CHÙA HANG

Thắng Cảnh Chùa Hang
Từ thị xã rãch Giá theo quốc lộ 80 qua thị trấn Kiên Lương rẽ đến ngã 3 hòn. Nơi đây rẽ phải đi
về Hà Tiên còn rẽ trái thì đi về chùa Hang.
Chùa Hang có từ thế kỷ 18 nằm trong dãy núi hòn chông. Từ ngoài bước vào chánh điện là
tượng phật Thích Ca, tượng Bồ Đề Đạt Ma tượng phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Đường Tam
Tạng … Rẽ qua phải chính điện là đường dẫn vào hang. Lần theo con đường mòn tối ôm hai bên
là vách đá ta sẽ bắt gặp trong hang có hai tượng phật tạc theo kểu Thái Lan do hai vị hoàng tử
Chiêu Tuý và Chiêu Xí Xang con của vua Xiêm đắp trong lúc Mạc Thiên Tích cho lánh nạn tại
đây .
Lần theo vách chùa Hang ta thấy vỏ hến bám đầy trên vách. Hang này cả ngàn năm trước là một
cái hòn chơ vơ giữa biển lâu dần bị sóng xâm thực bào mòn trên núi đục đẽo thành hang sau đó
được nâng lên rồi phù sa bồi đắp đến nay đã nằm yên trong đất liền
Trước của hang phía Nam có miếu bà chúa xứ chùa Hang. Đến cuối hang ra ngoài là bãi cát mịn
màu mỡ gà, nước trong xanh nhìn ra xa xa là hòn phụ tử sừng sững mọc lên giữa biển
Rời khỏi hang có một vách núi nhô ra biển gọi là mũi công chúa Ngọc Du chuyện kể rằng khi
đoàn thuyền của Nguyễn Anh bị quân Tây sơn truy đuổi chạy đến đây, tướng Tây Sơn đuổi kịp
nhảy lên thuyền của công chúa Ngọc Du thì đồng thời công chúa cũng gieo mình xuống biển.
Sau đó Nguyễn Anh trở lại và lập đàn tế đặt tên là mũi công chúa Ngọc Du.
Phía Bắc chùa là bọng nước tròn cở giếng nhỏ sát vách đá lúc nào cũng đầy nước chảy xuống từ
khe đá trên núi được người dân sử dụng tưới cây, tắm giặt.
Phía Đông chùa Hang là hang Gia Long. Đây là hang động ăn ra biển bị mưa và sóng biển xâm
thực tạo thành, từ cửa hang tiếp giáp ra biển khá xa. Hang tối đen như mực vì thế mà Nguyễn
Anh đã lẫn trốn quân Tây Sơn tại đây trong một thời gian dài. Trên vách đá có những hình thù kỳ
lạ do đá vôi kết hợp với nước mưa tạo thành, đặc biệt là luôn rĩ nước có nơi nước chảy thành vòi.
Tương truyền lúc Nguyễn Anh trốn trong hang đã lấy nước này cho quân sĩ uống và đặt tên là
giếng tiên .
Phật Di Lạc có pháp thuật rất là cao siêu; ở dâu nghe tiếng kêu của chúng sinh sự đau khổ thì
ông ta sẽ đến giúp; nên ông ta có thể biến ra muôn hình vạn dạng để cứu giúp.
Theo truyền thuyết về phật Di Lạc. Bắt nguồn từ Tây Tạng nơi có ngọn Êvares; nơi đây xuất
hiện một vị hòa thượng nhìn rất vô hình tướng lúc thì to con, lúc thì nhỏ con nhưng về sau không
ai nhớ hình dạng của Ông như thế nào; nhưng chỉ nhớ là Ông luôn nở nụ cười và bụng ông rất to.
Nhiệm vu, của Ông khi trời nắng Ông ta cột khúc gỗ và kéo để báo cho mọi người trời sẽ nắng
và có hạn hán.
Trời lụt hay trời mưa thì Ông sẽ nhúng giày của ông ta xuống nước để báo cho mọi người là trời
sẽ mưa.
Những đứa trẻ gặp bất hạnh thì Ông sẽ đổ túi vải Như Ý ra trong đó có đồ chơi để để giúp đỡ
cho những đứa bé.
Sau này, hòa thượng Thế Thử viên tịch; trước khi viên tịch ông luôn nói “di lạc, di lạc, tâm di
lạc”. Lúc đó mọi người mới phát hiện ra đây là vị phật trong tương lai thì sau đó hội phối thờ
theo phật Thế Thử .
Ông này có miệng rất lớn: miệng lớn để cười mọi việc mà người đời không ai cười được; ví như
trên đời có những việc đau khổ và Ông sẽ nhận những việc đau khổ đó để lại niềm vui cho chúng
ta.

Và lỗ tai ông rất lớn, lỗ tay của ông là hiện thân của Quan Thế Âm hiện thành, Quan Thế Âm là
vị Phật nghe được mọi tiếng kêu của chúng sinh mà để phổ độ và lúc này tai của ông là của phật
Quan Thế Âm; mọi tiếng kêu trên thế gian này ông sẽ sẵn sàng nghe và phổ độ.
Bụng của Ông lớn, bụng lớn thể hiện sự giàu sang và phú quý; muốn con người sống ấm no,
hạnh phúc; bụng Ông rất lớn còn thể hiện sự khoan dung mà người đời ai không thể làm được;
tức là giữ lại cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất.
Và trong tương lai kinh phật dự định khoảng 6000 năm nữa chúng ta chỉ thờ một mình vị phật
này thôi vì nhiệm vụ của những vị phật khác nhau đều quy tựu về vị phật Di Lạc hay còn gọi là
phật Vị La.
Hòn Phụ Tử
Đẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hòn phụ tử, xưa nay là hình ảnh biểu trưng cho non nước
Hà Tiên thơ mộng quyến rũ. Hòn phụ tử gồm 2 trụ đá, một cao to, một thấp bé nhô lên từ biển
trông như hình tượng cha con quấn quýt nhau dấm mưa dãi nắng từ bao vạn thế kỷ giữa mặt
nước trong xanh
Hòn phụ tử được xem như là biểu tượng của du lịch Kiên Giang. Theo truyền thuyết Khmer kể
lại rằng: Tại vùng đất này trước kia có rất nhiều cá sấu rất hung dữ mà người xưa thường gọi là
con thuồng luồng. Những con cá sấu này thường quấy phá và làm hại dân làng nơi đây. Có hai
cha con nhà kia muốn cho dân làng có cuộc sống yên vui cho nên họ đã quyết định giết chết
những con cá sấu này. Một hôm hai cha con này cùng với một người dân làng đã đến núi Tà lơn,
Tà Keo để tìm sư học đạo, vị đạo sĩ đã cho hai cho con này 2 lọ thuốc thần để họ thoa lên người,
thuồng luồng sẽ sợ và không dám cắn họ và họ có thể giết chúng. Hai người đã giết chết 39 con
cá sấu và chỉ còn lại con cá sấu chúa. Họ quyết định tha mạng cho con cá sấu này và lên thuyền
vào bờ nhưng không ngờ con cá sấu này bổng nổi lên phá thuyền, người con quên rằng thuốc
trên người anh đã hết công hiệu liền xông vào chiến đấu với nó và bị cá sấu cắn đứt đầu . Không
kịp thoa thuốc lên người người cha liền dùng thuốc và nhảy vào miệng con cá sấu, người cha
chết và con cá sấu cũng chết theo. Người dân ở đây đã lấy sự tích này đặt tên cho hòn đào có
hình giống hai cha con tựa vào nhau trong tư thế đứng vững chắc trước sóng gió cuộc đời.
Bên cạnh truyền thuyết thuồng luồng còn có một truyền thuyết nghe cũng rất hợp logic. Theo
người Kiên Giang thì họ quen gọi là hòn phụ tử nhưng nói đúng là hòn Phu Phụ Tử.
Trên mặt biển nhô lên hai tảng đá cao, nghiêng nghiêng một chiều, khoảng giữa là tảng đá thấp
hơn. Các tảng đá này được dính liền với nhau. Có người cho rằng tảng đá tảng đá phía trước là
cha tảng đá ở giữa là con và tảng đá sau cùng là mẹ. Vì sao lại gọi vậy? Điều này rất gắn liền với
triết lý Phương Đông và rất là gắn liền với lịch sử, văn hóa Việt Nam chúng ta. Đất nước ta là
ngàn năm Bắc Thuộc; sau là Ngô Quyền đánh quân Nam Hán; Lê Hoàng đánh quân Tống; sau
này là Trần Hưng Đạo 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông; rồi Lê Lợi đánh nhà Minh; Quang
Trung đánh quân Thanh và sau này là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nếu có dịp đi Xuyên Việt ở
tận cùng tổ quốc khu vực Hạ Long – Quảnh Ninh (điểm đầu tiên của tổ quốc) và Hàm Tiên
(điểm cuối cùng của tổ quốc); chúng ta có thể được hình tượng mà tạo hóa đã tạo giống như là
Romio và Juliet nhưng ở đó là hình tượng người chồng chia tay người vợ vì chúng ta bị giặc giã;
để rồi chúng ta có một nàng Tô Thị ở Lạng Sơn; một Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa; chúng ta có
một Hòn Vọng Phu ở Nghệ An; một Hòn Vọng Phu ở Nha Trang. Ở đâu chúng ta cũng có Hòn
Vọng Phu cả; vì người chồng ra chiến trận thì người vợ ở nhà chờ chồng nuôi con cứ như vậy,
như vậy con lớn đến ngày hôm nay khi đất nước hòa bình thì tận cùng tổ quốc họ được sum vầy
ông bà, vợ chồng, con cái. Điều đó thể hiện, đáp lại lòng chung thủy của người phụ nử; yếu tố
này nghe hay hơn hòn phụ tử.
Đồng thời, họ cũng cho rằng những tảng đá nơi đây có liên quan đến truyền thuyết của núi vọng

phu và nơi kết cục của sự chờ đợi, vợ chồng con cái được gặp nhau nơi tận cùng tổ quốc. Đây
chính là những suy tưởng cao đẹp về sự sum họp gia đình của con người. Bởi vì theo truyền
thuyết về Hòn Vọng Phu : ở ngoài Bắc có núi vọng phu là ngọn núi cao nhất của Trường Sơn –
có nàng Tô Thị chông chồng. Người chồng đi tiếp xuống phương nam, sống với một bộ lạc ở
ngoài thành Óc eo, tức là Vọng Thê thuộc địa phận núi Sập tỉnh An Giang. Lâu ngày nhớ vợ, anh
bèn ra một hòn đảo ở ngoài biển. Cứ chiều chiều anh dắt con ra mé đảo trông về chốn cũ làng
xưa. Người dân tại nơi đây đã lấy hình ảnh này mà đặt tên cho ngọn núi là núi Vọng Thê. Và có
lẽ trong khi vợ chàng hoá thành tượng vọng phu thì cha con chàng cũng biến thành hòn phụ tử .
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo
Chùa Tam Bảo tọa lạc tại số 328, tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Chùa
có tên gọi là chùa Tam Bảo được xây dựng từ năm 1730.
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 2 ngôi chùa Sắc Tứ Tam Bảo một tại Hà Tiên, một tại Rạch giá
đều rất nổi tiếng.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: chùa Tam Bảo trước đây thuộc huyện Hà Châu do Mạc Cửu xây
dựng cho mẹ là phu nhân Thái Thái tu hành vào những năm cuối đời. Khi Mạc Cửu lập nên thị
trấn Hà Tiên, mẹ ông là Thái Thái tuổi đã ngoài 80 do nhớ con da diết, bà đã từ Lôi Châu vượt
biển tới (cũng có tài liệu khác cho rằng khi Mạc Cửu đã thành danh mới đón mẹ từ Trung Quốc
sang ở chùa này) Mạc Cửu phụng dưỡng mẹ rất chu đáo, làm trọn bổn phận của một người con
hiếu thảo. Phu nhân vốn tánh mộ phật cho nên Mạc Cửu đã cho dựng chùa này để cho mẹ thể
hiện lòng thành kính và ngày ngày chiêm bái, một hôm bà đang làm lễ trước phật điện, thì phu
nhân đột nhiên qua đời nay trước bàn thờ Phật. Mạc Cửu theo nghi lễ chôn cất cho mẹ rất trang
trọng, chu đáo và cho xây dựng mộ ở phía hậu viên của chùa. Mạc Cửu khi đó đúc tượng Di Đà
họa theo mẫu thân của mình để thờ. Hiện nay tượng vẫn còn .
Hình tượng ngôi chùa ngày xưa do Mạc Cửu xây dựng cho mẹ hiện nay không còn mà chỉ còn
lại một chút dấu vết là những bước tường thành xung quanh chùa. Ngoài ra ông còn cho đúc một
đại hồng chuông để khi nghe tiếng chuông mà tưởng nhớ đến thân mẫu của mình.
Tại đây còn có một truyền thuyết kể lại rằng: Khi xây chùa xong, ngài Mạc Cửu nằm mộng thấy
Rồng Vàng Ngậm Hoa Sen, ứng với việc hoà thượng Huỳnh Long tức Ấn Trừng Thiền Sư, thuộc
dòng Lâm Tế thứ 35, từ Trung Quốc sang Hà Tiên. Khi Mạc Cửu gặp Hoà Thượng, thì ông
không mở cổng chùa mà còn bảo :“làm sao vô được thì vô”, tức thì hoà thượng liền phi thân bay
vào. Từ đó hòa thượng được gọi là Quốc Sư và là người đầu tiên trụ trì chùa Tam Bảo. Hiện Nay
vẫn còn Bảo tháp của Quốc Sư. Trước đây chùa nằm trên vùng đất ngoài dinh trấn cách dinh trấn
khoảng vài cây số. Năm 1771 chùa bị thiêu hủy và mãi đến năm 1799 thì con cháu Họ Mạc mới
xây dựng lại chùa nằm phía trong dinh trấn, cho nên vòng thành tuy bị phá bỏ nhưng nhưng vẫn
còn lưu lại dấu vết. Chùa Tam Bảo hiện nay là hoàn toàn mới xây lại do hoà thượng Phước Ân
thuộc dòng lâm tế đời thứ 40 vào năm 1930.
Thi sĩ đông Hồ Lâm Tấn Phác trong bài viết về Hà tiên, Mạc Thị Sử đăng ở tạp chí Nam Phong
số 143 tháng 10 năm 1929 có ghi : « Tên chùa gọi là Tiêu Tự, tục gọi là chùa Tam Bảo »
Chùa có khuôn viên khá rộng. Ở cổng vào có đôi câu đối
Nhất trần bất nhiễm Bồ đề địa
Vạn thiện đồng qui bát nhã môn
(Đất Bồ đề không vương bụi tục
Cửa Bát nhã có sẳn duyên lành)
Ở sân trước có đặt tượng Quan Âm lộ thiên dưới bóng cây Bồ đề. Chánh điện đã được trùng tu
lại. Mặt tiền có hai tập câu đối nhưng bên trong lại không có câu nào. Trên bàn thờ ở tầng trong
cùng có tượng đức phật Di Đà bằng đồng đã được thếp vàng cùng với hai pho tượng quan Am và

Thế Chí. Ở tầng dưới có tượng đức phật Thích Ca sơ sinh và hai pho tượng Thích ca thành đạo.
Ngoài ra cũng còn có các pho tượng Hộ Pháp, địa Tạng, và ông Tiêu. Con có 4 bệ thờ do Thái
Lan tặng
Phía sau lưng bàn thờ phật là gian thờ Tổ. Ở đây có mấy câu liễn được treo trên cột. Chùa Tam
Bảo đã trãi qua mười mấy đời truyền thừa . Vị trụ trì đầu tiên là hòa thượng An` trừng dòng Lâm
Tế thứ 35. Tiếp theo là các Hoà thượng Minh Tâm, Minh Liêm, Minh Thông, Minh Chơn, Như
Đức,Như Khả, Nhứt Huy, Thuần Hạnh,Phước Thành, Phước An, Phước Quang,Quãng Đức,
Vĩnh Đạt, Thiện Giác và thích nử Như Hải. Từ năm 1974 chùa Tam Bảo trở thành ni tự.
Phía sau chùa có ngôi nhà lầu dùng làm ni thất, kiến trúc hiện đại và khu mộ tháp. Nhà giám trai
ở phía tay phải ngôi chùa gồm 3 gian. Nơi đây cũng có một số câu đối. Câu ở ngoài cùng ghi
Thiên địa chí công vi thiện tự nhiên nhân hoạch phúc
Thánh hiền thuỳ huấn tu thân phương khả dĩ tề gia
(Trời đất rất công, tích thiện tự nhiên được phức
thánh hiền vẫn dạy, tu thân rồi mới tề gia)
Chùa sắc tứ Tam Bảo là một ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời trên 200 năm đã được các sách sử
nói đến nên được nhiều người biết tiếng và đến tham quan khi có dịp ghé Hà Tiên
Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHO TƯỢNG PHẬT:
Phật Đản Sanh
Trước khi phật sinh ra và viên tịch chỉ nhắc tới một điều! Khi phật sinh ra bước đi 7 bước thì có
bảy hoa sen; tuyên truyền phật sinh ra từ nách chứ không phải như các cậu bé bình thường khác;
nhưng điều đó chỉ do người ta thần thánh hóa lên; phật cũng như bao người khác. Khi phật vừa
sinh ra thì phật bước 7 bước và hiện thân cho 7 hoa sen; 7 hoa sen thể hiện cho “thất tình”của
con người: Tham, Sanh, Si, Hỷ, Nộ, Ai, Ố.
Một tay Ông chỉ lên trời 1 chỉ dưới đất ông muốn nói “thiên thượng địa hạ di ngã độc tôn” đây là
tiếng của mình dịch theo sách kinh của Trung Quốc; nhưng nghĩa của tiếng Phạn dịch ra không
phải như chúng ta thường hiểu câu nói trên là: “trên trời cao dưới đất rộng có Ông ta sẽ phổ độ
chúng sinh” nếu dịch kinh như vậy là không đúng; nếu dịch đúng thì phải là: “trên trời cao dưới
đất rộng sợ nhất là bản ngã con người, tự cao tự đại sẽ giết chết chúng ta” điều sợ nhất là bản ngã
con người không tự chủ bản thân.
Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn
Trước khi phật viên tịch. Đa phần nơi nào có tượng phật Đản Sanh thì sẽ có hình thể ông sang
thế giới vĩnh hằng; đầu thì luôn luôn tựa gối đá để suy nghĩ; vì người ta nói “con thiếu mẩu, gối
trầm đoàn, lả lơi loan phượng” khi phật viên tịch mọi người chất củi để hỏa thiêu nhưng đốt hoài
không cháy; bổng nhiên lửa Tam Mũi đốt cháy ông. Sau này xác ông biến thành 83.000 hạt xá
lợi chia cho các chùa trên thế giới thờ phụng.
Phật Bà Quan Thế Am Bồ Tát
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát: phía trên có 3 lá bồ đề tượng trưng cho “Giác Ngộ”; điều này thể
hiện cho thuyết Việt Nam “Thiên Địa Nhân”: Phật Bà Quan Âm sẽ phù hộ cho dân Hà Tiên nói
riêng, Việt Nam nói chung “Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa”. Đa phần các chùa đều thờ phật
Quan Thế Âm Bồ Tát.
Phật Thích Ca Mô Ni
Phía sau cây bồ đề là tượng Thích Ca Mô Ni, lúc này ông đã giác ngộ. Trước đây, Phật Thích Ca
vào rừng tu ép sát; sau này được một người chăn dê cho uống sữa dê và cho một hạt kê lúc này
ông đã tỉnh ra, phật do tại tâm chứ không phải nhịn ăn uống là trở thành phật được.
Ngoài ra phía ngoài của chùa còn có khu mộ của 16 vị trụ trì. Đây là ngôi chùa cổ của Hà Tiên

với lịch sử hơn 200 năm, gắn liền hình thành với quá trình hình thành thị trấn Hà Tiên và được
nhắc đến nhiều trong các sách sử .
Mạc thiên Tích là con của Mạc Cửu đã cảm tác 11 bài thơ về cảnh đẹp Hà Tiên, gồm một bài
tổng vịnh và 10 bài vịnh thắng cảnh. Trong đó có bài vịnh Cảnh đẹp “Tiêu Tự Thần Chung”
trong đó có câu thơ :
“Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao”
Tiêu ở đây có nghĩa là vắng vẻ. Tự là cảnh chùa. Thần là buổi sáng sớm và chung là tiếng
chuông. Tiêu tự thần chung có nghĩa là tiếng chuông buổi sớm ngân vang cảnh chùa tĩnh mịch.
Và theo một số người giải thích tên chùa gọi là tiêu tự tục gọi là Tam Bảo.
Thạch Động Thôn Vân
“Qui trổ thần soi thấy một tà
Chòm mây phiến đá dâu tiên gia
Hang sâu thăm thẳm mây ùn lại
Cửa rộng thênh thang gió thổi qua ……”
Một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên là Thạch Động mà các nhà thơ thường gọi bằng cái tên
giàu hình tượng là “Thạch Động Thôn Vân “ có nghĩa là mây luồn Thạch Động. Sở dĩ động
mang tên như vậy vì một hiện tượng thiên nhiên hết sức thú vị, lúc bình mình nếu ta nhìn lên
đỉnh núi thì sẽ thấy những đám mây trắng như bông bay tỏa quanh núi, một số chùn xuống vấn
vương quanh cửa hang và từ từ chui vào hang 50 m so với mực nước biển.
Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ mọc trơ trọi giữa một vùng đất nằm kề quốc lộ 17
cách thị xã Hà Tiên khoảng 3 km và cách chợ Hà Tiên 4km về hướng Bắc, đây là khối khổng lồ.
Trước khi vào Thạch Động ta sẽ bắt gặp bia căm thù, ghi lại cuộc thảm sát 130 người dân Việt
Nam vô tội của Pôn Pốt năm 1978 và được bộ Văn Hóa công nhận di tích lịch sử ngày
1/12/1989.
Diện tích của Hang khá rộng và cùng với thời gian, nước mưa theo tháng năm xâm thực đá len
lách chảy xuống hang hòa tan với chất vôi tạo nên những thạch nhũ độc đáo, khi bước vào Thạch
Động mọi người sẽ thấy một vòm đá lớn rất nhiều thạch nhũ với nhiều hình dáng màu sắc khác
nhau tạo nên rất nhiều sự liên tưởng kỳ thú. Có rất nhiều truyền thuyết đặt ra nhằm giải thích cho
các hình thù thạch nhũ nhưng phổ biến và giống, ăn khớp với hình dạng hang động hay hơn cả là
truyền thuyết về Chàng Thạch Sanh.
Trước khi bước vào hang ta sẽ bắt gặp một mỏm đá nhô ra bên trái của hang, trông giống như
đầu con chim đại bàng. Bước vào bên trong là một vòm hang khá rộng với nhiều thạch nhũ mang
những màu sắc khá kỳ bí.
Ngoài ra, trong hang có đường lên trời, đường xuống địa ngục (thực chất hang này có một lổ
thông gió và một cái giếng thông với biển; nếu như ta bỏ một trái dừa vào giềng thì ta sẽ tìm thấy
chúng ở Hòn Phụ Tử). Bên trong động có thờ Phật, hình Phật Bà…
Truyền thuyết Thạch Sanh ở Hà Tiên
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, lúc đất Hà Tiên còn là xứ Mang Khảm với núi rừng hoang vu kéo dài
từ đất liền ra biển. Kẻ có quyền uy cao nhất của xứ sở này không phải là nhà vua mà là một con
chằn tinh ở Thạch Động, một hang núi giữa rừng già thâm u quanh năm không một tia nắng nào
dọi đến. Thường ngày chằn tinh ra khỏi hang đi săn bắt người ăn thịt. Nhà vua đã huy động quân
mã biết bao lần tấn công vào hang ổ để diệt mối hại cho dân, nhưng không lần nào không chuốc
lấy sự thất bại. Trong một trận chiến nọ, khi nhà vua kéo đám binh tướng thất trận chưa kịp trốn
vào thành, nhà vua bị chằn tinh bắt được. Chằn toan xé xác nhà vua để ăn thịt, thì vua hốt hoảng
đề nghị :

- Chằn ăn thịt ta thì chỉ no bụng một lần, chi bằng ngươi tha chết cho ta, ta sẽ buộ dân chúng đến
nộp mạng cho ngươi. Hằng năm ngươi có cái ăn mà chẳn phải cất công đi săn đuổi.
Chằn nghe vậy thì bằng lòng.
Từ đó, theo lệnh vua, trăm họ trong xứ luân phiên nhau nộp mạng cho chằn ăn thịt. Đã biết bao
đời bao kiếp qua và không ai nhớ nổi là đã có bao nhiêu trai tráng bị chằn ăn tươi nuốt sống.
Trước kia chằn còn sợ quan quân nhà vua, giờ vua đã khiếp nhược, chằn lại càng hoành hành
hơn. Nhiều khi chằn xông vào tận nhà dân, tận cung điện để bắt người ăn thịt. Dân cứ ru rú trong
nhà, cửa đóng then cài, vua quan năm thì mười họa mới dám ra khỏi thành.
Năm nọ, chiếu theo lệ thường, đến phiên nhà họ Lý phải nộp mình cho chằn ăn thịt. Người phải
chịu chết là Lý Thông, một gã chuyên nghề buôn rượu. Nhận được lệnh, Lý Thông liền nghĩ kế
gạt Thạch Sanh chàng trai nhà ở Đá Dựng.
Thạch Sanh là một chàng thanh niên khỏa mạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hàng ngày kiếm sống
bằng nghề đốn củi đem ra chợ bán. Lý Thông là một trong những khách hàng thường xuyên của
Thạch Sanh. Hắn cần củi để nấu rượu. Hôm ấy Thạch Sanh gánh củi ra bán cho Lý Thông như
thường lệ. Lý Thông đã định sẵn nên mời Thạch Sanh ở lại ăn cơm. Trong bữa cơm, Lý Thông
và Lý Bà, mẹ hắn dùng lời ngon ngọt khuyên Thạch Sanh về ở với mình, kết nghĩa anh em với
Lý Thông. Thạch Sanh nhận lời. Từ đó Thạch Sanh lo việc bửa củi, gánh nước giúp mẹ và người
anh kết nghĩa.
Chờ đến đêm, đúng hẹn phải nộp mình cho chằn, Lý Thông vờ sai Thạch Sanh gánh hộ hai vò
rượu vào Thạch Động. Chàng đặt gánh rượu trước cửa hang đá ngồi nghỉ và có ý chờ Lý Thông.
Nhưng chỉ một lát, chằn từ trong Thạch Động thò tay ra nắm lấy vai Thạch Sanh.
- Chà, thằng này chắc thịt, đỏ da…khà… khà
Thạch Sanh gạt tay chằn ra quát :
- Mi là ai, muốn gì ?
Con chằn giơ đôi tay móng dài bén lẻm ra :
- À, à mày đến nộp mạng mà còn hỏi cái gì à
Nói dứt lời, hắn vồ lấy Thạch Sanh. Nhanh như chớp, Thạch Sanh rút chiếc búa giắt ở bên hông
chém phập vào bả vai chằn. Nó rú lên, rung chuyển cả núi rừng, rồi phóng ào ra bổ xuống người
Thạch Sanh như một tản đá rơi từ trên cao xuống. Thạch Sanh vội nhảy phóc tới trước, chằn vồ
hụt bị té sấp. Không bỏ lỡ dịp may này, Thạch Sanh đã sấn tới chém đứt cổ con chằn dữ…
Thạch Sanh chờ đến tối vẫn không thấy Lý Thông đến đành quay trở về.
Đêm cuối tháng trời tối đen như mực. Thạch Sanh dò đường về nhà thì trời đã khuya. Thạch
Sanh hắng giọng gọi cửa :
- Anh Hai ơi, mở cửa cho em !
Lý Thông bật dậy, hốt hoảng , Lý Bà mặt không còn chút máu. Bà đến bên bàn thờ lấy nén
nhang đốt lên rồi quay mặt ra cửa vái :
- Thạch Sanh, con sống khôn thác thiêng, đừng về quấy mẹ và anh…
Thạch Sanh chẳng hiểu gì, xô cửa bước vào :
- Con đây này !
Lý Thông giật mình bước lui vào tron. Lý Bà ngã ra bất tỉnh, Thạch Sanh lay chuyển hồi lâu bà
mới tỉnh lại. Thạch Sanh thật thà kể lại đầu đuôi mọi việc đã xảy ra. Nghe Thạch Sanh giết được
chằn tinh, Lý Thông nảy ý gian. Hắn làm ra vẻ lo lắng :
- Sanh à, con chằn tinh ấy là con vật quí của vua nuôi từ lâu, nay em lại giết nó thì chắc không
sao tránh khỏi tội xử chém…. Thôi còn ít cơm nguội, em ăn đi rồi vào rừng trốn ngay, kẻo có
người biết chuyện thì khốn…. Em mà bị tội thì không khéo anh và mẹ cũng bị họa lây.
Vốn là một người chất phát, côi cút ở trong rừng từ thuở nhỏ nên khi nghe Lý Thông nói vậy

Thạch Sanh tin ngay. Chàng trở về núi Đá Dựng náu thân. Sợ ra chỗ đông đúc, có người phát
giác, Thạch Sanh bỏ nghề đốn củi và sắm sửa cung tên để săn bắt tìm lấy cái ăn.
Lý Thông, ngay sáng hôm đó, vào triều tâu với vua là mình đã giết được chằn tinh. Vua nghe tin
cả mừng, liền sắp đặt yên cương kéo đoàn quân vào Thạch Động xem xét thực hư. Thấy chằn
tinh đầu đã lìa khỏi cổ, vua khen Lý Thông không tiếc lời. Khi về đến hoàng cung, vua phong
cho Lý Thông làm Tể tướng. Vương quốc Mang Khảm từ đó được hưởng thái bình.
Vua Mang Khảm có một người con gái duy nhất là công chúa Quỳnh Nga xinh đẹp tuyệt vời.
Chiều theo ý con, nhà vua tổ chức lễ gieo cầu để Quỳnh Nga tự kén chọn ý trung nhân. Buổi lễ
tổ chức ở giữa vườn thượng uyển. Nhưng khi Quỳnh Nga tay cầm quả tú cầu vừa bước lên đài
cao giữa hàng ngàn cặp mắt dân chúng, từ trên không một con đại bàng sà xuống, buông đôi
chân dài gắp công chúa bay vút đi, thoáng một cái đã mất dạng. Vua, hoàng hậu và triều thần
điều hốt hoảng. Vua truyền cho Ly Thông đuổi bắt đại bàng. Lý Thông bắt đắc dĩ phải đem quân
ra đi, song trong bụng nơm nớp lo sợ vì hơn ai hết hắn biết rõ hắn không đủ tài sức đánh bại con
đại bàng dữ hung dữ này.
Nói về Thạch Sanh sáng hôm ấy, đang dõi mắt để săn thú thì chàng chợt thấy đại bàng bay qua,
chân quắp một người. Thạch Sanh giương cung bắn một phát tên trúng ngay vào cánh đại bàng.
Con ác điểu bị trúng tên, máu tuôn ra xối xả, nhưng vẫn cố sức quặp công chúa bay đi…. Tục
truyền, máu của đại bàng rơi xuống trên mặt đất thành những gò, đồi trải dài từ Đá Dựng đến
Thạch Động.
Quân lính dò tìm khắp nơi đã ba ngày rồi mà vẫn không đem về một tin tức nào. Nhà vua truyền
lệnh bố cáo trong khắp thôn làng cầu kẻ tài giỏi đi tìm công chúa. Bố cáo nói rõ rằng ai cứu được
công chúa sẽ được gã công chúa. Vương quốc ai cũng xôn xao vì biến cố trọng đại này.
Lý Thông đang nôn nóng vì sợ có kẻ giành mất dịp may có một không hai này thì hắn chợt nhớ
đến Thạch Sanh, người đã tạo nên công tích cho hắn được vinh hoa phú quí mấy năm qua. Hắn
phi ngựa đến núi Đá Dựng để tìm Thạch Sanh. Gặp nhau sau bao năm xa cách, Thạch Sanh vô
cùng xúc động. Sau khi thăm hỏi, chuyện về gia đình, về Lý Bà… Lý Thông đem chuyện công
chúa bị đại bàng bắt cóc kể cho Thạch Sanh nghe và nhờ Thạch Sanh giúp mình đi tìm công
chúa. Thạch Sanh nghe Lý Thông nói bèn thuật lại chuyện chàng bắn đại bàng cách đây mấy
hôm. Thế là Lý Thông cùng Thạch Sanh lần theo dấu vết máu tìm đến hang của đại bàng. Đó là
một tảng đá xanh khổng lồ, đột ngột nổi lên giữa rừng cây dày đặc, cao đến tận mây. Tảng đá to
lớn, mở toang hoác ra một cửa động lởm chởm và ẩm ước âm u đến rợn người. Người đời sau
gọi hang này là Thạch Động.
Lý Thông nhìn vào trong hang tối om thăm thẳm không dám bước vào. Thạch Sanh với sự thành
thạo của một người tiều phu dày dạn chỉ một lát đã chặt mấy thắt xong chiếc dóng. Chàng ngồi
vào dóng và bảo Lý Thông dóng mình xuống hang. Từ bên dưới hang sâu đen tối vọng ra tiếng
than khóc đã định hướng cho Thạch Sanh tiến vào. Đại bàng thấy có bóng người liền đập cánh
toan xông ra, nhưng vết thương ở cánh đã làm nó kiệt sức nên con chim dữ chỉ dấn lên từng bước
yếu ớt. Nghe tiếng động, Thạch Sanh vung búa chém bừa và một trong những nhát búa ấy đã đập
vỡ đầu đại bàng.
Công chúa thấy chàng trai lạ, trên người chỉ mặc độc chiếc khố bằng bẹ chuối khô, liều thân cứu
mình thì rất cảm kích. Sẵn trái tú cầu còn nắm trong tay, công chúa liền đưa nó cho Thạch Sanh.
Thạch Sanh dắt trái tú cầu vào lưng khố, rồi chàng bồng công chúa đặt vào dóng giật dây ra hiệu
cho Lý Thông kéo dóng lên. Nhận ra công chúa, Lý Thông liền vất dóng đi và vần những khối đá
lấp kín miệng hang. Mọi việc đâu vào đấy, hắn vội cõng công chúa ra về.
Thạch Sanh ở dưới hang đợi mãi không thấy Lý Thông thả dóng xuống đưa mình lên, lại thấy
ánh sáng ở cửa hang bị bưng lại thì biết Lý Thông đã hại mình. Chẳng còn lối nào khác, Thạch

Sanh đành lần mò sâu trong hang với hy vọng ở phía đó có ngõ ngách nào khác để lên khỏi hang.
Tay vịnh chân trèo dò đường một hồi lâu, bỗng Thạch Sanh nghe có tiếng khóc se sẽ sau một
phiến đá. Chàng vung búa đập vỡ phiến đá làm lộ ra một ngách nhỏ, trong đó có một chàng trai
nhốt trong cái cũi sắt. Thạch Sanh hỏi ra thì mới biết chàng trai ấy là Thái tử con vua Cần Một
chẳng may bị đại bàng bắt giam ở đây đã non ba năm. Chẳng một phút suy nghĩ, Thạch Sanh đập
nát cái cũi sắt cứu Thái Tử ra. Thái tử tưởng phải giam thân nơi hang tối suốt đời nay được tháo
cũi sổ lồng nên mừng vui khôn xiết. Thái Tử sụp lạy Thạch Sanh xin kết nghĩa anh em và mời
Thạch Sanh về sứ sở của mình chơi để được dịp đền ơn cứu tử. Thái tử đưa Thạch Sanh theo một
ngách nhỏ thông từ Thạch Động về phía Lộc Trĩ.
Vua Cần Một, sau khi nghe con thuật lại mọi chuyện thì hàm ơn Thạch Sanh lắm. Nhà vua
truyền mở đại tiêc suốt bảy hôm liền để tỏ lòng trọng đãi ân nhân của con mình. Thái Tử cứ quấn
quýt bên Thạch Sanh không lúc nào rời. Họ đi dạo chơi khắp xứ, đã xem chán mắt năm cung thất
phủ trong hoàng thành. Cái vui ở xú lạ quê người cũng chóng qua, cái cảnh kẻ hầu người hạ trở
nên nhàm chán, đơn điệu… và dần dà. Thạch Sanh nhớ quê hương da diết. Vua Cần Một và Thái
Tử không biết sao cầm được khách nên làm tiêc tiễn Thạch Sanh. Trong bữa tiệc, nhà vua đem
ba mâm vàng ngọc tặng. Thạch Sanh từ chối không nhận một vật gì và ngỏ lời xin cây đàn treo
trên vách làm kỷ niệm. Vua Cần Một ngạc nhiên :
- Vàng ngọc ta tặng ngươi đều là thứ quí giá sao ngươi không nhận, lại lấy cây đàn kia ? Được,
ta ban cho người đó, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có người lòng dạ thẳng ngay gảy đàn thì đàn mới
phát ra tiếng nhạc kỳ diệu.
Thạch Sanh lại về núi Đá Dựng sinh sống như cũ. Những lúc rảnh rỗi lấy cây đàn ra ngồi tựa
lưng vào vách đá dạo lên khúc nhạc tiêu dao. Ngày lại tháng qua, Lý Thông tình cờ biết Thạch
Sanh vẫn còn sống. Vốn là kẻ xấu bụng, hắn lấy trộm vàng trong kho nhà cua đem bỏ ở Đá Dựng
để vu cáo cho chàng. Vua Mang Khảm mất một số vàng lớn liền truyền lệnh truy tìm thủ phạm.
Lý Thông sai lính đến Đá Dựng lục soát tìm được tang vật. Thế là Thạch Sanh bị bắt giải về
cung. Vua Mang Khảm ra lệnh tống giam Thạch Sanh vào ngục tối chờ ngày xét xử. Thạch Sanh
không nghĩ là mình bị ai ám hại mà lại cho rằng số vàng ấy là do Thái Tử con vua Cần Một kín
đáo đem đến giúp mình. Do đó, chàng chẳng lo âu, chàng lấy đàn dựa lưng vào vách ngục gảy
đàn lên khúc nhạc nhặt khoan và cất tiếng hát. Tiếng hát quyện với tiếng đàn vang lên, len qua
các cung điện, réo rắt như tiếng than sầu ai oán…
Nói về công chúa Quỳnh Nga, khi thấy Lý Thông lấp miệng hang nhốt ân nhân đã cứu mình khỏi
móng vuốt của đại bàng thì bỗng hóa câm. Việc này đã khiến vua Mang Khảm phãi hoãn việc gã
con gái mình cho Lý Thông để lo việc chạy chữa. Vua cho mời hàng trăm danh y, nhưng công
chúa vẫn không nói được một lời nào. Đêm ấy, công chúa đang nằm trằn trọc trên lầu thì nàng
nghe tiếng đàn từ nhà ngục vọng về.
“…Tích tịch tình tang
Ai đem công chúa dưới hang trở về…”
Tiếng đàn như có ma lực làm sống lại ký ức tưởng như không bao giờ có thể phục hồi được của
công chúa. Nàng ra lệnh cho tỳ nữ đưa mình đến bệ kiến phụ vương và một mực xin vua cha cho
gọi người gảy đàn vào cung cho mình gặp mặt.
Thấy đúng là chàng trai mặc khố đã cứu mình dạo nọ, công chúa liền quì tâu đầy đủ ngọn ngành
sự việc đã xảy ra. Thạch Sanh nghe công chúa nhắc lại chiếc tú cầu liền moi trong lưng khố lấy
quả tú cầu trả lại. Nhìn quả tú cầu, vua Mang Khảm không còn nghi ngờ gì nữa, bèn truyền lệnh
gọi Lý Thông vào để hỏi tội.
Lý Thông mặt không còn giọt máu cúi xin vua tha tội luôn miện. Nhưng đang cơn giận dữ, vua
hạ lệnh đem Lý Thông xử chém. Thạch Sanh xin vua tha chết cho Lý Thông để hắn về quê làm
ăn phụng dưỡng mẹ già. Vua nể lời bằng lòng tha chết cho Lý Thông. Hắn chưa về đến nhà thì bị
sét đánh chết.
Vua Mang Khảm gã Quỳnh Nga cho Thạch Sanh và sau đó truyền ngôi cho chàng.


(ST)