THỪA THIÊN HUẾ (1)

Bãi Biển Lăng Cô
Dưới chân đèo về phía Bắc là Lăng Cô với những làng chài hiền hoà ẩn mình dưới các tán dừa
xanh. “Lăng Cô” ngày xưa vốn có tên gọi là “Làng Cò” bởi vì có rất nhiều cò sinh sống tại đây. “Làng
cò” được đọc trại thành “Lăng Cô”. Cũng có truyền thuyết cho rằng vị tiền hiền khai khẩn vùng đất
này vốn là một người con gái. Sau khi mất, để nhớ ơn, người dân đã xây lăng để thờ cô gái và gọi
là Lăng Cô. Thời Pháp thuộc, vùng đất phía Bắc đèo Hải Vân được gọi là L’An Cu. Tên Lăng Cô
cũng có thể là do đọc trại của cụm từ này.
Từ trên đỉnh đèo nhìn xuống, Lăng Cô như một tấm lụa trắng mềm mại bao quanh khung cảnh thiên
nhiên xanh mát, thuyền bè đậu san sát trông thật nên thơ. Lăng Cô còn có đặc sản là mắm sò
huyết, mắm tôm và các đặc sản biển khác rất rẻ và ngon.
Dân cư tại Lăng Cô phần lớn là theo đạo Thiên Chúa Giáo, tại đây có một nhà thờ. Ở Lăng Cô còn
có khách sạn, nhà hàng Lăng Cô chủ yếu là khách nước ngoài ở. Từ Đà Nẵng đến Huế ta phải vượt
qua 3 đèo: Hải Vân (20km), Phú Gia (3km), Phước Tượng (4km). Qua khỏi Phước Tượng là đến
khu vực Cầu Hai hay Đá Bạc. Bên phải ta thấy một biển nước mênh mông đó là phá Cầu Hai. Phá
Cầu Hai nối liền với phá Tam Giang (nằm đoạn từ Huế đến QuảngTrị). Ta còn đi ngang qua di tích
lịch sử - đường mòn Hồ Chí Minh, cầu Phú Bài.
Rừng Quốc Gia Bạch Mã
Rừng Quốc gia Bạch Mã nằm ở phía Nam tỉnh cách Huế 55km. Năm 1925 dưới thời Pháp thuộc
một dự án thành lập vườn quốc gia Bạch Mã - Hải Vân rộng 50.000ha để bảo vệ loài gà lam màu
trắng, một kỹ sư người pháp tên Gérard ngày 28/7/1932 đề xuất dự án khu nghỉ mát Bạch Mã đến
năm 1935 thì hoàn tất. Bạch Mã là một vùng rừng núi có diện tích 15km2 cao 1444m so với mặt
nước biển. Bạch Mã có khí hậu mát mẻ nhờ ảnh hưởng của nước biển và độ cao. Về mùa hè nhiệt
độ cao nhất chỉ 19-20oC. Vườn quốc gia Bạch Mã là trung tâm của dãy rừng xanh tự nhiên còn lại
duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biên giới Lào đến biển Đông. Là phần cuối của dãy Trường Sơn
Bắc, vườn như một bức tranh hùng tráng được dệt nên bởi nhiều dãy núi cao chia cắt và thấp dần
ra biển. Độ dốc bình quân của toàn khu vực là 25 độ, có nơi biến động từ 45-60oC. Mùa mưa bắt
đầu từ thảng 9 và kết thúc vào tháng Giêng năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá lớn 3500mm.
Đặc biệt ở độ cao từ 900m đến 1450m lượng mưa trung bình hàng năm là 7977mm. Rừng quốc gia
Bạch Mã hiện nay có khoảng 1286 loài thực vật và 723 loài động vật đặc biệt nhất là bộ gà. Tại rừng
Quốc gia Bạch Mã hiện nay có khoảng 139 ngôi biệt thự xinh xắn được xây dựng theo lối kiến trúc
đặc biệt như khách sạn Morin, các biệt thự của các viên chức cao cấp họ Thân, họ Hồ Đắc tạo cho
Bạch Mã một bộ mặt rất mỹ lệ trên núi đồi phóng khoáng. Những thắng cảnh nổi tiếng của Bạch Mã

có thác Đỗ Quyên, suối Hoàng Yến, Hải Vọng Đài, đường mòn Trĩ sao. Ngày 15/7/1991, được công
nhận là vườn Quốc gia, Bạch Mã đang thay da đổi thịt chào đón du khách bốn phương. Hiện nay
Việt Nam có 10 vườn Quốc gia: Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Bến En, Bạch Mã,
Yokdon, Cát Tiên, Côn Đảo.
Sân Bay Phú Bài
Cách Huế 13km, mất khoảng 30 phút ô tô. Sân bay có từ thời Pháp, nó từng là nơi đóng quân của
sư đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ. Sư đoàn này có nhiệm vụ phụ trách vùng I chiến thuật của
chính quyền cũ. Đã có khoảng 3000 quân Mỹ đóng tại đây trong thời gian đó. Hiện nay là sân bay
dân dụng Phú Bài - Huế. Trước khi đến sân bay Phú Bài, phía bên phải, giữa đồng ruộng có nhiều
đài thu sóng radio của Mỹ (Radio bunkers).
Như vậy, từ Đà Nẵng đến Huế chịu sự kiểm soát của Lữ Đoàn 1 Thuỷ Quân Lục Chiến. Từ Huế đến
Quảng Trị chịu sự kiểm soát của Lữ Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến. Ngày nay, sân bay trở thành
một trong những sân bay lớn của miền Trung. Nhân dịp lễ hội Festival Huế 2000 Vietnam Airline đã
đầu tư 64 tỉ đồng nâng cấp sân bay Phú Bài, kéo dài đường băng lên 3400m có thể đón được các
loại máy bay như: Boeing, Airbus… Mới đây chính phủ đã quyết định đầu tư khoảng 150 tỉ đồng
nâng cấp sân bay Phú Bài thành cảng hàng không quốc tế Phú Bài - đây là một cơ hội rất lớn cho
thành pbố Huế - thành phố Festival phát triển.
Đôi nét về Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có diện tích tự nhiên là 5010km2 dân số đến ngày 1/4/1999 là 1.045.134
người. Trong đó 30% dân số là người dân tộc thiểu số như: Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều, Hia… Phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Trị, Nam giáp Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây giáp Lào, Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lị là
thành phố Huế, các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy, A Lưới,
Phú Lộc và Nam Đồng. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25oC.
Ngành du lịch tỉnh chủ yếu tập trung vào thành phố Huế – nơi vốn một thời gian dài là kinh đô lịch
sử của nước Việt Nam. Nơi đây có sông Hương núi Ngự thơ mộng, có các di tích lịch sử, có hệ
thống thành quách, cung điện, lăng tẩm. Mỗi công trình là một thành tựu tuyệt mỹ của kiến trúc cân
đối, sự hài hòa rất tự nhiên đến nỗi đôi lúc người ta quên đi đó là những công trình của con người.
Đỉnh cao của kiến trúc Huế là quần thể cung điện, nhà ở Đại Nội (gồm 140 công trình lớn nhỏ) và
lăng của các vua Nguyễn (Hiện có 5 lăng lớn còn hoàn chỉnh, hoành tráng, mỹ lệ, mà đầy nét đặc
thù). Trong một bài viết của 40 nhà Đông Phương học Quốc tế, quần thể lăng tẩm của các vua
Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Huế còn là trung tâm Phật giáo của miền Trung, với trên 100 ngôi chùa cổ kính. Trong đó có các
chùa nổi tiếng như: Từ Đàm, Linh Mụ, Báo Quốc, Trúc Lâm, Diệu Đế, Túy Vân,… riêng chùa Linh
Mụ được xem là biểu tượng của thành phố Huế.
Bên cạnh đó, Huế còn là một thành phố dày đặc những di tích lịch sử văn hóa như khu nghĩa trang
Ba Đồn với ngôi mộ khổng lồ chôn hơn 6000 hài cốt nhân dân Huế tử nạn trong ngày kinh đô thất
thủ năm 1885. Khu vườn mộ cụ Phan Bội Châu, khu bia Tiến sĩ nhà Nguyễn ở Văn Thánh Miếu,
Nhà bảo tàng cổ vật Huế, Quốc Tử Giám,… Đặc biệt là trường Quốc Học Huế thành lập năm 1896,
là cái nôi sản sinh nhiều nhân tài cho đất nước như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ (các nhà khoa học)…
Phía Đông Huế, cách thành phố chừng 15km là biển. Bãi tắm Thuận An thu hút hàng vạn người
trong những ngày hè. Phía Nam Huế từ cầu Hai đến đèo Hải Vân là tam giác Bạch Mã – Lăng Cô –
Tư Hiền, một khu vực lý tưởng để phát triển công nghiệp du lịch biển với hai bãi tắm tuyệt vời là

Cảnh Dương và Lăng Cô, cùng những thắng cảnh và di tích nổi tiếng như chùa cổ Túy Vân và di
tích Chàm trên núi Linh Thái.
Về loại hình du lịch miền núi, tỉnh có Lâm viên Quốc gia Bạch Mã trên độ cao 1400m. Tại đây du
khách có thể săn chim, thú, hưởng không khí mát mẻ trong lành của khí hậu ôn đới.
Phía Tây Huế, con đường 12 mở lên thung lũng A Sao và đường mòn Hồ Chí Minh. Phía Bắc Huế
chỉ cách 60 km là địa bàn du lịch liên Quảng Trị, có La Vang thánh đường, Thành cổ Quảng Trị…
Thừa Thiên-Huế có các loại hình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng như: ca Huế, tuồng Huế, Ca múa
cung đình, hò giã gạo và các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu ngư, Lễ hội làng rèn Hiền Lương, Lễ
Ông Lễ Bà tại điện Hòn Chén…
Huế có một nền văn hóa ẩm thực truyền thống với các món ăn nổi tiếng và độc đáo mà chỉ Huế mới
có. Đó là các món ăn cung đình.
Đến nay Huế đã tồn tại được trên 355 năm và được UNESCO xếp vào một trong 315 Di sản văn
hóa của nhân loại cần được bảo vệ và tôn trọng. Đó cũng là một trong những tiềm năng du lịch lớn
của Huế.
Lịch sử Kinh đô Huế
Đời Hồng Bàng (2879 – 258 TCN) đất Huế thuộc về bộ Việt Thường. Bộ này gồm dãy đất từ Phú
Hải Lăng (Quảng Trị) đến Phủ Điện Bàn (Quảng Nam). Đời Thục Phán An Dương Vương (214
TCN), Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư và Sử Lộc cướp đất Lĩnh Nam, đặt ra 3 quận là Nam Hải, Quế
Lâm và Tượng Quân. Năm thứ 3 TCN, vua Vũ Đế nhà Hán diệt xong nhà Triệu, chia đất Tượng
Quân ra làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nhật Nam có 5 huyện.
Cuối đời Hán, nhân lúc nhà Hán loạn lạc, dân huyện Tượng Lâm – quận Nhật Nam (Bộ lạc Dừa –
Chămpa) vốn là nơi xa xôi nhất đã liên tục nổi lên và giành thắng lợi. Người lãnh đạo khởi nghĩa là
Khu Liên lên làm vua gọi là Lâm Ấp. Đến năm 248, người Lâm Ấp đánh chiếm huyện Tây Quyền,
phá thành cũ của nhà Hán và lập nên thành mới đặt tên là Khu Túc hay còn gọi là Thành Lồi. Thành
Khu Túc được tổ chức chặt chẽ và mạnh mẽ, che chở cho kinh đô Trà Kiệu cách đó 140km về phía
Nam. Đến thế kỷ VIII, đời Đường, Lâm Ấp đổi Quốc hiệu thành Chiêm Thành. Từ đó đất Huế thuộc
Chiêm Thành cho đến đầu thế kỷ XIV.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chế Củ (Rudravarman III), vua
Chiêm Thành đồng ý dâng 3 châu là: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để được trở về nước. Những châu
ấy nay thuộc địa hạt tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt vẽ hình thể núi sông và đổi châu Địa Lý thành
châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh, và Bố Chính thành Bố Chánh.
Ngoài ra còn chiêu mộ dân cư đến khai khẩn đất đai và sinh sống. Đó là cuộc di dân đầu tiên của
Việt Nam. Năm 1103, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đánh đòi lại 3 châu. Năm 1104, vua Lý Nhân
Tông sai Lý Thường Kiệt đánh giành lại 3 châu đó.
Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả em gái của mình là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm
Thành là Chế Mân đổi lấy hai châu Ô và Lý. Sau đó năm 1307, hai châu này được đổi tên thành
Thuận châu và Hóa châu. Thuận châu gồm các huyện Đăng Xương (tức Thuận Xương – thuộc phủ
Triệu Phong – Quảng Trị), Hải Lăng (Quảng Trị) và các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà
(Thừa Thiên). Châu Hoá gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc (Thừa Thiên) và các huyện Diên
Phước, Hòa Vang (Quảng Nam – Đà Nẵng).
Cuối đời Trần, nhà Minh cai trị nước ta và đặt ra phủ Thuận Hóa gồm cả hai châu.
Tháng 10/1558, Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Từ sông Gianh trở vào gọi là Đàng
Trong. Các Chúa Nguyễn lần lượt đóng phủ ở Ái Tử (1558 – 1570), Trà Bát (1570 – 1600), Đinh Cát

(1600 – 1626), Phước Yên (1626 – 1636), Kim Long (1636 – 1687). Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc
Trăn dời phủ về Phú Xuân- khu vực thành nội Huế ngày nay.
Phú Xuân là tên cũ của thành phố Huế. Đến cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm
thành Phú Xuân năm 1885, địa danh Huế dần dần thay thế Phú Xuân. Chữ Huế tức chữ Hóa đọc
trại mà ra.
Năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu lại dời phủ ra làng Bác Vọng (huyện Quảng Điền). Năm 1738,
Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi, dời phủ về Phú Xuân, bên hữu phủ cũ. Vào thế kỷ XVII – XVIII vùng
Thuận Hóa và Đàng Trong đã trở thành khu vực phát triển của cả nước ta. Năm 1776, vùng Thuận
Hóa đã có dân số lên đến 126.857 người và khai thác được 256.507 mẫu ruộng. Vào thế kỷ XVIII,
Phú Xuân đã trở nên một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Đàng Trong. Xứ Thuận Hóa
với thủ phủ Phú Xuân là nơi tập trung nhiều làng và phường thủ công có tiếng về dệt, gốm, nấu
đường, rèn sắt, đúc đồng… Phú Xuân còn là một thương cảng lớn cho ghe thuyền trao đổi buôn
bán. Đặc biệt, có các thuyền từ Gia Định đem gạo ra bán.
Mùa xuân năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Tháng 6/1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra
Thuận Hóa, nhanh chóng hạ Phú Xuân trong vòng 10 ngày, chiếm toàn bộ Đàng Trong. Tháng
12/1787, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế trên núi Bân - cạnh núi Ngự Bình, lấy niên
hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó dẫn quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh và lật đổ vua bù nhìn Lê
Chiêu Thống, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn. Nguyễn Huệ là người có tư tưởng
đổi mới. Ông mất tháng 9/1792, thọ 39 tuổi. Sau khi Quang Trung chết thì Tây Sơn suy yếu.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, lập nên triều Nguyễn đóng đô tại Phú
Xuân, chia đất nước thành 29 tỉnh. Tại Phú Xuân nhà Nguyễn cho xây dựng cung điện, lăng tẩm,
dinh thự. Việc xây kinh thành phải huy động một lực lượng lên đến 5000 - 8000 người. Giữa lúc
đang xây dựng kinh đô, một cuộc khởi nghĩa do Đoàn Tung khởi xướng vào năm 1866 mà nhân dân
gọi là khởi nghĩa “Chày Vôi” kéo về kinh đô nhằm lật đổ Tự Đức.
Năm 1885, kinh đô Huế rơi vào tay Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài 15 năm. Vào đầu thế kỷ
thứ XX, Huế là nơi diễn ra nhiều hoạt động yêu nước. Cuối năm 1925, Pháp bắt cụ Phan Bội Châu
về giam lỏng ở Huế. Từ năm 1930, Huế trở thành địa bàn hoạt động của nhiều lãnh tụ Đảng Cộng
Sản Việt Nam như Lê Duẩn, Trần Phú, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh…
Tháng 8/1945, hàng vạn người họp mitting trước Ngọ Môn, cờ Quẻ bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng
được kéo lên, Bảo Đại đọc lời thoái vị và trao Ấn Kiếm cho chính quyền cách mạng. Trong buổi lễ
lịch sử này, Ông nói “Thà làm dân một nước độc lập, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Năm 1963,
pbong trào đấu tranh của nhân dân các tầng lớp tôn giáo bùng nổ lên đỉnh điểm. Rồi cuộc tiến công
tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng giành làm chủ Huế trong 25 ngày đêm, giải thoát cho 2000
đồng bào chiến sĩ yêu nước bị giam giữ.
Đúng 10h30 ngày 25/3/1975, lá cờ cách mạng được kéo lên đỉnh cột cở trước Ngọ Môn, thành phố
Huế hoàn toàn giải phóng.
Huế ngày nay là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên. “Thừa Thiên” nghĩa là thừa lệnh trời để trị nước. Năm
1822, mới có tên phủ Thừa Thiên, sau là tỉnh Thuận Thiên. Huế ngày nay còn bảo lưu một khối
lượng lớn những di sản vật chất và tinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Lịch sử Thành phố Huế
Thành phố Huế nằm trên đôi bờ dòng sông Hương, giữa miền Trung nước Việt, lưng dựa vào dãy
Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông cách xa chừng 12km.
Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Đầu triều Nguyễn, thành phố
Huế ngày nay là đất kinh sư của triều đình. Đến thời Pháp thuộc, vào ngày 20/10/1898, vua Thành

Thái ra dụ thành lập Thị xã Huế. Đến ngày 12/12/1929, Tòan quyền Đông Dương ra nghị định
chuyển Thị xã Huế lên Thành phố Huế. Huế hiện nay là thành phố loại 2, thủ phủ của tỉnh Thừa
Thiên - Huế với dân số 291.761 (1/4/1999) phân bố không đều trên diện tích 67,77km2 gồm 20
phường nội thành và 5 xã ngoại thành.
Phần thành phố bên bờ bắc sông Hương có Kinh thành Huế của nhà Nguyễn (1802-1945) xây dựng
từ năm 1805, đến năm 1993 được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá nhân loại. Đối diện với
Kinh thành về phía bờ Nam, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX được xem là một khu Tây với các cơ quan
hành chánh, khu buôn bán, trường học của chính quyền bảo hộ mà tiêu biểu là Toà Khâm Sứ
(1876), hãng buôn và khách sạn Morin (1901), Trường Quốc Học (1896) và Trường nữ trung học
Đồng Khánh (1917). Huế là một trong những trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam, ngoài các di
tích của nhà Nguyễn, các Chùa phật, danh lam thắng cảnh, Huế còn là nơi hình thành tinh thần yêu
nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo Cách mạng nổi tiếng thế kỉ 20 như Cựu Thủ
Tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố
Hữu. Tháng 4/2000, Huế được chọn làm Thành phố Festival của quốc gia và quốc tế.
Sông Hương
Sông Hương từ lâu đã trở thành biểu tượng của Huế. Trước kia nó có tên là Lô Dung. Sau đổi là
Hương Giang. Trên thượng nguồn sông có thứ cỏ Thạch Xương Bồ, một vị thuốc có mùi hương.
Thứ cỏ này đã tẩm hương vào nước, làm cho dòng sông thoang thoảng một mùi thơm nên mới
mang tên là Hương Giang.
Sông bắt nguồn từ núi cao trên 1000m, giữa biên giới Việt Lào. Bắt đầu từ hai nguồn Tả Trạch và
Hữu Trạch đến Bằng Lãng thì hợp chung thành một dòng sông Hương trong xanh dịu dàng chảy
qua thành phố. Trước khi đổ ra biển Đông, sông chia thành nhiều nhánh toả rộng khắp kinh kỳ, khó
có dòng sông nào đẹp bằng. Người ta ví sông Hương như cô gái Huế. Lúc chảy dịu dàng, lúc hiền
hòa, lúc lũ dữ dội như cô gái hay nhõng nhẽo, tính tình thay đổi thất thường, bí ẩn.
Sông Hương như một đường ranh giới tự nhiên giữa hai khu vực: Bờ Bắc là khu Hoàng Gia, cung
điện. Bờ Nam là thành phố hiện đại với những con phố rộng rãi, công sở, khách sạn..
Sông Hương là nơi hò hẹn của các đôi nam nữ. Là bầu sửa ngọt ngào nuôi dưỡng nền âm nhạc và
thi ca Huế. Chính dòng sông này là niềm cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay.
“Hương giang nhất tím nguyệt, Thiên cổ hữu đa sầu”.
(Hương giang một dòng sông, để lại mối sầu thiên cổ).
Với Cao Bá Quát thì: “Sông Hương như một thanh kiếm dựng ngang trời”.
Hoặc nhà thơ khác thì:
“Nếu như không có dòng Hương
Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi
Nếu như không có dòng Hương
Người tình cho Huế, người thương nơi nào”
Hay nhà thơ Thu Bồn thì thâm thúy hơn:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Thế đấy, cái sâu lắng trữ tình của người dân xứ Huế cũng do sông Hương tạo nên. Người ta còn
giải thích con gái Huế ăn rất cay nhưng nói chuyện rất ngọt ngào là do uống nước sông Hương.
Ngày nay loại bia nổi tiếng ở Huế là Huda cũng lấy nước từ sông Hương để sản xuất.
Có thể nói rằng, chưa đến Huế nếu chưa thưởng thức đò hát Hương Giang, chưa ngồi thuyền rồng

ngược dòng sông Hương ngắm cảnh sông nước thơ mộng và các di tích phía trung lưu, chưa thấm
vào lòng điệu hò mái nhì, mái đẩy man mác một khung trời xứ Huế.
Núi Ngự Bình
Núi nằm phía Đông Nam thành phố Huế, đối diện với Ngọ Môn và cách Ngọ Môn 3km, ở trên cùng
một trụ, thẳng hàng. Ở vị trí đó, núi Ngự được xem là bình phong của Hoàng thành, làm tiền án cho
kinh thành.
Núi cao 105m, có hình thang cân với hai cạnh đều đặn, đỉnh bằng. Tên gọi cũ là Bằng Sơn. Đến
thời Gia Long gọi là Ngự Bình. Trên núi có rừng thông xanh tươi mát. Người ta không thể không
nhắc đến Núi Ngự Bình khi nói đến Huế.
“Núi Ngự bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong”
Cầu Tràng Tiền
Là chiếc cầu sắt bắc qua sông Hương, nằm giữa lòng thành phố Huế. Cầu được bắt đầu xây dựng
năm Thành Thái thứ 9 (1897) và hoàn thành năm Thành Thái thứ 11 (1899). Ban đầu nó chỉ là chiếc
cầu gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim. Đến năm Thành Thái thứ 16 (1904) cầu bị bão thổi. Năm 1904
người Pháp xây dựng lại cầu mới bằng sắt và xi măng.
Tên gọi của cầu cũng có nhiều thay đổi. Ban đầu có tên Thành Thái.sau Chiến tranh Thế giới I cầu
mang tên thủ tướng Pháp Clemonccan. Năm 1945 chính phủ ngắn ngủi Trần Trọng Kim cầu được
đổi thành cầu Nguyễn Hoàng. Nhưng dù cầu có thay đổi thế nào thì dân chúng vẫn gọi là cầu Tràng
Tiền, vì cầu nằm cạnh sở đúc tiền cũ. Cầu gồm 6 vài mỗi vài dài 66,85m rộng 6,2m. Tổng cộng
chiều dài của cầu là 401,1m. Cầu có 12 nhịp được thiết kế theo kiểu kiến trúc Gothique mỗi nhịp có
thành hình bán nguyệt. Các nhịp thiết kế liền nhau làm thành một dãy sóng đều đặn, mềm mại như
là nước sông Hương. Hiện nay có 3 cây cầu bắt ngang dòng sông Hương: Cầu Phú Xuân (cầu
mới), Tràng Tiền, Bạch Hổ (cầu xe lửa) nếu như sông Hương là nơi hò hẹn của các đôi trai gái thì
cầu Tràng Tiền là nơi nối nhịp cho lứa đôi. Người ta có câu hát như sau:
“Cầu Tràng Tiền sáu vài 12 nhịp
Anh qua không kịp tội lắm anh ơi
Bỡi vì ai mà em phải mang tiếng chịu lời
Có xa nhau đi chăng nữa, cũng bởi ông trời mà xa”
Chợ Đông Ba
Từ Nam ra Bắc hay từ Bắc vào Nam, du khách đều biết đến 3 tên chợ nổi tiếng: Đồng Xuân - Hà
Nội, Bến Thành - Sài Gòn, Đông Ba - Huế. Chợ Đông Ba trước kia từ thời vua Gia Long đặt tại
phường Đông Phước (trước ngày giải phóng năm 1975 gọi là phường Thái Trạch, nay được đổi tên
thành phường Thuận Thành) chợ được xây dựng bằng gạch và lợp ngói, gọi là chợ Đông Phước
hay Qui Dã Thị. Qua tên chợ, chính quyền nhà Nguyễn muốn biểu hiện rằng sau khi thắng Tây Sơn,
dòng họ Nguyễn đã trở về đất cũ. Về sau chợ được dời ra cửa Đông Hoa nên được mang tên chợ
Đông Hoa, đặt tại vườn hoa Phan Đăng Lưu bây giờ. Vì kiêng tên của bà Hồ Thị Hoa quê quán ở
Thủ Đức là vợ của Vua Minh Mạng, Vua đã đổi tên chợ thành chợ Đông Ba (đọc trại từ Đông Hoa)
ngày kinh đô thất thủ, chợ bị giặc Pháp đốt sạch mãi đến năm 1887 vua Đồng Khánh mới cho xây
dựng lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ’ lấy tên là Đông Ba.
Đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) chợ Đông Ba một lần nữa di chuyển ra ngoài, đặt tại phố Tràng
Tiền nhưng vẫn giữ tên cũ là Chợ Đông Ba bây giờ. Sau khi dời đô ra phố Tràng Tiền chợ Đông Ba
được xây dựng với qui mô lớn hơn, Chợ Đông Ba là công trình được xây dựng vào loại sớm cùng

với Trường Quốc Học và Cầu Tràng Tiền dưới thời Vua Thành Thái. Nhân dân Huế còn nhớ Câu ca
dao,từ năm Thìn
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Tràng Tiền đúc lại ximăng
Vào đầu thế kỷ thứ XX Chợ Đông Ba là một công trình kiến trúc kết hợp Đông - Tây tiêu biểu ở Huế.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trên một diện tích 16.000m2 với 300.018 mặt hàng
nhưng chợ Đông Ba lúc bấy giờ đã đổ nát có đến 70% lều quán tạm bợ. Chính vì thế, đầu năm
1986 UBND tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) đã cải tạo và xây dựng chợ. Chợ có diện tích 14.000m2 gồm
2000 sạp. Lầu chuông đứng ở trung tâm chợ được cải tạo và xây dựng lại qui mô, bảo đảm độ bền,
mĩ thuật hơn mang dáng dấp của Huế. Lầu chuông dài 66 m, rộng 36m với diện tích nền 2376m2
mang tính chất “đình chợ” truyền thống. Ngày 10/10/1987, chợ Đông Ba được khánh thành trong
niềm vui khôn tả của người dân xứ Huế và nhân dân cả nước.
Trường Quốc Học Huế
Trường Quốc Học là một trong những trường trung học đầu tiên được thành lập ở Việt Nam dưới
thời Vua Thành Thái vào năm 1896. Ban đầu trường chỉ có một tòa Đốc giáo đường và 3 tòa cho
các viên trợ giáo cư trú. Đến năm thành Thái thứ 10 (1898) làm thêm hai dãy lớp học 46 phòng.
Trường được xây dựng lại vào 1917. Dưới thời Pháp thuộc, Trường Quốc Học là trung tâm văn hoá
ở Trung Kì. Học sinh từ Nghệ An đến Bình Định đều phải đến đây theo học bậc Trung Hoc. Trường
Quốc Học là một trong những nơi lưu giữ lại nhiều những kỷ niệm của những bậc nhân tài của đất
nước, một thời từng là học sinh của trường như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu…
Chùa Thiên Mụ
Từ cầu Phú Xuân chạy đến kinh thành Huế, ngang qua Ngọ Môn, thẳng đến một ngã ba, thẳng vào
một con đường nhỏ thì đến chùa Thiên Mụ. Sau khi qua khỏi ngã ba, chúng ta đi thẳng đến làng
Kim Long (Rồng Vàng). Từ trung tâm đến chùa Thiên Mụ, chúng ta có thể đi bằng thuyền. Làng Kim
Long ngày xưa có tên là An Ninh Hạ, còn An Ninh Thượng là nơi có chùa Thiên Mụ. Làng Kim Long
ngày xưa đã nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp. Vua Thành Thái và Duy Tân lấy vợ cũng là người làng
này. Hai vị vua này là người duy nhất cho phép vợ ăn chung mâm va xưng hô anh em. Dòng Hương
buổi sáng sương mờ lan toả như làn khói mỏng, đó chính là thi hứng cho nhà thơ Hàn Mặc Tử sáng
tác bài thơ nổi tiếng “Đây Thôn Vĩ Dạ”.
Huế là nơi có nhiều chùa chiền nhất Việt Nam. Huế có hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ và hơn 200 Niệm
phật đường. Như vậy là gần 300 ngôi chùa cho 30 vạn dân Huế. Chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Báo
Quốc, Giác Hoàng, Linh Hựu là năm ngôi chùa được xếp hàng Quốc tự. Chùa Thiên Mụ gắn liền với
lịch sử Nam tiến của Đại Việt, nó là ngôi chùa đầu tiên ở đất thần kinh. Từ thế kỉ thứ XIV, Huế được
mở mang. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Nam trấn thủ từ Đèo Ngang trở vào. Chúa Nguyễn Hoàng
nghĩ rằng phải có một chất keo để kết dính con người ở vùng đất mới được khai hoang và biết rằng
chỉ có tôn giáo mới làm được điều đó. Ngày xưa người ta lấy Nho Giáo để trị nước, Phật Giáo để an
dân, Lão Giáo để giải thích vũ trụ. Trong khi đi khảo sát, Nguyễn Hoàng đi từ dưới lên thấy ngọn đồi
Hà Khê đột khởi lên giữa sông Hương rất đẹp, giống như dáng một con rồng đang quay đầu nhìn
lại, chứa chan niềm hy vọng. Chúa dừng lại và nghe người dân kể lại rằng: “Đêm đêm người ta
thường thấy có một người đàn bà xuất hiện trên đồi. Bà mặc quần lục áo đỏ. Bà nói rằng rồi đây sẽ
có một vĩ chân chúa đến đây lập chùa để tu long khí cho bền long mạch”. Nguyễn Hoàng nghe xong
rất mừng rỡ nên đổi đồi Hà Khê thành Thiên Mụ Sơn - nghĩa là núi của người đàn bà linh thiêng.
Sau đó ông cho xây chùa đặt là Thiên Mụ. Sau khi chùa hoàn tất, Chúa Nguyễn Phúc Khoát cho

người sang Trung Quốc mời hoà thượng Thích Đại Sáng về giảng kinh Phật và mang nhiều kinh
Phật về đây. Từ đó Phật giáo miền Trung bắt đầu phát triển mạnh. Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Lan
- cháu nội Nguyễn Hoàng - chọn làng Kim Long xây dựng thủ phủ của mình năm 1635. Năm 1687,
chúa Nguyễn Phúc Trăn chọn Phú Xuân làm thủ phủ, bởi đất Phú Xuân hội đủ các yếu tố: “Nhất cận
thị, nhị cận sơn, tam cận lộ”.
Thời gian phát triển cực thịnh của Chùa Thiên Mụ là thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Vào năm 1710,
chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc lại Đại Hồng Chung nặng 2,5 tấn. Chuông này được đánh giá là
chuông nặng thứ hai Việt Nam sau chuông ở chùa Cổ Lệ - Nam Định nặng 9 tấn. Người ta nói ngày
xưa khi đánh chuông, tiếng vang đến tận biển Thuận An cách đó 12 dặm. Vì dân chúng đã đóng
góp nhiều vàng bạc nên tiếng chuông vang rất xa!
Năm 1844, Thiệu Trị cho xây dựng tháp cao 21m, 7 tầng, mỗi tầng thờ một tượng Phật (số 7 là số
linh thiêng của nhà Phật). Tầng trên cùng có tượng Phật bằng vàng. Năm 1942 tượng phật bằng
vàng này mất đi cùng với hai chữ Ngọ Môn ở Huế. Ngày nay người ta không được vào tháp nữa vì
tháp có dấu hiệu xuống cấp.
Bia bên trái ghi lại lịch sử xây dựng tháp của vua Thiệu Trị. Chùa Thiên Mụ được xếp vào hàng thứ
12 trong số 20 cảnh đẹp của đất thần kinh. Trước mặt chùa là Sông Hương, xa xa là núi Kim Phụng
và lăng Minh Mạng làm tiền án cho chùa. Bên phải là dãy Trường Sơn, nhìn xa hơn nữa là đồng
bằng phía Nam của Huế. Năm 1714, nhà bia đối diện chuông được xây dựng, nói lên quá trình đúc
chuông. Bia rùa khắc bài bia ký của Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Cuối thế kỷ thứ XVIII chùa bị chiến tranh tàn phá. Năm 1815 và 1831 vua Gia Long và Minh Mạng
đã cho trùng tu chùa đẹp hơn. Năm 1904 có trận bão lớn làm chùa bị đổ nát. Năm 1907, Vua Thành
Thái cho trùng tu nhưng kiến trúc nhỏ hơn.
Đình Hương Nguyện: Bước lên 15 bậc tam cấp từ cổng tam quan là đến đình Hương Nguyện, mà
ngày nay chỉ còn lại cái nền ở trước tháp Phước Duyên. Đây là công trình kiến trúc bằng gỗ của vua
Thiệu Trị (1841-1847). Sau đó đã bị bão đánh đổ. Đây là một ngôi nhà tứ giác độc đáo của 150 năm
trước. Đứng ở giửa nhà nhìn lên ta sẽ thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở giữa mái có một
số bài thơ chữ Hán được chạm nổi.
Qua khỏi sân trước là cổng tam quan chùa, bên trên có đề “Thiên Mụ Tự” có 3 cửa ra vào, cả 3 cửa
này đều có Hộ Pháp trấn giữ. Ngay sau cổng tam quan là lầu chuông và lầu trống đối xứng nhau.
Kế đó đối xứng hai bên tả hữu Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng ngồi trên các con thú.
Điện Đại Hùng: Tiếp tục đi vào trong ta đến điện Đại Hùng. Đây là nơi chính điện trong chùa. Kiến
trúc là kiểu trùng thiềm điệp ốc. Điện được phục chế năm 1959. Các cột, kèo, lăng, bệ đều được
xây bằng bê tông và phủ lên ngoài một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ Phật Di Lạc, Phật có tai to để
nghe những chuyện khó nghe trong thiên hạ, bụng to để bao dung những chuyện khó dung trong
thiên hạ, miệng rộng để cười những chuyện khó cười trong thiên hạ.
Ở bức hoành trên có 4 chữ “Linh Thử Cao Phong”. Người ta so sánh nơi chùa toạ lạc giống như đồi
Linh Thửu ở Ấn Độ, nơi Phật đắc đạo.
Qua khỏi nơi thờ tượng phật Di Lạc, ở bên trong người ta thờ Tam Thế Phật chính giữa, hai bên là
Văn Thù và Phổ Hiền.
Ở cửa có bảng công nhận Di tích văn hoá tháng 10/1993. Chùa đã được UNESCO công nhận là Di
sản Văn hoá Thế giới cùng với Kinh Thành Huế.
Đi theo lối bên hông điện ra phía vườn sau là nhà trưng bày những hình ảnh và chiếc xe của Hoà
thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu để chống chế độ đàn áp Phật Giáo.
Sau nửa là mộ của Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, trụ trì tại đây. Ông nguyên là phó chủ tịch hội đồng

Phật Giáo yêu nước trong thời kỳ chống Mỹ, người có công trong công cuộc Chấn hưng Phật giáo ở
Huế cũng như ở Việt Nam. Năm 1959, tại chùa Từ Đàm đã diễn ra Hội nghị thống nhất Phật giáo
Việt Nam. Năm 1963, tại Sài Gòn đã nổ ra phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp
Phật giáo. Ngôi tháp này được xây dựng năm 1987. Năm 1992 thì ông mất.
Phía sau tường rào là một con rạch nhỏ. Chuyện kể ngày xưa Cao Biền (đời Đường - Trung Quốc)
đã từng đến đây khảo sát và cho rằng đây là nơi đầu rồng linh thiêng nên đã cho đào con rạch này
để cắt đứt long mạch, làm mất thiêng vùng đất này. Chúa Nguyễn lo sợ nên cho xây một con rùa
nơi đây để yểm lại.
Cố Đô Huế
Năm 1635, Chúa Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long làm thủ phủ, nhưng chỉ kéo dài hơn 50
năm. Năm 1687, dời về Huế. Năm 1788, thời Quang Trung là mốc thứ hai. Mốc thứ ba là thời Gia
Long. Nếu Phong Châu là kinh đô phong kiến đầu tiên của Việt Nam thời kỳ vua Hùng thì Huế là nơi
chứng kiến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam từ 1802-1945 (13 đời vua). Kinh Thành Huế
được xây dựng từ năm 1804 - 1832. Tại sao Gia Long không chọn Thăng Long hay Gia Định mà
chọn Huế làm kinh đô của cả nước đầu thế kỉ thứ XIX? Các lí do sau:
-Nếu chọn Thăng Long ngoài Bắc thì e rằng dân chúng còn có ý tưởng phò Lê. Ngoài Bắc có nhiều
kẻ sỹ tôn thờ nhà Lê, mặc dù thời kỳ Lê Trung Hưng đã suy tàn.
-Nếu chọn Gia Định thì từ đấy ra Huế rất xa. Và điều kiện giao thông rất hạn chế.
-Huế nằm giữa hai ngọn đèo: đèo Ngang phía Bắc và đèo Hải Vân nằm phía nam. Đây là địa thế lý
tưởng về mặt phòng thủ.
-Chọn Huế, Gia Long có sức mạnh yểm trợ từ phía Đồng Nai. Đó không những là sức mạnh về kinh
tế mà còn là sức mạnh gắn bó huyết thống. Bởi vì đa số những người vào mở mang vùng đất Đồng
Nai đều xuất phát từ Phú Xuân và Quảng Bình.
-Huế từng là nơi đóng đô của các chúa Nguyễn, nên Gia Long xem Huế như quê cha đất tổ.
Gia Long đã cùng các quan đại thần khảo sát địa thế và thiết kế Kinh Thành. Dựa vào nguyên tắc
địa lí như Phong thủy của Đông phương và Thuyết âm dương ngũ hành của dịch học, các nhà kiến
trúc đầu thế kỉ XIX đã cho hệ thống thành quách và cung điện quay mặt về hướng Nam. Họ dùng
núi Ngự Bình cao 104m (cách bờ nam sông Hương 3km) làm tiền án và hai hòn đảo nhỏ mang tên
Cồn Hến và Dã Viên trên sông Hương là “Tả Thanh Long” và “Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt
Kinh Thành. Kinh đô Huế gồm có 3 toà thành:
-Vòng thành thứ nhất: gọi là Kinh Thành hay Phòng Thành dùng để bảo vệ, che chở những cơ quan
cũng như những sinh hoạt của guồng máy chính quyền trung ương.
-Vòng thành thứ hai: Hoàng Thành, nằm trong Kinh Thành, dùng để bảo vệ các cơ quan, sinh hoạt
lễ nghi, cùng các hoạt động chính trị quan trọng của triều đình, trong còn có các miếu thờ các vua,
chúa Nhà Nguyễn.
-Vòng thành thứ ba: Tử Cấm Thành ngăn cách nơi ăn, chốn ở và sinh hoạt hằng ngày của gia đình
nhà vua với thế giới bên ngoài. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành còn gọi chung là Hoàng Cung hay
Đại Nội. Hiện nay Tử Cấm Thành không còn gì cả.
Kinh Thành
Địa điểm của Kinh Thành Huế nguyên đã được các Chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng
Trong từ năm 1687-1775, rồi sau đó nhà Tây Sơn dùng làm kinh đô của cả nước từ năm 1788-
1801. Sau khi Nguyễn Anh chiếm lại thành Phú Xuân và lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long,
địa điểm lại được chọn để xây dựng kinh đô với quy mô lớn hơn. Từ năm 1803, chính vua Gia Long
và các quan viên trong Giám Thành Vệ đã đi khảo sát địa thế, thiết kế mặt bằng, đưa kích thước và

cách thức xây dựng. Họ đưa vào phương pháp kiến trúc thành luỹ của Vauban (một kỹ sư công
binh người Pháp sống vào thế kỷ XVII) để thực hiện.
Việc thi công bắt đầu từ năm 1805, kéo dài đến năm 1832 mới hoàn tất. Trong 27 năm ấy có năm
làm có năm nghỉ. Và thường chỉ làm vào mùa nắng ráo trong năm.
Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, khoảng 3 vạn dân và lính đã được huy động từ 8
tỉnh miền Trung vế Huế để ngăn sông đào hào và đắp lên một cái thành sơ khỡi bằng đất. Người ta
ngăn chặn và đắp lấp một số đoạn của hai chi lưu bên tả ngạn Sông Hương là sông Kim Long và
sông bạch Yến, đồng thời lợi dụng một số khúc sông còn lại để làm các hồ và hai con kênh: một ở
trong thành là Ngự Hà,Và một ở ngoài thành là Hộ Thành Hà. Riêng Hộ Thành Hà dài 7 km, rộng
trung bình 35m (được đào bằng tay).
Từ năm 1818-1822, Kinh Thành đã được ốp gạch lát. Trong hai năm 1831-1832, Minh Mạng cho
xây thêm tường bắn chồng lên mặt ngoài của vòng thành. Sau đó kinh thành còn được tu bổ vào
các năm 1838, 1842, 1848, 1884.
Kinh Thành Huế có hình gần như hình vuông, nếu tính cả thành phụ là Trấn Bình Đài nữa thì chu vi
gần 11km. Tức 5,2km2, dày 21m. Diện tích mặt bằng thành nội đo được 520 ha, tức 5,2km2. Chưa
kể vùng đất dùng để thiết lập hệ thống phòng ngự ở ngoại vi Kinh Thành.
Về nghệ thuật bố phòng quân sự, kinh thành Huế được xây dựng theo kiểu thành lũy của Vauban
chung quanh xây 24 pháo đài và gác bảo, cùng một thành phụ là Trấn Bình Đài. Tất cả các bộ phận
đó cùng với vành đai bảo vệ bên ngoài là Hộ Thành Hà, hào, thành giai (glacis), phòng lộ (berme)…
tạo nên một Kinh Thành có 10 cửa để ra vào:
• Thường Đức (cửa Đông - Nam)
• Thể Nhơn (cửa ngăn, dành cho vua)
• Quảng Đức (cửa sập, dành cho Hoàng Hậu, cung tần mỹ nữ đi ra ngoài)
• Nhà Đổ (cửa chánh Nam, dùng cho các quan võ đi)
• Đông Ba (cửa chánh Đông)
• Kẻ trai (cửa Đông-Bắc)
• Hữu (cửa Tây - Nam)
• Cửa chánh Tây
• Hậu (cửa chánh Bắc)
• An Hoà (cửa Tây-Bắc)
Mặt trước kinh thành có 4 cửa, các mặt còn lại mỗi mặt hai cửa, mỗi cửa có hai vọng lầu cao 5m.
Ngoài ra, còn có hai cửa phụ ở Đông và Tây thành, gọi là thủy quan.
Một số bộ phận liên quan đến kinh thành là:
• Trấn Bình Đài (1805)
• Kỳ Đài (1807)
• Quan Tượng Đài (1836)
• Lục Bộ (1827)
• Quốc Sử Quán (1821)
• Lầu Tàng Thơ (1825)
• Tôn Nhơn Phủ (1832)
• Cơ Mật Viện, tức Tam Tòa (1899)
• Phú Văn Lâu (1819)
• Nghênh Lương Đình, Thượng Bạc Viện (1875)…
Trước bến Văn Lâu

Ai ngồi, ai câu
Ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm
Ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
Cột Cờ Huế
Được xây dựng năm 1807 dưới thời vua Gia Long, Kỳ Đài cao 17m, có ba tầng thể hiện cho tam tài
(Thiên, Địa, Nhân), càng lên cao diện tích càng hẹp. Tầng một có diện tích 9 x 12m. Trên đài có 8
nhà nhỏ để 8 khẩu đại bác và hai điểm cánh ở hai hông tầng ba. Thoạt đầu cột cờ được làm bằng
gỗ cao 27m. Sau những lần sửa chữa, đến 1948 cột cờ được xây bằng xi măng, cốt sắt cao 37 m, 4
tầng. Như vậy nếu tính luôn cả Kỳ Đài thì cột cờ cao 54m.
Dưới thời phong kiến, trong những ngày đại lễ, đỉnh cột cờ có treo một lá cờ rất lớn dài 4m rộng 6m,
ở giữa thêu một con rồng. Chung quanh cờ viền hình răng cưa.
Quốc Tử Giám
Là trường đại học duy nhất lúc bấy giờ. Để đào tạo nhân tài, lần đầu tiên Quốc Tử Giám được thành
lập chính thức vào năm 1076 tại Thăng Long dưới thời Lý. Đến đầu triều Nguyễn thì Quốc Tử Giám
được thành lập tại Huế.
Khoa thi đầu tiên được tổ chức năm 1822 và khoa thi cuối cùng được tổ chức tại Quốc Tử Giám vào
năm 1919 dưới thời Khải Định. Văn Miếu Quốc Tử Giám lúc đầu được xây dựng tại làng An Ninh.
Năm 1908, Quốc Tử Giám được dời vào Thành Nội.
Trong suốt thời Gia Long trị vì (1802- 1810), triều đình nhà Nguyễn chỉ mở những khoa thi Hương
nên chưa dựng bia tiến sĩ. Thời Minh Mạng (1820-1840) trở đi mới mở các khoa thi Hội nên mới xây
bia tiến sĩ.
Quốc Tử Giám chiếm một khu vực khá rộng, mỗi bề khoảng 200m. Giữa khu vực chính là Di Luân
Đường, trên lầu có bức hoành với dòng chữ Minh Trung Các. Đó là bút tích của Thiệu Trị cùng với
con dấu của ông. Ngoài ra còn một bức khác có nét chữ của nhà vua, một bài thơ ngắn trang trí
quanh tường. Toà nhà này được xây dựng bằng gỗ theo kiểu “Trùng Thiềm Điệp Ốc”. Hầu hết các
bộ phận trong nhà đều được chạm trổ tinh tế và được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa”.
Khu vực phía sau là Tân Thơ Viện (thư viện trường). Hai bên mặt sau là Di Linh Đường- hai phòng
học. Hai sân trước xây hai dãy cư xá cho sinh viên. Hai bên Tân Thơ Viện xây ngôi nhà ở cho quan
Tế Tửu (hiệu trưởng) và quan Tư Nghiệp (hiệu phó). Trong khu vực này có mấy ngôi nhà khác nhau
làm nơi cho các giáo quan (thầy dạy) và nhân viên. Hiện nay, hầu hết các công trình này vẫn còn.
Tấm bia trước trường ngày nay chúng ta còn thấy là bài thơ của Thiệu Trị và 14 bài thơ khác của
vua Tự Đức.
Bảo Tàng Cổ Vật - Điện Long An
Bảo tàng có diện tích 6330m2, bao gồm toà nhà chính ở giữa và một số nhà kho, nhà ở cho nhân
viên. Toà nhà chính từng là điện Long An trong cung Bảo Định, được xây dựng năm 1845 thời
Thiệu Trị. Nơi đây là chốn vui chơi giải trí cho vua Thiệu Trị khi đi làm lễ Định Điền hàng năm. Năm
1847,vua Thiệu Trị qua đời, nơi đây dùng để thờ vua. Năm 1885, quân Pháp đóng ở đây nên vua
Thành Thái cho dời việc thờ cúng về điện Phụng Tiên. Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ của người
Pháp được thành lập. Nên năm 1923,bảo tàng Khải Định được thành lập và tồn tại cho đến đời Bảo
Đại. Năm 1947, bảo tàng Khải Định được đổi thành Bảo Tàng Cổ Viện. Đến năm 1958, bảo tàng Cổ

Viện được đổi thành Bảo Tàng Huế. Sau 30/4/1975, có thể gọi là Nhà Trưng Bày Cổ Vật hay Bảo
Tàng Huế. Hiện nay gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế.
Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ quí với nghệ thuật cung điện độc đáo. Toà nhà được làm
theo kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Có tất cả 128 cột và cách trang trí nội ngoại thất cực kỳ phong phú.
Trên tường gỗ của toà nhà trang trí trên 1000 bài thơ văn bằng chữ Hán và hàng trăm hình ảnh cổ
vật theo môtíp cổ điển với những đường nét chạm trổ tinh tế và khảm nổi bằng những vật liệu quý
giá như xương, xà cừ, đồi mồi. Đặc biệt nhất có hai bài thơ của Vua Thiệu Trị, mỗi bài 56 chữ theo
kiểu “Hồi văn kiếm liên hoàn” sắp xếp theo hình Bát quái, có thể đọc thành 64 bài thơ thất ngon và
ngũ ngôn khác nhau. Trước đây có hơn 10.000 hiện vật được trưng bày nhưng đã bị thất lạc, mất
mát nhiều.
Toà nhà này là toà nhà kép gồm bộ mái của nhà trước và sau liên kết nhau chặt chẽ. Cách này còn
gọi là chính doanh - tiền doanh, tiền điện - hậu điện. Nhà trước có 7 gian với 8 bộ, hai bên có hai
chái đơn, nhà sau chỉ có 5 gian với 6 bộ, hai bên là hai chái kép.
Hai không gian của nhà trước và nhà sau nối liền nhau bằng một không gian thứ 3 tạo nên bỡi một
hệ thống vì kèo đặc biệt là trần vỏ cua nằm giữa hàng cột cuối nhà trước và đầu nhà sau. Bên trên
trần uốn cong mềm mại và hệ thống vì kèo xinh xắn là một hàng máng xối bằng đồng khá lớn hứng
nước mưa từ hai mái nhà chảy xuống để dẫn ra hai đầu máng xối, thoát ra ngoài bằng hai đầu rồng
há miệng.
Chung quanh toà nhà là cửa bảng khoa lồng kính thu ánh sáng tự nhiên. Điện có nền cao để tránh
lụt, mái làm thấp để tránh gió bão. Các nhà kiến trúc xưa đã khéo léo tạo ra ảo giác chiều cao: Cắt
phần mái che bao xung quanh ra làm 3 tầng, mà tầng giữa là hàng cổ diêm để trang trí. Chuốt nhỏ
các cột hiên đứng xuống mặt sân chứ không tựa lên nền. Trang trí hình lưỡng long tranh châu và
hình hồi long ở hai đầu trong tư thế muốn bay bổng lên không trung. Mái ở đây phẳng không cong
lên như đình chùa Miền Bắc. Từ đó đến bờ Quyết Điện người ta trang trí hình tứ linh. Trên sân dưới
mái hiên trước toà nhà có trưng bày khoảng 20 hiện vật bằng đá và kim loại gồm bia đá, súng thần
công, tượng quan, vạc đồng, Chuông đồng nội thất có chừng 30 hiện vật được trưng bày thành 6
khu:
-Các tủ kính ở tiền doanh chứa các hiện vật bằng vàng bạc, ngọc, ngà, pháp lam, sành sứ, hai bên
dựng các bức trấn phong làm bằng mây dưới thời Tự Đức đan nổi những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng ở miền Bắc và miền Trung.
-Chính doanh gian giữa trưng bày những hiện vật ngày xưa trang hoàng ở thành Nội: Quả cầu bằng
gỗ chạm lộng sơn son thiếp vàng - tượng trưng cho vương quyền, bức cảnh dựng hình tròn bằng
đá quý thời Vua Minh Mạng cặp độc bình bằng gỗ khảm thời vua Tự Đức, phích nước của Hoàng
Thái Hậu Từ Dũ, giày của Vua và Hoàng Hậu
-Gian thứ bên trái trưng bày các vũ khí bằng bạc, đồng, sắt. Tủ kính có sách bằng gấm, đồng, thời
Gia Long có cả sách bằng vàng.
-Hai bên kế tiếp ở bên phải có đồ khảm chạm như bàn, ghế, sập gụ, tủ, trấn phong, các đầu hồ -
một trò chơi của vua quan ngày trước.
-Gian thứ nhất bên trái, ở các phần giữa có các mảnh khí bằng đồng dùng trong sinh hoạt gia đình
như bộ chông khánh thời Thiệu Trị, độc bình khảm tam khí, bộ lư tam sự, hoả lò, cặp chân đèn lồng
rất lớn thời Khải Định, dụng cụ đong lúa gạo thời Minh Mạng
-Hai gian kế tiếp còn lại là đồ gỗ sơn son thiếp vàng như: ngài tế tử, án thơ, bàn ghế, kệ vua, long
sàng, trấn phong, một bộ đồng khánh bằng đá để cử nhạc khi tế lễ ở Đàn Nam Giao.
Ngoài những hiện vật được trưng bày, bảo tàng còn có hàng ngàn đồ sứ bằng men lam. Đồ sứ men

lam là đồ sứ làm bằng đất nung do triều đình Huế đặt làm ở các lò gốm bên Trung Quốc, sản xuất
theo mẫu, kích cỡ sở thích của Vua và hoàng hậu, hoàng từ, quan lại Điều đáng chú ý là bảo tàng
còn 80 hiện vật Chàm sưu tập được tại Quảng Trị, Thừa Thiên và mang ra từ Trà Kiệu sau những
cuộc khảo cổ năm 1927.
Tóm lại các hiện vật trưng bày chủ yếu là: Bộ (chiên) biên chung dùng để tế giao (1846); hộc, đấu là
những đơn vị đo lường lúa gạo; súng điểu thương (TK XVII-XIX); đồ tự khí bằng đồng; áo vua, án
thư của vua Tự Đức; Long Sàng; sập gụ; đầu hồ; Bình phong; Quả cầu chạm cửu long, chậu sứ, bộ
dụng cụ uống rượu hình lồng đèn; ấm chén bằng ngà voi của vua Đồng Khánh (1885-1889); gương
soi bằng đồng; bàn ủi đồng; lò đồng; vá múc, bài thơ liên hoàn gồm 64 bài thơ, áo, ủng, hài của vua
và hoàng hậu; bát bảo binh khí - biểu thị uy vệ của vua chúa, đồ pháp lam…
Giới Thiệu Trò Chơi Đầu Hồ
Là một trò chơi có nguồn gốc Trung Hoa. Bản thân tên gọi nó cũng đã thể hiện cái gốc phương Bắc
của nó. “Đầu” trong tiếng hán có nghĩa là ném, “Hồ” là cái bình. Đầu Hồ là ném vật vào bình. Vật
ném ở đây là những mũi tên làm bằng gỗ táo hay gỗ dầu, dài hơn thước ta (thước ta dài 40cm), có
một đầu dẹp, đầu kia tròn và nhọn, có sức đàn hồi cao. Bình làm bằng gỗ, tựa như cái bầu rượu có
eo, miệng lệch, trong đựng đậu xanh để khi ném tên sẽ cắm vào đầu, khỏi văng ra ngoài. Có một
loại Hồ thứ hai, cao khoảng thước rưỡi, đáy tròn và thủng, miệng hồ loe, thẳng đứng, hai bên cổ
bình người ta gắn thêm hai Hồ nhỏ hơn bình nậm rượu. Hồ được kê trên giá tròn bằng gỗ, bên
trong có một cái trống nhỏ nằm cách đáy Hồ nữa gang tay. Một lát gỗ dày hình bầu dục có tính đàn
hồi được gọi là con ngựa được đặt trên chiếu cách Hồ 5m khi mũi tên được ném đi sẽ bay gõ vào
con ngựa, rồi nảy lên rơi vào miệng bình, lọt xuống đáy, gõ lên mặt trống phát ra những tiếng kêu
“Binh, Binh”. Nếu được như vậy là tính một điểm.