KIẾN THỨC VỀ TÍN NGƯỠNG –PHONG TỤC – LỄ HỘI
1: Bạn hãy giới thiệu những lễ hội lớn trong tháng 3 âm lịch ơ Khánh Hòa?
Trong tháng 3 âm lịch ở Khánh Hòa có bốn lễ hội lớn là :-Lễ hội Am Chúa được tổ chức tại Am Chúa (Miếu Thiên Y Thánh Mẫu) thuộc xã
Diên Điền, Huyện Diên Khánh vào ngày mồng 01 đến mồng 03 tháng 3 âm lịch
-Lễ hội chiến Thắng Bạch Đằng Giang được tổ chức tại đền Trần Hưng Đạo –số 124,
đường Nguyễn Trãi, Phường Phước Tân, Thành Phố Nha Trang vào ngày 07 & 08 tháng 3 âm
lịch.
-Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại đền Thờ
Hùng Vương (Số 173 Đường Ngô Gia Tự, Phường Tân Lập, Tp. Nha Trang)
-Lễ hội Tháp Bà được tổ chức tại Tháp Bà Nha Trang (còn gọi là tháp Pô nagar)vào
ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch. Trong đó :
+ Giờ Ngọ ngày 20/3 là Lễ Thay Y (Mộc Dục )
+ Giờ Tý ngày 23/3 là Lễ Tế Chánh
2: Ở Khánh Hòa có hai lễ lớn về Thiên Y Thánh Mẫu tại Am Chúa và Tháp Bà. Bạn hãy
nói sự khác nhau của hai lễ hội này.
Hai lễ hội này đều nhắm vào sự cúng tế Bà Thiên Y Thánh Mẫu theo nghi thức thờmẫu, song có một số điểm không giống nhau như:
-Thời điểm lễ hội : Am Chúa tổ chức vào các ngày 1 đến mồng 3 tháng 3 âm lịch, còn lễ hội
tháp bà được tổ chức vào các ngày 22 đến 24 tháng 3 âm lịch
-Về nghi thức tế lễ:
+ Lễ hội Am Chúa có nghi thức tế lễ thuần Việt, có nghiêng về nghi thức Phật Giáo, nên
không có lễ rước nước, tắm tượng và thay y như lễ hội Tháp Bà Nha Trang.
+ Lễ hội Tháp Bà Nha Trang do Việt hóa nghi thức tế lễ của người Chăm nên trong tế lễ
không tiến hành đầy đủ các bước theo nghi thức tế lễ của người Việt
3. Bạn hiểu như thế nào về Lễ hội đình làng ở Khánh Hòa?
Lệ cúng đình làng của người Kinh ở Khánh Hòa vẫn được lớp người cao tuổi trongcác làng gìn giữ và tiến hành theo lối xưa, tuy vậy cũng có thể cải biên đôi chút cho phù hợp
với hiện tại. Lễ tế chánh thường được cử hành trọng thể vào giờ tý (12 giờ đêm ) theo cùng
một phương thức, một nghi thức cổ truyền.
Lễ cúng phải có ban tế lễ gồm : Chánh tế, 2 bồi tế, Đông hiến, Tây hiến, các Thị lập và
Lễ sinh (học trò lễ ). Trong tế lễ phải có thầy lễ đọc văn tế (chúc văn ) dâng lên Thần An; có
trống chiêng và nhạc nhã.
Nhiều làng có lệ cứ 3 năm thì trong dịp cúng đình lại có hát bội (hát tuồng ) cho bà
con trong làng thêm phấn khởi.
Nhìn chung, lễ hội đình làng của người Kinh ở Khánh Hòa là một dịp để người dân
trong làng tưởng nhớ đến Thành Hoàng Làng, những bậc tiền hiền, hậu hiền và những người
có công đức với làng xóm. Đặc biệt hầu hết các đình làng ở Khánh Hòa đều có miếu thờ ông
Cọp (Sơn Lâm Chúa tướng ). Điều này làm ta nhớ đến câu phương ngôn xưa “ Cọp Khánh
Hòa, ma Bình Thuận”. Đất Khánh Hòa xưa cọp nhiều, cọp dữ có, mà cọp hiền cũng có, chính
vì thế mà người dân nơi đây thờ cọp như một phúc thần, họ tâm niệm nhờ vào oai linh của
cọp mà sinh sống, làm ăn.
4: Ở Khánh Hòa có câu ca dao:
“ Ai về xóm bóng quê taHỏi thăm điệu múa dâng Bà còn không?”
Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao này ?
Trong lễ hội Am Chúa và Tháp Bà Múa Dâng Bà (hay Bóng ), và là nghi thức không
thể thiếu được. Đoàn múa bóng được tổ chức từ 15 đến vài mươi người với các vật phẩm vào
cúng tế Bà trong hình thức múa. Múa Dâng Bà là hình thức múa dân gian, người múa đội
mâm lễ vật trên đầu và múa trước điện thờ Bà Thiên Y Thánh Mẫu.
Lễ vật lần lượt được dâng là: Dâng Đăng (đèn ), dâng Trầm (hương ), dâng Hoa, dâng
Quả, dâng Thủy và dâng Tấu Cổ (vàng mã được kết thành ngọn tháp đội trên đầu người múa).
Câu ca dao trên đã giải thích cho ta nguồn gốc của địa danh Xóm Bóng ở Nha Trang
và phần nào đó như ngầm khẳng định xuất xứ của điệu múa dân gian này cũng bắt nguồn từ
Xóm Bóng.
5: Bạn biết gì về đền thờ Trần Hưng Đạo ở Nha Trang, Khánh Hòa?
Đền thờ Trần Hưng Đạo tọa lạc tại số 124, đường Nguyễn Trãi, Tp. Nha Trang, do hộiAi Hữu Bắc Việt – những người có quê ở Nam Định –tạo lập nên vào những năm 70 của thế
kỷ XX để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc đã 3 lần đại phá quân xâm lược Nguyên –Mông.
Do những ảnh hưởng của đạo Mẫu (vốn có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc Bộ), trãi qua
thời gian Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã được nhân dân tôn lên hàng “Thánh” của
người Việt với tên gọi Đức Thánh Trần. Thời gian tổ chức lễ cúng tế Ngài vào tháng 8 âm
lịch hàng năm. Riêng ở đền Trần – Nha Trang, hàng năm có ba ngày lễ chính theo âm lịch
như sau:
-Ngày 07 & 08 tháng 3: Lễ hội Chiến thắng Bạch Đằng Giang năm Mậu Tý(1288).
-Ngày 19 & 20 tháng 8 : Lễ Thánh Húy ( ngày giỗ ) đức Thánh Trần Hưng Đạo (năm
Canh Tý -1300).
-Ngày 09 &10 tháng 12 : Lễ Thánh Đản (ngày sinh ) đức Thánh Trần Hưng Đạo (năm
Mậu Tý -1228).
6: Tại Am Chúa có hai ngày vía chính là ngày nào ? Trong đó vía nào tổ chức từ ngày
mồng 01 đến mồng 03 tháng 3 âm lịch?
Tại Am Chúa có hai ngày vía chính là Vía Bà giáng trần và Vía Bà thăng thiên. Ngàylễ Hội Am Chúa tổ chức từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 3 âm lịch là Vía Bà giáng trần. Còn lễ
Vía Bà thăng thiên được tổ chức vào ngày 23 -24 tháng 4 âm lịch.
7: Lễ hội Cầu ngư được bắt nguồn từ tập tục nào? Ở Khánh Hòa lễ hội cầu ngư được tổ
chức ở đâu và vào ngày nào?
Lễ hội cầu ngư là lễ hôi dân gian của ngư dân vùng biển từ Quảng Bình trở vào, nóđược bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, tức Cá Ông Voi-một sinh vật biển khổng lồ và
thường giúp ngư dân khi gặp nạn.
Ở Khánh Hòa chỉ những làng biển nào có cá Ông dạt vào và chết (gọi là Ông Lỵ hoặc
Ông Lụy) thì mới tiến hành chôn cất, lập lăng thờ và cúng tế hàng năm. Ngày tổ chức lễ hội
cầu ngư ở Khánh Hòa hầu hết là ngày giỗ của Ông Nam Hải.
8: Trong lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận có một trò diễn rất độc đáo là
“Hò Bá Trạo” . Bạn biết gì về trò diễn này?
Hò Bá Trạo (có nơi gọi là Hò Bã Trạo là) một trò diễn dân gian gồm hát, múa,diễn……được dùng để diễn trong Lễ Hội Cầu Ngư và là một nghi thức bắt buộc trong phần
lễ. Nội dung trò diễn là ca ngợi công đức của Ông Nam Hải và cầu cho sóng êm, biển lặng
được tổ chức dưới dạng hát múa với hình tượng con thuyền đang ra khơi. Các nhân vật gồm
Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương và từ 12 đến 16 trạo phu (bạn chèo).
Hò Bá Trạo trước đây chỉ được diễn phục vụ tại lễ hội cầu ngư, nên các bài hát hầu
như không được phổ biến rộng.
9: Hãy kể sự tích về tục thờ cá Ông Voi?
Chuyện kể rằng, Nguyễn Anh có lần bị chìm tàu tại vùng biển Kiên Giang đã đượcmột con cá voi cứu và đưa vào bờ trên Đảo Thổ Châu. Nhớ ơn này, sau khi lên ngôi ông đã
phong tặng cá Voi là Nam Hải Đại Tướng Quân và cho lập đền thờ, cúng bái. Về sau các vua
triều Nguyễn đều có sắc phong ban tặng cho Cá Voi và tước hiệu đầy đủ là: “ Nam Hải Cự
Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần”.
Để tỏ lòng tôn kính người dân biển Khánh Hòa gọi Cá Voi là Ông Nam Hải và xem
như một vị phúc thần.
10: Hãy giới thiệu về nghi lễ Nghinh Ông?
Lễ hội cầu ngư ngày xưa được tổ chức trọng thể từ 3 đến 7 ngày với nhiều nghi thức lễvà họat động hội. Trong đó nghi thức Nghinh Ông (còn gọi là Nghinh Thủy Triều) là nghi
thức đặc trưng nhất chỉ có trong Lễ Hội Cầu Ngư. Vì vậy mà có người còn gọi là lễ hội cầu
ngư là lễ Nghinh Ông.
Lễ Nghinh Ông là cuộc tế lễ với đầy đủ nghi thức trang trọng nhất được tổ chức trên
biển nhằm rước hồn Ông về Điện thờ trước khi vào tế thánh. Nghi thức này được tiến hành
vừa trang nghiêm, vừa đẹp mắt và hấp dẫn người xem, người tham dự.
11: Ở ta có câu “Tại Bắc Vi Ngư, Tại Nam Vi Thần”. Hãy giải thích câu này theo cách
hiểu của bạn?
Câu này có nghĩa “Ở phía Bắc là Cá, ở phía Nam là Thần” nhằm nêu rõ tục thờ cá voichỉ có ở bên này sông Gianh (đất của Chúa Nguyễn – Thời Trịnh Nguyễn phân tranh). Còn ở
phía Bắc sông Gianh thì không có tục lệ này
12: Trong các lễ hội dân gian ở Khánh Hòa sau lễ tế chánh là đến phần thứ lễ. Hãy giải
thích cho du khách biết thứ lễ là gì?
Thứ lễ là một nghi thức tế lễ được tiến hành sau Tế chánh với hình thức hát bộ. Và hátbộ lúc này không nhằm mục đích phục vụ người dân mà với mục đích dâng cúng thần linh. Vì
vậy diễn viên phải quay mặt vào Thần điện diễn với tất cả sự nghiêm túc và lòng cẩn trọng.
Thường thì thứ lễ chỉ hát những tuồng về Ông Quan Thánh như: Quan Công Phục Huê Dung,
Tam Anh chiến Lã Bố hoặc Ngũ Sắc Châu ( nếu diễn trong lễ Tế Bà Thiên Y Thánh Mẫu ).
13: Truyền thuyết dân gian về Bà Thiên Y Ana như thế nào?
Theo truyền thuyết, xưa kia tại Núi Đại An (Xã Diên Điền, Huyện Diên Khánh ) cóhai vợ chồng ông Tiều già không có con, vỡ rẫy trồng dưa, một hôm vào một đêm trăng ông
bắt gặp một cô gái khoảng 9, 10 tuổi rất xinh đẹp đang đùa giỡn trong ruộng dưa (đó là một
tiên nữ giáng trần ), vợ chồng ông Tiều nhận làm con nuôi, yêu thương như con ruột. Cô gái
càng lớn càng xinh đẹp. Một hôm trời mưa lụt lớn, nhận thấy khúc kỳ nam trôi theo dòng
nước , cô giải – tiên nữ biến thân vào khúc kỳ trôi ra biển, rồi tấp vào đất Trung Hoa mùi
hương thơm bay ngào ngạt, thái tử Bắc Hải nghe tin đồn mang về cung trân trọng như báu
vật. Một hôm, Thái Tử phát hiện có giai nhân từ trong khúc kỳ nam bước ra, chàng vội ôm
choàng lấy, không kịp biến, giai nhân bèn tự xưng là Thiên Y A Na và kể lại cuộc đời mình
cho Thái tử biết.
Được vua cha đồng ý thái tử Bắc Hải cưới tiên nữ làm vợ, chung sống với nhau và
sinh được một trai tên Trí, một gái tên Quý. Thời gian sau vì nhớ quê, Thiên Y A Na bồng hai
con nhập vào khúc kỳ nam trở về quê cũ. Đến nơi thì cha mẹ nuôi (vợ chồng ông Tiều) đã
mất, Thiên Y A Na bèn xây dựng lại mộ cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa phụng thờ. Thấy
dân địa phương còn sơ khai, Bà đem văn minh ra giáo hóa: dạy cày cấy, dạy dệt vải, dạy các
lễ nghi. Công khai hóa của bà chẳng những ở trong địa phương mà các vùng lân cận cũng
được nhờ.
Rồi một năm, nhân ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên
mây bay xuống, Bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên. Nhân dân địa phương nhớ ơn đức
Bà đã xây tháp, tạc tượng phụng thờ. Và mỗi năm ngày Bà thăng thiên tổ chức lễ Múa bóng,
dâng hoa rất long trọng.