TUYẾN DU LỊCH VĨNH CỬU – THỐNG NHẤT
Tuyến này bao gồm các điểm du lịch đáng chú ý sau: Khu du lịch Bắc Sơn, Thác Đá Hàn,Câu lạc bộ Làng Thôn Sông Mây, Hồ trị An.
1. Thác đá hàn:
Điểm du lịch sinh thái Thác Đá Hàn cách Quốc lộ 1 khoảng 6 cây số về phía Bắc, thuộc địaphận ấp 5, xã Sông Trầu, huyện Thống Nhất.
Rất nhiều cây xanh bao quanh dòng thác sông Trầu đổ từ trên cao xuống tung bọt trắng xóa,
tạo cho quang cảng một vẻ trữ tình đặc biệt. Đây là điểm du lịch phù hợp với giới trẻ, học
sinh, sinh viên và công nhân viên đến đây để nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn sau những ngày học
tập, lao động vất vả.
2. Huyền thoại thác trị an:
Thác Trị An nằm cách thành phố Biên Hòa 30 km theo đường 24, có bề ngang rộng 300métvới dòng chảy xiết giữa đôi vách đá xám phủ cây xanh rậm rạp.
Vào mùa khô, những tảng đá to lộ ra gần như có thể lội bộ từ bờ này sang bờ khác; nhưng vào
mùa mưa, thác xoáy gầm thét, bọt nước phủ đầy sóng cuốn theo dòng các thân cây nguyên
vẹn bứng ở ven bờ. Thác Trị An hùng vĩ giữa thiên nhiên nhưng lại gắn liền với một huyền
thoại diễm tình truyền từ bao đời nay.
Ngày nay ta còn thấy một hòn đá cao vài mét có dáng thiếu phụ ngồi nhìn xuống dòng nước
xiết, gọi là Hòn vọng phu. Chỗ đá lấp sông chính là thạch thất thang, sau này ông Sâm là
người đầu tiên tới sinh sống nên còn gọi là Hàn ông Sâm.
3. Khu du lịch đảo ó – đảo đồng trường:
Nói đến Trị An chúng ta nghĩ ngay đến công trình thủy điện hình thành từ đầu năm 1980.Dòng nước từ cao nguyên đổ về được ngăn lại thành một hồ rộng mênh mông với những hòn
đảo như những viên ngọc trên mặt nước. Trong đó Đảo ó (2,1ha)- Đảo Đồng Trường (22ha) là
hai hòn đảo liền kề nhau như đôi bạn tâm giao trong phong cảnh "sơn thủy hữu tình".
Khu du lịch Đảo ó - Đảo Đồng Trường cách TP.HCM 65km, cách Biên Hòa 30 km theo
đường Quốc lộ. Tại đây điểm dừng đầu tiên là nhà hàng Đồng Trường. Từ đó du khách có thể
dùng canô hoặc thuyền (mất khoảng 15 - 20 phút) để đặt chân lên Đảo Ó.
Tại đây có một số công trình vui chơi, giải trí và ăn uống như nhà hàng có sức chứa từ 300
đến 500 khách, trò chơi môtô nước, cầu trượt nước, bãi tắm nhân tạo, khu cắm trại và
vườn cây ăn trái.
Đây là điểm du lịch lý thú, đầy ấn tượng cho du khách, đặc biệt dành cho những người yêu
thích thiên nhiên.
4. Di tích căn cứ khu ủy miền đông (chiến khu D):
Thuộc địa phận Lâm trường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu. Chiến khu Đ là căn cứ
kháng chiến nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của
dân tộc Việt Nam.
Chiến khu Đ là nơi ra đời kỹ thuật đặc công và lực lượng đặc công đặc biệt tinh nhuệ của
Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày nay trong phạm vi chiến khu Đ có 3 di tích lịch sử : địa
đạo Suối Linh, Căn cứ Khu ủy Miền Đông và là nơi thành lập đầu tiên Trung ương cục
Miền Nam (1961).
Ngày nay, di tích Chiến Khu Đ là di tích quốc gia, là niềm tự hào, là biểu tượng truyền thống
cách mạng kiên cường của người Đồng Nai và của cả Miền Đông Nam Bộ.
TUYẾN DU LỊCH LONG KHÁNH – XUÂN LỘC
1. Thác Trời:
Khu du lịch sinh thái Thác Trời cách trung tâm Huyện Xuân Lộc 29 km. Nơi đây là một bức tranh hùng vĩ và hoang sơ của núi rừng, nơi con sông La Ngà đổ qua nhiều bậc đá.
Hiện nay, UBND huyện Xuân Lộc đang tiến hành đầu tư vườn cây ăn trái cạnh Thác Trời với
diện tích 50 ha, xây dựng điểm đi thuyền trên sông và một số trò chơi mạo hiểm cùng các
dịch vụ khác để phục vụ du khách.
2. Khu du lịch núi chứa chan:
Từ TP.Biên Hòa theo quốc lộ 1 ra Hà Nội gần 80km, du khách sẽ đến với núi Chứa Chan ởThị Trấn Gia Ray – Huyện XuânLộc.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết : “…Núi Chứa Chan có thế núi chót vót, trông xuống khe
Da Lao, chỗ giáp giới của hai huyện Long Khánh và Phước Binh có nhiều mây song gỗ lạt,
lưng núi có động đá và giếng đá…”.
Núi Chứa Chan cao 837m với Chùa Bửu Quang (thường gọi là chùa Gia Lào) trên gần đỉnh
núi là điểm du lịch thu hút nhiều du khách. Vào các dịp lễ, tết số người hành hương về đây lên
đến hàng ngàn, tạo bầu không khí náo nhiệt của ngày lễ hội.
Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỳ XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một
hang đá có dáng Hàm Rồng. Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động
thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng.
Suối Tiên trong vắt, nước chảy róc rách quanh năm và cây đa ba gốc thần bí ở lưng chừng núi
như minh chứng thêm cho các huyền tích được truyền từ bao đời của vùng sơn cước này. Từ
độ cao hơn 600 mét, phóng tầm nhìn ra xa du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên
nhiên hữu tình, và lòng người sẽ cảm thấy thư thái sau chặng đường dốc lắm gian nan vất vả.
Núi Chứa Chan ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng
chiến của người Đồng Nai, vì đây là căn cứ kháng chiến của Huyện Xuân Lộc và chùa Bửu
Hưng từng là căn cứ hậu cần, nơi trú đóng của nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc
chiến tranh giải phóng
3. Mộ cổ hàng gòn:
Từ huyện Long Khánh đi dọc Quốc lộ 1 chừng vài km tới ngã ba Tân Phong , xã Xuân Tân(Long Khánh), tiếp tục đi theo Quốc lộ 56 về hướng Bà Rịa vũng Tàu, chỉ khoảng 3 km, du
khách sẽ đến Mộ cổ Hàng Gòn. Năm 1910, người Pháp lập đồn điền cao su, phá rừng và phát
hiện ra Mộ cổ Hàng Gòn.
Kích thước ngôi mộ dài 4,20m; ngang 2,70m; cao 1,60m; ghép bằng sáu phiến đá hoa cương
lớn, nặng không dưới 50 tấn. Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và
phiến đá làm đáy. Hai bên ngôi mộ có hai trụ đá hoa cương cao 7,5m với tiết diện 0,4m
x1,10m và mười trụ đá cát có tiết diện hình chóp cao từ 3m đến 4,10m. Mộ cổ Hàng Gòn có
kích thước to lớn khác thường nên còn gọi là mộ cự thạch (cự: to lớn; thạch: đá).
Theo các nhà khảo cổ, ngôi mộ có cách đây khoảng 2.000 năm và loại đá làm mộ chỉ có ở Đà
Lạt hoặc Phan Rang. Những phiến đá nặng hàng tấn đã được vận chuyển bằng cách nào qua
quảng đường hai đến ba trăm km trong điều kiện chưa có đường xá, xe cộ và phương tiện gì ?
Năm 1992, Nhà bảo tàng Đồng Nai trùng tu ngôi mộ cự thạch Hàng Gòn để bảo tồn di sản
văn hóa, cũng trong năm này Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận và xếp hạng đây là di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Người dưới ngôi mộ cổ là tổ tiên trực tiếp của người Mạ, người Chơro, hoặc người Xtiêng ở
miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Mộ cổ Hàng Gòn vẫn chứa nhiều bí mật mà các nhà khảo cổ
còn chưa trả lời đầy đủ.
TUYẾN DU LỊCH ĐỊNH QUÁN – TÂN PHÚ
1. Đá ba chồng:
Đá Ba Chồng nằm giữa khu vực dân cư sầm uất của huyện Định Quán, cạnh Quốc lộ 20. Sauhàng triệu năm dãi dầu mưa nắng, ba lần ngâm mình dưới biển khi biển tràn vào, chứng kiến
hàng trăm ngọn núi lửa hoạt động dữ dội, Đá Ba Chồng như ba tảng đá xếp chồng lên nhau
khá chênh vênh vẫn đứng đó, tạo ra một cảnh quan hùng vĩ.
Cạnh đá Ba Chồng là hai quả núi Bạch Tượng hình dáng giống như đôi voi phục. Trên đỉnh
núi là tượng Phật Thích Ca cao hơn 20m ngự trên đài sen. Dưới chân núi Bạch Tượng còn có
hang sâu và chùa Thiện Chơn, đối diện là Hòn Dĩa, xa hơn một chút là hòn Sư Tử.
Đá Ba Chồng thuộc nền văn hóa óc- Eo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ, đã
được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng năm 1988.
2. Khu du lịch thác mai – hồ nước nóng:
Bắt nguồn từ cao nguyên Langbian, sông La Ngà uốn lượn qua nhiều vùng đồi núi chậpchùng, vượt bao ghềnh bãi, để rồi hòa vào dòng nước con sông lớn Đồng Nai. Thác Mai là
một trong những thắng cảnh cuả sông La Ngà trên con đường hợp dòng gian nan ấy.
Muốn đến thác Mai, từ km 112 trên quốc lộ 20, du khách hãy rẽ phải theo con đường quanh
co giữa vùng rừng Tân Phú khoảng 20 cây số. Thác Mai trải dài trên đoạn sông hơn 4 cây số,
như con rồng uốn mình đùa giỡn với biển nước. Một quần thể đá được tạo dáng với bao hình
thù kỳ thú nối dài, trải rộng hai bên bờ và kết nối giữa dòng nước. Hai bên bờ sông có nhiều
hang động với những hòn đá chông chênh tạo cho khung cảnh thêm hoang sơ, huyền bí.
Muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thượng nguồn của thác, du khách có thể trèo lên đỉnh hòn Voi
Phục: một hòn đá khổng lồ hình con voi đang nằm giữa sông. Từ trên lưng hòn Voi Phục
phóng tầm nhìn ra bốn hướng, du khách mới chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hùng vĩ của dòng thác:
nước réo rắt, đá liên hoàn nhấp nhô, cây cối xanh thẳm… Vào mùa trái chín, du khách còn có
thể nhấm vị của hoa quả rừng như xoài, ổi, trường,... hoặc bám vào rễ dây cây cổ thụ nào đó
để đu đưa thỏa thích. Đặc biệt đúng vào độ nở hoa, hai bên sông tím màu hoa bằng lăng và
màu vàng của hoa mai.
Trong địa phận Lâm trường Tân Phú, trên đường vào thác Mai còn có suối Đá Bàn, nơi lưu
dấu vết bàn tay người khổng lồ gắn liền với chuyện tình kể về dũng sĩ Knhút nghĩa hiệp của
dân tộc Mạ . Bàu nước nóng thiên nhiên gần đó, với nhiệt độ từ 50oc đến 60oC, trữ lượng lớn,
rất có lợi cho sức khỏe con người.
Thác Mai là một điểm du lịch hấp dẫn về sinh thái, hài hòa giữa thiên nhiên và tâm hồn
phóng khoáng của con người.
3. Thác ba giọt:
Điểm du lịch sinh thái Thác Ba Giọt nằm trên sông La Ngà, cách Quốc lộ 20 gần 8 cây số,thuộc xã Phú Vinh, huyện Định Quán, là một vùng có địa hình đẹp, diện tích khoảng 20km
với các khu vực vui chơi giải trí trên mặt hồ và sông nước.
Vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đẹp và môi trường cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, Thác Ba Giọt
đang chờ đợi đầu tư để trở thành Khu du lịch sinh thái lý tưởng.
4. Vườn quốc gia Cát Tiên:
Vườn Quốc Gia Cát Tiên, với diện tích 74.320ha, thuộc xã Đaklua, huyện Tân Phú, là mộttrong những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, được UNESCO công nhận là khu sinh quyển
của thế giới.
Cát Tiên cũng là đô thị tôn giáo của Vương quốc cổ Phù Nam (thế kỷ thứ hai sau Công
nguyên) với nền văn hóa óc Eo nổi tiếng. Nơi đây là một bảo tàng tự nhiên có ý nghĩa quốc tế
về khoa học và văn hóa, là nơi còn lưu giữ hệ động thực vật của rừng nhiệt đới cực kỳ quí giá.
Thực vật có 636 loài thuộc 411 chi của 192 họ, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Về động vật,
có 208 loài chim, 57 loài thú, 10 loại bò sát, 121 loài côn trùng và rất nhiều loài quý hiếm
đang được quan tâm bảo vệ như báo gấm, báo hoa mai, sói đỏ, sóc bay, vộc ngũ sắc, tê giác
một sừng, bò tót, gấu chó, hạc cổ trắng, công xanh.
Đa dạng về sinh cảnh và chủng loại động thực vật, Vườn Quốc Gia Cát Tiên là khu du lịch
sinh thái độc đáo với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú : Bàu Chim, Bàu Sấu, Suối Tiên, Thác
Trời, rừng phong lan, cây cổ thụ ngàn tuổi,.. Các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên
nhiên, sinh viên học sinh và du khách bốn phương đã tìm thấy ở đây nhiều kiến thức, bài học
lý thú và những cảm giác hiếm có, khó quên.
5. Suối mơ:
Khu du lịch Suối Mơ nằm trên địa phận xã Trà Cổ, huyện Tân Phú. Suối Mơ là một hồ tắmthiên nhiên với cảnh quan còn đậm chất hoang sơ, đặc biệt là nguồn nước trong xanh như
ngọc, không bao giờ cạn và là một điểm hẹn lý tưởng vào mùa hè.
Nhiều nhà hàng mini nằm cạnh hồ phục vụ du khách các món ăn đặc sản. Trên bờ là vườn
cây ăn trái xanh tươi cho trái ngọt quanh năm. Suối Mơ đã được Uỷ Ban Tỉnh quy hoạch trở
thành khu du lịch sinh thái.
6. Hồ Đa Tôn:
Hồ Đa Tôn thuộc xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú, là điểm du lịch sinh thái với quần thể núiđồi, ghềnh thác hữu tình.
Đến với Hồ Đa Tôn, du khách có thể đi thuyền máy trên sông, thưởng thức các món ăn đặc
sản, cắm trại hay picnic.
Đây là một điểm du lịch, vui chơi giải trí cuối tuần.
7. Thác Hoà Bình:
Thác Hòa Bình nằm cạnh Chùa Linh Phú (Km 140 - Quốc lộ 20, thuộc xã Phú Sơn, huyệnTân Phú ). Du khách đến đây không những được chiêm ngưỡng nét thâm nghiêm của ngôi
chùa cổ kính mà còn được leo núi để ngắm dòng nước chảy, nghe tiếng chim hót, đắm mình
trong không gian bao la của núi rừng yên tĩnh…
Hàng năm vào dịp lễ, tết … có hàng ngàn nam nữ thanh niên đến nơi này. Thác Hòa Bình
ngoài vẻ đẹp nguyên sơ còn là nguồn nước tưới cho cánh đồng bậc thang nằm dưới chân đồi.
Đứng trên đầu ngọn thác, chúng ta được ngắm nhìn phong cảnh bao la trữ tình với những ngôi
nhà nhấp nhô dưới chân núi, cùng với màu xanh bao la của những vườn cây ăn trái thuộc
huyện ĐaHoay (Lâm Đồng) và RôMô (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận).
TUYẾN DU LỊCH LONG THÀNH – NHƠN TRẠCH
1. Làng bến gỗ:
Từ ngã ba vũng Tàu đi theo Quốc lộ 51 gần 4 km du khách sẽ đặt chân tới một vùng văn hóatrên dưới ba trăm năm tuổi : đó là làng cổ Bến Gỗ.
Không biết chính xác làng lập vào năm nào, nhưng biết chắc nơi này buôn bán gỗ, tre nứa từ
rừng về Sài Gòn-Chợ Lớn. Làng Cổ Bến Gỗ bao gồm các xã An Hòa, Long Hưng, một phần
xã Phước Tân (huyện Long Thành) và phường Long Bình Tân (Biên Hòa) ngày nay.
Các nhà khảo cổ nghiên cứu phát hiện Bến Gỗ chứa nhiều di vật cuả các cư dân, tộc người
sinh sống trước đây khoảng 2.000 năm vào thời đại đồ đồng.
Đình An Hòa được xếp hạng di tích lịch sử và là niềm tự hào của xã Long Hưng. Đình chứa
đựng nhiều công trình đồ gỗ tinh tế như các liễu đối, hoành phi; các mô tuýp truyền thống như
lưỡng long triều nguyệt, cúc liên chi, mây sông nước, ngũ phủ lâm môn được thể hiện trên các
đầu dư, trụ đỡ, xà ngang.
Nhà thờ Bến gỗ xây dựng năm 1932, là loại nhà thờ sớm nhất TP.Biên Hòa.
Bến Gỗ nổi tiếng về đua thuyền từ đầu thế kỷ 19. Thuyền làm bằng gỗ nhẹ dài 16 mét , rộng
1,6 mét. Đội thuyền 24 người gồm một chỉ huy, một phách nhì đánh phèng chiêng cổ vũ, một
múc nước, một xà bát đứng lái, năm cặp giữa khoang, năm cặp đốc hậu. Ngày nay, truyền
thống đua thuyền Bến Gỗ vẫn còn giữ được, hằng năm đều có đội đua tham dự các giải địa
phương, khu vực và từng đại diện khu vực tham gia thi toàn quốc.
2. Đình thờ Phú Mỹ:
Ra khỏi thị trấn Long Thành 2km, ở ngã ba chợ Chiều mở ra con đường nhựa chênh chếchvề hướng tây nam dẫn du khách đến xã Phú Hội anh hùng. Và gần đây mỗi khi về thăm Phú
Hội người ta thường ghé thăm đình Phú Mỹ.
Đình Phú Mỹ cổ kính rêu phong, mái lợp ngói âm dương, náu mình dưới tán rừng cổ thụ,
mang kiến trúc tiêu biểu cho đình làng Nam Bộ. Cũng tại nơi đây ghi dấu một nghĩa cử thiêng
liêng của lòng dân Phú Hội.
Tháng 10/1969 được tin Bác Hồ vĩnh viễn ra đi, lòng dân Phú Hội đau như dao cắt. Trong
nỗi bi thương, các Bô lão nghĩ cách tri ân Bác trước kẻ thù. Viện lý do các bức hoành phi đình
Phú Mỹ bị mối mọt hư nhiều, cần được sửa chữa lại, các ông Nguyễn Văn Nương và Tám
Liệt đã làm lại ba bức hoành phi mới với nội dung:
Hồ thiên nhi thiên
Chí vọng thâm ân
Minh hoài hậu đức
(Ba từ đầu câu ghép lại thành tên Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Hiện nay, ba bức hoành phi này được trưng bày tại Nhà bảo tàng Đồng Nai.
3. Chiến khu rừng sát và đền thờ liệt sĩ huyện nhơn trạch:
Rừng Sác là một vùng rừng ngập mặn hàng ngàn km vuông nằm ở phía Đông Nam tỉnhĐồng Nai, thuộc địa phận các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, ăn thông một dải với rừng Sác
Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).
Vùng rừng nay có thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây đước, da, sú, có,
mắm, bần…đan níu nhau thành nhiều tầng lớp và rất lắm cá tôm.Đây là vùng địa hình sình
lầy, mênh mông sông nước với hằng trăm sông lạch đan nhau chằng chịt.
Vùng Rừng Sác trở thành căn cứ địa cách mạng ngay từ những năm đầu tiên kháng Pháp.
Nơi đây cũng từng là chứng tích cho các cuộc rải thảm bom B52, chất độc hóa học, các cuộc
càn quét qui mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng, tàu chiến và vũ khí hiện đại trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng cũng chính nơi đây đã khẳng định chân lý, niềm tin và ý
chí con người là vượt lên tất cả. Từng dòng sông, con lạch, giồng đất nơi đây đều lấp lánh
chiến công: Tàu quân sự của Pháp bị chìm, tàu Victory hàng vạn tấn của Mỹ cùng chung số
phận, kho bom thành Tuy Hạ, Kho xăng Nhà bè bốc cháy….
625 liệt sĩ Đoàn 10 và 1.400 liệt sĩ của 12 xã huyện Nhơn Trạch đã ngã xuống tại chiến
trường sôi động ác liệt này. Để tưởng nhớ công ơn và chiến tích anh hùng của cha anh, Đền
thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch được xây dựng tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, nơi cửa ngõ bước
vào chiến khu Rừng sác năm xưa.
4. Khu di tích cù lao giấy:
Khu du lịch Cù Lao Giấy, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch là điểm du lịch hấp dẫn dukhách hiện nay. Đây là vùng sông nước miệt vườn với cây cối xanh tươi. Đúng như tên gọi,
khu vực này trồng nhiều bông giấy và có cả nhà máy sản xuất giậy
Ngoài thú vui ngắm cảnh sông nước yên bình bao quanh cù lao, trò chuyện với bạn bè trong
các ngôi nhà sàn mái lá, nằm võng nghỉ ngơi bên rìa bờ sông để hít thở không khí trong lành,
thoáng mát... du khách còn có thể tham gia các trò chơi tại khu pinic như chèo xuồng hoặc
nhảy cầu, tắm sông với phao an toàn...Du khách đến với Cù Lao giấy ngoài phong cảnh yên
bình, thơ mộng còn được thưởng thức các món nướng đặc sản miệt vườn rất ngon miệng.