Cách đây gần 1000 năm trong “Chiếu Dời Đô” từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long mà ngày
nay có tên là Hà Nội (trong sông), Lý Thái Tổ đã khẳng định vị trí “trung tâm trời đất, được cái
thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Đông Tây Nam Bắc, tiện núi sông sau trước, rộng mà bằng
phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân không khổ về ngập lụt tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn
thịnh…”. Lời tiên tri ấy trải qua gần 1000 năm vẫn còn linh nghiệm. Và đến giữa thế kỷ XX, Hà
Nội trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước.
Có thể nói rằng, chưa có thủ đô của nước nào trên thế giới lại có một lịch sử chống ngoại xâm
nhiều và oanh liệt như thủ đô Hà Nội. Vào thế kỷ XIII, Thăng Long đã 3 lần “thành không nhà
trống” (1258, 1285, 1288) dồn quân xâm lược Nguyên – Mông vào thế bị đói, bị động để rồi bị
quét sạch ra khỏi bờ cõi. Tới đầu thế kỷ XV, Thăng Long trở thành điểm quyết chiến tối hậu
chống quân xâm lược. Năm 1427, Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây hãm quân Minh, giặc
phải thề ở cổng thành phía Nam xin đầu hàng và rút binh sĩ về nước. Lại chính ở Thăng Long,
người anh hùng “Áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ đã điểm son cho lịch sử nước nhà bằng chiến
thắng hiển hách, chiến thắng Đống Đa đánh tan 30 vạn quân Mãn Thanh vào ngày mồng 5 Tết
1789.
Sang đầu thế kỷ XIX (1831), vua Minh Mạng đã lập ra tỉnh Hà Nội (trước đó còn có tên Đông
Kinh, Đông Đô), kinh thành được đặt tại Huế. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, Hà Nội
là cái nôi của phong trào cách mạng. Đỉnh cao của phong trào cách mạng là ngày 19/8/1945, Hà
Nội khởi nghĩa thành lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc. Cũng
chính tại Hà Nội, quảng trường Ba Đình chứng kiến lời tuyên ngôn độc lập kia sinh nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng vẫn không bỏ ý đồ xâm lược Việt
Nam, Pháp lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 7/5/1954, Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, ta
tiếp quản thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ. Năm 1965, Hà Nội lại quyết liệt
đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt trong
12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn
nhất của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm
phán tại Genève. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, kỳ họp đầu tiên của Quốc
hội khóa 6 ngày 2/7/1976 đã quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước CHXHCN Việt Nam.
Toạ lạc tại trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng, diện tích 921km2, độ cao trung bình từ 7
đến 10m so với mặt nước biển. Phía Bắc giáp Thái Nguyên, phía Nam giáp Hà Tây, phía Đông
và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây giáp Vĩnh Phúc. Hà Nội
kéo dài từ Bắc xuống Nam đo được 50km, từ Đông sang Tây là 30km.
Các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm và Sóc Sơn.
Dân số 2.672.122 người (1/4/1999).
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nếu phân chia theo chi tiết thì Hà Nội có 4
mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng để giúp du khách ở xa đến thì có thể chia làm hai mùa
chính là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời
kỳ giá lạnh, mưa không to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì tiết xuân nên có
mưa nhẹ hay còn gọi là mưa xuân. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão. Nhiệt
độ trung bình mùa đông là 17,2oC (lúc lạnh có thể xuống 2,7oC), trung bình mùa Hạ là 29,2oC
(lúc cao nhất lên đến 42,8oC). Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,2oC, lượng mưa trung bình là
1800mm.
Trải qua gần 1000 năm lịch sử với 3 triều đại phong kiến lớn của dân tộc là Lý, Trần, Lê suốt
800 năm trị vì, người dân Hà Nội đã tạo dựng nên tại đây những di sản văn hóa to lớn. Hà Nội
cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử thiêng liêng củ dân tộc. Trong cộng đồng người Hà Nội đã
tạo dựng tại đây một phong cách sống thanh lịch, hiếu khách, khoan hòa, nhân ái, quý trọng
những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Hà Nội và những vùng phụ cận là nơi bảo tồn được
nhiều nhất các nghề thủ công truyền thống và các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.
Hà Nội từng được mệnh danh là “Thành phố của cây xanh và hồ” như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm,
Hồ Thủ Lệ, Hồ Bảy Mẫu….. Hà Nội được xem là một trong những thủ đô có cảnh quan thiên
nhiên đẹp của thế giới. Khắp mọi miền đất nước có thể đến Hà nội bằng một hệ thống giao thông
thuận tiện. Về hàng không có sân bay Nội Bài và sân bay Gia Lâm cách Hà Nội 8km vốn là sân
bay chính từ trước những năm 1970, ngày nay trở thành sân bay trực thăng phục vụ du lịch. Hà
Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt trong và ngoài nước với ga Hàng Cỏ.
Ngày 17/6/1999, Hà Nội được Ủy ban Giáo dục Khoa học Văn hóa của liên Hiệp Quốc
(UNESCO) quyết định trao giải thưởng “Thành phố vì hòa bình”, đây là thành phố duy nhất khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương được trao giải thưởng.
Vài nét về sự đổi thay của thủ đô qua các triều đại
Hà Nội trở nên thủ đô của nước ta ngay từ đầu thời chấm dứt ách thống trị của các triều đại
phong kiến Trung Quốc hơn ngàn năm. Một quốc gia độc lập tự chủ do giai cấp phong kiến
trong nước xây dựng dần dần được vững vàng. Năm 1010, Lý Thái Tổ tức Lý Công Uẩn thay
nhà Tiền Lê lên cầm quyền, nhận thấy đã đến lúc cần phải có một quốc bản vững chắc để làm
căn cứ mở mang phạm vi thế lực của quốc gia, liền rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành
Đại La, căn cứ cũ của bọn xâm lược đời Đường, mà chính Lý Thái Tổ đã nhận là một nơi có
hình thế hiểm yếu, đổi gọi là Nam Kinh và đắp một đô thành bằng đất nhỏ hẹp hơn La Thành cũ
gọi là thành Thăng Long. Hãy kể từ đó đến năm 1945 là thời kỳ nước ta đã bắt đầu xây dựng nên
một quốc gia mới : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì Hà Nội đã trải qua bảy triều đại và hai lần
ngoại thuộc :
• Nhà Lý (1010 - 1225)
• Nhà Trần (1225 - 1400)
• Nhà Hồ (1400 - 1407)
• Nhà hậu Trần (1407 - 1413)
• Thuộc Minh (1413 - 1427)
• Nhà Lê (1428 - 1788)
• Tây Sơn (1788 - 1802)
• Nhà Nguyễn (1802 - 1882)
• Thuộc Pháp (1882 - 1945)
Trong khoảng thới gian ngót ngàn năm ấy, giai cấp phong kiến thống trị và bọn xâm lược chiếm
cứ, vì để củng cố căn bản, thời nào cũng đều có xây dựng mỡ mang, những kiến trúc nhân tạo
cùng những cảnh trí thiên nhiên, đều là những phản ánh màu sắc của từng thời đại, đã điểm
xuyết cho đất thủ đô mỗi ngày một thêm tươi đẹp. Nhưng ngày lụn tháng qua, sao dời vật đổi,
những hình ảnh của từng thời gian ấy, theo nhận xét của các nhà khảo cổ, mười phần không còn
lại được một hai. Tiếc thay, những hình ảnh thật sự ấy tới nay trải bao kiếp tang thương, phần
lớn đã bị xoá nhòa theo dĩ vãng, từng khiến các tao nhân mặc khách dù ca tụng cái mới của thủ
đô, cũng không khỏi nặng lòng nhớ tiếc những cái cũ vĩ đại, cái cũ xinh đẹp, đã thốt ra những
câu thơ đầy giọng cảm khá lâm li, như của hai thi sĩ trong bài Thăng Long hoài cổ:
Của thi sĩ Tiên Điền: (Phiên âm nguyên văn chữ Hán )
Bách niên cự thái thành quan lộ Dịch
Nhất phiến tàn thành một cố cung
Ngàn năm nhà lớn thành đường cái
Một mảnh thành tàn mất điện xưa
Của nữ thi sĩ Thanh Quan: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Thủ đô đẹp thật, thủ đô từ xưa đã luôn luôn có những cảnh đẹp làm duyên dáng cho thủ đô,
chẳng những các thi gia nước ta đã cực tả nên những bức hoạ trong thơ ấy, đến cả một du khách
Trung Hoa đời Càn Long nhà Thanh, nhân khi ghé thuyền qua trấn Sơn Nam, có tới viếng Thăng
Long, trong tập thơ Long Đỗ xuân du đã kết luận những thắng cảnh Thăng Long làm cho ông
say sưa, lưu luyến, quả là một kỳ quan.
Nhắc đến những cảnh trí đã làm cho thủ đô tươi đẹp chúng ta không khỏi ngậm ngùi, vì đúng
như nhà thơ Đỗ Phủ đã nói :
Văn đạo Tràng An tự dịch kỳ Dịch
Bách niên thế sự bất thăng bi
Nghe nói Tràng An tựa cuộc cờ
Việc đời thay đổi rối vò tơ.
Thì Thăng Long cũng là Tràng An của nước ta, ngót ngàn năm nay, cuộc cờ ấy đã xóa đi bày lại
mấy lần.
Trước những đổi thay, các thắng cảnh cũng lần lượt chịu chung số phận với sông Tô, mấy ngàn
năm vẫn luôn luôn ôm ấp lấy thủ đô, qua bao phen vùi dập phũ phàng, tới nay gần bị lu mờ, chỉ
còn in lại trong trí nhớ mọi người những hình ảnh trong những câu dân ca chứa chan tình tứ:
Phải đây bên Chiếu Thạch Đồng
Còn đây cô lái cắm bồng đợi ai
Những di tích và thắng cảnh thủ đô trở nên cảnh tượng điêu linh như vậy, ngoài lẽ thường vì kiếp
lệ bể dâu thay đổi, còn do mấy nguyên nhân sau này:
1. Thời đại chế độ phong kiến, các triều đại thay đổi nhau phần nhiều là do ở sự giành giật tranh
cướp nhau. Mỗi một triều đại mới lên thay triều đại cũ, như Trần thay Lý, Hồ thay Trần… rất sợ
nhân dân còn có lòng nhớ cũ, nên những cái gì của triều đại cũ còn lại họ đều tìm cách tiêu huỷ
đi, đơn cử: Nhà Trần đối với nhà Lý, sẵn mang một ác tâm “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc“ đã giết
chết Lý Huệ Tông đang tu ở chùa Chân Giáo, Trần Thủ Độ lại đặt máy giật đổ Hoa Thôn Thái
Đường chôn sống hơn 300 tôn thất nhà Lý bị lừa đến đó làm lễ siêu độ cho tiên đế Huệ Tông…
Thành Đại La <Xem thông tin trên ảnh>
Thành Thăng Long đời Lê
Năm 1428, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, lên làm vua, cũng đóng đô ở Thăng Long, nhưng gọi là
Đông Kinh, còn thành vẫn theo khuôn khổ cũ. Năm 1430, vua Lê cho dựng điện Kính Thiên trên
núi Nùng, ngay trên nền cũ chính điện của nhà Lý. Núi Nùng chỉ là một gò đất cao nổi lên trên
một bãi đất phẳng, bốn bề vuông vắn. Sách Đại Kiểm ký nói trong ruột núi Nùng có một lỗ thông
mãi xuống dưới đất sâu, là nơi phát tiết của khí đất, nên ngày xưa gọi nơi ấy là Long Đỗ, nghĩa là
Rốn Rồng.
Đến đời vua Thánh Tôn, khoảng niên hiệu Quang Thuận (1460-1469), đắp thêm lần thành ngoài
cho to rộng hơn trước và theo nếp cũ của hai đời Lý, Trần, đắp rộng thêm Phượng Thành ra 8
dặm. Niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), phần Hoàng Thành trong vẫn để nguyên, riêng có phần
thành đất đắp bao bên ngoài, lúc thì đắp thêm ra, lúc thì lại xén bớt đi, lại có lúc thì phá bỏ hẳn,
để nguyên rõ lần thành xây gạch đá ở bên trong.
Trong khu cung thành, kiến trúc thêm nhiều cung điện to lớn hơn. Bên trong cửa Đoan môn có
điện Thị Triều, là nơi nhà vua ra ngự đại triều hàng tháng; trong điện Thị Triều là điện Kính
Thiên, là nơi nhà vua họp với các quan khi có việc quân quốc trọng đại. Bên hữu điện Kính
Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu cửa Đoan môn là Tây Tràng An, bên tả
là Đông Tràng An, giữa có hồ nước hình tròn, có dòng uốn khúc thông ra sông Tô Lịch, gọi là
Ngọc Hà. Về cuối đời Hồng Đức, vua Thánh Tôn tuổi đã già thường chăm nghiên cứu đạo thần
tiên, nên ở trứơc điện Vạn Thọ, có xây một cái đài cao 12 trượng, gọi là Thừa Lộ Đài, trên đài có
hình một cô tiên đứng, tay phải giơ cao cái bát ngọc để đón lấy những giọt móc (do hơi nước gặp
lạnh đọng lại) để pha vào thuốc bổ cho vua uống.
Khu Hoàng thành bên ngoài về phía Đông, đằng trước có Thái Miếu thờ các tổ tiên nhà vua;
đằng sau có Đông Cung, là nơi cho Hoàng thái tử ra nghe các quan sư phó giảng học; về phía
Đông có Khán Sơn (tức là quả núi đất trong vườn Bách thảo ngày nay), qua Khán Sơn có trường
Giảng Võ, qua phía Tây nữa là điện Linh Lang (đền Voi Phục) và trường thi hội.
Chung quanh thành vẫn để 4 cửa như cũ, nhưng đều đổi tên khác: cửa Tường Phù đổi thành cửa
Đông Hoa, cửa Quang Phúc đổi là Cửa Bắc, cửa Đại Hưng đổi là Cửa Nam, cửa Diệu Đức đổi là
Bảo Khánh.
Đến đời vua Tương Dực (1509-1515) về phía tây Bắc lại đắp thêm thành mới, rộng bao cả đền
Trấn Võ vào trong. Những đoạn thành nào đắp ngang qua sông Tô Lịch, đều xây cống đá vững
chắc, cho nước sông lưu thông và thuyền bè qua lại được dễ dàng. Lại đắp thêm một lần thành
đất bên ngoài nữa, chu vi hơn 2000 trượng, từ Đông Nam đến Tây Bắc.
Từ 1527 đến 1597, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, cũng chiếm cứ Thăng Long. Đến đời Mạc Mậu
Hợp luôn bị quân Trịnh Tùng tiến đánh, nên Mậu Hợp mở một công trình lớn, sửa chữa lại tất cả
lần thành trong, lại cho sửa lại lần thành ngoài, mở nhiều các đường đi và bắt dân quân 4 trấn
(Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương) mỗi ngày mấy vạn người đắp thêm 3 lần lũy đất ở
bên ngoài nữa, trên từ Nhật Chiêu (tức Nhật Tân) Tây Hồ, chạy thẳng xuống khu Chợ Dừa, rồi
chạy ngang đến khu Cầu Dền, Thanh Nhàn, đi thẳng đến đầu bờ sông Nhị Hà, cao hơn thành
Thăng Long cũ đến vài trượng và rộng đến 25 trượng.
Phía Tây bắc thủ đô, bên ngoài Hồ Tây, chỗ ngã 3 sông Tô gặp sông Thiên Phù có cát bồi dần
dần, dòng sông cũ mất hẳn, trở thành bãi đất phẳng như ngày nay. Ở khu này các đời vua nhà
Mạc lập nhiều cung viện và dinh thự, như viện Nghinh Xuân và Trường Thi ở Quảng Bá.
Năm 1593, Trịnh Tùng đánh đuổi nhà Mạc, rước vua Lê, trở về Thăng Long, hạ lệnh phá hết
những lớp lũy đất do nhà Mạc đắp lên. Theo sát bên ngoài lớp Hoàng thành cũ, Trịnh Tùng cho
đào 3 lần ngòi sâu, trên các bờ ngòi trồng tre kín mít.
Có một điều mỗi khi đọc sử nhiều người vẫn tự hỏi là: khi Trịnh Tùng đã giúp vua Lê Trung
Hưng thành công, tại sao không ở trong thành, lại ra lập riêng một khu ở bên ngoài, gọi là vương
phủ (dân gian gọi là phủ chúa)? Khu này rất rộng bao quát cả phường Báo Thiên và một phần vài
phường ở xung quanh ước chừng từ đầu phố Nhà Thờ, phố Hàng Trống xuống đến cả khu dốc
Hàng Kèn ngày nay. Về điều này người ta đã nhận xét được rằng: Trịnh Tùng sau khi đã rước
vua Lê về Thăng Long, dù được vua Lê phong cho tột bậc vương tước, nhưng Trịnh Tùng cậy
công cậy tài, lại có dã tâm muốn thay nhà Lê lên làm vua nước Nam. Tuy vậy, hắn cũng tự thấy
lòng dân vẫn còn yêu chuộng nhà Lê, hắn không dám bắt chước họ Mạc trắng trợn cướp ngôi của
nhà Lê được. Rồi hắn áp dụng câu: “Chăm thờ Phật mà ăn oản”, vẫn giữ tiếng làm tôi nhà Lê,
mà thực ra coi vua Lê chỉ như một bù nhìn, bao nhiêu quyền hành hắn đều nắm trong tay. Hắn
lập căn cứ riêng ở ngoại thành, lâu đài cung điện, chẳng những địch thể với vua Lê và còn hơn
vua Lê nữa. Hắn lập một chính phủ riêng, chẳng gọi là triều đình mà gọi là phủ liêu, chẳng gọi là
lục bộ mà gọi là lục phiên. Cứ thế truyền đời cho con cháu, luôn hơn 200 năm, làm nên một quái
trạng ở nước Nam “đã có vua lại có chúa”.
Năm Cảnh Hưng 46 (1785) vua Lê cho rằng kinh đô nguyên là một khu đất phẳng, cung điện của
nhà vua, dinh thự các quan lại, đồn trại của các quân đội đều ở vào đó mà trong đi ra, ngoài đi
vào không có thành lũy gì để ngăn giữ, liền hạ lệnh bắt nhân dân các huyện ở gần kinh kỳ đắp
thành đất chung quanh Hoàng thành, chu vi 7762 tầm, chung quanh có 21 cửa ô như ô Trúc
Bạch, ô Yên Hoa, ô Yên Phụ, ô Chợ Dừa, ô Cầu Giấy…
Thành đất đắp chưa được một năm, quân Tây Sơn từ trong Nam ra kéo thẳng đến Thăng Long,
phá tan tành không còn gì nữa. Đến năm 1788 quân Tây Sơn ra lần thứ hai, bấy giờ Lê Chiêu
Thống đã bỏ chạy, vua Quang Trung lưu lại ở Thăng Long, thấy lần thành gạch đá ở bên trong
phần nhiều bị phá hủy, nhất là từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hưng liền ra lệnh cho lấy gạch đá
xây dựng lại theo như nền thành cũ, gọi là Bắc thành.
Thành Thăng Long đầu đời Nguyễn
Thừa cơ vua Quang Trung đã mất và dựa vào sức của thực dân Pháp, Nguyễn Ánh tức Gia Long
chiếm toàn bộ lãnh thổ nước nhà, lên làm vua, đóng đô ở Phú Xuân tức Thuận Hóa (Huế). Lúc
đầu một số hạ thần của Nguyễn Ánh như bọn Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường cũng xin
đóng đô ở Thăng Long, là kinh đô của các đời vua truyền nối nhau ngót ngàn năm đã được coi là
chính thống. Nhưng Gia Long không nghe, lấy cớ Thuận Hóa ở giữa đất nước, lại là nơi căn bản
khai cơ lập nghiệp của tổ tiên nhà Nguyễn đã 300 năm. Nhưng còn một cớ nữa mà Gia Long
không dám nói ra, là sợ nhân dân miền Bắc không thực lòng quy phục. Vì nhận thấy lòngd ân
Bắc Hà vẫn còn tưởng nhớ công đức vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, cơ nghiệp nhà Lê nhờ đó mấy
lần nguy mà vẫn giữ được, còn họ Trịnh chiếm luôn quyền vị thống trị hơn 200 năm một chốc bị
lật đi, nữa là họ Nguyễn đối với miền Bắc chẳng có mảy may công đức gì! Vì vậy, năm 1802 sau
khi ra thu phục Bắc thành, Gia Long lại trở về ngay Thuận Hóa. Rồi đến cuối năm 1803, Gia
Long mới lại ra Bắc, tuy lấy danh nghĩa là đi tuần thú, nhưng kỳ thực để làm lễ nhận sắc phong
vương của sứ thần nhà Mãn Thanh. Ngay từ lúc đầu, Gia Long đã chỉ lấy thành Thăng Long làm
lỵ sở của Bắc thành, cử Nguyễn Văn Thành làm tổng trấn.
Đã không đóng đô ở Thăng Long, thì dang xưng và ý nghĩa của thành cũng phải thay đổi. Theo
một bản sớ tâu của bọn triều thần đã đón ý Gia Long mà dâng lên, cho rằng không có nhà vua ở
nữa thì không được gọi là “Hoàng thành” và cái tên “Thăng Long” không được dùng chữ “Long”
là “Rồng”, vì rồng tượng trưng cho vua, phải đổi chữ “Long” là “Thịnh”, tức là chỉ có nghĩa
“thịnh vượng” thường thường mà thôi. Việc ấy đã được Gia Long cho thi hành ngay.
Sang năm Gia Long thứ 3 (1804) bọn triều thần lại dâng sớ nói: thành Thăng Long hiện có dấu
ấn của Tây Sơn là “ngụy triều”, lại không còn là Hoàng thành thì không nên để to rộng như thế
nữa. Gia Long nghe theo lời, sang năm thứ 4 hạ chiếu phá bỏ thành cũ, xây dựng thành mới theo
kiểu Vauban của Pháp (kiểu thành này bắt đầu xây ở Gia Định, Thuận Hóa rồi lần lượt khắp các
tỉnh). Thành Thăng Long xây theo kiểu Vauban, rút hẹp trong một phạm vi nhỏ, làm thành một
hình vuông, mỗi bề chỉ dài một cây số. Thân thành cả 4 mặt đều xây bằng thứ gạch hộp, chân
thành dưới cùng là đá xanh rồi đến đá ong. Theo kích thước ta ngày xưa nói thân thành dài suốt
1285 trượng 6 thước 5 tấc, cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng.
Chung quanh thành mở ra 5 cửa: Chính Đông, Chính Tây, Chính Bắc và Đông Nam, Tây Nam.
Cửa nào cũng cao 1 trượng 3 thước, rộng 1 trượng. Trên mỗi cửa đều có xây vòm canh gọi là thú
lâu, đều có một cơ binh ngày đêm thay nhau canh giữ.
Ngoài các cửa thành lại có một hàng thành nhỏ đắp liền trên bờ hào, gọi là Dương mã thành. Các
Dương mã thành đều cao 7 thước 5 tấc, rộng 2 trượng 9 thước và đều có một cửa rộng 1 trượng
gọi là Nhân môn (một cửa ngách phải qua đó mới đi vào cửa chính được).
Ngoài các cửa này, mặt hào đều rộng 8 trượng, còn ở chung quanh hào thì rộng 5 trượng, bao giờ
cũng có nước sâu tới 6 thước. Trong thành có xây hai tòa chính điện và hành cung, sau các tòa ấy
là lầu Tinh Bắc, là nơi chuyên xem xét tình hình miền Bắc. Trước chính điện có xây một con
đường cao rộng gọi là dũng đạo, cho xe ngựa chạy thẳng ra cửa Đoan môn. Đoan môn là di tích
của đời Lý còn sót lại.
Ngoài Đoan môn dựng một đình bia, trong bia kể lể công trạng của vua Gia Long và có một cột
cờ ở ngay chỗ cửa thành cũ nhà Lý ngày xưa. Cột cờ cao 60 thước, xây bằng gạch gốm, dựng
trên tam cấp, dưới cùng mỗi bề dài 42 thước, cấp trên cùng mỗi bề dài 15 thước.
Năm Minh Mạng 12 (1831) sau khi đã đổi Bắc thành trở thành một hành tỉnh như các tỉnh khác
gọi là Hà Nội, không được coi là một hoàng thành như trước nữa. Rồi đến năm Minh Mạng thứ
16 (1835), lại có chỉ ra nói rằng thân thành Hà Nội quá cao, phải hạ thấp bớt xuống 1 thước 8
tấc.
Khi đã đổi là tỉnh Hà Nội, trong thành có xây dựng thêm các dinh tổng đốc, đề đốc, bố chính, án
sát và các kho võ khí cùng lương thực. Còn hai tòa hành cung, chính điện chỉ để làm nơi vua ở
khi ra Bắc tuần, và làm nơi tiếp sứ thần Mãn Thanh.
Về việc Minh Mạng đổi Thăng Long là Hà Nội, theo dư luận bấy giờ thì có hai cớ: Một là vì
Minh Mạng nhận thấy nhân dân miền Bắc vẫn còn nhớ tiếc nhà Lê, nếu không thay đổi tên
Thăng Long đi, khó làm cho lòng dân đều hướng về tân triều; hai là mỗi khi có việc gì giao
thiệp, bọn xứ thần Mãn Thanh chỉ đến Thăng Long không chịu đi vào kinh đô mới là Thuận Hóa,
một mực nói rằng từ xưa vẫn chỉ thấy Thăng Long là kinh đô của nước “An Nam”. Nay thay đổi,
không để cho Hà Nội còn là nơi trung tâm đất nước như ngày xưa, bọn Mãn Thanh không còn
vịn vào đó để làm khó dễ nữa.
Trong việc đổi Hà Nội trở thành một tỉnh thường, Minh Mạng đã cho phá vỡ một số kiến trúc vật
chỉ mới xây từ đời Gia Long, như tòa chính điện đã cho dỡ hết đem vào Huế. Ngoài ra còn
những thứ đục chạm có vẻ mỹ thuật bằng gỗ đá, cũng đều bắt phải vận tải vào theo, làm cho
hàng ngàn dân phu ở dọc đường thay phiên phục dịch rất là khổ sở.
Thực dân Pháp phá thành
Năm 1882, sau khi khởi hấn lần thứ hai, thực dân Pháp chiếm cứ hẳn Hà Nội. Tháng 3/1888, tên
toàn quyền Ri-sô (Richaud) vừa ở Pháp sang, đến ngay kinh đô Huế, bắt ép bọn triều đình nhà
Nguyễn phải cắt nhường hẳn ba nơi: Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng làm nhượng địa của nước
Pháp. Vua quan nước Nam không có quyền hành gì ở đó. Triều đình Huế phải cúi đầu ký nhận:
bắt đầu từ tháng 8 năm ấy, tỉnh Hà Nội trở thành đất riêng của bọn thực dân.
Đã là đất của chúng, chúng muốn làm gì thì làm, không còn bị bó buộc theo các điều ước bảo hộ
nữa. Ngoài việc chiếm đất của dân cư để xây dựng dinh thự và mở riêng những khu phố cho
chúng ở, chúng phá hết cả khu thành cũ do Gia Long mới xây dựng làm cho nhân dân ta, chẳng
những ở Hà Nội, mà tất cả các nơi khác đều công phẫn. Cụ Bùi Long, một nhà thơ yêu nước hồi
ấy có bài thơ cảm khái, tạm dịch như sau :
Đồ vương tranh bá được bao ngày
Xương máu muôn dân chất đã đầy
Một sớm tan tành giương mắt ếch
Rước voi giầy mộ tội ai đây?
Về việc phá thành, bọn thực dân lấy cớ là thành phố người ở ngày càng đông, cần phải mở rộng
thêm ra. Nhưng theo lời một số cố lão biết rõ tấm màn bí mật của chúng thì việc phá thành động
cơ chỉ là đào lấy của. Nguyên có một số Việt gian khi trước được dự biết công việc của Tổng đốc
Hoàng Diệu chuẩn bị giữ thành, về sau làm tay sai cho giặc cả. Chúng mách với giặc là trong
thân toà thành cũ rải rác có từng nơi đào hố sâu chôn giấu các văn thư trọng yếu và một phần lớn
vàng thoi, bạc nén, lại có những đồ cổ quý giá ở cung đình nhà Lê và phủ chúa Trịnh đã thu thập
lại được, đem chôn giấu cả vào đó. Bọn thực dân ngất của nhưng dù sao vẫn còn sợ dư luận,
không dám một lúc đào lên. Nhưng từ đó luôn mấy năm, thỉnh thoảng lại xảy ra việc ban đêm
đào trộm thân thành. Một lần có một bọn dám trèo vào một đoạn thành ở cửa Đông đào trộm.
Một tên lính Tây gác thấy động nhằm bắn đúng chỗ, kết cục có hai tên chết, một tên là người
Pháp. Sau đó chúng phải ra sức bắt nhân dân các xã ngoại thành, chặt hàng mấy vạn chông chà
để rào giữ chung quanh ngoại thành. Rồi chúng vận động Ban hội đồng thành phố đem vấn đề
phá thành ra bàn và ngày 23/7/1893, hội đồng ra quyết định phá thành và cho gọi thầu.
Bọn thực dân và Việt gian ở hội đồng còn có ý sợ nhân dân chỉ trích, không tên nào dám đứng ra
nhận thầu việc phá thành. Kết cuộc chúng ngấm ngầm lập ra một công ty, cho Nguyễn Thị Lan
tức mụ Tư Hồng - một me Tây (vợ một tên quan tư Pháp) đứng ra nhận thầu.
Chúng bắt đầu khởi công phá từ tháng 2/1894 mãi đến cuối năm 1897 mới xong. Chẳng biết
trong thân thành cũ có là kho của không, có những gì và có bao nhiêu, chỉ biết kết cuộc việc phá
thành, cả bọn ăn cướp trắng trợn này coi chừng chia nhau được những món khá cả. Những tên
khác không rõ, chỉ kể riêng một tên có chân trong trong hội đồng thành phố nguyên xuất thân
làm nghề cưa, xẻ, rồi chỉ đi thầu mà giàu, đến việc này y lại kiếm to, làm thêm được mấy chục
nóc nhà, tậu hàng trăm mẫu ruộng và hai đồn điền. Còn mụ Tư Hồng không kể của ngầm, chỉ
riêng số đá xanh, đá ong và gạch hộp được chia, mụ đã bán được rất nhiều, còn thừa đem xây
được năm tòa nhà hai tầng và một dãy nhà ba tầng ở đầu đường Quán Sứ ngõ Hội Vũ.
Toàn thể toà thành cũ đã phá, còn lớp hào chung quanh cũng lấp nốt. Phần hào ở phía Bắc thành
bằng một đoạn dòng sông Tô cũng bị lấp và cũng từ đó dòng sông Tô ở trong nội thành cũng bị
lấp hết không còn.
Bọn thực dân phá hết thành, chỉ còn để lại cửa chính Bắc, vì ở đây còn dấu vết viên đạn khi
chúng chiếm thành lần thứ hai ở ngoài bắn vào, chúng lưu lại có ý khoe một “chiến tích” xâm
lược của chúng. Ngoài ra chỉ còn kỳ đài và một số kiến trúc chưa phá hủy được hoàn toàn như
thềm đá chín bậc và hai con rồng đá ở hai bên cửa điện Kính Thiên cũ mà thôi. Trước cảnh thành
Thăng Long bị phá hủy, có nhà thơ đã cảm khái như sau :
Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long
Vượng khí ngàn năm còn nữa không
Hai cửa còn trơ hai thánh miếu
Một thành sót lại một hoàng cung
Nhường ngao ngán nỗi công ông bạch
Cũng gớm ghê cho của chị Hồng
Còn biết đâu là nền đế bá
Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long!
Công viên Lê Nin
Công viên nằm giữa bốn phố: Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt, Nguyễn Đình Chiểu.
Công viên có diện tích 52ha, trước 1958 đây là bãi rác của thành phố, ở giữa bãi này có Hồ Bảy
Mẫu. Năm 1958, UBND thành phố Hà Nội quyết định xây dựng nơi này thành công viên để làm
nơi giải trí cho nhân dân thủ đô. Hồi ấy toàn thể Sinh viên – Học sinh – Nhân dân thành phố đã
lao động công ích cho công trình này. Năm 1960 công trình hoàn thành. Ngày 11/1/1960, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tới đây trồng một cây đa lưu niệm. Đất nước còn bị chia cắt nên công viên
mang tên Thống Nhất.
Năm 1975, đất nước đã nối thành một dải. Ngày 19/4/1980, nhân dịp 110 năm ngày sinh của Lê
Nin, UBNN thành phố quyết định đổi tên công viên này thành công viên Lê Nin. Hàng năm vào
mùa xuân có mở Hội Hoa Xuân tụ hội tài hoa các nước về cây xanh đã làm cho công viên đẹp
lộng lẫy.
Cung Văn Hoá Hữu Nghị Hà Nội
Nơi đây nguyên là nhà đấu xảo cũ. Năm 1902, chính quyền thực dân Pháp xây tại đây một toà
nhà hai tầng, kích thước 100m x 25m dùng làm nơi trưng bày mọi tài nguyên sản phẩm hàng hóa
của Đông Dương.
Năm 1943, máy bay Mỹ lấy danh nghĩa là đánh Nhật đã ném bom phá hủy toà nhà này. Sau ngày
tiếp quản thủ đô (1954) trên đống gạch hoang tàn ta dựng môt nhà hát ngoài trời gọi là Nhà Hát
Nhân Dân để phục vụ đông đảo nhân dân.
Sau khi đất nước thống nhất, hội đồng TW Công Đoàn Liên Xô quyết định tặng Tổng Công
Đoàn Việt Nam một Cung Văn Hoá cho người lao động và khu vực Nhà Hát Nhân Dân được
chọn làm nơi dựng cung. Ngày 1/9/1985, công trình hoàn thành, chính thức mang tên Cung Văn
Hóa Hữu Nghị Việt Xô nay đổi thành Cung Văn Hoá Hữu Nghị Hà Nội.
Với tổng diện tích 3,2ha công trình gồm ba khối nhà chính: Nhà biểu diễn, nhà học tập và nhà kỹ
thuật. Nhà biểu diễn có 4 tầng cao 26m dài 96m, có sân khấu lớn, hai phòng làm hội trường với
sức chứa khoảng 1600 người. Xung quanh nhà biểu diễn là hành lang rộng 6m với hàng cột chữ
K để đỡ mái.
Tháng 12/1997 Cung Văn Hoá Hữu Nghị Hà Nội được chọn làm nơi khai mạc Hội nghị Thượng
đỉnh các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội.
Công Viên Chi Lăng
Công viên mang tên một chiến thắng lẫy lừng chống giặc Minh xâm lược ngày 10/10/1427:
Chiến thắng Ải Chi Lăng, đập tan đạo quân chi viện do Liễu Thăng chỉ huy, dẫn đến giải phóng
Đông Đô hai tháng sau đó.
Công viên vốn là một cái hồ trong thành Hà Nội. Hồ này là nơi quân lính tắm voi nên có tên là
Hồ Voi. Thời Pháp thuộc, sau khi phá thành Hà Nội thực dân qui hoạch lại thành phố, cho lấp hồ
lập ra công viên này. Năm 1985, tại đây đã đặt pho tượng LêNin bằng đồng cao 5,2m trên bệ đá
hoa cương cao 2,7m.
Cột cờ Hà Nội
Là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành Hà Nội xây từ thời kỳ vua Gia
Long có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm
1894-1897. Với chiều cao đáng kể, cột cờ này được nhà binh Pháp khi đó dùng làm đài quan sát
và trạm thông tin liên lạc.
Cột cờ xây dựng năm 1812 gồm 3 tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ
dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3,1m có hai thang
gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m có bốn cửa. Tầng ba mỗi chiều 12,8m, cao
5,1m. Trên tầng này là thân cột cờ hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên cao 18,2m mỗi cạnh đáy
khoảng 2m. Đỉnh cột cờ được cấu tạo như một lầu hình bát giác cao 3,3m. Như vậy toàn bộ cột
cờ nếu tính cả trụ là 41m.
Lăng Hồ Chủ Tịch
Song song với việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác, Trung Ương rất quan tâm tới việc xây dựng lăng
mộ của Người. Quan điểm yêu cầu xây lăng mộ được thống nhất trên tinh thần tính hiện đại, dân
tộc, trang nghiêm nhưng giản dị và thuận tiện cho nhân dân vào thăm viếng. Lăng nằm ở Quảng
trường Ba Đình, là trung tâm trong tổng thể các di tích lịch sử: Quảng trường Ba Đình, Khu lưu
niệm Bác ở Phủ Chủ tịch và các khu vực tiếp giáp, đặc biệt sau này có thêm bảo tàng Hồ Chí
Minh như một hoa sen trắng nổi lên tôn đẹp thêm quần thể các di tích đặc biệt về Bác. Vấn đề
xây lăng mộ cho Bác được các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó Đảng và Chính phủ Liên Xô hết lòng giúp đỡ, bạn xem đây là một trách nhiệm lớn
lao và quang vinh với Bác Hồ kính yêu.
Từ ngày đầu, bạn đã cử các đoàn chuyên gia sang cùng ta trao đổi kinh nghiệm xây lăng mộ,
cùng bàn bạc chân tình cởi mở từ bản dự thảo “nhiệm vụ thiết kế” đến gửi sang giúp ta trang
thiết bị trong lăng. Bạn đã huy động nhiều cơ quan, viện nghiên cứu cùng một tập thể các nhà
khoa học tài năng ngày đêm khẩn trương hoàn chỉnh các tài liệu về các phương án thiết kế, với
một khối lượng công việc đồ sộ, thể hiện kết quả cao nhất của tri thức khoa học tiên tiến và tình
cảm đặc biệt đối với Bác Hồ. Hướng về Bác Hồ kính yêu, từ tâm khảm cùa mỗi người dân Việt
Nam, ai cũng mong muốn được góp phần công sức của mình để được xây dựng lăng Bác. Từ tập
thể các kiến trúc sư đến những chiến sĩ công binh, từ mỗi người dân, đều muốn tìm một kỉ vật gì
đó mong được góp phần xây lăng, đến các chiến sĩ quân giải phóng vừa đánh giặc vừa tìm gỗ
quý gửi ra miền Bắc xây lăng Bác. Cả dân tộc hướng về Bác nhân dịp xây lăng để tỏ tấm lòng
thành trước anh linh Bác, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước công lao trời biển của Bác dành cho
dân tộc.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân, để mỗi người dân đều được tham gia đóng góp ý kiến về
việc xây lăng mộ bác, Trung ương quyết định mở đợt sáng tác mẫu thiết kế lăng và ở các địa
phương đều tổ chức trưng bày các mẫu sáng tác đó để lấy ý kiến nhân dân. Tổng kết đợt lấy ý
kiến nhân dân có tới 745.487 lượt người tham gia, trong đó có 34.022 lượt người ghi ý kiến đóng
góp. Mẫu thiết kế lăng Bác được các tác giả tham khảo kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm
trong lịch sử kiến trúc dân tộc. Trên thế giới, có nhiều công trình tưởng niệm, lăng mộ vĩ đại, thể
hiện tính dân tộc sâu sắc như: Kim tự tháp Ai Cập, lăng mộ của các đời vua Pharaông, Kim tự
tháp Kheop cao tới 148m tạo dựng từ hai triệu phiến đá, mỗi phiến đá nặng tới hai tấn. Đài tưởng
niệm hoàng đế nước Ý có kích thước đồ sộ với hàng cột hiên khổng lồ gồm 60 cột. Lăng Lênin
có kiến trúc đặc biệt, bộ phận chính của lăng là khối vuông tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Trên
đỉnh lăng là một kim tự tháp 3 cấp. Đỉnh được bố trí hình thức nắp quan tài đặt trên những cột gỗ
đen.
Mẫu thiết kế lăng Bác có nhiều, với những ý tưởng phong phú, mang dáng dấp hiện đại và dân
tộc, đại chúng, gần gũi với nhân dân ta. Có phương án lấy chủ đề tư tưởng “Tháp Mười đẹp nhất
bông sen”, Bác sinh ra từ Làng Sen, lăng Bác được thể hiện như một khối bông sen cách điệu.
Có phương án khá độc đáo: Tại khu Ba Đình đắp một quả đồi khoảng chừng một triệu mét khối
đất, xây lăng Bác trên quả đồi này. Trên đỉnh lăng có thiết kế như một lầu thơ, xung quanh là hồ
nước và cây xanh, rất nhiều ý kiến đồng ý phương án này vì cho rằng nơi tưởng niệm các vua
Hùng trên các đồi cao, hàng năm nhân dân sẽ đến đấy trồng cây tưởng nhớ Bác. Hơn nữa, quả
đồi cao từ xa có thể thấy phần lăng Bác, lầu thơ trông phảng phất “Khuê Văn Các”, đường nét cổ
kính phù hợp với những cấu trúc hiện đại. Cuối cùng phương án được chọn là sự kết hợp nhiều
phương án tổng hợp lại: khối chính của lăng đặt trên bệ tam cấp gần gũi thân thuộc phong cách
kiến trúc người Việt, thân lăng gợi hình dáng ngôi nhà giản dị 5 gian như bao ngôi nhà của người
dân Việt Nam. Bậc tam cấp được làm ở mái lăng có hình vát, gợi lên đường nét kiến trúc cổ kính
đình làng nơi hội tụ của mỗi tâm hồn quê hương.
Bàn về vị trí lăng, cũng có nhiều ý kiến phong phú. Có ý kiến đề nghị lăng đặt trong phủ Chủ
Tịch, có người muốn xây lăng gần núi Tam Đảo, hay đền Hùng, hoặc đưa về quê hương Bác ở
Làng Sen. Nhiều ý kiến đề nghị nên giữ lại lễ đài Ba Đình cũ làm nơi lưu niệm lịch sử, lăng tách
khỏi lễ đài, có ý kiến xây lăng quay về hướng Nam phù hợp với phong tục làm nhà của nhân dân
ta và hợp với tấm lòng Bác hướng về miền Nam – Thành đồng tổ quốc… Nhiều thư từ gửi vể
bày tỏ nhiều nguyện vọng với nhiều ý tưởng rất hay cả về mặt kiến trúc và cả về mặt tình cảm.
Có thư đề nghị làm “Núi Bác Hồ“, dùng sức nổ đục quả núi lớn thành pho tượng Bác Hồ, một
công trình điêu khắc độc đáo sẽ trở thành trung tâm danh lam thắng cảnh tập trung những tưởng
niệm Bác, di tích, bảo tàng về lịch sử dân tộc về cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước… Cuộc
trưng cầu dân ý về xây lăng Bác trở thành đợt sinh hoạt chính trị chưa từng có, thể hiện trí tuệ
của quần chúng nhân dân vô cùng to lớn, phong phú, sâu sắc và tình cảm đối với Bác, với cách
mạng thật lớn lao.
Mọi mặt chuẩn bị xây lăng đã chín mùi. Ngày 3/11/1971, thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết
định chính thức thành lập Ban phụ trách xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Đỗ
Mười, phó thủ tướng làm trưởng ban. Những người được lựa chọn tham gia xây dựng lăng Bác
hội tụ các điều kiện tốt về tinh thần nhiệt tình, sức khỏe tốt và trình độ chuyên môn cao. Tham
gia xây dựng công trình, lực lượng chính, chủ công nòng cốt là Bộ Kiến trúc và Bộ Quốc phòng.
Giữa lúc không khí hào hứng xây dựng lăng Bác đang dâng cao, thì đột nhiên tình hình chiến sự
thay đổi. Trung Ương nhận định địch sẽ đánh phá Hà Nội, do đó tạm dừng thi công lăng Bác một
thời gian.
Trong những ngày “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội bộ phận lớn đơn vị đã kịp thời sơ tán,
để bảo toàn mọi lực lượng, nhưng ở nơi sơ tán mọi việc chuẩn bị vẫn được tiến hành khẩn
trương, đặc biệt công tác nghiên cứu các phương pháp thi công khoa học, nhanh chóng, hiệu quả
nhất. Trong đợt không quân Mỹ đánh phá vào Hà Nội, Phủ Chủ tịch là một trong những mục tiêu
bắn phá của chúng. Một quả tên lửa đã bắn trúng khu Phủ Chủ Tịch gây ra một số thiệt hại. Cấp
trên kịp thời chỉ thị cho đơn vị công binh có biện pháp để bảo vệ an toàn ngôi nhà sàn của Bác.
Những trận oanh kích ác liệt ở miền Bắc nước ta, Mỹ không làm lung lay ý chí quyết thắng của
nhân dân Việt Nam, cả trên trận địa, cả trên bàn đàm phán… Ngày 28/1/1973, chúng buột phải
ký hiệp định Paris rút quân khỏi Việt Nam. Tin chiến thắng đồng thời đối với những người vinh
dự được lựa chọn xây lăng Bác là nỗi mừng khôn xiết vì từ nay thực sự được làm nhiệm vụ
quang vinh mà bao lâu mong chờ.
Lực lượng tham gia xây dựng lăng chủ yếu là quân đội, nhưng có một số hạng mục công trình,
do yêu cầu kỹ thuật bên quân đội không đủ điều kiện theo yêu cầu. Được sự chấp nhận của cấp
trên, một bộ phận lớn công nhân kỹ thuật các ngành dân sự được biệt phái vào quân đội để tham
gia xây dựng. Các ngành, các địa phương sẵn sàng cả về nhân lực và vật lưc luôn sẵn sàng khi
đoàn có yêu cầu là đáp ứng được ngay với chất lượng cao nhất. Khi Mỹ ném bom Hà Nội, ta yêu
cầu Liên Xô tạm thời ngừng những hoạt động liên quan đến xây dựng lăng. Sau khi Mỹ rút ta
tiếp tục trở lại công trình được ngay, nhưng ở Liên Xô kế hoạch trong năm họ không đặt ra nên
không thể giúp ta được ngay. Đặc biệt những chủng loại thiết bị tối tân, bạn cũng phải đặt mua
các nước khác nên phụ thuộc nhiều vào nơi sản xuất. Nhưng trong cái khó ló cái khôn. Ta chủ
động cử người sang các công trình xây dựng tìm vay tạm các trang thiết bị cần thiết mà Liên Xô
đã ký giúp xây dựng lăng, sau đó Chính Phủ Liên Xô sẽ hoàn trả lại. Do tính cấp bách và quan
trọng của công trình nên những cơ sở đó luôn tạo điều kiện thuận lợi để giúp ta, thể hiện tình
cảm lớn của nhân dân Liên Xô đối với Bác Hồ. Trong chiến đấu họ hết mình giúp ta, trong xây
dựng những công trình quan trọng, bạn cũng dành ưu tiên cho ta. Công trình xây dựng bề bộn,
thời gian đầu do chưa quen công việc trong phối hợp nên có phần bỡ ngỡ, nhưng được sự lãnh
đạo sát sao và tinh thần trách nhiệm của mỗi người ở mức cao nhất nên những nhược điểm đó
nhanh chóng được khắc phục. Học hỏi trao đổi kinh nghiệm và kiến thức ngay trên thực tế công
trình. Trên tinh thần vừa làm vừa học, nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu kỹ thuật bậc
cao. Có những việc tưởng phải đi học thời gian lâu mới làm được, nhưng ngay ở công trình,
được sự hướng dẫn của những người có chuyên môn, anh em đã nhanh chóng làm chủ được kỹ
thuật.
Cả nước hướng về công trình lăng Bác, một công trình đặc biệt quan trọng như muốn nhắn nhủ
muôn thế hệ mai sau, thông qua công trình, tình cảm của thế hệ dựng nước, giữ nước luôn hướng
về Bác kính yêu làm nên chiến thắng. Vào thời điểm xây lăng Bác, tất cả các địa phương đến cơ
quan đơn vị, khi gặp công việc liên quan đến xây dựng công trình là dành sự ưu tiên tuyệt đối.
Cảng Hải Phòng bề bộn công việc bốc xếp hàng trong nước, hàng quốc tế, nhưng hễ kiện hàng
nào phục vụ cho công trình lăng Bác là ưu tiên giải quyết trước. Họ xem đó không những là
trách nhiệm của thành phố Cảng, mà còn là vinh dự lớn lao được phục vụ Bác Hồ. Ngành đường
sắt không những dành những chuyến tàu ưu tiên, mà còn dành những đầu tàu, những toa tàu tốt
nhất cho công trình. Tỉnh Ninh Bình dành cho công trình những chiếc máy cắt thép tấm duy
nhất. Nhà máy cán thép Gia Sàng nhận làm toàn bộ vỏ nhôm bảo tồn ống nước và cho mượn
palăng, tời, máy đánh gỉ, máy uốn ống. Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân cho mượn nhiều
loại máy đo lường điện – điện tử. Nhà máy Từ Sơn, Cơ khí Điện ảnh và Xưởng quân giới X10
nhận sản xuất hàng chục vạn bulông, đai ốc có chất lượng cao để liên kết các đường ống hơi, ống
nước của công trình… Búa đóng cọc và cọc bản thép chưa sang kịp, nhịp độ thi công không thể
dừng lại. Công trường đã được sự hỗ trợ cọc thép và máy đóng cọc từ Hải Phòng kết hợp với
chiếc búa Diesel của Bộ Xây dựng kịp thời đóng lũy thép bao quanh hố móng công trình. Hai
chiếc búa thi nhau hối hả ngày đêm lập nên kỷ lục đóng cọc chưa từng có trong lịch sử xây dựng
Việt Nam. Một ngày một máy có thể vượt trên 30 cọc với chất lượng cao nhất, trước sự kiểm tra
ngặt nghèo của Bộ phận kỹ thuật. Một thời gian rất ngắn, 1200 cọc thép được đóng xong, tạo
thành bức tường thép vây kín hố móng công trình. Thi công vào thời điểm tháng 8, những cơn
mưa xối xả.
Những người xây dựng từ công nhân đến cán bộ chỉ huy đẫm mình trong mưa bất kể ngày đêm
vất vả khó nhọc. Nỗi lo của họ không phải là những cơn mưa mà là nguyên vật liệu không đủ
cho thi công để kịp thời đổ bê tông phần ngầm trước mùa lụt, đảm bảo tiến độ của công trình.
Thử thách gay go đối với bộ phận lo vật tư là làm sao huy động cả trong nước lẫn nước ngoài để
vật tư đến kịp công trình. Nhưng rồi như có sự linh nghiệm. Sang bạn, đến các cơ sở của bạn, họ
điều nhiệt tâm ủng hộ. Trong nước kết hợp thu gom và khai thác, cuối cùng bài toán khó vật tư
đã được giải đáp.
Công trình xây dựng lăng Bác là một công trình mang tính xã hội sâu sắc. Hàng vạn lượt người
lao động tự nguyện lên công trình như vào ngày hội quần chúng to lớn. Các cơ quan đóng ở Hà
Nội từ Trung ương đến địa phương ai cũng xung phong tình nguyện lên công trình. Nhiều đồng
chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mặc dù công việc bề bộn nhưng cũng dành thời gian tham
gia lao động với tập thể, hoà quyện với nhau trong không khí hăng say quên mình. Thầy trò các
trường học xung phong lao động xã hội chủ nghĩa trên công trường. Công truờng là ngày hội
toàn dân. Do mặt bằng thi công hẹp nên cùng một lúc không thể đáp ứng số lượng người làm
được nhiều, do đó phải bố trí cơ sở luân phiên nhau. 60 ngày đêm lao động trong không khí đặc
biệt sôi động, công đoạn đầu tiên, hố móng lăng Bác, đã hoàn thành.
Bước tiếp theo công trình đòi hỏi những yêu cầu mới, cần huy động nhân lực vật lực ở diện rộng
hơn cả về trình độ kỹ thuật với tư tưởng độc lập tự chủ, việc gì ta làm được thì tự làm không chờ
viện trợ bên ngoài. Trên tư tưởng đó, nhà máy ximăng Hải Phòng tập hợp những cán bộ kỹ sư
giỏi ngày đêm gấp rút nghiên cứu loại xi măng mác cao để phục vụ công trình. Quy trình sản
xuất với kỹ thuật mới, đến việc lựa chọn loại đá Tràng Kênh, những khối đá có chất lượng cao và
tuyển nguyên liệu phụ gia ximăng lấy đất ở vùng Cổ Pháp (Thuỷ Nguyên). Cuối cùng loại
ximăng mác cao đầu tiên do Việt Nam sản xuất được ra lò, đáp ứng ngay cho công trình lăng
Bác. Hàng chục tấn xi măng được chuyển tới công trình. Trên mỗi bao bì đều in rõ dòng chữ:
“Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Chọn đá dăm phục vụ xây lăng, các cán bộ kỹ
thuật tìm đến khu vực Thác Bà và xác định chất lượng và hình dáng phù hợp nhất với kết cấu bê
tông vĩnh cửu. Đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Thái nô nức như ngày hội trên khu vực khai thác
đá dăm gửi về xây lăng Bác. Mọi người tự hào những viên đá dăm của quê hương mình sẽ tạo
nên sự vĩnh hằng xung quanh Bác trong giấc ngàn thu. Việc tìm kiếm cát vàng xây lăng được cán
bộ kỹ thuật lựa chọn công phu. Theo tài liệu của Pháp khi khảo cứu chất lượng cát xây dựng ở
Việt Nam chỉ chấp nhận cát vàng ở sông Lô là có chất lượng cao nhất. Trên thực tế ta cũng đã
nhiều năm khai thác nơi đây để xây dựng nhiều công trình. Nhưng công trình xây lăng Bác là
công trình đặc biệt, nên việc lựa chọn chất liệu không chỉ qua thông tin quá khứ mà phải kiểm
nghiệm trên thực tế khoa học. Khi đưa cát đó kiểm tra thì vẫn còn một số bùn tạp chất, do đó yêu
cầu kỹ thuật chưa đạt. Cuộc tìm kiếm cát được mở ra diện rộng. Cuối cùng phát hiện ra cát ở
vùng sông Bôi là cát có chất lượng cao nhất. Đây là loại cát vàng từ sỏi vỡ vụn ra, rắn và sạch,
vàng óng ánh, hầu như không có tạp chất. Từng núi cát vàng óng ánh được bà con các dân tộc
tỉnh Hoà Bình chất lên để chờ hàng đoàn xe đưa cát về Hà Nội xây lăng Bác.
Quyết tâm của công trình là phải hoàn thành trước mùa mưa lũ những hạng mục công trình cơ
bản. Nhưng những yếu tố khách quan chưa lường trước được ngày đêm gây bao khó khăn cho
tiến độ. Một công trình lớn, lại vừa thiết kế vừa thi công, nguyên vật liệu thiếu thốn phải đi gom
nhặt khắp nơi, mặc dầu nơi nào cũng sẵn sàng giúp đỡ vô điều kiện. Công trình đang trên đà tiến
triển, một sự cố xuất hiện bất ngờ ngoài sự dự đoán của mọi người, khi tiến hành đổ bê tông
được hai tuần, nguyên vật liệu đá đã được chuẩn bị đủ, nhưng bộ phận bảo vệ phát hiện trong đá
đang dùng có chất phóng xạ nguy hiểm vượt quá mức cho phép. Đây là một phát hiện cực kỳ
quan trọng, lãnh đạo công trình cần có ngay giải pháp thích hợp. Để đi đến kết luận chính xác
khoa học, cần có sự kiểm tra bằng các phương tiện hiện đại, nhưng ở nước ta chưa có. Do đó
phải cử cán bộ mang mẫu đá sang nhờ phương tiện khoa học của bạn giúp. Khi được kiểm tra
chính xác, các thông số kỹ thuật cho phép loại đá đó được tiếp tục xây dựng không có ảnh hưởng
gì cả. Nhưng thời gian thì bị chậm lại rất nhiều so với dự kiến.
Việc lắp máy bảo đảm hoạt động của lăng là một công việc phức tạp. Theo thoả thuận được ký
kết giữa ta và bạn, ta chịu trách nhiệm lắp ráp, bạn lo cung cấp máy móc phưong tiện. Nhưng
trên thực tế cả hai mặt trên đều khó khăn. Về phần ta thì trình độ tay nghề còn yếu chưa đảm
đương được những hạng mục công trình khó. Về phía bạn, thì bạn đặt mua máy mãi tới 1974
mới đưa sang được. Theo thời hạn thì ngày 2/9/1975 lăng sẽ mở cửa đón đồng bào, đồng chí
viếng Bác. Khó khăn của ta được bàn bạc tính toán kỹ lưỡng để tìm giải pháp khắc phục. Lực
lượng kỹ thuật cần bao nhiêu, nơi nào có thể đáp ứng được? Lúc nào Bộ Quốc phòng phải sẵn
sàng tung những “át chủ bài” của mình mới giải quyết được công việc. Những chiến sĩ công binh
ưu tú của Bộ Tư lệnh công binh được phép tập kết trên công trình trước Tết nguyên đán hai
ngày. Họ đón Tết cổ truyền dân tộc ngay trên công trường với không khí lao động quên mình.
Họ hiểu sâu sắc rằng Bác là người cha của các lực lượng vũ trang, được xây lăng Bác là một
vinh dự lớn, một trách nhiệm vẻ vang. Bạn đưa sang giúp ta những chuyên gia kỹ thuật giỏi, giàu
lòng nhiệt tình với cách mạng Việt Nam và có tình cảm quí mến sâu sắc với Bác Hồ. Công
trường rộn tíêng búa, tiếng cười nói hòa trong màu áo lao động, trên nền màu áo xanh nổi bật của
những người lính trẻ.
Đóng góp sức người sức của để xây dựng lăng Bác như một tiếng gọi thiêng liêng mà mỗi người
dân, mỗi địa phương dành những gì ưu tú nhất của quê hương để dâng lên Người. Các chiến sĩ
miền Nam, không được vinh dự đón Bác vào thăm, thương tiếc Bác vô hạn, đã cầm súng vững
vàng hơn cho ngày độc lập được đến gần. Khi nghe tin xây dựng lăng Bác, các chiến sĩ quân giải
phóng đã vào rừng tìm gỗ quý gửi ra miền Bắc xây lăng Bác. Miền Đông tìm được cây gỗ Nu có
đến hàng trăm năm tuổi, gỗ Nu có màu vàng tươi, viền xung quanh là màu nâu sậm, vân gỗ
thanh thoát chỗ góc bướu cuốn xoắn tạo thành những hình mây bay sóng lượn. Cây gỗ được đưa
từ Lộc Ninh trên chặng đường gian nan 20 ngày đêm. Trong buổi lể trao tặng gỗ quý, đồng chí
Phó tư lệnh Nguyễn Thị Định thay mặt đồng bào chiến sĩ miền Nam nói lên tấm lòng với Bác:
“Cây gỗ Nu quí giá tượng trưng cho sức sống kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Với
tấm lòng trung trinh vô hạn, đồng bào, chiến sĩ kính dâng lên Bác để đời ghi nhớ công ơn vị Cha
già dân tộc”. Bộ đội Trường Sơn cũng gửi cây gỗ Trắc đại thọ ra góp phần xây lăng, rồi các địa
phương Quảng Nam-Đà Nẵng “đi đầu diệt Mỹ”, Tây Nguyên kiên cường… gửi những cây gỗ
Trắc đẹp nhất, to nhất để góp phần làm đẹp thêm “Ngôi nhà của Bác”. Chuyển gỗ ra Bắc lắm
gian nan vất vả, có khi còn đổ máu hy sinh, những cây gỗ quý miền Nam sẽ được chọn làm
những hạng mục công trình quan trọng làm đẹp thêm cho công trình, như cửa ra vào lăng, lan
can…
Nếu như cả công trình là một trận đánh thì việc đổ bê tông phần ngầm là một đột phá cực kỳ
quan trọng. Theo kinh nghiệm tính toán thì khả năng đổ cao nhất một ngày chỉ khoảng 200m3,
muốn hoàn thành công trình đúng thời hạn thì phải nâng mức đổ lên 400m3. Việc đó ngoài dự
đoán của nhiều người. Nhưng đối với các chiến sĩ công binh đã từng dày dạn kinh nghiệm trận
mạc, họ hiểu thế nào là khả năng tạo nên chiến thắng mà không một ai, không một lý thuyết nào
có thể tính toán được. Khả năng sáng tạo của những người “Lính Cụ Hồ” lại một lần nữa được
kiểm chứng. Ngoài những công cụ hiện đại như cần cẩu lớn, xe ben chuyển vật liệu, họ sáng tạo
ra những dây chuyền vận chuyển “du kích” bằng các loại xe cải tiến. Kinh nghiệm “đưa pháo
vào sát lô cốt địch ngắm bắn trực tiếp”, giúp các chiến sĩ công binh tạo nên những cần cẩu bánh
lốp đặt trên những nóc hầm để trực tiếp phục vụ đổ bê tông phần giữa, tránh được tình trạng phải
chờ thời gian. Tất cả tạo nên một sự “hợp đồng binh chủng”, các lực lượng đều là thủ công. Do
đó năng suất tăng vọt khó ai có thể tin được. Trận chiến thách thức với thời gian đối với các
chiến sĩ chỉ là một sự khẳng định thắng lợi của ý chí và sức sáng tạo hoàn thành đúng tiến độ
phần ngầm, tạo tiền đề thuận lợi cho những bước tiếp theo.
Phần nổi và phần trang trí mỹ thuật tuy không nặng nhọc nhưng yêu cầu kỹ thuật cao. Công trình
lăng Bác là một công trình văn hóa nghệ thuật. Phần công việc trang trí chiếm gần hơn một nửa
thời gian xây dựng đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Nhìn toàn bộ phía trong và ngoài
lăng như một khối kiến trúc làm toàn bằng đá. Nhận thấy đất nước ta có nhiều mỏ đá quý cho
nên lúc đầu ta nhận hoàn toàn cung cấp đá ốp lát trong và ngoài. Nhưng không ngờ việc cắt xén
đá, các công đoạn mài đá đòi hỏi kỹ thuật cao mới có tảng đá bảo đảm chất lượng cao, đặc biệt
có loại đá đảm bảo đúng yêu cầu thì ta phải nhờ Liên Xô giúp. Hai vạn miếng đá quý (hoa cương
và cẩm thạch) được chở từ Liên Xô sang kịp thời. Bên cạnh đó ta cố gắng khai thác những mỏ đá
quý như An Dương. Ở nước ta có những mỏ đá quý đặc biệt, màu sắc và độ cứng bảo đảm tốt.
Loại đá màu xám đậm có nhiều nét vân hoa tạo nên vẻ tôn nghiêm thành kính của lăng. Dòng
chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” trên nóc lăng được chọn loại đá ngọc Cao Bằng. Cửa chính của
lăng được ốp bằng đá đen bóng, như tấm gương phản chiếu lung linh, phòng khách và lối lên lễ
đài nền và bậc cầu thang cũng lát bằng đá hoa cương. Tường lát bằng đá cẩm thạch, loại đá mềm,
mịn. Tường chính mặt tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng tươi, làm nền cho dòng chữ
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” và chữ ký của Bác Hồ bằng vàng nổi lên rực rỡ. Phòng Bác
nằm làm bằng đá cẩm thạch Hà Tây. Những viên đá có hình chữ nhật xếp hình thẳng đứng từ
chân tường lên đến đỉnh trần, làm ta liên tưởng đến những thanh gỗ lát ở nhà sàn Bác, tạo cảm
giác ấm cúng, yên tĩnh, nghiêm trang như thầm nhắc ta hãy nhẹ nhàng giữ yên giấc ngủ Bác.
Phía trước bức tường cao được ghép bằng loại đá hồng ngọc, một loại đá trên triền núi trùng điệp
Bá Thước (Thanh Hoá) tạo nên hình hai lá cờ – cờ Đảng và cờ Tổ quốc trang nghiêm hướng phía
đầu Bác nằm nghỉ.
Những cây gỗ quí được lựa chọn làm thành 200 bộ cửa. Tất cả gỗ được xẻ bằng tay cẩn trọng và
tiết kiệm, vì mỗi miếng gỗ đều thấm mồ hôi xương máu của đồng bào chiến sĩ miền Nam.
Những thợ xẻ gỗ giỏi của Nam Hà được huy động để xẻ kịp thời gian. Gỗ xẻ xong còn phải
mang ngâm tẩm chống mối mọt, sấy khô bằng lò sấy hiện đại. Những nghệ nhân nỗi tiếng nghề
mộc của tỉnh Nghệ An, Nam Hà, Hà Bắc… được hội tụ để thi thố tài năng. Đặc biệt có gia đình
nổi tiếng làm nghề đóng cửa ở Gia Hoà xin được tự nguyện về làm cửa lăng Bác, gia đình nghệ
nhân này hàng bao đời nay nổi tiếng nghề mộc làm nơi đâu nổi tiếng ở đó. Cánh cửa vào chính là
do hai bố con làm. Cửa chốt theo kiểu mộng mòi, có khóa cài cả hai chiều, không cần ke, không
cần đóng chốt, khó phân biệt mối ghép…Tất cả như được kết tụ tinh hoa kỹ xảo truyền thống của
nghề mộc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các chuyên gia nước ngoài không ngớt lời khen ngợi
“đôi bàn tay vàng” của nghệ nhân Việt Nam. Cửa ra vào lễ đài được ốp đá, những cánh cửa tiếp
giáp với mưa nắng được phủ lớp nhựa chống nứt. Trang trí trong lăng ngoài đá, gỗ, còn có các
loại kim loại khác như trần làm bằng nhôm, lan can mạ kền, lưới gió, cửa trang trí, tay vịn bằng
đồng. Mỗi vật liệu đưa vào trang trí đều được hội đồng thẩm định chất lượng kiểm tra thử
nghiệm chu đáo.
Một công việc không kém phần quan trọng là lắp đặt các thiệt bị điện, nước, điều hoà thông
gió… cho công trình. Trong đó hệ thống điều hoà Liên Xô đặt làm ở nước khác nên phải phụ
thuộc ở nhà máy thông báo các thông số kỹ thuật mới tiến hành việc thiết kế lắp đặt. Mọi công
việc đều phải tiến hành sau các hạng mục công trình khác, lại đòi hỏi kỹ thuật cao, đối với nước
ta lại hoàn toàn mới mẻ. Với tinh thần tự chủ, sáng tạo, những người đảm nhận công việc này
không thụ động ngồi chờ mà luôn tự chủ động chuẩn bị trước. Có những vật tư tự tạo được ở
trong nước, chủ động đề xuất phương án tự gia công, hoặc gom góp những cơ sở trong nước sẵn
có nhưng với điều kiện đảm bảo kỹ thuật. Những sáng tạo, phát minh mới ở đội ngũ kỹ sư, công
nhân Việt Nam một lần nữa được khẳng định, những ống hơi, ống bảo ôn, chi tiết ổ điện, chia
dây, giá móc… đều tự gia công, khi kiểm tra đều bảo đảm tiêu chuẩn. Mỗi mũi hàn đều được bàn
tay khéo léo của người thợ Việt Nam hàn với trình độ cao nhất. Làm việc trong điều kiện trên
công trường nhiều bộ phận cùng thi công, có những lúc phải tranh thủ những nơi nào đội bạn vừa
hoàn thành là vào làm ngay, hay tận dụng những dàn giáo để tranh thủ thi công nhanh. Mục đích
cao nhất là chất lượng và tiến độ kịp thời với công trình. Những hệ thống thông gió phải lắp đặt
trên độ cao tới 21m, những đoạn ống to nặng lại đòi hỏi chính xác cao, khi lắp đặt nếu không huy
động trí tuệ tập thể, thì khó có thể thành công nhanh chóng. Sáng kiến dùng tời, lắp đặt theo từng
đoạn rồi liên kết với nhau đã tạo ra hiệu quả công việc rất cao, ngay cả chuyên gia bạn rất ngạc
nhiên đến thán phục. Lắp đặt tổng đài điện thoại và camera là những công việc mới và tỉ mỉ,
công phu.
Đặc biệt là công việc lắp đặt hệ thống điều hoà diễn ra căng thẳng vì đây là một trong những
công đoạn quan trọng, bảo vệ giữ gìn thi hài lâu dài về sau này, máy móc nhiều chủng loại mới
mẻ được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Có tất cả 17 hệ thống hơi, điều hoà. Có 4 hệ điều
hoà trung tâm nặng 160 tấn thuộc loại hiện đại nhất thế giới, hệ thống thông gió bảo đảm thông
được 8m3 khí/giờ. Để đưa máy nén nặng 7 tấn của trạm lạnh lên giá, nhờ có sáng kiến mà công
việc tăng năng suất lên 200%. Hệ thống cấp thoát nước, đảm bảo nhu cầu nước rất lớn của lăng,
phải xây dựng một nhà máy nước riêng, đảm bảo một ngày cung cấp được trên một vạn m3
nước. Phải lắp đặt một hệ thống bình chứa trên 5000m3 nước. Ngoài ra công trình còn có những
hạng mục đặc biệt như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống bảo vệ điều khiển từ xa, hệ thống
nâng hạ linh cữu Bác lắp đặt loại đặc biệt hiện đại, chính xác, ánh sáng đèn có nhiều tia, khúc xạ
bởi các lăng kính hợp lý, hòm kính linh cữu Bác đặc biệt trong suốt, kín tuyệt đối. Hệ thống đảm
bảo an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp sự cố xảy ra… Tất cả những máy móc tinh xảo, phải
có trình độ kỹ thuật cao mới hoàn thành công việc được, những người thợ tài hoa của Việt Nam
đã lắp đặt thành công.
Lăng Bác được tôn nghiêm đẹp hơn trên nền quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác đã khai
sinh nước Việt Nam mới, đã chứng kiến bao kỷ niệm với Bác, với cách mạng. Cùng tiến hành
xây lăng Bác, đồng thời quảng trường cũng được tôn tạo lại. Tổng diện tích xây dựng toàn bộ là
14ha, riêng phần quảng trường trước lăng có diện tích 2,8ha, chứa khoảng 10 vạn người chia
thành 168 ô vuông trồng cỏ, giữa có lối đi rộng khoảng 1,4m, xung quanh quảng trường có hè
rộng 7m. Tổng diện tích lát hè là 7800m2. Dưới mặt đất có hệ thống thoát nước nối với hai trạm
bơm đặt ngầm dưới lòng đất. Đường Hùng Vương đi qua trước lăng làm bằng bê tông cốt
thép,có chiều dài 1060m, đường Bắc Sơn dài 280m, đường Ba Đình dài 400m. Toàn bộ công
trình làm quảng trường được giao cho cán bộ các ngành và địa phương đảm nhận thi công. Bộ
Xây dựng làm các hạng mục công trình bê tông, hệ thống cấp thoát nước, Bộ Giao thông Vận tải
huy động xe vận tải và làm đường rải nhựa, Tổng Cục Bưu Điện thi công hệ thống thông tin,
truyền thanh, phát thanh… Tổng Cục Lâm nghiệp phủ màu xanh cho quảng trường, chuẩn bị cây
xanh, cây cảnh… Đường Hùng Vương trồng Chò Nâu Vĩnh Phú, đường Bắc Sơn trồng hoa Ban
giáp lòng đường. Các loại cây được chọn từ khắp mọi miền đất nước cùng hội tụ về đây như thay
mặt nhân dân các dân tộc, cho mỗi quê hương được ngày đêm đứng bên Bác giữ yên giấc ngủ
ngàn thu của Người. Những khóm trúc Pác Bó gắn bó với Bác những năm tháng gian khổ cháo
bẹ rau măng thời kỳ đầu mới về nước, những cây dầu nước lấy từ chót mũi Cà Mau nơi Bác vẫn
muốn về thăm lúc Người còn sống. Cây đa lấy từ Tân Trào gắn với kỷ niệm Quốc dân đại hội và
Đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Những cây luồng, cây tre từ quê hương Lê Lợi. Những
cây quế Trà My, cây lòng boong xứ Quảng, cây đào được chiết từ cây đào Tô Hiệu. Những cành
mai từ miền Nam gửi ra. Phía sau lăng được trồng những giống hoa lúc sinh thời Bác rất ưa thích
như nhài, hương mộc, dạ hương được kết hợp với hàng trăm thứ hoa từ các địa phương gửi đến,
tạo thành một rừng hoa Việt Nam ngát hương suốt bốn mùa khoe hương bên Bác. Phía hai bên
lăng óng ả hàng tre tươi mát ngày đêm rì rào tiếng quê hương. Giống ngọc bút trắng được trồng
cạnh hoa tường vi hồng tươi. Phía trước sát bên lăng là hai hàng vạn tuế. Dưới chân lăng hai cây
Đại tượng trưng cho sự thanh khiết, trường tồn… Những chậu cây thế, cây cảnh nổi tiếng các nơi
được đặt trong những bồn đúc riêng đặc biệt do các nghệ nhân ở các địa phương làm nên gửi
đến. Bên Bác vẫn ngát hương sen của quê hương Làng Sen, của Đồng Tháp Mười, ngào ngạt
hương hoa huệ lúc còn sống Người vẫn ưa thích ngày ngày vẫn có trogg lăng…
Ngày 22/8/1975, sau hơn ba tháng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một tin vui đến với
đồng bào chiến sĩ cả nước: Lăng Bác được khánh thành. Tất cả đã sẵn sàng đón Bác vào lăng để
ai ai cũng được ngắm bác, nhìn thấy Bác, thoả lòng mong ước lớn lao trong đời. Bộ phận đón
khách được hình thành, 150 chiến sĩ Lữ đoàn 144, trước đó mấy tháng được lệnh hành quân lên
một khu đồi ở Vĩnh Phú, dựng một mô hình giống mô hình lăng Bác để tập luyện. Những động
tác như bồng súng dứng nghiêm, đi đến, đổi gác, khiêng hoa, dẫn khách… được tập đi tập lại
thuần thục chính xác từng chi tiết nhỏ. Họ là những chiến sĩ tiêu binh ngày đêm giữ yên giấc ngủ
của Người, là những chiến sĩ bảo vệ an ninh khu vực lăng, bảo vệ an toàn cho đồng bào chiến sĩ
vào lăng viếng Bác.
20 giờ ngày 18/7/1975, lần di chuyển thứ sáu thi hài Bác, lần di chuyển cuối cùng đưa Bác về Ba
Đình sau chặng đường dài mất sáu năm vất vả gian nan, đoàn xe đưa Bác về nơi yên nghỉ vĩnh
hằng dừng bánh trước cửa chính của lăng. Bên linh cữu Bác, các đồng chí lãnh đạo trong nước
mắt cảm động rước Bác vào lăng để từ đây Bác được vĩnh viễn yên giấc, để con cháu muôn đời
sau được kính cẩn nghiêng mình trước một con người vĩ đại nhất của dân tộc.
Hiện nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều lăng tẩm của các nhân vật nổi tiếng về văn hoá – chính
trị. Nhưng chỉ có Lênin (Nga), Mao Trạch Đông (Trung Quốc), Kim Nhật Thành (Bắc Triều
Tiên) và Bác Hồ kính yêu của chúng ta thi thể được ướp một cách nguyên vẹn cho đến ngày hôm
nay. Theo đánh giá của các chuyên gia về ướp xác thì hiện nay xác ướp của Bác Hồ được xem là
tốt nhất trên thế giới và nếu cứ giữ được trong điều kiện như vậy thì xác ướp của Bác có thể tới
1000 năm và hơn thế nữa.
Cứ hàng năm từ tháng 10 đến tháng 12, lăng Bác tạm ngưng tiếp khách để bước vào thời gian
trùng tu và kiểm tra lại trang thiết bị, hệ thống máy móc trong lăng.
Được viếng lăng Bác, ta sẽ cảm nhận được những cảm giác xao xuyến lâng lâng khó tả như
không muốn nói lời tạm biệt với Hà Nội. Có biết bao du khách đã ngẹn ngào, xúc động và sẽ
không bao giờ quên những phút giây được nhìn thấy thi hài của Bác qua lăng kính, đã có bao
người miền Nam ra thăm lăng Bác, trong dòng người đó có nhà thơ Viễn Phương. Chính những
dòng cảm xúc sâu lắng đó đã bật thành thơ và trở thành bất hủ trong lòng người: