DI TÍCH NÚI SAM

Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử
đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.
Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5 km, là ngọn núi đầu tiên của dãy Thất Sơn, núi cao 284m. Núi
có hình giống như con Sam nên gọi là núi Sam, núi còn có tên chữ là Lãnh Học Sơn. Nhưng một
số người khác cho rằng: Cách đây hàng triệu năm vùng đất này bị ngập chìm trong nước biển,
khi ấy núi Sam là một hòn đảo, xung quanh có rất nhiều con Sam sinh sống. Sau quá trình kiến
tạo địa chất hàng triệu năm và nước rút đi, hòn đảo này biến thành núi và gần với đất liền. Từ đó
gọi là núi Sam.
Núi Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Cam-pu-chia lập thành một hệ thống
phòng thủ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có
nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi
hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân
núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng.
Đặc biệt dưới chân núi còn có Lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều
Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan
trọng trong tỉnh An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) để
đổ ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Đốc – Long
Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi thực dân Pháp xâm lược
Nam Kỳ (1858).
Từ ngã ba thị xã Châu Đốc đến núi Sam chừng Khoảng 3km. Con đường này đã được làm lại,
trải nhựa, gồm hai chiều, ở giữa có bờ cây. Đoạn đường này tuy ngắn song cứ 1km đường này trị
giá hơn 1 tỉ đồng Việt Nam, số tiền này được lấy ra từ quỹ cúng dường của bá tánh thập phương
tại Miếu Bà Chúa Xứ.
Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu
vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ. Nơi đây còn có miếu thờ Bà Chúa Xứ, chùa Tây An,
lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, vườn Tao Ngộ… Núi Sam là một khu du lịch nổi tiếng của cả
vùng Nam Bộ.
Chùa Tây An
Chùa Tây An toạ lạc tại ngã ba núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, cách
thị xã Châu Đốc khoảng 5 km.
Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ, có kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên
nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.
Chùa Tây An nằm trong quần thể kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Tây An do một vị quan
triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của
ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ
dựng ngội chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị hòa thượng đầu
tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại
thỉnh thêm một vị hoà thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, Pháp hiệu là Phap Tạng đến trụ trì.
Vị hòa thượng này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân nhân rất hiệu quả
nên sau khi ông mất, đồng bào đã suy tôn ông là Phật Thầy Tây An và danh hiệu này vẫn gọi đến
ngày nay. Kể từ đời ngài Đoàn Minh Huyền (Phật Thầy Tây An) trụ trì tới nay đã trải qua 7 đời
truyền thừa và đã được trùng tu nhiều lần.

Đến năm 1958, hoà thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động góp tiền xây dựng lại ba ngôi cổ
lầu, mặt chính của chùa và sữa chữa lại ngôi chính điện tạo nét kiến trúc phương Tây kết hợp với
kiến trúc Á Đông.
Chùa được xây bằng gạch, xi măng và lợp ngói, nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành
theo kiến trúc kiểu Ấn-Hồi, màu sắc rực rỡ nhưng hài hoà, nổi bật trên vách núi xanh thẩm.
Chánh điện chùa cao 18m, thờ phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chuông và lầu trống. Trước chùa
có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Am, 2 cửa 2 bên có 2 bảng đề “Tây An cổ tự”,
bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Vòm chánh điện đắp nổi hình rắn
hổ mang 7 đầu. Sân chùa có hai tượng bạch tượng và hắc tượng bằng xi măng lớn như thật: con
trắng 6 ngà, con đen 2 ngà, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm. Đặc
biệt tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ được tạc ngồi bên bàn viết như người thật. Chùa theo phái
đại thừa, có khoảng 11.270 pho tượng Phật lớn, nhỏ bằng gỗ. Chùa có nhiều câu đối hoành phi
do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu. Ngày rằm tháng giêng, rằm
tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.
Phật Thầy Tây An (1807 – 1856)
Tên thật của ông là Đoàn Minh Huyền, có người lại cho là Đoàn Văn Huyên. Ông sinh vào ngày
rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807) tại làng Tòng Sơn, thuôc Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc.
Tục truyền, bình sanh ông cũng như bao người dân khác, chuyên cần cày cấy, sống bằng nghề
ruộng rẫy. Nhưng đến năm 43 tuổi, ông không màng đến chuyện làm ăn nữa và hết ngày này
sang ngày nọ nói toàn những chuyện hư hư thật thật, lúc phàm lúc thánh. Do vậy mà người đời
cho ông đã hóa rồ, là người khật khùng.
Không biết vì dân làng khinh bạc hay vì lý do nào khác, năm 1849, ông chèo chiếc xuồng con
ngược theo dòng rạch Cái Tàu Thượng trở ra rạch Xẻo Môn đến làng Kiến Thạnh (tức làng Long
Kiến, thuộc tỉnh Long Xuyên). Bấy giờ, ở đây bệnh thời khí hoành hành rất dữ. Số người mắc
bệnh chết rất nhiều. Các lương y, rồi các vị pháp sư nổi tiếng cao cường thời ấy đều bó tay trước
cơn dịch bệnh khủng khiếp chưa từng có này. Làng trên xóm dưới kẻ bệnh người chết nhiều
không kể xiết…
Trong cảnh dịch bệnh và tang tóc ấy, bỗng vào một buổi sáng tại đình làng Kiến Thạnh, ông Từ
khi thắp nhang ở bàn thờ thần Thành Hoàng thấy một người ngồi sừng sững trên đó. Hốt hoảng,
ông Từ vụt bỏ chạy và toan la làng thì người đó khoát tay và gọi ông ta trở lại. Ông Từ định tâm
hỏi:
- Ông là ai mà lại cả gan ngồi trên bàn thờ thần?
Người ấy đáp:
- Phật thầy giáng thế cứu đời là ta!
Ông Từ càng ngạc nhiên hơn và hoàn toàn không tin những gì mà người đàn ông lạ mặt ấy phán
bảo. Ông Từ lại hỏi:
- Ông tự xưng là Phật Thầy giáng thế cứu đời thế thì dân chúng đang bị ôn dịch làm hại, ông có
phương chi cứu họ?
- Sao lại không! Đâu, ai đã mắc bệnh ôn dịch thì hãy đem lại đây, ta cứu cho!
Tin này lan truyền khắp xóm. Kẻ kẻ đều hồ nghi. Lúc đó, người con trai của ông Hương cả bị
bệnh thổ tả trầm trọng không còn cách nào chạy chữa nên người ta đã thử đem bệnh nhân đến
nhờ vị Phật thầy ấy cứu chữa. Tục truyền, bệnh nhân sau khi uống “thuốc” của Phật thầy thì
công hiệu ngay. Thế là khắp làng trên, xóm dưới, các gia đình có người mắc bệnh ùn ùn đưa
người bệnh đến nhờ xin đức Phật thầy cho “thuốc”.
Khi có người đến xin thuốc thì Phật thầy hỏi rõ tên họ rồi mới cho. Hễ ai mà thầy bảo bệnh có

thể chữa trị thì mới phát thuốc, còn ngược lại, những bệnh nhân nào mà thầy cho là đã tới số thì
chạy chữa thế nào cũng không thoát khỏi.
Phật thầy ở nơi đình ba ngày thì dời đến cái cốc của ông Kiến, nơi mà sau này dựng nên chùa
Tây An cổ tự, để tiếp tục trị bệnh, vừa truyền đạo. Số người đến xin trị bệnh càng ngày càng
đông và trong số đó, nhiều người đã trở thành tín đồ của đạo gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương. Cái cốc
cũng được chỉnh đốn thành ngôi chùa và những nghi thức lễ bái, thờ phượng của đạo này cũng
dần dần hình thành qui củ.
Càng ngày, số lượng người sùng tín càng đông. Điều này không những khiến các pháp sư, các
thầy bùa ganh ghét mà chức việc địa phương cũng phải để tâm đến. Mặt khác, vào khoảng năm
1841, ở Trà Vinh có nhóm người hợp với sư sãi nổi dậy chống lại quan quân nhà Nguyễn nên sự
kiện Phật thầy Tây An trở thành vấn đề quan trọng mà các quan chức địa phương không thể bỏ
qua được. Khi được tin báo có “gian đạo sĩ” phát trù bệnh, quan tỉnh An Giang sai đội nhì Bồng
và Cai Nhứt Trung xuống tận làng Kiến Thạnh để bắt Đoàn Minh Huyền áp giải về tỉnh.
Tục truyền, khi giải về tỉnh đường, quan tỉnh vồn vã chỉ bộ ván có trải chiếu bông mời mọc:
- Mời chú đạo ngồi.
Ông đáp:
- Mời quan lớn ngồi trước. Tôi là chú đạo đâu dám vô lễ.
- Không sao đâu! Tôi cho phép chú cứ ngồi.
- Bẩm quan lớn! tôi nói không dám vô lễ là vô lễ với Phật vì tôi là chú đạo đâu dám ngồi trong
lúc Phật nằm.
- Chú nói mới lạ chứ…
Đức phật thầy bước lại giở chiếu lên: lộ ra bức tượng Quan Âm mà quan tỉnh đã đặt bên dưới để
lập mưu thử ông đạo này.
Một hôm nhân ngày rằm, những người coi khám đường dọn cho ông một mâm cơm vừa chay
vừa mặn, đơm sẵn thành tám chén. Họ đặt mâm cơm xuống và hỏi:
- Hôm nay ông đang ăn chay hay ăn mặn?
- Tôi ăn chay.
- Vậy mời ông đạo dùng cơm.
Đáp lời mời, ông ngồi xuống lần lượt ăn hết ba chén cơm liền một mạch, rồi lại bưng chén cơm
thứ tư ăn tiếp và nói:
- Các quan cho tôi ăn cơm chay thì tôi phải ráng ăn cho hết.
Các viên chức ở khám đường có mặt trong vụ này đều kinh ngạc vì đúng bốn chén cơm mà ông
đã ăn là cơm chay, còn bốn chén cơm còn lại đều có để mở heo dưới đáy.
An xong chén cơm thứ tư, ông nói:
- Các vị tính lừa tôi ăn mặn rồi thì trói đầu tôi chắc?
- Ồ! chúng tôi đâu có ý vậy….
- Thật không? Thế thì các vị chuẩn bị sẵn dây trói để làm gì?
Nói dứt lời, ông thò tay giở nắp cái quả: trong đó có sợi dây trói để sẵn. Các viên chức ở khám
đường càng kinh ngạc hơn. Tục truyền, từ đó, họ tỏ ra kính phục Đức Phật Thầy. Quan chủ tỉnh
An Giang, làm tờ tâu vụ “gian đạo sĩ” này về triều với những lời tấu trình dè đặt hơn. Sau đó,
theo chiếu chỉ của vua, Đoàn Minh Huyền phải xuống tóc và thọ giới như các nhà sư với sự
chứng minh của vị hòa thượng sắc tứ. Khi cạo tóc xong, người ta toan cạo hết hàm râu thì ông
cản lại:
- Chiếu chỉ của triều đình dạy xuống tóc chứ đâu có dạy cạo râu mà các vị lại cạo.
Các viên quan thi hành chiếu chỉ của triều đình đành phải chịu để lại hàm râu. Có lẽ đây là nhà
sư để râu duy nhất trong lịch sử Phật Giáo! Sau đó, Đoàn Minh Huyền vào núi Sam lập một ngôi

chùa bằng cây lá để tiếp tục truyền đạo. Công việc hoằng hóa giờ đây lại chú tâm đến việc an cư
lạc nghiệp cho bổn đạo: ông đứng ra tổ chức việc khẩn hoang ở núi Thới Sơn và vùng Láng Linh
để lắp hai trại ruộng. Ông muốn tín đồ phải dùng sức cần lao để sinh sống, nuôi gia đình mà
không dựa vào sự cúng dường của bá tánh.
Tục truyền, Đoàn Minh Huyên ít ở chánh tức chùa Tây An ở núi Sam, mà thường lui tới thăm
nom và động viên tín đồ hăng hái khẩn hoang và chí thú làm ăn.
Về việc Đoàn Minh Huyên ít ở Tây An tự có giả thiết cho rằng ngôi chùa ấy, tuy là do ông lập
ra, nhưng công việc quản lý và thực hành nghi lễ đều theo Phật giáo Phái Lâm Tế do các tăng sĩ
của chùa Giác Lâm (Chợ Lớn) cử về đảm nhận. Ông lập các trại ruộng để truyền đạo Bửu Sơn
Kỳ Hương, một hệ phái có tôn chỉ và nghi thức thờ phụng đơn giản, không nặng nề “thinh âm
sắc tướng”, chuông mõ như Phật giáo Phái Lâm Tế – một tông phái đang thống quản xứ Nam
Kỳ. Tuy nhiên cũng có giai thoại kể rằng chính Đoàn Minh Huyên đã đích thân cày ruộng. Tục
truyền, ở trại ruộng Thới Sơn, ông có nuôi hai con trâu, đặt tên là Sấm và Sét. Hai con trâu này
chỉ chịu sự điều khiển của ông… Ngoài ông ra không ai có thể mắc chúng vào ách để cày được.
Chính ở đây, Đoàn Minh Huyên đã qui tụ khá đông tín đồ, đặc biệt hàng đệ tử lớn có anh em ông
Đình Tây, ông Đạo Xuyến, ông Đạo Lập ở Thới Sơn, Đức cố quản Trần Văn Thành ở Láng
Linh. Về sau khi thực dân Pháp chiếm An Giang các trại ruộng là căn cứ kháng chiến quan trọng
và các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương là lực lượng nòng cốt của các phong trào chống Pháp cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Năm 1856, ông qua đời. Trước khi tịch, ông dặn dò đệ tử sau khi an táng không được đắp nấm
mà phải phả bằng để lấy đất cày cấy trồng trọt. Các đệ tử làm theo lời ông dặn, tuy nhiên họ xây
rào bao quanh giữ lấy di tích của vị tổ khai đạo để lưu truyền cho các thế hệ sau.
Theo niềm tin tôn giáo, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương cho rằng Đức Phật Thầy, sau khi tịch, vẫn
“chuyển kiếp nhập thân vào những phàm nhân để tiếp tục hoằng hóa đạo pháp và cứu thế độ đời.
Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Sư Vãi bán khoai là những trường hợp giáng thế như vậy. Trong
thực tế, đây là những môn đồ kế tục việc xiển dương và truyền bá giáo thuyết Bửu Sơn Kỳ
Hương theo phương thức và nội dung có sửa đổi ít nhiều để phù hợp với thực tế của mỗi giai
đoạn lịch sử. Đặt biệt trong những thập niên mới thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các môn đệ này đã ít
nhiều gắn với công cuộc kháng Pháp lúc công khai lúc dưới các tổ chức Hội kín. Chính vì vậy,
Đức Phật Trùm đã bị thực dân Pháp bắt đày ra hải đảo, Đức Bổn Sư Ngô Lợi bị giặc ruồng bố và
truy nã liên tục và ông sư vãi bán khoai phải giả dạng làm phụ nữ bán khoai để làm việc đời việc
đạo.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở núi Sam. Khu lăng mộ có đền thờ ông Thoại
Ngọc Hầu, mộ ông cùng 2 phu nhân được xây dựng thập niên 30 thế kỷ 20.
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), Ông sinh ngày 25-11-1761; mất
ngày 6-6-1829; người huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông theo Nguyễn Ánh từ năm 1777.
Năm 1784, ông theo cha đi sang Vọng Các (Băngkok). Lúc trở về, ông vào quân ngũ, trải qua
nhiều chức vụ và công cán khắp từ Bà Rịa đến Xiêm, Lào, Cao Miên.
Năm 1817, ông được làm trấn thủ Vĩnh Thanh.
Năm 1818, ông quản suất binh lính đào kinh Đông Xuyên. Sau một tháng đã hoàn thành, được
vua ban tên là kinh Thoại Hà (ngang 20 tầm: 1tầm=2,56m, gần 51m; bề dài tới Giang Thành-
Rạch Giá 12.400 tầm), bên bờ Thoại Hà có ngọn Lạp Sơn (núi Sập) cũng được đặt tên là Thoại
Sơn để ghi công lao của ông.

Năm 1822, ông cho dựng bia Thoại Sơn ghi lại sự kiện này ở núi Sập và dựng miếu nhỏ thờ Sơn
Thần.
Năm 1819, ông được lênh chỉ huy dân binh đào kinh Vĩnh Tế. Nhưng năm sau, Tăng Kế ở Chân
Lạp làm loạn, đánh thành Nam Vang. Ông và Nguyễn Văn Trí tiến binh đến Kha Bôn thì gặp
giặc, đánh thắng được quân dịch, và chém được Tăng Kế, từ đó Chân Lạp mới yên.
Năm 1821, ông lại lãnh ấn bảo hộ Cao Miên, kiêm quản việc quân ở Hà Tiên và Châu Đốc tới
năm 1823 ông lại cùng Thống chế Trần Công Lại coi việc đào kinh Vĩnh Tế (dài 97 km, rộng
khoảng 50m), đến năm 1824 thì hoàn tất. Sau khi hòan tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho
vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi; Vua xét thấy phu nhân của Thoại Ngọc Hầu,
họ Châu Vĩnh, nhũ danh Thị Tế vốn là người có đức độ, tận lực giúp chồng trong công việc nên
ban lệnh đặt tên cho kinh này là “Vĩnh Tế Hà” và cải đổi tên núi Sam ở bờ kênh là “Vĩnh Tế
Sơn”. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho xây dựng bia làm kỷ niệm: bia
Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Thoại Ngọc Hầu cho nhiều ton người
đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải
táng hai bên tả hữu khuôn lăng.
Ngày làm lễ dựng bia ông tiến hành làm lễ cải táng tập thể các binh dân tử nạn trong việc đào
kinh vào trong khu vực lăng. Ông đích thân đọc bài “Tế Nghĩa Trũng Văn” để nhớ công lao của
những người đã khuất.
Sau khi đào xong hai năm, bà Châu Thị Tế qua đời, an táng ở triền núi Sam và từ đó Thoại Ngọc
Hầu tiến hành xây khu lăng mộ dự định làm chốn yên nghỉ của mình và các phu nhân. Tháng 9
năm Minh Mạng thứ 9 (năm 1828) bia Vĩnh Tế Sơn 730 chữ, được dựng ở trong lòng lăng mộ.
Năm Minh Mạng thứ 10 (năm 1829), ngày 6 tháng 6 âm lịch. Ông mất, Vua tặng chức Đô thống
và được an táng ở khu lăng mộ này.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình kiến trúc quy mô nằm trên triền núi Sam, cao trên 9 bậc cấp
đá ong. Chu vi lăng hình chữ nhật được bao bọc bởi một bức tường dày 1m. Mặt trước là hai
cổng vào ở hai bên, chính giữa là tấm bia Thoại Sơn (được phiên bản hồi đầu thế kỷ XX).
Khi bước vào khuôn viên lăng, bên phải là 3 ngôi mộ lớn (chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu,
bên phải là mộ bà Châu Thị Tế (mất 1826), trái là mộ bà Trương Thị Miệt (mất 1821), bên trái
có 14 ngôi mộ được chôn trong một vuông đất. Tương truyền đây là những ngôi mộ của các đào
kép trong phường hát bội Quảng Nam thường diễn cho Thoại Ngọc Hầu xem lúc còn sống, riêng
có hai ngôi mộ trên cùng thì được tương truyền là của hai người bị chôn sống để đi theo hầu ông.
Trong Long Đình là bản sao bia “Thoại Sơn”. Bia “Vĩnh Tế Sơn”. Trước Long đình là 2 con nai
tạc bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức
tường kiên cố dày 1 mét, cao 3 mét. Sau lăng là đền thờ trên nền đất cao. Sau lưng đền thờ là
vách núi tạo thành bức bình phong kiên cố và hùng vĩ tôn thêm vẻ cổ kính uy nghi. Bên trong
lăng là di tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng 2 m cùng những án văn chương lộng lẫy và liễn
đối, hoành phi, văn bia, văn tế…gợi lại hình ảnh của nước non một thời oanh liệt.
Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19.
Nói chung, khu lăng mộ này là một công trình kiến trúc cổ kính, đặc biệt là 2 bài
văn bia có ý nghĩa hết sức lớn lao và đặc biệt quý hiếm đối với vùng đất mới phương Nam.
Hằng năm, ngày 6/6 ÂL nhân dân quanh vùng đến lăng làm lễ tưởng niệm ông.
Kênh Vĩnh Tế
Một trong những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ là hệ thống kênh đào, tạo thuận lợi cho
giao thông và tưới tiêu cho cánh đồng là vườn cây. Trong số các con kênh đào ấy, đặc biệt có
con kênh mang tên người phụ nữ vào đầu thế kỷ 19, đó là kênh Vĩnh Tế, chạy dọc theo biên giới
Việt Nam – Campuchia. Khởi công đào năm 1819 và hoàn thành 1825. Trong 6 năm đào kênh có

lúc phải ngưng trệ vì công việc đào kênh rất vất vả. Có đoạn dễ đào vì nhằm nơi đất ruộng,
nhưng có lúc đất cứng có đá, sát chân núi. Mùa nắng phải ngưng vì thiếu nước cho dân phu. Sử
liệu ghi rằng: “Để cho đoàn kênh được thẳng, ông đã cho đốt đuốc trên những cây xào dài vào
ban đêm. Những cây sào lửa ấy là những cây cọc tiêu dễ nham đường kênh cho ngay thẳng“ .
Để đào kênh này, Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực lượng rất lớn, có lúc lên đến 55.000
người. Theo dân gian kể lại khó khăn khi đào con kênh này, dân phu lớp vì chết vì bệnh, lớp thì
trốn về dọc đường bị cá sấu ăn. Có lúc ông quá đau buồn vì bỏ dở công việc. Thấy vậy, Bà Châu
Thị Tế một mặt ra sức động viên chồng, mặt khác khuyến khích những người mẹ, người vợ của
các dân phu khích lệ chồng, con họ theo trong việc đào kênh. Chính vì công sức đóng góp của
bà, vua Minh Mạng đã ban chiếu lấy tên bà đặt cho kênh là Vĩnh Tế. Ngôi làng dưới chân núi
Sam là làng Vĩnh Tế.
Kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà sau khi đào xong đã làm thay đổi hẳn đời sống của người dân
vùng Tứ Giác Long Xuyên. Kênh là phương tiện giao thông thuận lợi, vừa là hệ thống tưới tiêu,
xả phèn cho đồng ruộng. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự.
Kênh Vĩnh Tế cũng chính là đường biên giới bằng nước đã được đóng cọc nhiều lần trong cuộc
giao tranh.
Vua Gia Long còn nhằm mục đích đưa quân từ Hậu Giang ra vịnh Xiêm La thật nhanh để giữ*
Kiên Giang và Hà Tiên ngừa quân Xiêm đến thình lình. Kênh Vĩnh Tế là thành quả to lớn của
nhà Nguyễn được ghi lại hình ảnh trên cao đỉnh – một trong những Cửu Đỉnh danh tiếng của
triều Nguyễn.
Miếu Bà Chúa Xứ
Thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc được lập vào thế kỷ 19, lịch sử của chúa Bà có hai truyền
thuyết: miếu bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà.
Trong miếu bà Chúa Xứ có một pho tượng bằng đá Sa Thạch cao gần 2m tạc hình một người
đang trong tư thế nghĩ ngợi trầm tư. Đó là “bà Chúa Xứ” mà theo truyền tụng dân gian kể lại:
Tượng bà đã có từ rất lâu đời cách đây khoảng 200 năm bà được dân địa phương phát hiện và
được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bởi chín cô gái đong trinh tắm rửa sạch sẽ (theo lời dạy của
Bà). Cũng có ý kiến cho đầu thế kỷ 19 Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi bình giặc ở biên giới
phía Tây. Phu nhân ông ở nhà lo lắng ngày đêm khấn nguyện để ông bình yên trở về nếu được
vậy bà lập miếu tạ ơn, vì vùng này vốn là rừng thiêng nước độc lắm dã thú, ai đi khó về. Nguyện
ước đạt được ông đã trở về khi nghe bà bày tỏ ý nguyện, ông rất cảm động và nhớ lại những
nguy hiểm mà ông đã đi qua. Ông liền cho xây dựng miếu để tạ ơn và thỉnh tượng bà từ trên núi
về thờ.
Nhà khảo cổ học người Pháp Malleret là người đã phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo (vùng Ba
Thê núi sập). Năm 1941, sau khi nghiên cứu tượng Bà đã xác định đây là một pho tượng thần
Visnu (một trong ba vị thần BàLaMôn giáo) được tạo vào khoảng thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ 7 sau
công nguyên. Như vậy có thể nói rằng tượng Bà là một pho tượng đàn ông của người Khmer bỏ
bên sườn núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu tô điểm lại thành phụ nữ.
Do ảnh hưởng phật giáo, lão giáo cùng tín ngưỡng thờ mẫu của dân gian mà bà Chúa Xứ trở
thành một dạng như “phật bà Quan Âm” và được tôn thờ thành kính. Có rất nhiều huyền thoại về
sự linh thêng của Bà, trong miếu còn treo hai câu liễng đối nói về việc ban phúc, giáng hoạ của
Bà:
“ Cầu tất ứng, thi tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kính, thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”

Miếu bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ quốc, có bốn mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống
màu xanh, nhà để tượng trưng cũng có bốn mái hình vuông, trong miếu thờ tượng bà chúa được
tọa lạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI theo mô phỏng tượng
thần Vitnu thường có ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Hội Chùa Chúa xứ được tổ chức rất
lớn hàng năm vào các ngày từ 23 đến 26 tháng 4 âm lịch hàng năm. Hàng vạn người đổ về đây
dự lễ tắm tượng bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…
Miếu bà Chúa Xứ lúc đầu khoảng năm 1825 được dựng bằng tre lá sau đó được trùng tu nhiều
đợt để trở thành một kiến trúc của phương đông khá đẹp: mái cong lợp bằng ngói xanh, tường
bằng gỗ quý, chạm trổ công phu. Trên bậc thềm là hai con sư tử đá ngồi chầu, toà miếu ấy nằm
trên vùng đất trũng quay lưng lên đường và dựa vào chân núi Sam ở hướng đông bắc, toàn cảnh
núi Sam cũng góp phần tạo thêm khí thiêng cho miếu và làm cho không khí ngày hội nơi đây
thêm huyền ảo cao khoảng 230m và chu vi chân núi khoảng 300m núi Sam trông giống hình con
sam và ngày xưa từng là hòn đảo nhỏ trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng) rất nhiều sam
bám vào đây sinh sôi nên nó có tên chữ học lãnh hơn (nghĩa là núi con sam) tọa lạc tại làng Vĩnh
Tế thị xã Châu Đốc.
Có người hỏi tượng Bà làm bằng đá gì? Có rất nhiều giả thuyết về điều bí ẩn này, có tác giả gọi
là đá “Sa Thạch”, người khác gọi là đá “Son”, người khác gọi là đá “Xanh”. Nhưng những tên
gọi ấy không kèm được chứng minh nào cả.
Nhưng theo một nghiên cứu và có kết luận chính xác, tượng bà được tạc bằng một loại Nham
Thạch có tên gọi là Diệp Thạch. Loại Nham Thạch này hình thành từ các hố đại dương, nên có
cấu tạo nhuyễn hạt.