mình là giáo hội duy nhất tiếp nối đạo Thiên Chúa do Chúa Jesus thiết lập.
Thông tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Jesus Christ
  • Vị thần: Thiên Chúa, Chúa Jesus, Đức mẹ Maria và các thiên thần
  • Thời điểm thành lập: Bắt đầu Công nguyên
  • Quốc gia xuất xứ: Thuộc địa Jerusalem thuộc Đế chế La Mã
  • Quốc gia chính: Nga, Belarus, Bulgaria, Romania, Serbia, Ukraine, Macedonia, Montenegro, Estonia, Moldova, Latvia, Hy Lạp…
  • Số lượng giáo đồ: 350 triệu người
Chính thống giáo Đông phương ở Nga
Chính thống giáo Đông phương ở Nga
Chính thống giáo Đông phương ở Siberia
Chính thống giáo Đông phương ở Siberia
 

8.Hồi giáo dòng Shia

Đạo Hồi dòng Shia là dòng thứ 2 của đạo Hồi, cùng với dòng Sunni. Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế nhiệm và do đó kế nhiệm ông sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali Abi Talib làm người kế vị. Đạo hồi dòng Shia chiếm khoảng 10-20% cộng đồng đạo Hồi, tương đương với số tin đồ vào khoảng 300 triệu người. Hầu hết tín đồ đạo Hồi dòng Shia tập trung tại các nước Iran, Iraq, Bahrain và một số nước vùng vịnh khác.

Thông tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Nhà tiên tri Muhammad
  • Thời điểm thành lập: Thế kỷ 7
  • Quốc gia xuất xứ: Ả Rập
  • Quốc gia chính: Iran, Iraq, Syria, Azerbaijan, Bahrain, Yemen, Kuwait, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ…
  • Số lượng giáo đồ: 300 triệu người
Hồi giáo dòng Shia
Hồi giáo dòng Shia
Những người Hồi giáo dòng Shia đang cầu nguyện
Những người Hồi giáo dòng Shia đang cầu nguyện
 

9.Đạo Sikh

Đạo Sikh là một tôn giáo non trẻ, được thành lập từ thế kỷ 15 khi Ấn Độ chịu sự cai trị của Vương quốc Hồi giáo Delhi. Lúc này Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc, khi bản thân đã chứa nhiều tôn giáo lâu đời như đạo Ấn Độ, đạo Phật, lại phải chịu sự ảnh hưởng của đạo Hồi. Đạo Sikh đã được sáng lập nhằm hòa quyện tất cả những tôn giáo này, tạo ra hòa bình ổn định tại Ấn Độ. Khác với quan điểm đa thần đã tồn tại lâu đời ở Ấn Độ, đạo Sikh là tôn giáo Ấn Độ đầu tiên theo chủ thuyết độc thần. Những đạo trưởng của đạo Sikh là những vị guru.

Thông
 tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Guru Nanak
  • Vị thần: Chúa Trời
  • Thời điểm thành lập: Thế kỷ 15
  • Quốc gia xuất xứ: Ấn Độ
  • Quốc gia chính: Ấn Độ, Hymalaya, Tây Tạng, Sri Lanka
  • Số lượng giáo đồ: 30 triệu người
Những người theo đạo Sikh
Những người theo đạo Sikh
Nhà thờ đạo Sikh
Nhà thờ đạo Sikh
 

10.Đạo Do Thái

Và cái tên cuối cùng trong Top 10 tôn giáo lớn nhất thế giới là đạo Do Thái – một tôn giáo thuộc nhóm tôn giáo Abraham. Đây được xem như là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất, và là tôn giáo chính của người Do Thái. Đạo Do Thái là tôn giáo độc thần đầu tiên, mở đầu cho nhóm những tôn giáo độc thần như đạo Thiên Chúa, đạo Hồi. Tương truyền, đạo Do Thái khởi nguồn từ giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham, đặt niềm tin vào sự mặc khải, nền tảng lý thuyết dựa vào Ngũ Kinh (Torah) và đạo Do Thái có các nhà thờ nhưng không có giáo hội quản lý giáo điều.

Thông
 tin chi tiết:

  • Người sáng lập: Abraham
  • Vị thần: Thiên Chúa Yahweh
  • Thời điểm thành lập: Thiên niên kỷ 2 TCN
  • Quốc gia xuất xứ: Jerusalem, Do Thái (Vùng tranh chấp Israel và Palestine ngày nay)
  • Quốc gia chính: Israel, Mỹ, Canada
  • Số lượng giáo đồ: 14,5 triệu người
Biểu tượng ngôi sao sáu cánh của đạo Do Thái và dân tộc Do Thái
Biểu tượng ngôi sao sáu cánh của đạo Do Thái và dân tộc Do Thái
Bộ kinh Torah
Bộ kinh Torah
 
Theo Toplist