Chinh phục Fansipan còn là một hành trình đẹp như mơ bởi những cung đường mây phủ, những
rừng tre trùng điệp, núi non trập trùng.
Tuy vậy, việc chinh phục Fansipan không hề đơn giản. Để có một chuyến đi hoàn hảo, người leo núi
cần phải chuẩn bị nhiều thứ trước khi lên đường.
Chinh phục Fansipan còn là một hành trình đẹp như mơ bởi những cung đường mây phủ
Phần 1: Chuẩn bị về thời gian, sức khỏe và các lịch trình tour
• Thời gian đẹp nhất:
Nếu leo Fansipan mà gặp trời mưa thì chuyến đi sẽ vô cùng khó khăn. Đường núi trở nên trơn trượt
và lạnh giá, trời mù mịt sương khiến bạn không quan sát được quang cảnh tươi đẹp. Vì vậy phải
tuyệt đối tránh đi vào mùa mưa. Thời gian đẹp nhất lên Fansipan là tháng 10 và 11, khi mưa đã dứt
nhưng mùa đông chưa thật sự đến. Hoặc tháng 2 và tháng 3, khi tiết trời vào xuân và mùa mưa
chưa đến. Leo núi vào cuối tháng 3, nếu gặp may, bạn cũng có khả năng sẽ gặp những cánh rừng
đỗ quyên nở hoa rợp trời, đẹp như tranh.
• Chọn tour phù hợp:
Có nhiều loại tour chinh phục Fansipan dành cho người leo núi chuyên nghiệp, người có sức khỏe
tốt, trung bình hoặc yếu. Từ đó, hành trình có thể kéo dài từ 1 ngày đến 4 ngày hoặc nhiều hơn.
Nếu là người có sức khỏe trung bình, bạn nên chọn tour 3 ngày là phù hợp, với 1 ngày lên đến trạm
2, gần đỉnh núi, ngày thứ 2 từ trạm 2 lên đỉnh và xuống lại trạm 2 để nghỉ ngơi, và ngày thứ 3 từ
trạm 2 xuống chân núi.
Bạn đừng quên rằng đường xuống núi luôn khó hơn đường lên núi, vì các dốc núi dựng đứng sẽ
làm chân bị chùng, gối run, rất dễ ngã. Thời gian xuống núi nên đảm bảo khởi hành sớm để xuống
đến nơi an toàn, không phải băng rừng núi trong đêm tối.
Có đến 3 - 4 đường lên đỉnh núi, độ khó khác nhau, cho người thích mạo hiểm và người chỉ leo núi
ở mức trung bình. Là người lần đầu leo núi với sức khỏe vừa phải, bạn nên chọn đường “Trạm
Tôn”. Với hành trình này, bạn vẫn có thể nếm trải những đoạn gian nan, thử sức dẻo dai của mình,
nhưng cũng có những đoạn tương đối thong thả để dưỡng sức.
• Trước khi leo núi hai tuần:
Có hai món đồ quan trọng nhất cần phải lựa chọn kỹ, một là một bộ quần áo thoải mái, co giãn, hút
ẩm, ấm áp và hai là một đôi giày cực tốt. Trang phục có thể là quần kaki thun, áo len kín cổ tay dài,
áo khoác ngoài dạng thể thao để gọn nhẹ trong khi di chuyển. Giày phải là giày leo núi chất lượng
tốt đi kèm vớ thể thao loại dày. Cần ghi nhớ là nếu giày không phù hợp, gây đau chân khi đang leo
núi, chuyến đi sẽ trở thành… thảm hại.
Sau khi chọn được những món đồ vừa ý, để chắc chắn, bạn phải mặc thử bộ quần áo cũng như
mang thử giày dự định sẽ dùng trong chuyến leo núi. Bạn có thể đi bộ hoặc chạy bộ mỗi buổi sáng
với trang phục này, hoặc đi bộ lên xuống cầu thang nhiều lần cùng một ba lô trên vai bỏ vài vật dụng
cần thiết để kiểm tra xem trang phục và giày có hoàn toàn thoải mái không.
Phải ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc. Kiệt sức, mệt mỏi hoặc quá stress trong công việc sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến hành trình leo núi của bạn.
Phần 2:Trang thiết bị phục vụ chuyến chinh phục Fansipan
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một danh sách những đồ dùng cần thiết cho chuyến chinh phục Fan
của bạn. Việc lựa chọn đồ gì để đem theo phụ thuộc và độ dài của hành trình và cách thức tổ chức
chuyến đi. Nếu bạn dùng dich vụ của một công ty du lịch địa phương thì công ty đó đã chuẩn bị một
số trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi. Nếu bạn chỉ thuê 1 người hướng dẫn để dẫn đường thì bạn
sẽ cần phải chuẩn bị nhiều đồ hơn cho hành trình chinh phục Fan của mình.
• Sắm sửa vật dụng cá nhân cần thiết:
Có rất nhiều món đồ nhỏ lỉnh kỉnh, bạn nên viết ra giấy để sắm sửa cho đủ:
- Giầy leo núi: loại cao cổ, chống nước (waterproof), đế cao su không quá cứng, có nhiều gai và có
ma sát tốt.
- Áo mưa: tốt nhất là có loại áo khoác chuyên dụng vừa là áo ấm vừa chống nước, các hãng sản
xuất trang phục thể thao và dã ngoại như Northface, Eastpak, Columbia,...đều có loại áo này. Lưu ý
là phải có cả quần chống nước nếu bạn dùng loại áo khoác này chống mưa. Nếu không có áo mưa
bộ như trên thì có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu
mặc áo mưa này thi khó di chuyển hơn.
- Túi khô: là loại làm bằng chất liệu không thấm nước, khi gập miệng túi lại thì không lo nước ngấm
vào. Túi khô có thể dùng để đựng đồ điện tử như máy ảnh, điên thoại di động,... hoặc giấy tờ tùy
thân.
- Đèn pin:nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của
bạn năng hơn.
Lưu ý: nên có khoảng it nhất 1 đôi pin dự phòng cho mỗi ngày leo núi.
- Balo: tốt nhất là balo chống nước hoặc có áo mưa trùm balo đi kèm. Dung tích tùy thuộc vào độ
dài hành trình và số lượng đồ dùng mang theo
- Túi cứu thương cá nhân: loại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và
dụng cụ y tế cần có bao gồm:
+ thuốc giảm sốt
+ thuốc tiêu chảy
+ thuốc bôi chống côn trùng đốt
+ thuốc sát trùng
+ dầu nóng/dầu gió
+ băng ego các cỡ
+ bông y tế
+ kéo y tế
+ băng dính y tế
+ gạc tiệt trùng
+ băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân).
Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứ thương để
tránh nước ngấm vào.
- Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi
bạn leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.
- Xà cạp (Gaiter): xà cạp chống gai hoặc cành cây cào vào phần từ đầu gối đến cổ chân của bạn.
Xà cạp còn giúp nước mưa hoặc sương trên lá cây không làm ướt quần và chảy vào bên trong giầy
của bạn. Loại xà xạp dầy còn chống rắn cắn.
- Khăn giấy ướt
- Máy ảnh: tùy thuộc bạn là nhiếp ảnh gia hay chỉ chụp ky niệm. Máy ảnh cần phải thuốc hút ẩm
trong túi đựng máy để giảm thiểu tác hại của độ ẩm cao lên ống kính và các mạch điên tử.
- Một chục đôi vớ loại dày và ấm, phòng khi qua suối ướt vớ thì có thể thay ngay.
- Găng tay
-Gậy leo núi: giúp bạn đi nhanh hơn và cân bằng hơn. Gậy leo núi thường làm bằng hợp kim có thể
kéo dài và thu ngắn lại. Bên trong gậy có lò xo để tăng độ nhún và chịu lực khi leo núi.
Điện thoại di động: sẽ rất cần thiết để gọi lực lượng cứu trợ nếu có gì không hay xảy ra. Trong các
nhà cung cấp mạng di động hiên tại Viettel có sóng mạnh nhất trên núi.
- Trà nhân sâm
- Viên sủi vitamin C
• Sắp xếp hành lý:
Hành lý cho vào hai ba lô khác nhau, một ba lô lớn để gửi người mang hành lý, một ba lô nhỏ gọn,
không quá 2kg, để bạn mang theo bên người.
Ba lô lớn bao gồm áo ấm, mền cá nhân (loại dùng trên tàu hoặc máy bay), quần áo, tất cả các loại
hành lý không cần dùng khẩn cấp trên đường. Ba lô nhỏ bỏ một ít kẹo chocolate phòng khi hạ
đường huyết bất chợt vì mất sức, một ít trái cây, tốt nhất là loại quýt trái nhỏ, vừa có vitamin vừa
chống khát, một chai nước suối nhỏ, đèn pin, áo mưa, ít đồ y tế.
• Trong hành trình leo núi:
Buổi sáng đầu tiên bạn nên ăn đầy đủ, không cần quá no nhưng phải đủ chất, uống trà sâm trước
khi lên đường.
Nên có một cây gậy chống trong suốt hành trình. Gậy thường có rất nhiều dưới chân núi, do những
người đi trước để lại. Vật dụng này không thể thiếu trong hành trình của bạn.
Mỗi ngày nên bỏ một viên vitamin C sủi vào chai nước suối nhỏ mang theo bên người, thỉnh thoảng
uống từng ngụm một.
Không ăn mặn quá vì sẽ gây khát nước, rất mệt cho hành trình leo núi.
Thỉnh thoảng nên ăn một thỏi kẹo chocolate để tăng năng lượng.
Khi ngủ cần phải lót mền cá nhân vào bên trong túi ngủ, thoa dầu nóng vào hai lòng bàn chân rồi
mang vớ dày, mặc áo ấm, đeo găng, đội mũ len sau đó mới chui vào túi ngủ.
Những đoạn khó đi cần phải bình tĩnh, cẩn thận. Không bước chân lên khi chưa thật sự thấy vững
và yên tâm. Phải hết sức thận trọng. Cần hít thở sâu suốt hành trình để giữ sức.
Niềm vui đến đích
Trên đỉnh núi có sóng điện thoại để gọi cho bạn bè người thân. Bạn nên mang theo điện thoại để
chia vui với người thân khi đứng trên Nóc nhà Đông Dương này. Và cuối cùng, đừng quên mang
theo cờ tổ quốc để chụp hình, ghi lại khoảnh khắc khó quên khi bạn tới đích trên đỉnh núi.