Đứng sau Tỳ Hưu, linh vật thứ hai trong Phong thủy chỉ có thể là Thiềm thừ.
Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân, nó là biểu tượng của Thần tài, của sự may
mắn về kinh doanh và tiền bạc.
Theo truyền thuyết của người Hoa, thì Thiềm Thừ vốn là yêu tinh, được Tiên ông Lưu Hải thu
phục, theo tiên ông Lưu Hải tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng
phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền bạc giúp đỡ mọi người để thể hiện sự phục
thiện, sự cải tà quy chánh với tiên ông Lưu Hải, vì vậy Thiềm thừ được người Hoa trân trọng như
là một trong những con vật linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành. Nó thường ngậm
đồng tiền cổ trong miệng, thể hiện cóc mang tài lộc vào nhà, người Hoa từ xưa đến nay đều tin
rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao hồ nhà bạn thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy
hiểm rình rập. Như vậy cóc biểu tượng cho điềm lành, đã vậy đây lại là cóc tài lộc nữa nên người
Hoa lại rất trân trọng ở hàng thứ hai sau vật phẩm số một là Tỳ Hưu (Kỳ Hưu). Do đó Thiềm
Thừ là biểu tượng của tài lộc và điềm lành, là vật phẩm của sự may mắn trong công việc làm ăn,
sự bình an cho gia đạo. Nên mọi người thường biết xấu thành tôt trong phong thủy nhà cửa, hoặ
để tặng cho bà con, bạn bè thân hữu trong những dịp hỷ sự.
Nhưng khác với người Hoa, người Việt mình lại trưng bày THiềm Thừ trên trang Thổ Địa và
Thần Tài, miệng ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài, tối cho quay đầu vô nhà, với lý luận là ban
ngày quay đầu ra ngoài để kiếm tài lộc, tối quay đầu vô trong để đem tài lộc vô nhà. Thực ra
những con vật ling thiêng trong phong thủy nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán
lâu đời của mọ người dân xứ sở này. Vì vậy ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc
sử sụng những con vật linh thiêng vào phong thủy nhà cửa sao cho có hiệu quả, tác dụng nhất và
tránh phản tác dụng. Trong đó việc an vị Thiềm Thừ ở vị trí nào trong nhà cho có hiệu quả thì
chúng ta đã biết được như trên, cách tốt nhất là tại hai góc của cửa chính phía bên trong của
phong khách, và đầu của Thiềm Thừ miệng đang ngậm đồng tiền cổ quay vô nhà. Như thể
Thiềm Thừ đang nhảy vô nhà và mang tài lộc vào cho gia chủ. Tương tự như vậy chúng ta đặt
Thiềm Thừ ở cửa hàng, ở công ty nhưng phải nhớ là đầu của Thiềm Thừ phải quay vô trong cửa
hàng hay công ty, minh chứng rõ nhất là tại bệnh viện 5sao Vũ Anh TPHCM có hai Thiềm Thừ
đặt hướng như vậy. Cũng có thể đặt Thiềm Thừ dưới gầm bàn, bên trong tủ nhưng đầu phải
hướng vô trong. Tất nhiên, không ai làm ngược lại cách trên, là đặt đối diện với cửa chính, chẳng
hạn như đặt Thiềm Thừ trên trang Thổ Địa Thần Tài đầu quay ra ngoài với miệng đang ngậm
đồng tiền cổ, đây là biểu trưng cho sự hao tài, như vậy thì thay vì Thiềm Thừ mang tài lộc vô nhà
cho gia chủ thì ngược lại mang hết tài lộc của gia chủ ra ngoài. Chúng ta không làm theo cách
truyền thống của người hoa thì ít ra ta đặt Thiềm Thừ tại hai góc trước của trang thờ Thần Tài
Thổ địa cũng được, nhưng chú ý hai Thiềm Thừ này, miệng ngậm đồng tiền cổ phải quay vô
trong trang thờ Thổ Địa Thần Tài, điều này còn thể hiện Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo, Thần
Tài là vị thần của tài lộc, chiêu tác tài lộc cho gia chủ, còn thiềm thừ tác động thêm là mang tài
lộc vô nhà cho gia chủ nữa, như vậy là hợp lý và còn có thể chấ nhận được.
Không nên đặt Thiềm Thừ trong nhà bếp, trong toilet, phòng tắm vì như vậy thay vì mang tài lộc
đến cho gia chủ, Thiềm Thừ sẽ trở nên hung dữ, thu hút khí xấu và vận rủi về và sẽ tàn phá năng
lượng tốt đẹp trong ngôi nhà của gia chủ. Về chất liệu để tạo ra Thiềm Thừ thì các Đại sư phong
thủy tại Trung Quốc đã tính rất cụ thể. Theo Huyền Không Khi Tinh, hiện chúng ta đang sống ở
Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ): từ năm 2004 đến 2023 (chu kỳ 20 năm). Vận 8
thuộc Bát bạch (hành Thổ), vì vậy vật liệu để tạo ra Thiềm Thừ bằng đá là tốt nhất, đã được các
nghệ nhân điêu khắc thành hình tượng Thiềm Thừ, vì đá thuộc hành Thổ, ở trong Vận 8 được
“Tương Vượng”, nhưng phải là đá thiên nhiên chứ không phải bằng bột đá. Lý do là đá thiên
nhiên đã hấp thụ nắng mưa, nóng lạnh, ngày đêm, đã hấp thụ linh khí của trời đất qua hàng triệu
năm kể từ khi đá xuất hiện trên trái đất này, như vậy khi tạo hình, thì hình tượng sẽ mang nhiều
linh khí tích tụ, thì vật phẩm sẽ linh thiêng hơn. Còn bột đá là đá đã được nghiền nát và trộn với
keo đặc biệt và cho vào khuôn đúc, để sản xuất theo công nghệ thay vì thủ công, vì như vậy hàng
loạt hình tượng sẽ giống nhau “như đúc”, rất đẹp và sản xuất ra hàng loạt nhiều hơn, giá thành sẽ
rẻ hơn sản xuất kiểu thủ công. Nhưng linh khí của hình tượng loại bột đá này sẽ rất ít vì đá thiên
nhiên đã bị nghiền nát, đã phá vỡ linh khí đã tích tụ qua hàng triệu năm, chỉ còn lại một ít linh
khí mà thôi. Thứ đến là vật liệu để tạo hình tượng Thiềm Thừ được sản xuất bằng đồng, thuộc
hành Kim, trong Hạ nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ) này thì được “Tương sinh”, vì Thổ
sinh Kim, nhưng linh khí không đầy đủ bằng linh khí đá thiên nhiên, vì đồng đã được nung chảy
để đổ vào khuôn đúc. Hơn nữa khi đến Hạ nguyên Vận 9 thuộc Cửu tử (hành Hỏa): từ năm 2024
đến năm 2043 (chu kỳ 20 năm). Mà Hỏa thì khắc Kim, nên vật liệu bằng đồng (hành kim) đến
đầu Hạ nguyên Vận 9, tức là năm 2024 thì người ta sẽ không sử dụng. Thay vào đó người ta sử
dụng hình tượng bằng đá thiên nhiên để có thời gian lâu dài, và ở vào Hạ nguyên Vận 9 thuộc
Cửu tử thì được “Tương sinh”, vì Hỏa sinh Thổ. Và hơn nữa đá thiên nhiên thuộc hành Thổ, còn
giữ trọn vẹn linh khí của Trời đất qua hàng triệu năm, và được sử dụng cả vào Hạ nguyên Vận 8
và Hạ nguyên Vận 9 (từ 2004 đến 2043) được “Tương Vượng và Tương Sinh” rất phù hợp, vì
vậy việc sử dụng vật phẩm phong thủy bằng đá thiên nhiên là cách lựa chọn tối ưu nhất.