Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã
nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật
Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi
Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần
Lệ Xuân.
Khuôn mặt tượng Phật từ bi mà không ủy mị.
Cánh cửa sau lưng tượng bị lấp khiến nhiều người cho rằng...
đã có hàng trăm tăng ni bị chính quyền Ngô Đình Diệm lùa vào trong lòng tượng Phật và xịt hơi
ngạt cho đến chết!
Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã
nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật
Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi
Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần
Lệ Xuân.
Huyền thọai Linh Sơn Trường Thọ tự.
Tương truyền, chùa Tà Cú được sư tổ Hữu Đức khai lập khoảng năm 1870. Bấy giờ, ngọn núi
này còn là nơi thâm sơn cùng cốc, đầy thú dữ.
Năm Tự Đức thứ 33 (1880), Hoàng Thái hậu Từ Dũ mắc bệnh nặng, ngự y trong triều đều bó
tay. Trong lúc ấy, có quan chủ tỉnh Bình Thuận làm biểu sớ gởi về triều đình, tâu vua về việc sư
Hữu Đức rất giỏi thuốc Nam và thường dùng cây cỏ trên núi để chữa bệnh cho mọi người trong
vùng, rất hiệu nghiệm. Lập tức Vua Tự Đức nghe theo, liền cho sứ đến thỉnh về triều nhưng sư
Hữu Đức từ chối không về, vì đã có lời hứa không xuống núi. Vị sư chỉ trao cho viên sứ một bài
chú Chuẩn Đề, thảo dược hái vội trên núi và cách dùng, bảo về trì tụng trong ba ngày thì bệnh
tình Hoàng Thái hậu sẽ lành hẳn.
Sau khi sứ thần trở về và làm y theo lời dặn, quả thật sau ba hôm Hoàng Thái hậu lành mạnh như
cũ. Nhà vua rất phục và để tỏ lòng tri ân, nhà vua sắc phong danh hiệu của chùa là Linh Sơn
Trường Thọ và tôn xưng sư Hữu Đức là Đại Lão hòa thượng.
Về sau, có mẹ vợ của công sứ Pháp tên Gat-Nhe đi chùa lễ Phật và có xin một bài chú Chuẩn Đề
và một số thang thuốc do sư Hữu Đức bốc để hộ thân. Gặp lúc con gái bà là vợ công sứ lâm bệnh
nặng, bà đem thần chú ra trì tụng và sắc thuốc cho uống thì con bà bỗng được bình phục. Công
sứ Gat-Nhe thấy vậy liền lên chùa tạ ơn và xin họa chân dung của sư Hữu Đức để làm kỷ niệm.
Ngày nay bức chân dung ấy vẫn còn.
Đến đời Vua Đồng Khánh thứ nhất, nhằm năm Đinh Hợi, sư Hữu Đức viên tịch ở tuổi 76, sau
khi đã ủy phó Phật sự lại cho các đệ tử. Năm 1960, hòa thượng trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo
pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn lộ thiên khổng lồ phía sau lưng chùa.
Bí mật “cánh cửa tử thần”
Năm 1962 công trình tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được khởi công do điêu khắc sư
Trương Đình Ý chủ trì. Bốn năm sau, pho tượng Phật khổng lồ dài 49 m, cao 11 m mới hoàn
thành và phía sau cổ tượng có cánh cửa mà một người lớn có thể lách mình chui lọt vào trong.
Cánh cửa sau cổ tượng đã bị lấp làm phát sinh nhiều lời đồn đoán.
Chính từ cánh cửa này nên dấy lên hàng loạt chuyện đồn thổi, cho rằng pho tượng được xây
dựng nhờ kinh phí của chế độ Ngô Đình Diệm. Bởi lẽ công trình trên núi cao phải tốn hàng trăm
ngàn lượng, trong khi Linh Sơn Trường Thọ lại là một ngôi chùa nghèo. Thậm chí có tin còn cho
rằng trong chiến dịch đàn áp Phật giáo, vợ chồng Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân còn ra lệnh
thuộc cấp giả vờ tổ chức đại hội Phật giáo trên núi Tà Cú (lúc đó thuộc tỉnh Bình Tuy). Sau đó,
chúng lùa hàng trăm tăng ni vào lòng pho tượng, rồi dùng vũ khí sinh học để giết chết ngạt và bít
luôn cánh cửa làm mồ chôn tập thể!
Chỉ cần thông hiểu chút ít về thời cuộc cũng đủ thấy đây là đồn thổi vô căn cứ. Bởi “Sự kiện
Phật đản” do gia đình họ Ngô phát động, xảy ra từ tháng 5-1963 khi tượng Phật mới khởi công
được một năm. Cũng chính từ “Sự kiện Phật đản” năm 1963 nên đến ngày 1-11-1963, chế độ nhà
Ngô bị đảo chính. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết; Trần Lê Xuân phải sống lưu
vong ở nước ngoài. Trong khi đó, tượng Phật trên núi Tà Cú đến năm 1966 mới hoàn thành. Dù
rằng suốt chín năm cầm quyền (1954-4963), gia đình họ Ngô luôn kết hợp các chiến dịch chống
Cộng kèm chống cả Phật giáo. Không ít phật tử bị quy kết là thân Cộng và bị truy bức. Đặc biệt
là những ngôi chùa trên núi như núi Tà Cú thường bị quy kết là nơi chứa chấp, nuôi dưỡng “Việt
cộng nằm vùng”.
Bà Khương Thị Hội, pháp danh Bổn Hiệp (ngụ Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) năm nay
gần 70 tuổi, cho biết gần nửa thế kỷ trước, bà đã từng tham gia vác đá xây dựng công trình tượng
Phật trên núi Tà Cú. Bà Hội khẳng định gần bốn năm tham gia làm công quả với hàng ngàn
người khác, bà không hề thấy một đại hội Phật giáo nào và cũng không có ai chết vì tai nạn khi
xây dựng công trình.
Bà Khương Thị Hội, một trong những nhân chứng từng tham gia xây dựng tượng Phật.
Theo bà Hội, tất cả vật liệu xây dựng như xi-măng, sắt, thép đều được gánh vác từ dưới chân núi
lên, không hề có trực thăng vận chuyển như người ta thường đồn đại. Tuy nhiên, bà Hội cũng
thừa nhận là không hiểu cánh cửa sau cổ tượng Phật được chừa lại để làm gì và được lấp lại lúc
nào. Đặc biệt, một điêu khắc gia đi cùng tôi lên núi Tà Cú, sau khi ngắm khá kỹ khuôn mặt
tượng Phật liền nửa thắc mắc nửa như nhận xét: “Tôi có cảm giác khuôn mặt tượng Phật trên núi
Tà Cú có một mối liên hệ nào đó với các tượng Phật ở các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Phật Cô Đơn
ở Bình Thới (TP.HCM) hay chùa Đại Giác ở Vũng Tàu. Tất cả đều quá đẹp, từ bi mà không ủy
mị!”.