Là thành phố cảng lớn thứ ba và trực thuộc Trung Ương. Trước đây Đà Nẵng có diện tích 90km2,
dân số khoảng 450.000 người. Nhưng hiện nay do sự sáp nhập của huyện Hoà Vang và quần đảo
Hoàng Sa nên diện tích lên đến 942km2, dân số 684.131 người (1/4/1999). Đà Nẵng có 5 quận là
Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ; có hai huyện Hòa Vang và
quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa cách Đà Nẵng 170 hải lý, gồm 120 đảo nhỏ với tổng diện tích
khoảng 305km2. Đà Nẵng cách Hà Nội khoảng 760 km và TP.HCM khoảng 963 km. Nhiệt độ trung
bình là 27oC. Đà Nẵng là cửa ngõ thông thương với bên ngoài không chỉ của đất miền Trung, mà
Lào cũng từng quá cảnh để xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Đà Nẵng có 3 mặt được biển
bao quanh và có núi bao bọc. Trước mặt là núi Sơn Trà cao 693 m, sừng sửng như một bức tường
thành ngăn chặn sóng to gió lớn. Núi Sơn Trà còn gọi là núi Khỉ, trên có căn cứ quân sự Mỹ để bảo
vệ thành phố trong chiến tranh. Vì vậy Đà Nẵng là một cảng kín gió, nên vịnh chính được gọi là Vịnh
sông Hàn, ngày nay đã được đổi tên thành cảng Đà Nẵng. Đà Nẵng nằm bên bờ sông Hàn, một
thời Đà Nẵng được đặt tên là Cửa Hàn, có cả Chợ Hàn, Sông Hàn.
Ngược dòng lịch sử, trước năm 1403, Đà Nẵng thuộc vương quốc Chămpa. Nhưng đến năm 1403,
Hồ Quý Ly đánh và buộc Chămpa phải nhường phần lãnh thổ này. Vua Chiêm dâng đất Chiêm
Động- Quảng Nam bây giờ- Nhưng Hồ Quý Ly bắt dâng thêm Cổ Lũy, rồi chia làm 4 châu: Thăng,
Hoa, Tư, Nghĩa. Nguyễn Cảnh Chân chịu trách nhiệm trông coi và ông đưa dân Nghệ An và Thuận
Hoá vào lập nghiệp. Năm 1471 vua Lê Thánh Tông tổ chức lại. Ông tổ chức đạo Thừa Tiên ở
Quảng Nam. Tên Quảng Nam có từ đây. Quảng có nghĩa là rộng bao la, Nam tức là đất phía Nam
của Đại Việt. Vào thế kỷ thứ XVI người Bồ Đào Nha đến đây và cửa Hàn được gọi là Đà Nẵng.
Trước thời Minh Mạng gọi là xứ Quảng Nam, trấn Quảng Nam,dinh Quảng Nam. Sau khi Pháp xâm
lược Đà Nẵng vào ngày 1/9/1858, họ đã đặt cho Đà Nẵng cái tên gọi là Tourane. Năm 1888 Paul
Peau toàn quyền Pháp chỉ định thành lập thành phố Đà Nẵng độc lập tách ra tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng. Đến thế kỷ XIX do Hội An bị thu hep dần, Đà Nẵng ngày càng phát triển và trở thành trung
tâm thương nghiệp và là một thương cảng miền Trung, Đà Nẵng trở thành thành Thái Phiên. Thái
Phiên ở huyện Hoà Vang tham gia phong trào Duy Tân hội, cùng vua Duy Tân, Trần Cao Vân chống
Pháp. Sau khi cuộc khỡi nghĩa bị bại lộ Vua Duy Tân bị đày sang Reunion, Trần Cao Vân và Thái
Phiên bị chém đầu ở cửa An Hoà phía Bắc thành phố Huế. Tháng 8/1945, Nhật trao Đà Nẵng cho
chính quyền Việt Nam. Năm 1962 Pháp chia ra làm hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Năm 1975
hai tỉnh này sát nhập thành tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Tháng 1/1997, Trung Ương có chỉ thị tách
thành phố Đà Nẵng (có cả huyện Hoà Vang) trực thuộc Trung Ương.
Như vậy sau khi chiếm được nước ta, Pháp đã xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố ở miền
Trung và là một hải cảng quan trọng. Đến thời Mỹ Đà Nẵng hoàn toàn thay đổi, Mỹ đã biến Đà Nẵng
thành một quân cảng lớn ở miền Nam, một căn cứ hậu cần chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á
và Đông Dương. Ngoài bến cảng hiện đại như: kho tiếp liệu khổng lồ, Mỹ còn xây dựng sân bay rất
lớn và hiện đại có thể dùng để hạ cánh máy bay chiến lược B52. Các dàn Rađa trên núi Sơn Trà có
thể kiểm soát một vùng trời bao gồm cả vùng biển và đất liền rộng lớn. Đà Nẵng có các núi chính
như: Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà (1000 m) cùng Ngũ Hành Sơn (Non Nước). Các sông Đà Nẵng gồm:
Cẩm Lệ, Thu Bồn, Hàn…
Cơ sở hạ tầng: Đà Nẵng có một bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, bệnh viện C trực thuộc Trung Ương
hiện đại. Có trường Đại học Kỹ thuật, trường Đại học Kinh tế và trường Đại học Ngoại ngữ. Nhiều
trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm đào tạo nghề, Cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Khu Công Nghiệp Hòa Khánh
Diện tích: 423,5ha. Diện tích đất dùng cho đầu tư trong giai đoạn đầu: 92,5 ha. Diện tích đất cho các
công ty mới: 150 ha. Cách sân bay Đà Nẵng 10 km về phía Đông, cách cảng biển Tiên Sa 20 km và
cách cảng sông Hàn 13 km về phía Đông
Vấn đề cấp điện: một trạm phát điện với công suất 110/35/KV và hiện nay biến điện 110 KV/22KV –
Lx25 MVA đang được xây dựng.
Cấp nước: dùng nguồn nước ngầm, ước tính 500m3 /ngày đêm. Khu Công nghiệp Hòa Khánh có
thể sử dụng cho công nghiệp điện, máy móc, lắp ráp, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và hóa
dầu.
Khu Công nghiệp Liên Chiểu
Tổng diện tích 373,5ha.
-Đất dùng cho đầu tư giai đoạn đầu: 98,5ha.
-Đất dành cho các công ty mới: 38,5ha.
Hiện nay các con đường nội bộ và mặt bằng đang được hoàn thiện. Cách sân bay Đà Nẵng và
trung tâm thành phố 12km về phía Bắc. Cách cảng Tiên Sa 30km về phía Đông và gần với cảng
Liên Chiểu.
Điện: Dòng điện 06 KV
Nước: Dùng nước ngầm.
KCN Liên Chiểu có thể sử dụng cho các ngành công nghiệp nặng, uốn thép, chế biến mủ cao su, xi
măng, hóa chất, vật liệu xây dựng.
Cảng Đà Nẵng
Vốn là thương cảng quan trọng của Đàng Trong và đóng một vị trí quan trọng về chiến lược quân
sự của đất Kinh Kỳ của các Chúa Nguyễn. Chính vì thế lần lượt các Chúa Nguyễn đã xây thành
quách và các đồn bảo vệ kiểm soát việc ra vào của tàu bè nước ngoài, cùng các thương nhân và
hàng hóa xuất nhập khẩu. Cảng lớn là Cảng Tiên Sa và Cảng sông Hàn gộp thành Cảng Đà Nẵng,
một cảng được xếp hàng thứ 3 về quy mô trong cả nước sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng.
Trên bản đồ hàng hải quốc tế, cảng Đà Nẵng ở vào giữa bờ biển Việt Nam đồng thời là tâm điểm
của bao lơn Thái Bình Dương, nối liền với trục giao thông huyết mạch đường sắt, bộ, thủy và hàng
không của Việt Nam. Cảng Đà Nẵng là cửa ngõ thông ra Thái BÌnh Dương của cả miền Trung và
Tây Nguyên. Rộng xa hơn là vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, một phần Thái Lan, Myanmar.
Cảng nằm trong vịnh Sơn Trà, phía Đông là bán đảo Tiên Sa, phía Bắc và phía Nam là Hải Vân Sơn
và núi Phước Tượng tạo thành một vũng rộng tương đối kín gió, là nơi neo đậu an toàn cho tàu bè
ngay trong những cơn bão lớn. Cảng Đà Nẵng gồm hai phần:
-Cảng sâu Tiên Sa có 728m cầu cảng, 15.800m2 nhà kho và 154.000m2 bãi. Độ sâu 11m. Cùng
một lúc có thể tiếp nhận 4 tàu trọng tải từ 20.000 đến 25.000 tấn.
-Cảng sông Hàn với 750m cầu cảng, 11.000m2 nhà kho và 10.000m2 bãi. Độ sâu là 8m. Cùng một
lúc có thể tiếp nhận 4 tàu trọng tải từ 4000 đến 5000 tấn.
Sân bay Đà Nẵng
Nằm giữa lòng thành phố, ở cuối đừơng Nguyễn Văn Linh là sân bay lớn thứ 3 cả nước sau sân
bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Được xây dựng từ năm 1940 rộng 6km2, được trang bị khá hiện đại.
Có hai đường băng chính dài 3048m, có mặt bê tông chịu lực 14 tấn/m2 có thể tiếp nhận các loại
máy bay vận tải hàng hóa và hành khách cỡ lớn. Được nâng cấp thành sân bay quốc tế vào tháng
3/1989, chính là sân bay dự bị của đường bay quá cảnh quốc tế Châu Âu - Châu Á – Thái Bình
Dương và cũng là sân bay Trung Bộ của Châu Á nằm bên bờ biển có tầm bay lý tưởng nên có rất
nhiều hãng hàng không quốc tế lấy Đà Nẵng làm điểm bay qua. Chính phủ Việt Nam đã ban hành
quy chế công nhận sân bay Đà Nẵng là một trong những sân bay quốc tế của Việt Nam đồng thời là
sân bay trung tâm của khu vực miền Trung gồm các sân bay vệ tinh như: Phú Bài (Huế), Quy Nhơn
(Bình Định), Pleiku (Gia Lai), Nha Trang (Khánh Hòa). Trong tương lai sân bay Đà Nẵng sẽ là sân
bay quốc tế hiện đại với lưu lựơng 800.000 đến 1.000.000 hành khách mỗi năm. Từ sân bay Đà
Nẵng vào thành phố mất 15 phút (7km).
Đường sắt, đường bộ, đường sông: Đà Nẵng có tuyến đường sắt quốc gia đi qua dài 130km. Từ Ga
Đà Nẵng có các nhánh đường sắt ra tận cảng sông Hàn dài 2,3km và Tiên Sa 17km. Về mạng lưới
đường bộ có hai trục đường dọc QL 1A và QL 14 giao lưu với các tỉnh trong nước cùng với Lào,
Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Khu chế xuất ven biển từ cảng Tiên Sa đến Phố cổ Hội An với
diện tích hàng ngàn ha có các đặc điểm thuận lợi như gần cảng, gần sân bay, gần thành phố Đà
Nẵng. Đà Nẵng gần các địa điểm du lịch thuận lợi về giao thông, vận tải, điện, nước… Đây là khu
chế xuất vào loại lớn ở miền Trung Việt Nam có nhiều ưu điểm về kinh tế và kỹ thuật.
Bãi tắm Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có nhiều bãi tắm sạch kéo dài hàng chục cây số như bãi tắm Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Bình, Tiên Sa, Nam Ô… mực nước ven bờ không sâu, sóng biển êm nhẹ, bờ cát trắng
phẳng mịn màng. Đặc biệt ở các bãi tắm đều có khách sạn, nhà nghỉ và các cửa hàng đặc sản khá
khang trang.
Cổ viện Chàm (xem thông tin trên ảnh)
Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn từng là những hòn đảo, sau khi hiện tượng biến thoái xảy ra thì những hòn đảo đó
trở thành những ngọn núi có nhiều hang động đẹp như ngày nay. Tên gọi Ngũ Hành Sơn có từ thời
vua Minh Mạng
Đường lên Ngũ Hành Sơn – núi Thủy – tổng cộng là 157 bậc tam cấp. Ngôi chùa đầu tiên chúng ta
gặp là chùa Non Nước hay có tên gọi là Tam Thai Tự. Sở dĩ có tên gọi chùa Non Nước là vì ở đây
một bên là non, một bên là nước, non nước hữu tình. Vua Minh Mạng đã đặt tên núi là Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ. Nơi đây có 16 điểm tham quan gồm 3 chùa, 5 động, 6 hang và 2 vọng. Nếu tham
quan hết mất ít nhất là hai giờ.
Vọng Giang Đài: Là một vọng cao, từ đây có thể nhìn bao quát cả 5 ngọn núi ở 4 hướng. Trên vọng
có một ghế đá – vốn là tảng đá thiên nhiên được gọt đẽo chút đỉnh mà thành, vua Minh Mạng mỗi
lần đến đây đều ngồi để ngắm cảnh. Có tấm bia đá khắc cách đây 200 năm đề 3 chữ: “Vọng Giang
Đài”. Trên bia đá có đề những chữ nhỏ: “Minh Mạng thập bát niên, thất nguyệt các nhật” (Nghĩa là:
Năm Minh Mạng thứ 18, vào một ngày đẹp trời ta đến đây ngắm cảnh). Vua Minh Mạng ngoài việc
đến đây ngắm cảnh còn thăm người em họ xuất gia quy y ở chùa Non Nước và cũng để lễ Phật.
Vọng là Đỉnh cao, Giang ý chỉ sông Cẩm Lệ. Thực chất có cả thảy 6 ngọn núi, Hỏa sơn có hai ngọn
núi tượng trưng cho âm và dương, đỉnh cao nhất khoảng 100m so với mặt nước biển. Trong Ngũ
Hành Sơn, Thủy sơn là ngọn núi đẹp nhất và lớn nhất, diện tích 15ha. Đây là một khối đá dựng
đứng có chóp núi kéo dài chia thành 3 ngọn: Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai tạo thành hình
sao Tam Thai. Ngọn núi cao nhất là Kim Sơn. Phía Tây giáp sông Cẩm Lệ hay sông Hàn, Đông giáp
biển Đông, Nam cách Hội An 17km, Bắc cách bán đảo Sơn Trà 15km.
Chùa Non Nước (Tam Thai Tự): “Tam” là chỉ 3 dãy núi phía sau chùa, “Thai” là cảnh thiên thai đẹp
của núi rừng ở đây. Chùa được xây dựng từ thời vua Minh Mạng (1825). Vào năm này nhà vua có
một người em cùng cha khác mẹ đi tu ở đây. Chùa đã qua 14 đời trụ trì, người cuối cùng là Thích
Trí Giác, nay đã hơn 80 tuổi, hiện đang ở tại một ngôi chùa ở Hội An. Năm 1901 một cơn bão đã
làm hư hại gần như hoàn toàn ngôi chùa. Năm 1907, chùa được trùng tu. Năm 1946, chùa được
trùng tu lớn và lần trùng tu gần đây nhất là năm 1995. Nét cổ của chùa hiện còn một Đại Hồng
Chung và tượng A Di Đà trong chùa. Cổng tam quan là bức tường thành có từ thời Minh Mạng.
Hành cung phía bên phải là nơi vua săn bắn, Hành cung bên trái là để vua nghỉ ngơi.
Trong Chánh điện, ở giữa là tượng Phật A Di Đà làm bằng đất sét nung đã có trên 100 năm. Bên
phải là tượng Quan Âm bằng thạch cao, bên trái là Đại Thế Chí. Phía sau chánh điện là nơi thờ tổ,
gồm 13 bài vị của các vị sư chủ trì. Có cả bút chỉ hình quạt màu vàng của vua Minh Mạng phong
cho chùa là Quốc Tự.
Động Hoa Nghiêm (Động Huyền Không): Động Hoa Nghiêm nằm trên mặt đất còn động Huyền
Không nằm sâu từ 5-6 m trong lòng đất và là động lớn nhất ở đây. Năm 1825, cổng tam quan được
xây dựng, có 3 chữ “Huyền Không Quan” viết bằng chữ Nho. Động Hoa Nghiêm có tượng Phật
Quan Thế Âm Bồ Tát được làm bằng bê tông năm 1960, do nghệ nhân Nguyễn Chất – người Non
Nước – Hòa Hải thực hiện.
Ba chữ Nho trên vách: “Huyền Không Động” được khắc từ thời Minh Mạng. “Huyền” có nghĩa là
huyền ảo, “Không” chỉ ánh sáng mặt trời lọt vào động cộng với khói hương mờ mờ ảo ảo như cõi hư
không. Ơ trên cao có tượng Phật Thích Ca bằng bê tông được đúc năm 1960.
Cửa động có 4 vị Kim Cang hộ pháp canh giữ. Động nằm ở mé sườn núi, cao 18m, dài 17m. vua
Gia Long có đến đây và gặp vị đạo sĩ tu thiền Huệ Đạo Minh.
Bàn thờ chính giữa thờ Địa Tạng Vương. Đền thờ bên trái thờ Phật và Phổ Hiền, Bồ Tát ở giữa.
Bên trái thờ Ông Tơ Bà Nguyệt. Ông “nhịn mặc để ăn” và Ông “nhịn ăn để mặc”. Bên phải thờ Quan
Công, Quan Bình và Châu Xương.
Đền thờ Bà Linh Sơn Thánh Mẫu để bá tánh thập phương đến cầu hạnh phúc may mắn.
Đối diện bên phải thờ bà Bát Bộ Kim Cương – em ruột Bà Linh sơn Thánh mẫu. Bá tánh đến cầu đi
đường may mắn và lộc tài.
Miếu nhỏ bên trái thờ Quan Công phía trên và Hộ pháp phía dưới. Những pho tượng này đều bằng
xi măng và được làm khoảng 50 năm trở lại đây.
Bên trái có trống bằng đá dùng để đánh khi cúng. Nhũ vú trong, vú được đục sát bên đền thờ lớn.
Trên trần bên phải ta có thể thấy những hình ảnh như: hai vòi voi, khuôn mặt người thượng cổ, con
cóc đang ngậm con cò… và nhiều hình ảnh khác tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người.
Nơi đây từng xảy ra một trận đánh vào năm 1968, đại đội trưởng Phan Hiệp hay còn gọi là Phan
Hành Sơn đã chỉ huy trận đánh Mỹ và giành thắng lợi lớn. Bộ đội chọn nơi đây là trạm cứu thương
X2. Quân đội Mỹ biết được điều này nên đã điều máy bay từ sân bay Nước Mặn đến đây thả bom.
Chính nhờ những quả bom đó mà ánh sáng tràn vào động nhiều hơn, Phan Hành Sơn đã kéo pháo
lên đỉnh núi nhờ vào lỗ hổng phía Đông và đã bắn rơi 19 máy bay Mỹ (21/8/1968).
Cổng Trời (Hang Gió Tây): Bước ra khỏi Huyền Không Động là đến cửa hang Gió Tây – Cổng Trời.
Nhiều đoàn làm phim đã đến đây để quay ngoại cảnh vì cảnh ở đây rất đẹp. Sở dĩ có tên Hang Gió
Tây là vì cổng đón gió từ phía Tây vào.
Động Vân Thông: Ở bên phải, trong động có đường lên trời (ý chỉ lên đỉnh núi cao). Đường rất khó
đi và nguy hiểm. Có đường lên và xuống dốc đá cheo leo, mất hơn 2 giờ lên và xuống.
Thiên Long Cốc: bên trái hang Gió là động Thiên Long Cốc – rồng của trời. Miệng hang như miệng
con rồng đang há to. Động sâu khoảng 15m, thông với động Tàng Chơn. Các nhà địa chất phân tích
mẫu đá cho biết rằng đá trong Thiên Long Cốc khoảng 700 năm nữa sẽ là một loại đá rất quý hiếm.
Tiếp theo hang Thiên Long cốc là miệng hang Gió Đông, đón gió từ biển Đông vào.
…Ngũ Hành 5 cụm ngắm cùng khơi
Thiên nhiên một bức không mờ nhạt
Nhân tạo ngàn năm khó đổi dời
Khách viếng chùa thiêng say lễ đạo
Người xem cảnh lạ thắm duyên đời
Mới hay trời đất từ nguyên thủy
Đã có bàn tay khéo tuyệt vời…
(Hoài Thu)
Từ cửa hang Gió Đông đến chùa Linh Ứng phải qua 118 bậc thềm đá. Từ nơi đây nếu thời tiết tốt ta
có thể thấy Cù Lao Chàm ngoài biển Đông và làng chạm khắc đá.
Vọng Hải Đài: Xây dựng cùng năm với Vọng Giang Đài. Cũng có ghế đá vua ngắm trời biển mênh
mông và hứng gió từ biển Đông thổi vào. Đường xuống thăm Linh Ứng Tự và động Tàng Chơn bên
phải có mộ của hòa thương Thích Hương Sơn (sinh 1912), người có công lớn với chùa Linh Ứng.
Ông viên tịch năm 1975. Tháp được trùng tu năm 1995.
Chùa Linh Ứng: Lúc đầu chùa mới xây có tên là Dưỡng Chơn Am. Sau đó được xây dựng lớn ra và
có tên là Dưỡng Chơn Đường. Sau đổi tên thành Ứng Chân Tự và cuối cùng là Linh Sơn Tự. Đây là
ngôi chùa lớn được xây dựng từ trước thời Gia Long và đến thời Minh Mạng được xây dựng lại
bằng gạch lớn hơn.chùa đã qua 9 đời hòa thượng trụ trì, người cuối cùng là Thích Hương Sơn.
Năm 1992, chùa được trùng tu. Trong sân chùa bên phải có tượng Phật Thích Ca dưới bóng cây bồ
đề được xây dựng năm 1992. Chung quanh có 10 tấm tranh bằng đá mô tả cảnh Phật. Trong chùa
ở giữa thờ Bổn Sư Mâu Ni Thích Ca. Bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, bên trái là Địa Tạng Vương
Bồ Tát.
Động Tàng Chơn: Phía sau chùa Linh Ứng là động Tàng Chơn. “Tàng” có nghĩa là “Bảo tàng”, là
kho tàng quý. “Chơn” nghĩa là “chân lý”, gồm 5 động nhỏ:
Động Bàn Cờ Tiên: Trước đây trong động có bàn cờ đá và ghế đá tự nhiên, nh7ng vì chiến tranh
năm 1968 động bị phá hỏng nặng. Người ta đã ghép vào một bàn đá. Tương truyềh rằng xưa kia
các Tiên ông thường đến đây để chơi cờ.
Động Phật A Di Đà (động Dơi): Có tượng Phật bằng bê tông do Nguyễn Nhật Minh đúc năm 1992.
Động Chiêm Thành: 1000 năm trước, đây là nơi sinh sống của người Chăm. Trong động còn lưu lại
các tượng đá của người Chăm.
Động Tam Thanh: Có tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi và nhập niết bàn. Bên phải là tượng 13 vị La
hán. Bên trái thờ Linh Sơn Thánh Mẫu cầu lộc tài, hạnh phúc và đi đường may mắn. Có hai vị thần
bằng đá đã 100 năm.
Hang Gió: Thông với Thiên Long Cốc. Tới đây không nên đi tiếp vì nguy hiểm. Trong hang Gió có
tượng Phật A Di Đà trên cao và tượng Thích Ca Mâu Ni phía dưới.
Bãi biển Non Nước
Bãi tắm Non Nước cách Ngũ Hành Sơn 2km. Đây là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước.
Trước năm 1972, đây là nơi tập trung nghỉ mát của các sĩ quan cao cấp quân đội Mỹ với tên gọi
China Beach. Nới đây quanh năm chan hòa ánh nắng, nước biển ấm áp suốt năm. Bãi biển trải dài
hơn 1km, cát trắng, mịn, sóng êm nhẹ. Trên bãi biển có khách sạn Non Nước rất tiện nghi.
Đứng trên chùa Linh Ứng hay Vọng Hải Đài nhìn về hướng Đông có thể thấy bãi biển Non Nước.
Năm 1993, giải lướt sóng chuyên nghiệp quốc tế được tổ chức tại đây.
Làng chạm khắc đá Non Nước (xem thông tin trên ảnh)
Bán Đảo Sơn Trà (xem thông tin trên ảnh)
Công viên 29/3
Công viên này là tụ điểm vui chơi lớn nhất của Đà Nẵng, rộng 21ha trong đó một nửa là mặt nước.
Không gian thoáng đãng, những bồn hoa, vườn cây, thảm cỏ đan xen vào nhau được chăm sóc
thường xuyên. Hồ nước trong công viên là nơi du thuyền, xe đạp nước, thuyền rồng. Trong công
viên còn có khu vực trò chơi dân gian, trò chơi điện tử, nhà hàng thuỷ tạ.
Hàng năm còn tổ chức hội hoa xuân vào dịp Tết Nguyên đán
Tượng mẹ Nhu
Nằm trên đường Điện Biên Phủ - trục lộ chính dẵn vào trung tâm thành phố Đà Nẵng, người ta
dựng tượng đài Mẹ Nhu bằng đồng. Mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng của đất Quảng. Mẹ có 4
người con đã hy sinh trong chiến tranh. Mẹ từng thsm gia công tác dân vận ở phường Thanh Khê.
Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đã phát hiện mẹ nuôi giấu cán bộ chiến sĩ Cách mạng. Chúng bắt mẹ
và tra tấn dã man bắt mẹ phải khai tất cả các đồng chí và cơ sở nhưng mẹ thà chết chứ không khai
nửa lời. Cuối cùng do không chịu nổi cực hình mẹ đã hy sinh. Xung quanh tượng mẹ là các con của
Mẹ. Tượng đồng với chất liệu lấy từ những vỏ bom, nòng pháo.
Sau khi qua khỏi trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, nhìn bên phải có một dãi cát trắng và dọc theo là
những hàng dương. Đó từng là doanh trại của Sư đoàn 3 Bộ binh Mỹ. Ngày nay được sử dụng làm
khu cảng, kho hàng quá cảnh cho nước bạn Lào. Lào xuất và nhập hàng bằng đường này và đi về
bằng đường 9 Nam Lào.
Khu vực cầu Nam Ô: Khu vực làng Nam Ô nổi tiếng với nghề làm pháo, nhưng ngày nay người ta
không còn làm nghề này nữa vì từ năm 1995 nhà nước không còn cho đốt pháo, dân ở đây chuyển
sang nghề khác, đó là nghề đánh bắt hải sản và làm nước mắm. Nước mắm Nam Ô rất nổi tiếng:
“Nước mắm Nam Ô, cá rô Xuân Thiều”. Cách làng Nam Ô 2km về phía Nam là bãi biển Xuân Thiều
còn có tên là bãi tắm Nam Ô. Đây xưa kia chính là nơi đổ bộ của Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến
Hoa Kỳ vào ngày 8/3/1965.
Nước Mắm Nam Ô (xem thông tin trên ảnh)
Hoàng Sa
Cách đất liền tới 150 hải lý, là đồn tiền tiêu của tổ quốc Việt Nam, án ngữ ba kinh độ: từ 111o đến
113o Đông và ba vĩ độ: từ 15o đến 17o Bắc. Quần đảo Hoàng Sa từ lâu lắm rồi đã là lãnh thổ Việt
Nam, nay là một huyện của thành phố Đà Nẵng.
Trên các bản đồ vùng Đông Nam Á do người Phương Tây vẽ vào các năm 1595 và 1613 đều có ghi
quần đảo này thuộc về vương quốc An Nam, tên gọi của nước ta ngày đó. Có điều họ gọi đó là
quần đảo Praxen (sau đọc chệch thành Pa-ra-xen) cũng như gọi quần đảo Trường Sa là Xpratli.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 hòn lớn nhỏ, chia ra làm hai nhóm: nhóm phía Tây có tên chung là
nhóm lưỡi liềm vì các đảo sát liền nhau như một vầng trăng non hình lưỡi liềm; nhóm phía Đông có
tên là An Vĩnh. Tất cả đều là đảo san hô có nơi ăn liền với đảo, có nơi lại hình thành một vành khăn
bao bọc một vùng nước tạo nên một đầm nước lặng giữa biển khơi. Đầm nước thông với bên ngoài
nhờ một cửa thông tức chỗ gãy vỡ ở một đoạn vành khăn, đó cũng là lối cho thuyền bè vào ra.
Nhóm lưỡi liềm ở các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Duy Mộng, Quang Hòa, Bạch Qui, Tri
Tôn… Trong số này đảo Hoàng Sa lớn nhất nên đã được lấy tên riêng của mình đặt thành tên
chung cho cả quần đảo. Đảo có hình dáng tựa quả xoài đặt nằm nghiêng trên mặt biển, chiều dài
non một km và chiều rộng khoảng 700m. Quanh đảo có một bãi cát vàng bao bọc. Thực ra đây là
những mảnh vụn san hô vỡ ra thành cát. Trên đảo cây cối xanh tươi mọc thành rừng. Dừa và phi
lao thì bạt ngàn. Tiếp theo là loài bàng biển cao đến 10m, rồi mù u cao khoảng 7m. Sát mặt đất là
bỉm bỉm, cỏ chông, cỏ xả tử. Lối vào bến chính của đảo là phía Đông. Tại đó có một cầu tàu xây
vươn ra ngoài bãi san hô, dài 180m. Cầu tàu dẫn đến khu trung tâm đảo, nơi đó có giếng nước
ngọt, có trạm khí tượng lập từ năm 1938 và ngọn hải đăng cũng được xây dựng khoảng thời gian
đó. Trạm khí tượng kiêm vô tuyến điện báo ấy với những viên chức Việt Nam điều hành ngay từ khi
thành lập, từng được tổ chức khí tượng quốc tế biểu dương về những số liệu quan trắc của nó tạo
an toàn cho tàu biển và máy bay qua lại vùng biển Đông.
Đảo Hoàng Sa cũng như phần lờn các đảo khác trong cụm có một tài nguyên đáng chú ý là nguồn
phân bón photphat vô tận. Loại phân bón này do nguồn phân chim tích lũy hằng bao đời tạo ra.
Nước mưa cuốn theo chất photphat hòa tan với những san hô đã phân hóa tạo thành những mỏ
photphat vôi lộ thiên. Từ năm 1920, chính quyền thực dân đã cho phép một công ty Nhật Bản khai
thác photphat ở đây. Năm 1956, thời Nguỵ quyền Sài Gòn, một công ty tư bản cũng ra đây khai thác
nguồn phân bón đó. Nằm ở phía Tây Nam đảo Hoàng Sa là đảo Quang Ảnh và đảo Hữu Nhật. Chỉ
hòn đảo sau mới có nước ngọt và có một miếu nhỏ lập từ thời Gia Long.
Nhóm phía Đông nằm về phía Đông Bắc nhóm lưỡi liềm có tên nhóm An Vĩnh, lấy tên một làng ở
tỉnh Quảng Ngãi cũ có nhiều người tham gia đội Hoàng Sa là một đội công tác đặt ra từ đầu đời
Nguyễn, hàng năm cứ tới tháng 3 là ra các đảo này tìm kiếm hải sản, đến tháng 8 quay về đất liền.
Nhóm này gồm các đảo Phú Lâm, Linh Côn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Tây, đảo Nam… Lớn
hơn cả là đảo Phú Lâm và Linh Côn (kể chung cả quần đảo Hoàng Sa thì đây thì đây cũng là hai
đảo lớn nhất vì diện tích rộng tới 1,5km2). Tại đó, cây cối cũng phong phú như bên đảo Hoàng Sa.
Với trên 30 hòn đảo lớn nhỏ giữa biển Đông, quần đảo Hoàng Sa cùng với hàng trăm hòn đảo của
quần đảo Trường Sa từ rất lâu đời thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều khẳng định này hoàn toàn
có cơ sở pháp lý vững chắc với đầy đủ tư liệu văn kiện lịch sử và thực tế. Ngay từ năm 1701,
những giáo sĩ phương Tây đi trên con tàu Amphitrit từ Pháp sang Trung Quốc đã viết trong một bức
thư: “Tàu thuận gió chẳng bao lâu là tới ngang tầm Hoàng Sa. Đó là một quần đảo thuộc vương
quốc An Nam”. Giám mục Marin thì đã thuật lại vụ 3 chiếc tàu buôn Hà Lan từ Nhật Bản về năm
1714, gặp bão ở Hoàng Sa, đoàn thủy thủ đã lên được đảo, được ngư dân Việt Nam đưa về Nha
Trang, chúa Nguyễn đã cấp tiền, gạo và giúp họ lên tàu khác về nước. Sê-nho (Chaigneau) một
người Pháp làm việc tại triều vua Gia Long đã viết trong “Tờ trình về xứ Đàng Trong” năm 1820 gửi
về Pháp: “Nước An Nam gồm xứ Đàng Trong, xứ Đông Kinh, một số đảo có dân cư không xa bờ
biển và đảo Hoàng Sa”.
Năm 1833, giám mục Tabert cũng xác nhận:
“Tôi không liệt kê hết các hòn đảo ở Nam Kỳ, tôi chỉ lưu ý rằng từ 34 năm nay, quần đảo Pa-ra-xen
mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm nhiều hòn đảo… đã do nguời Việt xứ Đàng Trong
chiếm hữu”.
Trong thư tịch Việt Nam thì Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) rồi các xứ thần nhà Nguyễn (thế kỷ 19) đã viết
nhiều về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và trên thực tế thì suốt thế kỷ 18 và 19, các đội
Hoàng Sa vẫn ra đảo làm việc.
Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ
Được khánh thành đi vào hoạt động ngày 2/9/1998. Bà Nà do người Pháp phát hiện vào tháng
4/1901. Ngày 15/11/1902 hoàn thành con đường lên Bà Nà dài khoảng 20km. 27/5/1919 chuẩn y
bản vẽ thiết kế khu nghỉ dưỡng Bà Nà cho quan chức Pháp ở miền Trung. Qua hai cuộc chiến tranh
hàng trăm ngôi biệt thự và công trình công cộng trên đỉnh Bà Nà trở thành hoang phế.
Bà Nà cao 1482m trên đỉnh có một số khu vực bằng phẳng. Nhiệt độ ở Bà Nà có mức chênh lệch
khá cao so với đồng bằng từ 10 đến 12oC. Mùa hè dao động từ 15 – 26oC giữa trưa, hiếm khi vượt
quá 25 độ. Đặc biệt Bà Nà có 4 mùa trong ngày: sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông… thuận lợi
cho việc nghỉ dưỡng tiêu khiển, bồi bổ sức khỏe…
Theo số liệu chưa đầy đủ, Bà Nà có khoảng 544 loài thực vật bậc cao và 256 loài động vật, trong đó
có 6 loài thực vật và 44 loài động vật ghi vào sách đỏ… ngày 9/8/1986, khu Bà Nà – Núi Chúa được
công nhận là rừng đặc dụng. Hiện nay, một số biệt thự tại khu DL Bà Nà đã được trùng tu đầy đủ
tiện nghi, sẵn sàng phục vụ khách tham quan. Công trình cáp treo dài 1km trên đỉnh đã được hoàn
thành vào ngày 29/3/2000. Bà Nà - Núi Chúa, một thắng cảnh được gọi là Đà Lạt miền Trung, một
thắng cảnh không thể bỏ qua của Đà Nẵng.
Bà Nà – Núi Chúa cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Tây, thuộc phạm vi hành chính của hai xã
Hòa Ninh và Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Nằm trong toạ độ địa lý: 15o55’ đến 16o4’22’’ vĩ Bắc và 107o59’25’’ đến 108o6’30’’ kinh Đông.
Phía Bắc giáp xã Hòa Bắc và Hòa Liên – huyện Hòa Vang. Phía Nam giáp huyện Đại Lộc – Quảng
Nam. Phía Đông giáp các xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong – Hòa Vang. Phía Tây giáp huyện
Hiên – Quảng Nam.
Tổng diện tích toàn khu vực: 17.641ha.
Diện tích đất khu DL đỉnh núi Bà Nà: 25.830m2. Trong đó Bà Nà: 7500m2, Núi Chúa: 16.200m2,
khu Đá Xẻ và các khu lẻ khác: 2130m2.
Như vậy Bà Nà – Núi Chúa nằm ở vùng giao lưu giữa miền Bắc và miền Nam, đặc trưng cho vùng
rừng núi chạy dài ven biển miền Trung.
Hệ thống núi Bà Nà – Núi Chúa có độ cao cao nhất là 1487m, thuộc thượng nguồn của 3 nhánh
sông chính: phía Đông là những nhánh suối đổ về sông Túy Loan; phía Nam là các nhánh suối đổ
về sông Lỗ Đông, phía Tây là các nhánh suối đổ về phía sông Vàng.
Đặc điểm địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều hệ suối, độ dát sườn núi ngắn, độ chênh cao địa
hình lớn, độ cao trung bỉnh hơn 800m, độ dốc phổ biến là 25 – 35o.
Địa chất – thổ nhưỡng: Nền địa chất trong khu vực gồm 3 loại đá: granit, đá sét biến chất, đá cát
kết. Có 3 nhóm đất chính: nhóm đất Feralit núi thấp phát triển trên các loại đá granit, sét biến chất,
đá cát kết, có diện tích là 11.816ha; nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình phát triển trên các loại
đá granit, đá cát kết có diện tích là 1062ha; nhóm đất Feralit đồi thấp phát triển trên đá granit, đá cát
kết và biến đổi do trồng lúc nước, có diện tích là 4763ha.
Khí hậu – thủy văn: Là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng bức xạ dồi dào, lượng
mưa lớn, phân bố không đồng đều do ảnh hưởng của yếu tố địa hình. Càng lên cao nhiệt độ càng
giảm, độ ẩm tăng, hình thành đai á nhiệt đới ẩm trên núi.
-Chế độ nhiệt vùng núi Bà Nà:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 18,3oC.
+ Nhiệt độ trung bình những tháng mùa nóng <26oC.
+ Nhiệt độ trung bình những tháng mùa lạnh <20oC.
+Biên độ nhiệt ngày đêm: 5,3oC.
-Chế độ mưa ẩm:
+Lượng mưa bình quân năm: 5185 mm.
+Số ngày mưa trong năm: 189 ngày.
+Độ ẩm trung bỉnh: 93%.
-Chế độ gió: Khí hậu khu vực đỉnh Bà Nà một năm có hai mùa rõ rệt:
+Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa đông bắc hoặc tây bắc.
+Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 8, thường có gió mùa đông nam, đông (nồm), đôi khi có gió tây
nam. Những tháng trong mùa này thường khô ráo.
Toàn bộ khu vực Bà Nà – Núi Chúa thuộc vùng thượng nguồn của 3 nhánh sông Túy Loan, sông Lỗ
Đông huyện Hòa Vang – Đà Nẵng và sông Vàng ở huyện Hiên – Quảng Nam. Đặc điểm của vùng
này là nằm trong vòng bán sơn địa nên vùng thượng nguồn có nhiều khe suối nhỏ chia cắt địa hình
phức tạp và độ dốc lớn. Hệ thống thủy văn ở Bà Nà kết hợp với địa hình cao, dốc tạo ra nhiều
ghềnh, là điều kiện để xây dựng những điểm tham quan du lịch.
Hệ thực vật: Qua điều tra bước đầu đã thống kê được 544 loại thực vật bậc cao thuộc 379 chi, 36
họ thực vật khác nhau. Trong 136 họ thực vật đã thống kê được có một số họ cây gỗ có nhiều công
dụng khác nhau:
- Nhóm loại cây độc: 10 loài thuộc 8 họ.
- Nhóm cây có quả ăn được: 28 loài thuộc 16 họ.
- Nhóm cây nấu nước uống: 4 loài thuộc 3 họ.
- Nhóm loài cho rau và thay rau: 13 loài thuộc 11 họ.
- Nhóm làm thức ăn gia súc: 8 loài.
Ngoài ra có một số loài chưa xác định được công dụng của nó.
*Các loài cây quý hiếm:
Căn cứ vào tiêu chuẩn đã được Tổ chức Bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế
(LUCN) đưa vào sách đỏ là những loài: Trầm hương, Cẩm lai, Sến mật, Trắc, Kim giao, Gụ lau.
Hệ động vật: Dựa vào kết quả sưu tầm mẫu vật, quan sát ở thực vật, cùng với những số liệu đã có,
Sở Nông lâm – Thủy sản Đà Nẵng đã thống kê được 256 loài trong đó:
-Lớp thú có 62 loài thuộc 26 họ, 8 bộ.
-Lớp chim có 179 loài thuộc 46 họ, 16 bộ.
-Lớp bò sát: 17 loài thuộc 8 họ, 2 bộ.
So sánh với thành phần loài của Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) thì thành phần loài của
khu vực Bà Nà cũng tương ứng với khu Bạch Mã.
*Đặc điểm khu hệ động vật Bà Nà:
Với những kết quả thống kê được cho thấy động vật khu vực Bà Nà rất phong phú, đặc trưng cho
khu hệ động vật Nam Trừơng Sơn với các loài hươu vàng, cheo cheo, chồn dơi, sói vàng, trĩ sao,
gà lôi lông trá, khỉ đuôi dài, trăn dây,… Đặc trưng cho khu hệ Bắc Trừơng Sơn như: Gà tiền mặt
vàng, gà lôi lam màu trắng, trút,… Đặc trưng cho khu đệm giữa hai hệ động vật Bắc và Nam
Trường Sơn.
*Nhóm động vật quý hiếm:
Tổng số loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn của Tổ chức Bảo vệ thiên
nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (LUCN) là 44 loài. Trong đó lớp thú: 23 loài, lớp chim 12
loài, lớp bò sát 9 loài. Trong số 44 loài động vật quý hiếm có 9 loài thú, 3 loài chim và 2 loài bò sát
thuộc đối tượng có nguy cơ bị tiệt chủng, đó là: Chà vá chân nâu, Vượn má hung, Chó sói, Gấu
chó, Gấu ngựa, Hổ, Báo hoa mai, Hươu vàng, Hoẵng lợn, Gà lôi trắng Beli, Gà lôi lam màu trắng,
Ác là, Rắn hổ chúa. Trong số đó, Hoẵng và Vượn má hung còn tương đối nhiều.
+ Giai đoạn tìm kiếm và phát kiến (1900 – 1915)
Tháng 2/1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer giao nhiệm vụ cho Đại úy Thủy quân Lục
chiến Debay đi thám sát và nghiên cứu với bán kính 150 km trong dãy Trường Sơn tính từ Đà Nẵng
nhằm tìm kiếm một địa điểm để dựng khu điều dưỡng cho người Pháp ở miền Trung Trung bộ, cụ
thể là ở Huế và Đà Nẵng.
Theo lệnh trên, Đại úy Debay đã khảo sát khu Đồng Ngãi (phía Tây Huế), A-Touat (Lào), Lô Đông
và Trà My thuộc Quảng Nam. Cuộc khảo sát gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, nên đến cuối tháng
7/1900, đoàn khảo sát tan rã, không thu được kết quả gì.
Không từ bỏ ý định thiết lập một khu an dưỡng ở miền Trung Trung bộ, tháng 12/1900, Toàn quyền
Doumer giao cho Đại úy Debay tiếp tục cuộc khảo sát. Phái đoàn thứ hai này, ngoài Đại úy Debay là
trưởng phái đoàn, còn có Trung uý Becker của đơn vị Bộ binh nhẹ Châu Phi, Trung úy Decherf của
Trung đoàn 3 Lính bản xứ Bắc Kỳ, Vener của Trung đoàn 10 Bộ binh thuộc địa. Phái đoàn rời Hà
Nội, ngày 13/2/1901, đến Đà Nẵng ngày 14/2 và ngày 22/2 đến Huế để bắt đầu cuộc khảo sát. Sau
nhiều cuộc thám sát gay go, cuối cùng vào tháng 4/1901 phái đoàn đã phát hiện ra Bà Nà, địa điểm
mà Đại úy Debay đã ghi trong báo cáo là: “Trong rặng núi của thung lũng Túy Loan, một địa điểm
khả dĩ để thiết lập một nơi an dưỡng”.
Do nhiều nguyên nhân, cuộc khảo sát Bà Nà tạm dừng và đến ngày 17/7, Debay và Becker mới trở
lại Bà Nà, để Trung úy Decherf ở lại Đà Nẵng vì đang bị bệnh. Cuộc khảo sát lần nay kéo dài đến
ngày 8/8/1901. Sau cuộc khảo sát này, Debay đã có một báo cáo tương đối toàn diện cho Toàn
quyền Doumer về vị trí địa lý, khí hậu, động, thực vật, thủy văn và ông cũng đề xuất phương án xây
dựng con đường đến Bà Nà. Từ những đánh giá toàn diện, Debay đã khẳng định Bà Nà là nơi nghỉ
dưỡng tốt nhất so với những nơi ông từng đến trước đây, vì những lý do sau đây:
-Không khí trong lành, rất thích hợp với người Âu Châu.
-Vị trí gần thành phố Đà Nẵng, đi lại tương đối dễ dàng.
-Có hàng loạt những cao nguyên nho nhỏ từ 1-2ha cácnh nhau không xa, có thể xây dựng những
nơi ở và dễ dàng nối liền chúng lại với nhau bằng con đường nhỏ.
-Quang cảnh lý tưởng, có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
Ngay khi nhận được báo cáo của Debay, Toàn quyền Doumer đã cho phép mở ngay con đường lên
đỉnh Bà Nà. Một dấu mối đáng lưu ý trong thời gian này: Ngày 2/10 Trung Úy Decherf trong khi đang
giám sát việc xây dựng một chiếc cầu, đã bị thương nặng do một cây to đổ vào người và đã qua đời
ở Đà Nẵng vào ngày 5/10. Đến ngày 15/11/1902 con đường mòn lên đỉnh Bà Nà đã hoàn thành.
Ngay trong thời điểm này, người Pháp đã xây dựng một căn nhà lớn ở độ cao 1360 m, dự phòng
cho cuộc thăm viếng và ở lại ngắn ngày của Toàn quyền Doumer. Đáng tiếc, vì những lý do khác
nhau mà Toàn quyền Doumer đã không thể đến được Bà Nà – nơi mà ông dồn mọi quyết tâm và
với ý chí sắt đá của mình, Đại úy Debay đã vượt qua bao gian khổ để tìm ra… Sau đó một thời gian
Bà Nà bị rơi vào quên lãng.
Thục ra, từ sự lỗi hẹn của Toàn quyền Doumer với Debay, vào cuối năm 1902 đến 1915, Bà Nà
không phải hoàn toàn rơi vào quên lãng, mà vì sự hấp dẫn của “một nơi an dưỡng tuyệt vời” (qua
lời kể của Debay) và sự tò mò về “1 loại cây có nhựa” mà một số cán bộ lâm nghiệp và nhà buôn
Pháp lúc bấy giờ lầm tưởng là cao su đã thôi thúc nhiều cuộc tìm kiếm nữa. Chẳng hạn:
-Cuộc khảo sát của ông H.Cosserat và Travel bạn ông vào tháng 7/1904.
-Cuộc khảo sát của hai kiều dân Pháp ở Đà Nẵng: Ông Meunier và ông Demars, viên chức của
công ty chè ở Trung bộ (nguyên là hiệu buôn Lombard và công ty ở Đà Nẵng) để tìm kiếm cây cao
su vào tháng 6/1906.
-Cuộc khảo sát của ông Amedeo, nhân viên lâm nghiệp ở Đà Nẵng thực hiện vào tháng 9/1909.
-Cuộc khảo sát của ông Dujadin, giám đốc phân khu lâm nghiệp Đà Nẵng vào tháng 5/1914.
Trong khoảng 9 năm đằng đẵng ấy (1906 – 1915) dù đã có những cuộc khảo sát lác đác nêu trên,
nhưng Bà Nà vẫn bị bỏ rơi vào quên lãng nếu không có sự kiện quan trọng là vào ngày 31/1/1912,
chính phủ Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định công nhận Bà Nà là khu bảo tồn lâm nghiệp.
+ Giai đoạn tập trung nghiên cứu và kiến thiết Bà Nà (1915 – 1923)
Sự kiện công nhận Bà Nà là khu bảo tồn lâm nghiệp đã đánh dấu mốc quan trọng thúc đẩy sự tập
trung nghiên cứu rặng núi và góp phần to lớn thu hút sự quan tâm đến nó.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nghiên cứu tìm kiếm những khả năng để xây dựng một
khu nghỉ mát trên núi Bà Nà, năm 1915 ông Gulbler, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Trung bộ đã giao cho
ông Marboeuf, lúc này là Giám đốc phân khu lâm nghiệp Đà Nẵng thực hiện các cuộc khảo sát
nhằm mục đích nghiên cứu lâm sinh của Bà Nà, đồng thời xác định lại con đường của Đại úy
Debay.
-Cuộc khảo sát thứ nhất từ ngày 23 – 27/8/1915, ông Marboeuf đã phát quang con đường Debay
cũ.
-Cuộc khảo sát thứ hai vào tháng 10/1915, Marboeuf đã ở lại trên đỉnh Bà Nà 21 ngày. Từ đây ông
chỉ đạo việc xây dựng Trạm Lâm nghiệp đầu tiên trên đỉnh Bà Nà.
Cũng từ cuộc khảo sát lần thứ hai này, ông Marboeuf đã có một báo cáo đầy thú vị về Bà Nà. Ông
đã ví Bà Nà như Langbiang và ông đã ngồi vắt vẻo trên một thân cây ngoài nắng từ 11h trưa đến 2h
chiều để sưởi ấm trong một cảm giác vô cùng sảng khoái.
Bị quyến rũ bởi Bà Nà năm 1916 bác sĩ Gaide, Giám đốc Sở Y tế Trung Bộ quyết định lên Bà Nà để
xem thực hư như thế nào nhằm ra quyết định xây dựng khu nghỉ mát. Cùng đi với ông là bác sĩ
Judet De Lacombe, bác sĩ trường Đà Nẵng, ông Denisse, Giám đốc Công ty dầu lửa Pháp Á ở Đà
Nẵng và ông Dujardin, Giám đốc Khu lâm nghiệp Đà Nẵng. Lúc bấy giờ đuờng lên Đà Nẵng còn khó
khăn, cực nhọc nhưng bù lại họ đã được tận hưởng một quang cảnh tuyệt mỹ với một khí hậu êm
dịu không ngờ.
Từ năm 1917-1918, tập trung cho việc tu sửa đường sá.
Trong khoảng thời gian này ông Beison, một luật sư tại Đà Nẵng đã từng lưu lại tại trạm lâm nghiệp
trên đỉnh Bà Nà 18 ngày. Trở về Đà Nẵng, vì quá thích thú với chuyến nghỉ mát này, ông lập tức xin
chính quyền cho phép xây dựng một ngôi nhà riêng tại Bà Nà. Tháng 5/1919 ông Beisson nhận
được giấy phép xây dựng nhà ở. Từ đây cùng với một thầu khoán người Việt, ông bắt tay vào việc
thực hiện nguyện vọng của mình và đến tháng 7/1920 ngôi nhà đầu tiên theo sáng kiến của một tư
nhân đã có tại Bà Nà.
Điều đáng lưu ý năm 1919 là theo lệnh của ông Gulbler, GĐ Sở Lâm nghiệp Trung bộ, ông
Coursange, Nhân viên kiểm lâm tập sự, được sự giúp đỡ của Linh mục Vallet, linh mục phụ trách xứ
đạo Phú Thượng, đã đổi lộ trình lên núi. Thay vì đi theo lối cũ của Đại úy Debay từ Hội Vực (Hoà
Phú), họ đã bắt đầu từ Cao Sơn – An Lợi để lên đỉnh Bà Nà (như hiện nay). Sự thay đổi lộ trình
trên, ngoài việc đi lại thuận lợi, nó còn mở ra một cơ hội tốt cho việc phát triển ngành trồng và chế
biến chè của toàn vùng. Lúc bấy giờ các chi nhánh buôn chè nổi tiếng của Hiệp hội Thương mại
Đông Dương, Phi Châu, các hảng buôn nước ngoài như J. Flard, Cuenin,… đã có mặt thường trực
tại đây.
Thông qua các hội buôn nổi tiếng, chè Phú Thượng đã từng một thời kỳ vang bóng ở năm châu. Từ
một vùng trung du nghèo khó lặng lẽ, bỗng trỡ nên rộn ràng tấp nập, bóng dáng những cô thôn nữ
hái chè trên nương sớm trở nên quen thuộc với khách đường xa. (Ngày nay Bà Nà đã được phục
hồi và tái thiết. Con đường xưa nay đã rộng mở. Nên chăng có những chính sách để phục hồi và
phát triển nghề trồng và chế biến chè truyền thống của vùng An Ngãi – Cao Sơn).
Về mặt hành chính, trong thời gian này đã có những quyết định quan trọng đối với Bà Nà.
+Ngày 27/5/1919, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y bản vẽ mặt bằng phân lô cấp đất
xây dựng do Leprince, Nhân viên Sở Công chính Quảng Nam vẽ theo yêu cầu của Công sứ Quảng
Nam, ông Galtier.
Qua bao thăng trầm, cuối cùng cũng đến lúc Chính quyền Đông Dương quan tâm đến khu nghỉ mát
Bà Nà.
+Năm 1920, 3 bác sĩ: Marque, A. Sallet và Raynaud lên Bà Nà khảo sát và lập báo cáo đánh giá về
vệ sinh dịch tể của khu nghỉ mát Bà Nà.
+Tháng 2/1921, ông Emile Morin, một nhà buôn ở Đà Nẵng đã tiến hành xây dựng hai ngôi nhà lớn
với 22 buồng tiện nghi trên đỉnh Bà Nà. Đến tháng 5/1923, khách sạn này bắt đầu đón khách.
Những con đường mòn nối liền các nền nhà (ngày nay vẫn còn dấu vết) cũng được mở trong thời
gian này bởi các nhân viên Sở Lâm nghiệp Trung bộ, gồm các ông Paoli, Spick, Cadays, Niolle…
theo lệnh của Giám đốc Sở, ông Boulangé. Đặc biệt, ông Vissac, Kỹ sư Sở công chính Đà Nẵng là
người trực tiếp chỉ đạo việc mở đường ô tô từ cầu An Lợi lên đến độ cao 300m, rút ngắn thời gian đi
từ Đà Nẵng lên Bà Nà chỉ còn 5 tiếng.
Tiến độ xây dựng đường ô tô của Pháp trong thời gian này rất chậm. Năm 1938, lên đến cao trình
600m, năm 1939: 900 m, năm 1940: 1200 m và sau đó 1400m.
Từ công trình giao thông này các biệt thự, nhà hàng dần dần mọc lên, nhất là ở độ cao từ 1200m
trở lên đỉnh. Theo tài liệu của của Cadiere, lúc này Bà Nà đã có đến 100 công trình bao gồm các
biệt thự và các nhà hàng, bưu điện, trạm xá, nhà nguyện… mỗi tháng trung bình đón từ 120-150
người đến lưu trú nghĩ dưỡng. Cao điểm năm 1943 có lúc đến 450 người.
Trong thời gian hưng thịnh Pháp đã bố trí tại Bà Nà đồn lính khố xanh với biên chế khoảng hơn một
trung đội để canh gác, tuần tiểu và bảo vệ dinh thự, nhà cửa và tài sản của khu này. Sau ngày Nhật
đảo chánh Pháp (9/3/1945) lực lượng vũ trang này vẫn được người Nhật duy trì để bảo vệ Bà Nà.
Ngày 17/8/1945, sau khi cướp chính quyền Tổng An Phước (Tây Hòa Vang), Ban chỉ đạo cướp
chính quyền Tổng An Phước đã lãnh đạo đoàn biểu tình hơn 200 người kéo lên cướp chính quyền
ở khu nghỉ mát Bà Nà.
Năm 1946 cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai bắt đầu: Bà Nà đi vào thời kỳ hoang phế.
+ Giai đoạn hoang phế (1945-1975)
Chiến tranh thế giới thứ II và sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, Bà Nà gần như bỏ trống
không sử dụng vào mục đích nghỉ mát.
Trong thời kỳ chống Mỹ, quân đội Mỹ đã chiếm đỉnh Bà Nà lập đồn trú để quan sát và khống chế
toàn khu vực thành phố Đà Nẵng và cánh Tây Hòa Vang. Lúc này, việc vận chuyển của quân đội
Mỹ chủ yếu bằng máy bay trực thăng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) do không có người quản lí các công trình kiến trúc
đã bị hoang phế lại càng thêm hoang phế hơn do sự đập phá bừa bãi để tìm phế liệu.
Sau năm 1975, đã có những cuộc khảo sát với mục đích khác nhau của các nghành lâm nghiệp,
dược, du lịch, khoa học công nghệ và môi trường… cho đến ngày 11/10/1997, tại quyết định
3754/QĐ-UB của UBND thành phố phê duyệt dự án khả thi xây dựng tuyến đường du lịch phân khu
nghỉ mát Bà Nà, khu du lịch Bà Nà thực sự được đánh thức sau gần một thế kỷ hoang phế.
+ Giai đoạn phục hồi, tái thiết (1997-nay)
Gần một thế kỷ, do chiến tranh và thời gian hủy hoại, các công trình kiến trúc của khu nghỉ mát Bà
Nà đã đi vào hoang phế. Sau một thời gian khảo sát và nghiên cứu toàn diện Bà Nà, đầu năm 1997
UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các nghành, các cấp dồn mọi nỗ lực để khôi phục và tái thiết khu
du lịch Bà Nà nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của nhân dân và tham quan cho khách
du lịch.
Trong giai đoạn này, cần lưu ý những chủ trương sau đây:
-Quyết định 199/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ)
công nhận khu Bà Nà- Núi Chúa là rừng đặc dụng.
-Quyết định 3754/QĐ-UB ngày 11/10/1997 của UBND thành phố phê duyệt dự án khả thi xây dựng
tuyến đường du lịch lên khu nghỉ mát Bà Nà.
-Quyết định 5055/QĐ-UB ngày 4/9/1998 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết
khu du lịch nghỉ mát Bà Nà.
-Công văn 470/CV-UB ngày 4/4/1998 của chủ tịch UBNDTP V/v giao cho Công ty Du lịch Dịch vụ
Đà Nẵng cải tạo và xây dựng các biệt thự, xây dựng các cơ sở dịch vụ và nhà hàng phục vụ du lịch
tại Bà Nà.
Với quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, ngày 2/9/1998, nhân dịp kỷ niệm
lần thứ 54 Quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hôi Chủ Nghĩa Việt Nam và 140 năm quân dân thành
phố Đà Nẵng đánh thực dân Pháp, các hạng mục công trình thiết yếu tại Bà Nà như đường giao
thông, phục hồi hai biệt thự, xây dựng các bungalow và một nhà hàng 300 chỗ,… đã hoàn thành,
khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa chính thức khai trương và đón khách.
Hiện nay, tại khu du lịch Bà Nà, hai trong số hàng trăm biệt thự của Pháp đã được khôi phục với tên
gọi mới là biệt thự Hoàng Lan và biệt thự Vọng Nguyệt. Ngoài ra tại khu trung tâm trên đỉnh ở độ
cao 1450m là một khu Bungalow gồm 24 giường nghỉ theo từng gian riêng biệt, một nhà hàng gồm
150 chỗ ngồi và các dịch vụ: quầy bar, karaoke, thiết bị tham quan, dã ngoại, picnic, camping do
Trung tâm Du lịch Bà Nà thuộc Công ty Du lịch Dịch vụ Đà Nẵng (Danatour trực tiếp quản lý) sẵn
sàng phục vụ nhu cầu của khách.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, từ nay đến cuối năm 1999, các công trình cơ bản như hệ thống
cấp nước, điện thắp sáng và các công trình công cộng khác như bưu điện, sân tennis, khu bảo tồn
động thực vật vườn hoa, cây cảnh…các dịch vụ ăn uống, giải khát, chữa bệnh của các thành phần
kinh tế sẽ lần lượt hình thành tại Bà Nà. Dự kiến, đến 29/3/2000, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngảy giải
phóng thành phố Đà Nẵng, coông trình cáp treo (cabine cable) với công suất 400 khách/giờ sẽ hoàn
thành. Toàn bộ con đường từ Hoà Khánh đến Bà Nà sẽ được thẩm thấu nhựa. Các dịch vụ vui chơi
giải trí, thể thao như: cầu lông, công viên khủng long, bảo tàng tiêu bản động thực vật, vườn hoa
cây cảnh… sẽ chính thức khai trương phục vụ khách.
+ Giá trị nghỉ dưỡng của KDL Bà Nà
Với điều kiện địa chất, thổ nhưỡng và khí hậu, thủy văn như đã nêu ở phần I, qua nhiều đợt khảo
sát thực tế, bác sĩ Gaide, người được giao nhiệm vụ nghiên cứu để đề ra quyết định xây dựng khu
nghỉ mát Bà Nà đã có đánh giá về giá trị nghỉ dưỡng của Bà Nà như sau: “Khí hậu Bà Nà là khí hậu
khá khô ráo, thường xuyên êm dịu, với ngày ấm vừa phải, đêm mát tuyệt diệu. Cái khí hậu trong
lành, ôn hòa này tương tự như khí hậu miền Địa Trung Hải, phù hợp tuyệt vời đối với những cơ thể
mệt mỏi, suy nhược vì những ngày hè quá nóng bức và đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em”.
Ở một chương khác, Gaide viết: “…Tóm lại, sức khỏe chung của những người Âu nghỉ tại đây được
phục hồi và tăng cường nhanh chóng nhờ đợt chữa bệnh bằng độ cao. Với những người giảm sút
sức lực vì phải lưu lại lâu ngày ở đất thuộc địa, với những người bị suy sụp vì cái nóng gay gắt, với
những người suy nhược thần kinh vì làm việc quá sức, khí hậu tuyệt hảo ở đây đã trả lại cho họ sự
năng động, sức mạnh và nghị lực. Nhưng nhìn chung, phụ nữ và trẻ em mới là những người được
hưởng thụ nhiều nhất. Thật là tuyệt diệu khi thấy họ hồng hào và béo tốt lên.”
Để kết luận cho báo cáo của mình, ông viết “… Cuối cùng, chúng tôi muốn khẳng định rằng một lần
nghỉ mát mùa hè ở Bà Nà là một cuộc chữa bệnh bằng độ cao tuyệt hảo, thích hợp đặc biệt với
những gia đình, những cá nhân thích nghĩ ngơi hoàn toàn yên tĩnh. Hơn nữa, nhờ cái toàn cảnh
tuyệt diệu của biển cả và dãy Trường Sơn, với những bối cảnh và tác dụng của sự phối hợp ánh
sáng rất đa dạng luôn có trước mắt, những ngày nghỉ ở đây rất dễ chịu và đặc biệt quyến rũ. Theo
chúng tôi, đó cũng chính là ưu thế của Bà Nà so với Đà Lạt. Vì ở Đà Lạt chân trời bị hạn chế và
không hề thay đổi.”
Tất nhiên về nhiều mặt Bà Nà không thể so sánh. Nhưng ưu thế hơn hẳn của Bà Nà so với Đà Lạt
cũng như với những điểm nghỉ mát nổi tiếng khác của nước ta như SaPa, Tam Đảo, đó là VẺ ĐẸP
HÙNG VĨ CỦA CÁI NHÌN TOÀN CẢNH TỪ BÀ NÀ.
Vào những lúc trời quang mây tạnh, từ trên những những mỏm núi cao, tầm mắt chúng ta có thể
bao quát cả một vùng không gian rộng lớn, phía Tây là dãy Trừơng Sơn ngút ngàn mây phủ, phía
Đông là biển cả mênh mông với đồi núi đảo xa và những vịnh ven bờ… Về phía Bắc, tầm nhìn có bị
vướng bởi rặng Hải Vân, nhưng sau những chóp núi chập chùng ta vẫn thấy biển khơi mờ ảo đến
tận chân trời. Và qua những chỗ khuyết của dãy núi, ta có thể quan sát những cồn cát phía xa,
những đầm phá yên tĩnh cạnh thành phố Huế. Toàn cảnh phía Đông trải ra một vẻ đẹp độc đáo.
Ngay trước rặng núi sát Bà Nà hiển hiện vành đai xanh của làng Phú Thượng với những điểm sáng
trắng của những ngôi nhà cổ kính. Rồi châu thổ sông Trường Định (Cu Đê) với cửa sông Nam Ô đổ
ra biển cả. Vịnh Đà Nẵng vẽ một vành cung viền cát trắng đến tận rặng núi Sơn Trà. Vào lúc biển
yên sóng lặng ta có thể quan sát cuộc sống sinh động đang diễn ra trên vịnh Đà Nẵng với từng
đoàn thuyền đánh cá từ các làng chài Thanh Khê, Thuận Phước,… kéo ra. Những chấm đen di
chuyển trên một mảng sáng ban mai mờ ảo, có lúc làm ta không phân biệt được chúng bập bềnh
trên sóng hay lơ lững giữa lưng trời.
Đà Nẵng đó với những công trình kiến trúc. Cảng sông Hàn với dòng sông mảnh mai vắt dọc và
Ngũ Hành Sơn hiện ra với những hòn non bộ đặt khéo léo trên nền cát trắng. Đồng bằng mênh
mông kéo dài tầm nhìn đến tận những thung núi từ phía Tây Quảng Nam đổ xuống. Thật khó có thể
diễn đạt hết những cảm nhận trước toàn cảnh hùng vĩ mà nên thơ này.
Cái đẹp của Bà Nà còn nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt vời. Không khí dễ chịu, thi thoảng có
những cơn gió nhẹ lay động cuốn theo hương thơm của muôn ngàn kỳ hoa dị thảo. Tiếng róc rách
từ xa của suối nước vẳng tới, tiếng xào xạc của lá rừng, tiếng ve ngân lãng du, mộng mị,…Cả một
tổng thể sác màu, âm thanh cùng lúc tràn đến, mơn man, ve vuốt làm cho thời gian chiêm ngưỡng
thiên nhiên Bà Nà trở nên rạng rỡ hơn, rung cảm hơn.
Không cần phải bàn cãi gì thêm về giá trị của khu nghỉ mát. Bởi lẽ Gaide và những cộng sự đầy
trách nhiệm của ông đã nghiên cứu, đánh giá rất kỹ về nó. Và với những gì chúng ta từng cảm nhận
về Bà Nà cũng đã nói lên tất cả những giá trị vốn có của nó.
+ Tín ngưỡng và truyền thuyết tại Bà Nà
Trong tập hồi ký “Núi Bà Nà, nơi nghỉ mát của miền Trung Trung bộ”, Bác sĩ Albert Sallet đã có công
sưu tầm và viết lại một cách hấp dẫn về tín ngưỡng dân gian và một số các truyền thống chung
quanh Bà Nà.
Trong tài liệu này nhằm đáp ứng nhu cầu của những du khách quan tâm đến vấn đề XH nhân văn
của Bà Nà, chúng tôi xin được ghi lại một vài mẫu chuyện sưu tầm của Albert Sallet với cách nhìn
mới, nhằm tránh những quan niệm cho rằng đây là chuyện mê tín dị đoan.
1. Chuyện về những thần linh:
Hầu như tất cả mọi người Việt Nam ở những thôn làng quanh núi đều coi ngọn núi là linh thiêng,
được kính sợ. Dấu ấn của Tô-tem giáo cổ xưa đã truyền lại cho những người dân nghèo khó, hiền
lành sự tôn kính, khiếp hãi trước những hiện tượng, vật thể to lớn, hùng vĩ chung quanh họ. Những
thần núi, thần nông, thần sông, thần biển… luôn luôn ở bên họ, đe dọa khi lỡ lầm, hay che chở khi
họ bị nạn. Vì thế những dân làng quanh núi Bà Nà vẫn thường xuyên cúng lễ các vị thần linh ngự
lẫn khuất trong rừng sâu đại ngàn. Từ dấu ấn của tín ngưỡng này sẽ có bao nhiêu là câu chuyện về
thần linh và ma quỷ. Bà Nà tĩnh lặng nên đêm đến càng cô tịch và trở thành một thế giới huyền bí.
Một tiếng động xào xạc của lá hay của loài thú đi ăn đêm, một bóng vượn bồng con thoắt ẩn thoắt
hiện trên cành, một ánh lân tinh của loài côn trùng phát sáng, một rẻo khí đá bất ngờ bốc lên, hay
một cái bóng quái dị của thân cây,… tất cả nếu như ban ngày gần gũi thân thương thì đêm đến đều
trở nên ma quái, kinh hoàng do nỗi sợ hãi tạo cho con người tưởng tượng ra những hình ảnh hoang
đường…
2. Chuyện về Bà Chúa Thượng Ngàn (Chúa Núi)
Sẽ không bao giờ đếm hết những vị thần linh trong tín ngưỡng của dân gian Việt Nam. Chỉ riêng
trong phạm vi của núi rừng đã bao gồm các vị thần ở trên núi cao, các vị thần trong rừng vắng, các
vị thần ở vùng thấp, rồi các vị thần ở dưới lòng suối, lòng sông,… Tuy nhiên, dường như có một
thiện thần mà nhiều người kính cẩn nhất, đó là vị thiện thần nữ giới mà người ta gọi là “Đức Bà”,
hay “Bà Chúa Thượng Ngàn”, “Bà Chúa Núi”. Bà có quan hệ bà con gì với “Phật Bà”? Thật ra đây là
một tín ngưỡng mang đậm dấu ấn tư tưởng mẫu hệ. Đối với những dân tộc từng có lịch sử tôn thờ
chế độ mẫu hệ thì tất cả những gì to lớn, linh thiêng, đáng kính nể đều thuộc về “Bà”. Có hàng loạt
các dẫn chứng về tên gọi sự vật hay trong ca dao tục ngữ của người Việt thể hiện yếu tố này.
Chúng tôi sẽ có dịp bàn thêm trong phần giải thích về địa danh “Bà Nà”.
Miếu Bà và Am Bà hiện có trên đường lên Bà Nà chỉ là hai nơi thờ phượng Bà do những người phu
mở đường phụng lập sau này. Những người thợ rừng thông thuộc cho rằng miếu thờ Bà ở một nơi
rất thanh vắng theo những lối quanh co, rắc rối của các con khe, con suối trong núi dẫn đến một
hang động có mái hiên đá với một bàn cờ bằng đá cẩm thạch trắng.
Chung quanh những vấn đề về Đức Bà hay Bà Chúa Thượng Ngàn đều tỏa ra mọi sự tốt lành và tin
tưởng, trừ những ai ngạo mạn, phá phách làm tổn hại đến rừng thiêng mới bị trừng trị.
3. Truyền thuyết về vua Gia Long với Bà Nà- Núi Chúa
Qua dấu vết của những loài cây được mang từ đồng bằng lên như cam, mít, chè ở một khoảng đất
trống phía Tây Bắc của ngọn núi Chúa, nhiều ngưởi kể lại rằng đây là nơi trú ẩn của Gia Long khi bị
Tây Sơn truy kích. Trong vài năm gần đây, những người nông dân của thôn Hội Vực (xã Hòa Phú)
và Trường Định (xã Hòa Liên) trong lúc làm vườn đã tìm thấy nhiều loại tiền đồng thời Gia Long,
càng khẳng định thêm truyền thuyết về sự ẩn náu của Gia Long tại khu vực xung quanh núi Bà Nà.
Chính trong thời gian này, một người họ Mạc (không rõ tên) ở làng Hội Vực đã từng cung cấp trâu,
bò, lương thảo cho quân đội Gia Long. Sau này, để ban thưởng cho người công bộc trung thành
này, Gia Long đã cho mời ông ra triều đình để phong cho một chức quan, nhưng Mạc vốn quen với
thôn dã và tha thiết với ngọn núi của mình, đã cảm ơn nhà vua và từ chối mọi ân huệ vua ban. Gia
Long đã ban cho ông tước “Bình Hương Xử Sĩ” và ngôi mộ của ông được yêu cầu xây lớn 10m x
7m, có tấm đá làm nắp hầm mộ và tấm bia ghi hàng chữ “Cổ Việt bình hương xử sĩ Mạc công mộ”.
+ Giải thích về địa danh Bà Nà
Tên gọi Bà Nà có từ bao giờ và do đâu mà có? Nhiều ngừơi đã đặt ra câu hỏi này và cũng đã có
nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có một cách giải thích nào thỏa đáng.
Trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” núi Bà Nà và núi Chúa được ghi là “Giao’ lao sơn” hoặc “Sóc Dao
sơn” và “Chúa sơn”, tuyệt nhiên không thấy ghi Bà Nà.
Có ý kiến cho rằng “Bà Nà” có thể là tên của một dòng khe, hay tên của một xóm dân địa phương
cư ngụ bên sườn núi phía Bắc.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân thì “Bà Nà” cũng như Bà Rén, Bà Dụ đều là tên gốc Chăm.
Theo thiển ý của chúng tôi “Bà Nà” là danh xưng thuần Việt chỉ khu đất trống bằng phẳng trên đỉnh
Bà Nà. “Nà” là tên gọi chỉ những khu đất rộng và phẳng ở các triền núi, nơi có thể canh tác, trồng
trọt được. “Nà” tương ứng với biển, bãi ở dọc sông, hay đồi, gò ở vùng núi nhưng ít phẳng hơn…
Dọc sông Thu Bồn, nơi hạ lưu vùng Gò Nổi, những khu đất phẳng do phù sa bồi đắp được gọi là
những “bãi dâu” hay “biển bắp”, “bãi bắp” nhưng lên dần vùng thượng nguồn, từ Trung Phước đến
Hòn Kẽm, Đá Dừng nhân dân ở đây gọi là những “Nà dâu” hay “Nà bắp” bởi địa hình của những bải
bồi ở đây một bên là sông còn một bên là núi. Về danh từ “Bà” trong “Bà Nà” như trên chúng tôi đã
nói là dấu ấn của chế độ mẫu hệ. “Bà” được dùng phổ biến trong tên gọi những sự vật, hiện tượng
to lớn, hùng vĩ đáng kính sợ. Trong hệ thống các thần của Việt Nam có rất ít các ông Phật, ông
Thánh,ông Thần. Trong khi đó có rất nhiều những Bà Vú, bà Mụ, Bà Phật, Bà Đá, Bà Lồi, bà Chúa
Ngọc, Bà Thái Dương. Có những tượng đá rõ ràng là biểu hiện của người nam hoặc con thú giống
đực nhưng được thờ cúng dưới tên Bà hoặc bà Chúa. Tại Hội An , một tượng sư tử với nét đặc thù
của giống đực lại được gọi là Đạo Bà Lồi, tượng một nhân vật có râu rậm ở Thanh Châu cũng được
gọi là tượng Bà Lồi hoặc tháp Bàng An là một Linga cao lớn được gọi là bà Thái thượng. Dấu ấn
này còn rõ nét trong tục ngữ, ca dao Việt Nam hay tên gọi các sự vật, ví dụ như: “Ông tha, bà chẳng
tha”, “Lệnh ông không bằng cồng bà”, “Bươm bướm bà”, “rau răm bà”,… cũng như “Cái” trong
“đường cái”, “sông cái”,… “BÀ” trong danh xưng “Bà Nà” có liên quan mật thiết với tín ngưỡng của
nhân dân trong vùng với khu Núi Chúa và việc thờ phụng tôn kính “Đức Bà” hay “Bà Chúa Thượng
Ngàn”.
+ Điểm tham quan
Từ đầu An Lợi (km0) lên đến đỉnh Bà Nà (km15) là một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với lớp lớp
rừng già nhiệt đới. Càng lên cao, sương khói càng bảng lảng và nhiệt độ thấp dần cho ta cảm giác
sảng khoái. Qua từng chặng đường, từng cua xếp gấp khúc, tùy theo địa hình mà cảnh rừng thay
đổi, chuyển màu theo từng thảm thực vật đặc trưng của từng ngọn đồi, từng cánh rừng đại ngàn.
Sự bất ngờ luôn bày ra trước mắt du khách, nó cuốn hút, thôi thúc khát vọng mạo hiểm để khám
phá những bí ẩn của một thiên nhiên hoành tráng và kỳ vĩ này. Dưới đây là một số điểm tham quan
mới, hấp dẫn của Bà Nà:
Hang đá Chồng (km5): từ cầu An Lợi rẽ phải men theo lối mòn nhỏ dưới tán rừng thưa và đầy dây
chạc chìu, thi thoảng có vài thân cây lớn ngã chắn ngang lối đi, vượt hơn 500m là đến một hang
động lớn. Trước miệng hang có một cây chò thân to đến hai người ôm, tạo cho hang động vẻ thâm
u, huyền bí. Không giống những hang đá vôi thường thấy, hang đá Chồng được tạo bởi những tảng
đá lớn 5 – 8m3 xếp chồng lên nhau từ phía sau dưới lòng núi lên hun hút, thăm thẳm. Nhiệt độ trong
hang xuống còn 18oC, khí đá bốc lên lạnh buốt. Ngồi trên miệng hang nghe tiếng suối chảy róc
rách, vang vọng từ đáy, nhưng khi cầm đèn pin vào sâu 50m trong lòng hang vẫn không tìm ra suối.
Hang tối và có những bóng dơi chập choạng. Càng vào sâu vòm hang càng rộng, cùng lúc có thể đi
từ 8 – 10 người, song phải hết sức thận trọn. Việc đưa điện vào hang sẽ tạo cho điểm tham quan
này thêm hấp dẫn.
Am Bà (km 6): từ Hang đá Chồng đến Am Bà đúng 1km. Tại đấy trên một ngọn đồi phẳng, Chi cục
kiểm lâm Hoà Vang đã dựng một Trạm kiểm lâm để quản lý bảo vệ rừng đặc dụng Bà Nà. Khoảng
sân rộng nhiều hoa, cây rừng lạ và đầy bóng mát cùng ngôi nhà có kiến trúc hài hòa là điểm dừng
xe lý tưởng để băng qua phía bên kia đường thắp hương viếng Am Bà. Theo tài liệu của bác sĩ
Albert Sallet trong tập sách viết về Bà Nà và lời kể của dân địa phương, thì Am Bà do chính những
người phu mở đường phụng lập để thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (Thần Núi). Trong tín ngưỡng dân
gian, Thần núi là một người đàn bà có khuôn mặt to lớn và đỏ chói. Thần rất linh thiêng, thường
xuất hiện giữa trưa và bất ngờ khi có ai đó đi vào rừng chặt phá bừa bãi. Cạnh Am Bà, những cán
bộ của Trạm kiểm lâm đã mở một con đường bằng phẳng dài chừng 500m để vào rừng nguyên
sinh. Đây cũng là một điểm du ngoạn thú vị, hấp dẫn du khách.
Suối Tiên (km10): Ngay tại cột mốc km10, theo dòng suối nhỏ từ thung rừng chảy ra chiếc cống bản
2,5m, trèo lên sườn một con dốc nhỏ, khách sẽ đến một tảng đá lớn phẳng có tiết diện 8m x 4m,
cùng lúc 20 người có thể ngồi chơi ngắm cảnh. Điều kỳ diệu là một bên sườn tảng đá Mẹ có một
thanh đá nhỏ hình vòng cung ôm 1/3 lưng như một đứa con đang âu yếm bám vào lòng Mẹ đá.
Từ tảng đá Mẹ đổ xuống chân đồi vài chục mét là một con suối nhỏ. Những ngừơi thợ rừng quen
gọi nó là suối Tàu Lửa vì men theo con suối này vào sâu trong thung lũng có một vòm đá giống hệt
chiếc đầu máy tàu hỏa mà họ thường vào đó để tránh mưa nắng. Dòng suối uốn khúc chảy giữa hai
sườn đồi, một bên là bờ sườn cao, lớp lớp cây cổ thụ vươn mình quang đãng, một bên phẳng hơn
với từng bụi thảo mộc thấp, lùn, những cụm hoa cơm nguội tím ngắt bâng khuâng. Đâu đó từng
cành hóp buông thõng từ trên cao xuống, thỉnh thoảng xoè ra những tia lá vàng, xanh như những
chùm pháo hoa trong những ngày lễ hội. Toàn cảnh con suối gần giống như Khu du lịch Suối Tiên
(Thủ Đức); nếu được bồi đắp tôn tạo thêm, đây sẽ là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn.
Thung lũng Vàng – đồi Vọng Nguyệt (km14,5): cuộc hành trình từ sáng sớm qua những điểm dừng
từ Hang đá Chồng, Am Bà đến Suối Tiên, vừa đúng trưa du khách sẽ đến đồi Vọng Nguyệt. Tại đây
sau khi leo mấy bậc tam cấp sẽ đến một ngọn đồi. Từ trên đồi cao này ngồi nhìn toàn cảnh thành
phố Đà Nẵng lấp lánh dưới nắng vàng và hưởng gió biển từ độ cao 1400m. Một bữa trưa thật ngon
miệng tại biệt thự Vọng Nguyệt. Gió mát rượi. Tiếng ve rừng râm ran, lãng du qua từng cánh rừng
nhanh chóng ru ta vào một giấc ngủ sâu.
Sau giấc ngủ trưa, khách có thể thả bộ 200m từ biệt thự xuống thung lũng Vàng và ngồi trên những
phiến đá sạch trơn, thả chân cho dòng suối mát miên man. Rồi từ đây dòng suối róc rách quyến rũ
du khách qua từng vòm cây, hốc đá mà mỗi nơi là một tiểu cảnh kỳ ảo…
Thung lũng Vàng được người Pháp rất quan tâm khi xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà không chỉ do
trước đây có nhiều vàng sa khoáng (mà họ đã khai thác cạn kiệt), mà còn do đây là nguồn nước
chính cung cấp cho khu trung tâm Bà Nà. Cuối năm 1999, khi dự án cáp treo thi công xong, du
khách sẽ có dịp từ đồi Vọng Nguyệt “bay” qua đỉnh Bà Nà ở độ cao 1482m để chiêm ngưỡng toàn
cảnh thung lũng Vàng và vết tích các ngôi biệt thự cũ, có lẽ không một nơi nào trên đất nước này có
thể sánh…
Suối Nai và thác Cầu Vồng (Núi Chúa): từ đỉnh Bà Nà (khu trung tâm) theo đường ô tô qua Núi
Chúa 200m là tới những chiếc trụ vôi đổ nát trên nền một ngôi biệt thự rộng. Có khá nhiều những
cây sơn tùng cổ kính để chiêm ngưỡng. Sơn tùng và thông lá nhọn to lớn, cành xoắn với đủ dáng,
thế mờ ảo trong sương mù giống như những bức tranh thủy mặc của Trung Quốc. Từ con đừơng
lớn này theo lối mòn của người Pháp về phía Nam khoảng 200m, sẽ đến một ngọn thác cao 12m,
dựng đứng, đổ nước ì ầm xuống lòng suối đá. Cùng lúc, từ 8 đến 10 người có thể ngồi trên những
phiến đá rộng mặc cho dòng nước trong lành đổ xuống sảng khoái. Có lẽ không có liệu pháp nào
xóa đi ưu phiền nhanh chóng bằng cách ngồi dưới dòng thác này xuyên qua những tán rừng thưa
lá, ánh nắng mặt trởi rọi vào đám bụi nước bắn lên làm thành những chiếc cầu vồng lung linh kỳ ảo.
Dựa trên đặc điểm này nên thác có tên là thác Cầu Vồng.
Nước của thác Cầu Vồng tạo thành một dòng suối đẹp mà hai bên bờ cát in nhiều dấu chân nai.
Thỉnh thoảng những người thợ rừng đã gặp những chú nai con ngơ ngác xuống suối uống nước.
Do vậy họ đã đặt tên cho con suối này là suối Nai.
Khác với những thung lũng khác, suối Nai có một thảm thực vật tương đối đặc trưng. Nơi đây đầy
những cây dương xỉ khổng lồ với chiều cao đến 10m, nhiều loài hoa lạ, thân nhỏ, thấp và hoa sặc
sỡ bám vào vách đá. Những cây xá xị (Hoàng Đằng ?) cao 15 – 20m sực nức mùi thơm. Những bụi
cau rừng hoang dã xoè tán tạo cho cảnh trí vừa như xa xăm vừa như gần gũi, thân thuộc.