Bà Nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam,
cao 1.487 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 dến 20oC.
Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ,
chiều – thu, tối – đông và khác với Đà Lạt là không bị ẩm ướt vì các cơn mưa nhỏ. Đặc biệt khi
cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô
ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. So với Tam Đảo, Đà Lạt, Bà Nà
có ưu thế hơn về tầm nhìn toàn cảnh. Từ trên những mỏm núi, du khách có thể bao quát cả một
không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh tận chân trời…
Trong khi nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng nóng nhất ở ven biển miền Trung
thường lên tới 32oC thì ở đây chỉ có 17oC đến 20oC, cao nhất từ 22oC – 25oC. Còn ban đêm
xuống tới 15oC, tương đương với nhiệt độ trung bình về mùa đông ở miền Bắc. Khí hậu ôn hòa
suối chảy róc rách, rừng cây xào xạc làm cho nơi đây có thể sánh với những vùng nghỉ mát như
Tam Đảo, Đà Lạt… Bà Nà còn có giá trị là khu bảo tồn thiên nhiên với 544 loài thực vật bậc
cao, 256 loài động vật, trong đó có 6 loài cây và 44 loài động vật quí hiếm được ghi trong sách
đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Lên Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cái cảm giác như đi lạc trong mây và sương khói. Cảm
xúc của mỗi người khi lên nơi này có thế có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái ý
nghĩ rằng, giữa vùng nhiệt đới gió mùa này mà chọn một nơi như Bà Nà làm nơi nghỉ dưỡng thì
khó có nơi nào bằng sẽ luôn là một ý nghĩ chung…
Với những ưu thế tuyệt diệu đó, từ những năm đầu thế kỉ XX người Pháp đã chọn Bà Nà là nơi
nghỉ mát và xây dựng nơi đây hàng trăm biệt thự, lâu đài… Thiên tai, địch họa hơn nửa thế kỉ
qua đã làm mất đi dấu tích các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa… nhưng vẫn còn đó sự hào phóng của
thiên nhiên với những cánh rừng nguyên sinh và một vùng khí hậu ôn hòa mát mẻ với muôn
ngàn âm thanh xào xạc của đồi thông hòa quyện cùng khúc nhạc róc rách của những con suối
tràn lên trên thành đá hoa cương, rồi lặng lẽ lẫn khuất sau những cánh rừng xanh ngắt.
Hiện nay, một số biệt thự tại khu du lịch Bà Nà đã được trùng tu lại với đầy đủ các tiện nghi và
dịch vụ hiện đại sẵn sàng phục vụ du khách. Nhiều khu biệt thự của Nhà nước cũng như của tư
nhân đã được xây dựng tại đây, đủ sức đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ mát của du
lkhách. Đặc biệt, hệ thống cáp treo hiện đại sẽ đưa quý khách từ đồi Vọng Nguyệt, ẩn hiện trong
mây và băng qua khu rừng nguyên sinh bên dưới để đến trung tâm khu du lịch Bà Nà.
Bà Nà – nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của
thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà
Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh
phúc khác… những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.
Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có
thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên
thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những
dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để
tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên.
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 40km về phía Tây, Bà Nà thực sự là khu du lịch sinh thái
hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến thăm và chiêm ngưỡng. Đường lên Bà Nà đèo dốc chơi
vơi và bồng bềnh trong mây. Còn đường ngoằn ngoèo lúc ẩn lúc hiện cho ta cảm giác lâng lâng
đầy thi vị. Càng lên cao ta như lạc vào chốn Tiên Bồng. Nếu như ở Đà Nẵng đang tiết trời mùa
hè oi bức, ngột ngạt với nhiệt độ từ 35 đến 38oC thì ở đây thật mát mẻ, nhiệt độ dao động trong
khoảng 12 đến 18oC. Thiên nhiên trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm đổi đời tạo cho nơi đây một
rừng núi trùng trùng, cây cao cây thấp, sông suối, thác nước, chim thú và hoa. Bên tai ta âm vang
tiếng đục đá lóc cóc, tiếng nước chảy róc rách, rừng cây xào xạc hòa trong tiếng rì rào của gió
như một bản nhạc tuyệt hay. Đến nơi đây, ta biết thêm những địa danh: Bà Nà – Núi Chúa, Biệt
thự Hoàng Lan, Đồi Vọng Nguyệt, Suối Mơ, Suối Đa, Động Tranh, Miếu Bà… Tất cả đều đẹp,
huyền ảo và nên thơ. Tương truyền Vua Gia Long trên đường bôn tẩu lánh nạn đã cùng các cận
thần nương náu một thời gian trên đỉnh Bà Nà – Núi Chúa. Những di tích: vườn cây Gia Long,
Giếng Trời vẫn còn đây.
Trước đây muốn lên đỉnh Bà Nà, từ bãi đỗ xe cuối cùng ta phải leo tiếp 282 bậc tam cấp bằng đá.
Còn nay thích thú hơn khi ta ngồi trong các ca bin cáp treo bay giữa không trung với vận tốc
5m/giây để lên đỉnh Bà Nà ở độ cao 1.480 mét. Từ đây ta có thể nhìn xuyên những tầng mây và
chợt nhận ra dòng sông Hàn là một vết mực lờ mờ, thấy Ngũ Hành Sơn chỉ bằng hòn Non bộ,
thấy thuyền bè đậu trên bến cá Thuận Phước như những hạt cát li ti… ở đây ta khoan khoái hít
căng lồng ngực không khí trong lành, ngắm cảnh, nhìn trời, ngắm trăng, uống rượu và làm thơ.
Đêm về Bà Nà sâu lắng, lãng mạn, lạnh và đầy ấn tượng. Bên bếp lửa trại bập bùng hàng trăm
con người cùng hát ca, nhảy múa. Đến như cỏ cây, hoa lá, các loài chim thú cũng ngơ ngác trước
sự hồi sinh đến diệu kỳ ở vùng đất mà hàng chục năm vắng bóng người này. Nhiều người đến Bà
Nà đều có chung nhận xét: Sống ở đây một ngày biết được bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông.
Đúng vậy, không ít người còn ví: Bà Nà là Đà Lạt, là Sa Pa của Đà Nẵng và miền Trung. Quả là
không sai. Điều lý thú hơn là: Nếu như đi từ Sa Pa, Đà Lạt về đến biển phải ngót 500km, còn từ
Bà Nà về đến biển chỉ có 40km với những bãi tắm tuyệt đẹp như Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ
An… Chỉ khoảng một giờ đi xe trong không gian rất ngắn ta có thể thưởng thức thiên nhiên của
rừng và biển, thưởng thức khí hậu của hai vùng khác biệt. Bà Nà ôn hòa mát mẻ quanh năm còn
Đà Nẵng có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới.
Bà Nà được đánh thức và khởi sắc. Đến với Bà Nà ta có thêm nhiều cảm xúc, nhiều ấn tượng
khó quên.
CÓ MỘT ĐÀ LẠT Ở ĐÀ NÃNG
UBND thành phố Đà Nẵng đã cho khởi công xây dựng đường công vụ lên Bà Nà. Có đường lớn,
ta sẽ có một khu nghỉ mát lý tưởng, phục hồi lại bóng dáng xưa, có nhà, có chợ, có những thứ
cần thiết như nó đã từng một thời vang bóng…
Trong một công vụ lên Bà Nà, tôi đã theo con đường thời Pháp để lại, lở lói, hư nát, dốc dựng
đứng 45-50 độ, rất phù hợp và khá thú vị đối với những người chuộng môn leo núi. Tôi đã đã du
lịch thể thao thăm Bà Nà theo cách ấy. Tôi sẽ không kể bạn nghe nhiều về chuyển đi lên, vì tôi là
tóp người hậu sinh, quá xa so với trung uý lục quân Debay vào những năm 1900, được giao
nhiệm vụ khảo sát, khai phá nhằm tìm kiếm khu nghỉ mát trên cao. Những gì tôi nhìn thấy,
những nơi tôi đi qua, người xưa đã từng trải thì có gì để mà nói. Có chăng, tôi chỉ xác nhận rằng
đây là khu rừng mùa nhiệt đới rất xanh. Càng lên càng cao, ven những khu rừng đặc trưng tập
trung quanh chân núi. Chạy dài từ đồng bằng ven biển lên mãi đến độ cao 1.478m, cảm giác của
tôi là đắm chìm giữa màu xanh ngút ngàn, bất tận. Một tiếng đồng hồ trước, trời nắng đẹp
khoảng một tiếng sau trời lại sụp tối chuyển mưa, chứng tỏ rằng nơi đây lượng mưa trung bình
hàng năm lớn. Nhưng chính vì thế mà những người leo núi chúng tôi ít mệt. Người ta nói rằng
Bà Nà được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú, đa dạng của các hệ sinh thái và các loài về tài
nguyên động, thực vật. Những kết quả điều tra, những con số bao nhiêu chi, họ, tôi xin dành cho
các nhà khoa học. Tôi chỉ thấy đặc biệt thú vị khi được người hướng dẫn chỉ ra đâu là cây trầm
hương, đâu là sến mật, gụ lau, thông chàng – những loài danh mộc. Hoặc trên đường tôi đi sung
sướng nhặt được một chiếc lông trĩ, người hướng dẫn cho biết, đây là trĩ sao, một động vật rất
quý hiếm.
Sau tám tiếng đồng hồ luồn rừng mệt nhoài, tôi đã chinh phục được đỉnh cao lên đến một vùng
đất bằng phẳng khoảng 10ha. Chính nơi đây là một thị trấn nghỉ mát xưa, giờ đây chỉ còn là phế
tích. Tôi miên man nghĩ về Bà Nà – mùa xuân của nước Pháp – như những người từng phát hiện
ra nó ngợi ca. Hoặc Bà Nà là Đà Lạt của Đà Nẵng, như cách ví von của tôi, do chân ngắn quá
không đi được nhiều nơi để có cái mà so sánh: tôi chỉ thấy như Đà Lạt là sướng lắm rồi. Lúc ở
độ cao khoảng 1000m, mới có 16h, nhiều người đã phải lấy áo ấm ra mặc.
Lên Bà Nà hiện nay bạn nhìn thấy gì? Chẳng còn gì ngoài một chút hoài niệm. Này đây, bến xe
một thời nhộn nhịp, những chuyến xe nối lên mạn ngược, miền xuôi, tạo đường dây thông tin,
làm cho khu nghỉ biệt lập nhưng gần gũi đời thường. Này đây, nhà hàng Morin, đêm đêm đèn
màu lấp lánh, những điệu nhạc du dương, những đôi trai gái của một khu cư dân không sầm uất
lại có điều kiện gặp nhau, thổ lộ tình yêu. Còn kia là nhà thờ, những buổi tinh mơ vang lên hồi
chuông sớm mời gọi người cầu kinh chào ngày mới. Vâng, có nhiều nơi để viếng thăm lắm. Trập
trùng, cao thấp trên 240 ngôi nhà, nằm rải rác trên những ngọn đồi, nay chỉ còn lại những nền đổ
nát, gợi nhớ bóng dáng xưa.
Màn đêm buông xuống, ấy là lúc cái lạnh đồng hành, không phải là cái lạnh cắt da mà chỉ gây
gây, đặc trưng của khí hậu ôn đới. Hãy nổi lửa lên ! Trước hết là sưởi ấm, sau đó trở về với thiên
nhiên hoang dã. Dăm cốc rượu sẽ tăng vị đậm đà cho không khí giao lưu, để cùng nhau thức đến
21 giờ, đợi cho sương tan, nhìn về Đà Nẵng mới đẹp làm sao. Ít nhất là trong lúc này, bạn có
cảm giác mình là chàng khổng lồ Gu-li-vơ, khi nhìn thấy một vùng non nước bao la bên dưới. Li
ti như kiến là những toà nhà sáng ánh diện, những vệt sáng mảnh dẻ là những con đường. Lồng
lộng nơi xa là biển cả, những dòng sông, những núi đồi bùng lên dưới ánh trăng vằng vặc như
một bức hoạ màu nước cực lớn.
Chúng tôi giã từ Bà Nà lúc trời mưa tầm tã, vượt qua dốc cuối cùng, tức dốc đầu tiên lúc lên,
được bà con địa phương đặt tên là dốc Dằn Mặt – vì mới đề pa đã gặp phải dốc rất dài, dựng
đứng, làm người leo núi khiếp đảm ngay từ đầu. Phải chúi người để tụt dốc nên những đầu ngón
chân tê dại. Cảm giác ê chề, rã rời vào những phút cuối ập đến, khiến ai cũng khao khát giây
phút được thả ba lô, nằm xoải tay của một người hoàn thành nhiệm vụ làm sao! Nhưng kìa,
những mái nhà, những ruộng lúa đã hiện ra. Đến đồng bằng rồi. Những mệt mỏi bỗng biến đâu
mất. Tôi cởi áo mưa, tắm mình trong cơn mưa nặng hạt như tắm trong niềm thắng lợi chinh phục
đỉnh cao. Tôi ngước đầu, độ ngược hết cỡ, đánh rơi cả mũ để nhìn lại hành trình mình đã đi qua.
Thật là ngoài sức tưởng tượng. Cao cao quá! Đỉnh Bà Nà băng ngang giữa lưng trời, bềnh bồng,
ẩn hiện trong mưa.
Bà Nà đang được quan tâm. Bà Nà đang được vén dần những lớp mây để phô ra vẻ diễm kiều
với đời. Mai mốt đây, chắc là trong tương lai gần thôi, bạn sẽ lên Bà Nà không còn vất vả như tôi
nữa. Nhưng cũng vì thế mà sẽ không có cảm giác thử sức mình, cảm giác chinh phục đỉnh cao
của một tay du lịch Traking. Nên chăng có một lối cắt rừng với những dốc ngược nhất, dựng
đứng nhất dành cho những chàng trai muốn chinh phục đỉnh cao 1.500m của khu du lịch Bà Nà?
CUỘC SỐNG Ở BÀ NÀ
Bà Nà là một nơi nghỉ mát nằm ở độ cao có nhiều tính ưu việt cần thiết cho đời sống của con
người. Đây là một địa điểm mà người ta sống trong những điều kiện khí hậu hảo hạng, trong một
sự yên tĩnh và sự an bình tuyệt đối. Cách bố trí khoảng đất vị trí phân tán các toà nhà nói chung
buộc người ta phải qua những buổi tối tại gia đình, hoặc phải nghỉ ngơi cần thiết sau một ngày
hoạt động.
Nhưng Bà Nà còn dành cho du khách một cách giải trí độc đáo mà đa dạng trong các chi tiết của
nó: đó là những buổi du ngoạn theo các đường mòn, hoặc đi bộ vượt qua mỏm núi. Đó là một
môn thể thao tổng hợp có lợi cho sức khoẻ toàn thân.
Kèm theo công trình nghiên cứu này có một sơ đồ những con đường mòn đã được thiết lập
chung quanh trung tâm dân cư. Mạng lưới những con đường này đang phát triển. Nó còn phải
mở rộng hơn nữa.
Trên những con đường rừng này có nhiều điều sẽ phải được nhắc đến.
Tôi hay nhớ lại những cuộc du ngoạn quen thuộc này, nhớ lại một vài ngõ ngách mà tôi đã
thường đến.
Phía Bắc trạm y tế có một con đường nho nhỏ đổ xuống dốc với nhiều đoạn gấp hình chữ Chi
nhằm giảm bớt mệt nhọc cho khách bộ hành. Con đường đó dẫn xuyên qua những gò đồi, với
những lòng thung trung gian, được rừng cây cao che bóng. Nó đưa ta đến một thác nước nhỏ
nằm dưới thấp cuối đường. Tại đây, ngổn ngang những tảng đá to nhỏ có rêu và dương xỉ bám
quanh và róc rách nước chảy. Cạnh bờ thác, một loại dây leo to lớn buông những chùm quả
thành từng tấm như khăn, khăn quàng hay từng vòng tròn như mũ miện, với những tàu lá xanh
rất lạ có những khía rất sâu. Một thực bì dày đặc bao bọc như tóm chặt lấy khối đá, trườn xuống
đất và nó hầu như bất tử nhờ hút những chất dinh dưỡng còn lại từ những giống loại đã tàn lụi
hoặc tranh nhau thức ăn với những giống loại đang mãnh liệt sinh sôi. Dưới đám cây lá chen
nhau, con suối lặng lẽ trôi, chảy qua những hòn đá, lộ ra ở một đoạn nông với lòng cát mịn, rồi
lại biến mất giữa những đám cây rậm rạp…
Đường về dẫn ta đến một đoạn dốc khá đứng, nhưng đã có những bậc thang hỗ trợ đưa ta lên đến
tận thềm sảnh khách sạn.
Người ta vừa mới tạo thêm một con đường mới lặng lẽ leo lên một cái gò đặc biệt, nằm phía Tây
ngọn núi. Những người đầu tiên chiếm lĩnh Bà Nà đã phải khó nhọc vượt rừng rậm, dốc cao mới
đến nơi này được. Người ta đã treo một lá cờ trên một cây cao ở đỉnh gò. Từ đó người ta gọi nó
là ”Gò Cò”. Từ đỉnh gò ta có một cái nhìn toàn cảnh hệ thống dãy núi phía Tây và phía Bắc với
những chi tiết của nó và cái khối đồ sộ như con đê vĩ đại đỡ lấy nó, kéo ra tận biển bằng rặng núi
của đèo Hải Vân.
Mỗi dốc đứng đều có thể đi lại được và có thể đi đến bất cứ khe suối nào. Sở Lâm nghiệp đã
khéo léo tạo nên những con đường tiện dụng. Mỗi con đường có vẻ đẹp riêng, mỗi điểm nhất
định trên con đường có cảnh bài trí khác nhau, địa thế đa dạng và cỏ cây màu sắc phong phú,
trong tầng dưới rừng và có những con suối chảy qua thì những kỳ quan nối tiếp nhau diễn ra:
một con đường dẫn đến người ta gọi là ”suối Faifo” đẹp như thế đấy.
Dưới chân chúng tôi một triền dốc, hầu thư dựng đứng lao xuống, một khe suối có nhiều cây
rừng, 2 cây thông lá nhọn to lớn, với những cành xoắn vặn, đóng khung quang cảnh, trông giống
như trong tranh phong cảnh Nhật Bản; đằng trước chúng tôi khắp nơi bập bềnh một làn sóng
xanh tạo nên bởi những đám cây cao, và xuyên qua khoảng trống giữa ngọn đồi và ”Faifo” tầm
mắt nhìn ra xa tắp, đến tận những dãy núi phía Bắc bên kia sông Cu Đê đang nhanh chóng lẫn
vào màn sương tím thỉnh thoảng để rơi một dải mây trắng quá nặng.
Ở Bà Nà có thể tổ chức những cuộc du ngoạn có nhiều dáng vẻ ngạc nhiên, Bà Nà chỉ nhờ cậy
vào thiên nhiên nơi nó tồn tại và thiên nhiên đó đem lại lợi ích cho mọi người. Tại đây không có
vấn đề săn bắn hoặc nếu muốn săn bắn, phải xuống tận những tầng thấp dưới chân núi, cũng
không có sự hấp dẫn của những di tích người xưa để lại. Giá trị những cuộc du ngoạn ở đây nằm
trong những cuộc tản bộ, trong sự hấp dẫn của những địa điểm yên tĩnh mà rất đẹp trong sự phát
hiện những cảnh quan tuyệt vời. Những cuộc du ngoạn chiếm một vai trò to lớn trong đời sống ở
Bà Nà, chúng có ý nghĩ to lớn đối với sức khoẻ mọi người, chắc chắn chúng đem lại cho mọi
người sự ngon miệng ngày càng tăng và những giấc ngủ ngon lành.
Lịch sử thành phố Đà Nẵng
Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là
vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội
An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra
vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: ‘Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác
không được tới buôn bán’ thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu
thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm
hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.
Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng
Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương.
Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở
hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình
thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè,
lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh
doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan
trọng của cả nước.
Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn
cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc
Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa
cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng:
sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng
ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt… ở thời
kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường
thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy
vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.
Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) bắt
tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng
công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau
1986.
Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung
ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây,
huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa
LÀNG NGHỀ _LÀNG QUÊ:
Làng đá mỹ nghệ Non Nước:
Làng đá nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải – Q.Ngũ Hành Sơn, được hình
thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập.
Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang
trọng.
Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá;
mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại
hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật
huyền thoại như kỳ lân, rồng rồi đèn đá và các đồ trang sức bằng đá…
Du khách sẽ được hòa vào không khí, nhịp sống lao động nghệ thuật sôi động của làng. Nếu ưa
thích, du khách có thể tham gia một công đoạn chế tác như một người thợ của làng.
Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà; đối với những sản phẩm
nhỏ, nhẹ, bạn có thểxách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có
thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu, kể cả
ở nước ngoài.
Làng bánh khô mè Cẩm Lệ : đó là ngôi làng nằm bên dòng sông Cẩm Lệ hiền hòa quanh năm
thoáng mát, cách trung tâm thành phố 6km về phía nam thuộc phường Khuê Trung – quận Hải
Châu.
Loại bánh khô mè của làng nổi tiếng khắp nơi. Bánh được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính,
gừng và mè; đặc biệt bánh ở đây vẫn giữ được độ giòn của ruột bánh, độ dẻo của đường kính và
mùi thơm tự nhiên của gừng, mè.
Đối với người dân Quảng Nam, Đà Nẵng bánh khô mè đã đi vào tiềm thức, nó không chỉ là món
quà được ưa thích và quen thuộc mà còn là phẩm vật dâng cúng ông bà tổ tiên trong dịp lễ, tết.
Hầu hết các cửa hàng bánh kẹo trong thành phố đều có bày bán bánh khô mè. Nếu muốn đến tận
nơi xem cách làm bánh và mua về làm quà, bạn chỉ cần 10 phút xe máy từ trung tâm thành phố
đến chân cầu Cẩm Lệ, bạn sẽ thấy nhiều hiệu bánh nổi tiếng như khô mè Bà Nhứt, Bà Liễu…
Làng chiếu Cẩm Nê: Cách trung tâm thành phố 14km về phía tây nam, thuộc xã Hòa Tiến, huyện
Hòa Vang. Cẩm Nê từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng với các loại chiếu hoa truyền thống. Được làm
từ nguyên liệu thảo mộc là lát và đay với khung dệt kết cấu tinh tế sẽ cho ra đời những chiếc
chiếu đủ kích cỡ khác nhau, hoa văn trang trí đẹp mắt. Đặc biệt sản phẩm chiếu Cẩm Nê bền,
đẹp, nằm rất mát vào mùa hèvà ấm vào mùa Đông.
Làng Phong Nam: Nằm gần Quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 10km vế phía tây nam thuộc xã Hòa
Châu, huyện Hòa Vang. Làng còn giữ được những nét đặc trưng của một làng quê truyền thống
với những công trình cổ như nhà thờ tổ, đình chùa, giếng cổ, những lũy tre xanh và đồng lúa bao
bọc quanh làng. Ngày xưa, làng nổi tiếng với lễ rước Mục Đồng, lễ rước Hến, cùng nhiều giai
thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm, về cuộc viếng thăm của Cao Bá Quát
và câu đối cụ Phan Bội Châu tặng cho làng.
Làng cổ Tuý Loan : cách trung tâm thành phố khoảng 15km về hướng tây nam, đi theo Quốc lộ
14B; vùng đất này đã có niên đại trên 500 năm, thuận lợi cả đuờng bộ lẫn đường thủy.
Theo chiếu vua Lê Thánh Tôn đi bình Chiêm mở cõi, 5 vị thuộc năm tộc họ: Đặng, Lâm,
Nguyễn, Trần, Lê đã dừng chân chọn nơi đây để lập ấp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là
Tuý Loan. Hiện nay, tại làng vẫn còn giữ nguyên vẹn một ngôi đình cổ xây dựng dưới triều vua
Thành Thái (1898).
Khách đến Đà Nẵng nên ghé lại Tuý Loan dạo một vòng quanh làng, thăm chợ họp ven sông,
thưởng thức hương vị mỳ Quảng với bánh tráng nổi tiếng thơm ngon, chiêm ngưỡng đình làng
và không gian làng cổ; dự hộilàng, quý khách sẽ có thêm ấn tượng về một vùng quê giàu truyền
thống nay.
Làng Phú Thượng: cách Đà Nẵng 20km về phía tây bắc trên đường đến Khu du lịch Bà Nà-Suối
Mơ, Phú Thượng là làng quê trung du trù phú với các đồi chè tươi xanh và những vường cây ăn
trái đủ loại. Nếu có dịp bạn dành một ít thời gian viếng thăm làng, thưởng thức cảnh đẹp của một
chiều trung du phía tây thành phố.
Làng dân tộc Hòa Bắc: ngôi làng nằm bên dòng sông Trường Định, cách Đà Nẵng chừng 30km
về phía tây bắc, bạn có thể đến đây bằng đường bộhoặc đường sông.
Dân làng chủ yếu là người Cơ-Tu – một dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc sắc thể hiện qua phong
tục, nghi thức và những ngôinhà mồ huyền bí.
Trang phục của người Cơ Tu rất ấn tượng, đàn ông đóng khố, cởi trần, vào mùa đông choàng
thêm một tấm chăn có đính các hạt cườm hoặc mặc một loại áo bằng vải có trang trí các vòng sắt
đan lại với nhau; phụ nữ mặc váy ngắn tới đầu gối với một mảnh vải như cái yếm để che ngực và
mang nhiều đồ trang sức bằng đồng, sắt, gỗ.
Người Cơ tu ở Đà Nẵng định cư ở hai thôn Phú Túc – xã Hòa Phú và thôn Giàn Bí xã Hòa Bắc
thuộc huyện Hòa Vang. Du khách viếng thăm làng sẽ mua được các món thổ cẩm do chính tay
đồng bào dân tộc dệt nên.
Diện tích: 1.255,5 km²
Dân số: 777.100 người (năm 2005)
Các quận, huyện:
– Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.
– Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày…
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây và
nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc
huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là
bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi
biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư
trường rộng lớn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình
năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt
Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn
bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-
pu-chia. <br><br>Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu
cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà
Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp
chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như
núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà… và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi
biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng
thật to lớn.<br>
Giao thông
Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của
cả nước và khu vực. Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách Hà Nội
763km. Từ Đà Nẵng có các chuyến bay đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột,
Pleiku. Có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong,
Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep
Air way, Far Transportasion và Sil Airway
Đi những đâu?
Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển
dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi
cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-
Huế.
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa
thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc
gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con
đường di sản miền Trung.
* Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước)
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6
ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng
cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền.
Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá
hoang sơ.
Ngũ hành sơn
* Bà Nà – Núi Chúa
Là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của
miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà – Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các
quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi
Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây,
thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà – Núi Chúa sẽ lại trở thành
một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
* Bán đảo Sơn Trà
Còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ , là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là
khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du
lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
* Bãi biển Mỹ Khê – bãi biển đẹp nhất ở Đà Nẵng
* Đèo Hải Vân (được mệnh danh là “Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan”)
Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới
giữa hai miền Nam – Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ “mang gươm đi mở
cõi” của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai
miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm
hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn
được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
Bán đảo Sơn Trà
Bãi biển
Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong
xanh và ấm áp quanh năm. Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình
chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
* Bãi biển Nam Ô
* Bãi biển Xuân Thiều
* Bãi biển Thanh Bình
* Bãi biển Mỹ Khê
* Bãi biển Bắc Mỹ An
* Bãi biển Non Nước
* Thành Điện Hải
Là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự
chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn
công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 – 1860. Một tượng đài uy nghi của
Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào
hùng của thành phố.
* Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm)
Là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của
Vương quốc Chăm – pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới
về nền văn hóa Chăm.
* Đình Hải Châu
Nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình
cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu
Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào
Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du
phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng
đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào
ngày 12/7/2001/.
* Đình Nại Nam
Nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ
(1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
* Đình Tuý Loan
Hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối
thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ
Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa,
hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 – 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 – 15 tháng 8
âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ
thời Minh Mạng đến Bảo Đại.
Thành phố Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức những giây
phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng có thể hưởng thụ
những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch của thành phố.
Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa
hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên
nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang
tiêu chuẩn 4 – 5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa… hay những khu du lịch
sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước…
Bãi biển Mỹ Khê
Tính đến năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 45 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương
cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Trong đó có 33 dự án trong nước với tổng
vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút
nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital…đầu tư vào các sân golf, khách sạn,
resort cao cấp.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây
cầu quay đầu tiên ở Việt Nam – niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu
tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của
mọi người dân.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong
không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho
giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông
thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu
mai sau.
Đến, đi lại bằng gì?
Bà Nà trong sương
Thành phố Đà Nẵng có sân bay quốc tế phục vụ các đường bay nội địa và một số tuyến quốc tế
như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Tuy chỉ là sân bay quy mô nhỏ, nhưng sân bay quốc tế Đà
Nẵng hiện nay vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng còn thuận tiện cho giao thông đường biển với hai cảng lớn là cảng sông Hàn và cảng
Tiên Sa.
Đường bộ đến Đà Nẵng có hai tuyến đường quốc lộ 1A, con đường huyết mạch Bắc Nam và
Quốc lộ 14B, nối Đà Nẵng với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.
Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và
tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian
lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được
giảm thiểu.
Đà Nẵng có hệ thống taxi, honda phục vụ việc đi lại thuận tiện, hệ thống đô thị ở Đà Nẵng cũng
được cải tiến khá đẹp và thuận lợi với nhiều con đường lớn như Bạch Đằng, Điện Biên Phủ.
Đèo Hải Vân
Đà nẵng còn có tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài
khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim
Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên
tuyến đường sắt Bắc – Nam. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc
nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.
Mua sắm, giá cả
Cầu Sông Hàn
Ngoài những điểm du lịch hấp dẫn vốn từ lâu trở thành thế mạnh, với tâm điểm của 3 di sản văn
hoá thế giới: thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và cố đô Huế, Đà Nẵng trở thành điểm đến và
trung chuyển của khách du lịch trong và ngoài nước.
Là đầu mối cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt nên Đà Nẵng luôn có một lượng
lưu khách lớn, vì thế, ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành phát triển mạnh mẽ tại đây. Với
các dịch vụ hoàn hảo và phong cách phục vụ đẳng cấp quốc tế, các khách sạn cao cấp của Đà
Nẵng đã trở nên quen thuộc đối với giới doanh nhân và khách du lịch đến Đà Nẵng với giá từ
150USD trở lên cho 1 đêm.
Đối với giới du lịch bình dân, các khách sạn hạng vừa đẩy đủ tiện nghi kèm theo nhiều dịch vụ
tiện ích rất được ưa chuộng với giá khoảng 15USD trở lên cho 1 đêm.
Các khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, con người Đà Nẵng nồng ấm, mến khách đã và đang
tạo nên một hình ảnh đẹp về một thành phố hiện đại, một điểm du lịch không thể bỏ qua trong
chuyến đi của các lữ khách, giá cả ẩm thực ở Đà Nẵng cũng không phải là quá đắt, đặc biệt có
nhiều quán hàng bán đặc sản, rẻ nhưng lại khá ngon.
Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những
siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị Đà Nẵng, siêu thị Metro, đại siêu
thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thị Rosa Bài Thơ, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương… Đây
là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng
Đà Nẵng có nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, thịt bê
thui, bún chả cá, bún mắm, bánh khô mè, nước mắm Nam Ô.. có thể mua về làm quà biếu.
Lưu ý khác
Sản phẩm đá mỹ nghệ Non nước được bán rất rộng rãi tại Làng đá Non nước (dưới chân núi Ngũ
Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và hầu như tại tất
cả các khách sạn trên địa bàn thành phố.
Đồ gốm sứ còn bày bán dọc đường Lê Duẩn từ số 123 – 129 hoặc ngã ba Núi Thành_ Trưng Nữ
Vương.
Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới
dựa trên nền truyền thống là Lễ hội đua thuyền. Lễ hội này được tổ chức nào ngày quốc khánh
2/9 hằng năm trên dòng sông Hàn với hàng chục đội đua của các địa phương trong và ngoài
thành phố.
———-
Tại sao Đà Nẵng xưa có tên là Tourane?
Tourne là danh xưng chính thức, cái tên mà thực dân Pháp đã đặt cho Đà Nẵng vào khoảng
những năm 1860-1888 kể từ khi Pháp xâm chiếm Đà Nẵng cho đến hết thời Pháp thuộc 1945.
Danh xưng Tourane, chỉ thông dụng đối với người Pháp và những quan chức theo làm việc cho
Pháp, còn trong dân chúng thì vẫn dung từ Đà Nẵng hoặc Cửa Hàn, đất Hàn. Chúng ta có thể
thấy từ Tourane qua các tài liệu, các sách của giáo sĩ thừa sai hoặc các thương gia đến Đà Nẵng
thời Đà Nẵng thuộc Pháp.
Trước khi từ Tourane xuất hiện, thì người Tây phương gọi Đà Nẵng như thế nào?
Giáo sĩ Buzomi, đến Đà Nẵng vào năm 1615, đã gọi nơi này là”Ponte de Kensan”(Taboubit). Có
thể chữ Kénan là do giáo sĩ nghe từ Cửa Hàn, nên mới đọc như vậy.
Trong bản đồ Châu á do Sanson(D’abbe ville) vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Toraon(trong sách
Taboubit- trang 80).
Giáo sĩ Christoforo Borri, đến Đà Nững năm 1616 khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của Chúa
Nguyễn, gọi Đà Nẵng là “Touron”.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, dến xứ Đàng Trong vào năm 1624, đã từng lui tới Đà Nẵng nhiều
lần, nên gọi Đà Nẵng là “Toron”. Còn các bản đồ do giáo sĩ vẽ, thì vị trí Đà Nẵng được
ghi”Cuahan ou choan ou toron” hoặc “Cuaran”.
Những danh xưng như “Cuahan”, Ponte de Kénan”, “Touron”, đã
Từ từ bị loại cho đến bán thé kỷ XVIII thì mất hẳn trong dân gian và chỉ còn tồn tại trong sử
sách. Còn từ”Touron” và ”Tourane” được thông dụng cho đến cuối thế kỷ XVIII.
Ta cũng chứng minh Đêm rằng: Trong bản đồ Đông Dương, do giáo sĩ Provoste vẽ năm 1752,
thì vịnh Đà Nẵng được ghi là( Latte de Touron”. Trong lá thư của Chavallier, thống đốc Chader
Nagon, GỞI CHO TOÀN QUYỀN Pháp tại Poudicheny, đề ngày 12/2/1778 thì Đà Nẵng được
gọi là “Touron”.
Sau đây chúng tôi xin trích các thuyết bàn về danh xưng”Touro ” hoặc “Tourane” như sau:
Thuyết của ông G. Cordier:
Ông G. Cordier, viết trong cuốn sách”Coura de langue Annamite” giải thích về nguồn gốc chữ
Tourane trong trang 40, như sau:
“Tourane, theo một vài người, là nói trại chữ Châu Ranh, theo vài người khác, là nói trại chữ Đà
Nẵng mà người Trung Hoa ở Hải Nam phát âm thành Tou-Nang còn người bản xứ gọi là Cửa
Hàn”.
Chúng ta có thể hỏi- danh xưng Châu Ranh đã được xác định vào thời điểm nào để có thể biến
thành Tourane? Nếu cho rằng: Hóa Châu, trong đó có vùng Bắc Quảng Nam ngày nay, là vùng
ranh giới giữa Chiêm và Việt, nên người ta gọi là Châu Ranh, như vậy danh xưng Hóa Châu
thông dụng đã thật sự không được người xưa dung hay sao?
Cordier còn giải thíchT”Tourane” là do người Pháp phiên âm chữ Đà Nẵng đọc theo giọng Hải
Nam(Tou-Nan) thì không thể chấp nhận được, vì chúng ta đã biết là người Hải Nam qua bao
nhiêu đời không hề biết có “Đà Nẵng” mà chỉ biết có “Hiên Cảng” như vậy người Hải Nam căn
cứ vào đâu mà đọc là “Tou-Nan”.
Nhưng dù so ý kiến của Cordier cũng đáng để chúng ta sưu khảo.
Thyết của ông Thái Văn Kiểm:
Khi đề cập đến địa danh Đà Nẵng, ông Thái Văn Kiểm đã viết:
“Có người táo bạo dưa ra cho Đà Nẵng là do hai chữ “Châu Ranh”, có nghĩa là: Ranh giới giữa
nước Việt và nước Chiêm ngày xưa”.
“Còn một lý do nữa, khá vững vàng, cho rằng, Tourane bắt nguồn từ một làng sở tại tên là”Thạc
Gián” mà viết lầm là “Tu Gián”, vì hai chữ Thạc và Tu, theo chữ Hán gần giống nhau, do đó
người thông ngôn có thể dịch ra cho người Tây phương rằng Tu Gián thành Tourane.
Như vậy, nếu chúng chấp nhận Tu Gián là Tourane, thì thử ặt vấn đề bàn thêm cho rõ nghĩa.
Nếu đồng ý Tu Gián thành Tourane, thì tiền thân của nó là Turon, Turaron do đâu mà có? Chúng
ta biết rằng trước khi có danh xưng Tourane, thì người Tây phương đã biết đến Đà Nẵng dưới
những tên: Turon, Turaron, Touron, còn từ Tourane ddeesn cuoois these kyr XVIII họ mới viết
thành Tourane thành văn.
Nếu chúng ta khảo sát qua bản đồ hành chính Đà Nẵng thì cũng khó chấp nhận thuyết đã nêu
trên.
Chúng ta thử suy diễn:
Thuyền buôn của ngoại quốc vào Cửa Hàn, thì thường cập bến bên tả ngạn, vì đây là trung tâm
thành phố mà ngày xưa là nơi trao đổi hang hóa với người Trung Hoa hoặc người Chiêm. Nơi
đây từ xưa đến nay dều có sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước.
Thời Pháp thuộc khu vực này đã thành lập các (xã) làng như: Thạch Thang, Hải Châu Chánh,
Phước Ninh, Nại Hiên Tây, Nam Dương rồi mới đến Thạc Gián. Vậy tại sao phải lấy Thạc Gián
dịch thành Tourane?
Thuyết của Auguste Hausxand:
Hausxand là một thương nhân của Pháp, đến Đà Nẵng trên tàu của Fornierr Duplan vào tháng
6/1845 vào đời vua Thiệu Trị triều Nguyễn, ông đã viết trong cuốn hồi ký”Voya en chine
Cochinchine, Inde et Malaise” đã xuất bản ở Paris năm 1848, có đoạn đã nói về Đà Nẵng với
danh xưng Tourane như sau:
(….) Ngày hôm sau, khoảng 5 giờ sang, chúng tôi ngược dòng song đến thăm thành phố hay
làng Tourane, mà người bản xứ đã gọi một cách giản dị là Hane(Hàn), rồi người Pháp nói trại đi
thành Tourane, vì lý do ngày xưa có một cái tháp dựng bên cạnh trên lối vào sông…..
Như vậy ý của Hausxand là muốn cắt nghĩa chữ Tourane do người Pháp ghép chữ “Tour”(cái
tháp) và chữ “Hane”(Hàn). Ngày xưa bên lối vào Sông Hàn có một cái tháp, nên người Pháp đã
nhân đó gọi Đà Nẵng là vùng Tháp Hàn(Tour Hane), rồi dần đọc thành Tourane.
Thuyết này mới nghe qua thì có vẻ thuyết phục được, nhưng suy ra có thể là hoang đường. Vì cái
tháp bên cạnh lối vào song Hàn, qua nghiên cứu rất kỹ, không thấy sách nào ghi. Còn Tour
–Hane mà thành Tourane thì lại càng không hữu lý chuta nào, vì trước đó đã có chữ: Toron,
Touron, Touane….rồi. Tại thành Điệ Hải(bờ Tây Hàn), vào đời vua Minh Mạng đều có cho xây
tại đây cây cột có hình thù giống cái tháp đó chăng.
Tóm lại, xung quanh danh xưng Tourane đã có rất nhiều giả thuyết, nhưng đến hôm nay, danh
xưng Tourane không còn nữa. Chúng tôi chỉ ghi lại đôi dòng để nhắc lại vùng Đà Nẵng của đất
Việt từ thuở xa xưa.
———-
Làng cổ Tuý Loan
Làng Túy Loan nằm về hướng tây nam của thành phố Đà Nẵng. Du khách đi theo quốc lộ 14B
khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ. Dòng sông mang cùng tên làng ‘Tuý Loan’ uốn lượn, ôm
ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị.
Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản
sắc văn hóa làng quê Việt Nam. Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền
hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan và một di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa
chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn.
Mái đình, cây đa, bến nước… là biểu tượng đặc trưng của làng cổ Việt Nam. Ở đây, làng Tuý
Loan có vị trí thuận lợi, là nơi hội tụ giữa đường thủy và đường bộ. Cảnh vật nơi đây đẹp như
một bức tranh thủy mặc, có dòng sông, bến nước, bãi bờ, làng quê, đồng lúa, cầu qua, chợ búa…
Tương truyền Túy Loan xưa phát triển sầm uất, nổi tiếng trù phú, cảnh trên chợ dưới sông tấp
nập. Chợ Tuý Loan như là một trung tâm quy tụ hầu hết sản vật quanh vùng: cá mắm từ Hội An,
Đà Nẵng lên, lâm sản từ miền Tây xuống, chiếu, nón, nong rổ Cẩm Nê về…
Nghề làm bánh tráng và mì Quảng ở Tuý Loan nổi tiếng từ xa xưa. Hiện nay còn trên 5 lò bánh,
trong đó có lò Bà Tỉnh với nghề gia truyền hơn 40 năm. Để có bánh tráng ngon phải chế biến đủ
năm thứ gia vị mắm, muốn, đường, tỏi và mè. Còn để có con mì ngon dẻo, phải chọn ra được
gạo 13/2 sản xuất từ vùng đất cát không phèn của xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc). Pha chế là bí
quyết, một nghệ thuật của làng để bánh tráng và mì có hương bị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh
được. Dân gian đã truyền tụng câu ca rằng:
“Tuý Loan trăm thứ đều ngon,
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ !”
Ngày nay, Tuý Loan đổi mới phát triển đi lên cùng đất nước nhưng vẫn còn lưu giữ và tôn tạo
những giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam.
Đình làng Tuý Loan được xây ở vị trí trung tâm, vào năm Thành Thái thứ nhất (1889) với diện
tích trên 110 m2 trong khuôn viên rộng hơn 8.000 m2, thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về
thế núi, sát đường lớn và đặc biệt có cây đa cổ thụ cành lá xum xuê chắc đã có hơn trăm tuổi gây
ấn tượng và cảm xúc khó quên.
Tại văn bia đặc trong đình còn có bài ký của Tam giáp tiến sĩ Nguyễn Khuê người huyện Thanh
Trì (Hà Nội) ghi lại việc lập đình. Bài ký có đoạn: ‘Đình gồm một tòa chính tẩm, một tòa tiền
đường đều làm bằng gỗ quý và lợp ngói’. Văn bia ở Nhà ngũ tộc trong làng ghi rằng năm vị tiền
hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê được chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương
nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470). Năm vị dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai
khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan.
Đã hơn một thế kỷ trôi qua, đình làng vẫn còn gần như nguyên vẹn, trang nghiêm, trầm mặc dưới
bóng đa cổ thụ và giữa bao các rặng tre làng. Sân đình có xây trụ biểu, bình phong, vẽ các câu
đối… rất uy nghi, tôn kính. Hằng năm, đến ngày mồng chín tháng Giêng làng cúng đầu năm và
hội làng cũng được tổ chức dịp này với nhiều hoạt động văn hóa – thể thao bổ ích, vui nhộn như
đua thuyền, hát hò khoan đối đáp, thi nướng bánh tráng… thu hút những trai tài, gái sắc, dân
làng nhiều nơi và khách thập phương đến dự hội và tham quan. Đến ngày 11-12 tháng 8 âm lịch
hằng năm, cả làng lại long trọng thiết lễ tế đình để tỏ lòng biết ơn các vị tiền hiền đã có công
khai khẩp lập làng và cầu mong quốc thái dân an.
Khách đến Đà Nẵng, ra Bắc vào Nam hãy ghé lại Tuý Loan, dạo một vòng quanh làng và chợ
họp ven sông, thưởng thức hươn vị mì Quảng và bánh tráng, chiêm ngưỡng đình làng và không
gian làng cổ, có dịp dự hội làng quý khách sẽ rất thú vị và có ấn tượng khó quên về một làng cổ,
một đình làng với cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, con người ân tình và nồng hậu, đậm đà bản sắc
văn hóa làng quê Việt Nam rất đáng tự hào và trân trọng.[/QUOTE]
———-
Bãi Bụt
Chỉ cần 20 phút xe máy từ trung tâm thành phố người Đà Nẵng đã có mặt ở Bãi Bụt, một thắng
cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng bên chân sóng biển Đông, dưới chân ngọn Sơn Trà. Hơn 3 năm
nay, địa danh Bãi Bụt đã trở nên quen thuộc với khách du lịch nội địa cũng như nước ngoài.
Trong sức hút của Bãi Bụt, ngoài vẻ đẹp của núi và biển, khí hậu mát lành và các món hải sản
tươi sống, phải kể đến đóng góp của 2 ngôi nhà có đường nét kiến trúc độc đáo được xây dựng
bằng chất liệu gỗ đá hài hòa với bối cảnh tự nhiên của hai nghệ sĩ nhiếp ảnh quen thuộc: Hồ
Xuân Bổn, Mỹ Dũng. Đó cũng là nơi thường xuyên trưng bày tác phẩm của họ.
Như là cái nhìn lại một chặng đường của Hồ Xuân Bổn, ở đây có thể gặp những tác phẩm từng
đoạt giải thưởng quốc tế như Ôm cả trời mây, Người bạn trung thành… Nhưng hơi thở cuộc
sống vẫn là dòng chảy chủ đạo trong ảnh nghệ thuật của anh với những khoảnh khắc bắt gặp trên
đường thiên lý như Chợ quê, Xóm Chồ… Có thể nói Hồ Xuân Bổn là tay máy say mê bắt giữ bố
cục của thiên nhiên mà không phải lúc nào cũng bày dọn sẵn. Và sự phát hiện của anh thường
nghiêng về vẻ đẹp trữ tình xao xuyến, chẳng hạn Dáng dừa, Biển cạn… Dễ nhận ra rằng Hồ
Xuân Bổn tha thiết với miền sơn cước rực rỡ lễ hội như bức Rượu cần, nhưng không tránh khỏi
nặng lòng trước những sắc màu còn ảm đạm nơi rẻo cao: Ý kiến của rừng!
Như tên của anh, Mỹ Dũng xông xáo đi săn vẻ đẹp đời thường không sắp đặt, không lụa là đài
các, lấy tương phản đen-trắng làm màu chủ đạo. Nhiều nhân vật của Mỹ Dũng có số phận buồn
hiu không giấu được trong ánh mắt, trong dáng điệu bất ngờ như Tuổi thơ 3, Tuổi thơ 6… ảnh
nghệ thuật của Mỹ Dũng có thiên hướng gần với ảnh báo chí vì anh tìm tòi cái đẹp nơi người lao
động: Đê chiều, Nghề gốm Champa, Phơi… Nhưng không chỉ thế, ống kính của Mỹ Dũng cũng
rất “thơ” với những tác phẩm như Tĩnh vật, Hồn thu thảo…
Một dự án đầu tư vào khu du lịch Bãi Bụt đã khởi động. Mong rằng các nhà đầu tư hãy giữ lấy
khu trưng bày ảnh nghệ thuật này để du khách đến với Bãi Bụt có thể chia sẻ ký ức dọc đường
của Hồ Xuân Bổn, Mỹ Dũng qua ngôn ngữ ảnh nghệ thuật và thưởng thức bữa tiệc ánh sáng, sắc
màu, bố cục ấy trong âm thanh lao xao cây rừng Sơn Trà, trong tiếng sóng biển Đông cồn cào
Bãi Bụt bất tận.
———-
Nhà thờ lớn (Nhà thờ Con Gà)
Nhà thờ được tiến hành xây dựng vào năm 1923, cao gần 70 m do linh mục Louis Vallet đảm
trách. Kiến trúc nhà thờ theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những vòng cửa quả
trám. Bên trong, các tranh ảnh và tượng Chúa minh họa theo thánh kinh; bài trí theo dạng mỹ
thuật nhà thờ Thiên Chúa giáo phương Tây.
Sau lưng nhà thờ là hang đá Đức Mẹ được bài trí phỏng theo mẫu hang đá Lourdes ở Pháp. Nhà
thờ lớn có nhiều tên gọi: nhà thờ Tourane (thời Pháp thuộc), nhà thờ Con Gà (vì trên nóc thành
giá nhà thờ có hình tượng con Gà trống Gaulois Pháp) và từ 1963 giáo xứ chính thức gọi là nhà
thờ giáo xứ chánh tòa Đà Nẵng.
———-
Ngũ Hành Sơn
Dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Nó nổi tiếng đến độ nhiều
người muốn xem nó như là biểu tượng của vùng đất này. Không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa
chiền và hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, sóng vỗ và những dằng dặc nghìn trùng…
cách không xa trung tâm thành phố, Ngũ Hành Sơn từ lâu đã thật sự là một cõi thiên thai dành
cho du khách.
Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên cho núi, cho các
hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa
Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết
biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân
sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng
như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX,
trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn
in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ
mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút
tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử
đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,…
Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân
kiệt đầy chất sử thi.
Cũng như nhiều địa danh khác, những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những
huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu
chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. Trong tư duy triết học
của Trung Hoa, Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số
5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Nhìn như thế, trong
sự trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong
mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.
Cũng tại nơi đây, các hang động, cảnh quan tự nhiên và hệ thống chùa chiền vừa ngẫu nhiên, vừa
có ý thức đã tạo ra một vẻ đẹp hài hòa, có cái quyến rũ, mời mọc nhưng cũng có những ý tứ, kín
đáo, che giấu niềm cảm xúc bất ngờ trong suốt cuộc hành trình tham quan của du khách.
Vào những ngày hè, thử hình dung ta cùng bạn bè cất bước trên 108 bậc đá dẫn lên ngọn Thủy
Sơn, ngồi nơi Vọng Giang đài nhìn con sông Trường Giang chảy xanh biếc trong hoàng hôn,
hoặc đứng trên Vọng Hải đài dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo con sóng. Buổi chiều người thành phố
đổ xô ra biển, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ra khơi, phía sau là những con đường
đầy lá mục dẫn về các động, bên trong những ngôi chùa, mùi nhang trầm lặng lẽ tỏa hương…
Một ngày ở Ngũ Hành Sơn như thế cho ta thêm yêu cuộc sống biết bao.
st