Cây sầu riêng có nguồn gốc tại các vùng Đông Nam Á, tên khoa học là Duriozibethinus Murray, thuộc họ Bombacaceae, chi Durio, được phát hiện mọc dại tại các rừng Sumatra và Kalimantan tại Malayxia. Với xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây sầu riêng được nhân giống và trồng ra nhiều vùng như Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và cả Việt Nam.
Cây sầu riêng được ví như “vua của các loại trái cây” tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng muốn nếm thử sầu riêng ngay trong lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên nếu đã có thể ăn được sầu riêng thì loại quả này có thể khiến người biết tới mùi hương của nó mê mẩn.
Ở nước ta, cây sầu riêng được trồng từ rất sớm, khoảng hơn 100 năm trước đây với giống có nguồn gốc từ Indonexia do cha cố Gernet đưa về trồng. Vùng trồng đầu tiên của cây Sầu riêng là tại Tân Quy (Biên Hòa) sau đó bắt đầu lan rộng ra những vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Kết quả hình ảnh cho sầu riêng
Trái sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đường, chất đạm, chất béo và cả chất xơ nên rất được yêu thích. Với tỷ lệ 100 gram thịt quả thì sầu riêng có thể cho giá trị dinh dưỡng như sau: Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Riboflavin (0,20 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein ( 2,5 – 2,8 g), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4- 34,1 g) và năng lượng là 144 Kcal.
Sầu riêng có hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo. Sầu riêng có thể kết hợp với rất nhiều trong các loại chè, kem, bánh và có thể dùng để chế biến các món ăn. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì ăn sầu riêng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 150g sầu riêng để tránh bị nóng trong người, xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài quả sầu riêng thì các bộ phận khác trên cây sầu riêng cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Đối với những người bị sốt và vàng da có thể sử dụng lá và rễ của cây sầu riêng để điều trị. Bạn chỉ cần lấy 10 – 20g lá và rễ sầu riêng thái nhỏ rồi phơi khô, đun với 200ml nước chia ra uống hàng ngày sẽ chữa trị được bệnh vàng da.
CÔNG DỤNG
Nước sắc từ lá và quả của cây sầu riêng có thể làm giảm sưng và loại bỏ các chứng bệnh về da. Hạt sầu riêng cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể sử dụng làm thức ăn, thuốc bổ hay dùng làm các chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt.
Với hàm lượng amini axit trytophan cao thì ăn sầu riêng còn có thể làm tăng hàm lượng serotonin trong não giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, đẩy lùi trạng thái lo âu, chán nản.
Sầu riêng có thể phục hồi sức khỏe cho người ốm, có ích cho cơ bắp và duy trì sự chắc khỏe cho xương nhờ thành phần có chứa canxi. Sầu riêng có thể giảm đau nửa đầu, táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho răng và nướu.
Hiện nay sầu riêng đang trở thành một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng. Tùy theo từng loại giống khác nhau quả sầu riêng có giá trị dao động từ 15 – 55.000 đồng/kg quả. Với khả năng thích ứng rộng và không đòi hỏi đầu tư quá nhiều, 1 hecta sầu riêng có thể cho lãi từ 150- 200 triệu đồng và là loại cây kinh tế bền vững cho nhiều hộ dân.
ĐẶC TRƯNG
– Cây sầu riêng được trồng bằng hột chiều cao của nó nếu không tỉa ngọn sẽ rất cao, nếu tỉa ngọn thì cây cao không quá 10m. Hoa không ra đơn lẻ mà mọc thành chùm với nhau ở những cành chính ra trái lớn. Quả sầu riêng có chiều dài hơn 20cm trọng lượng của mỗi quả trung bình từ 1 đến 4kg. Quả có màu xanh lợt đầy gai bên ngoài, gai rất nhọn nhưng ngắn khi chín thì vỏ nứt ra có mùi thơm sực nức. Mỗi ngăn có chứa từ hai đến ba múi hạt lép lớp cơm rất dày khi ăn vào có vị béo, ngọt, thơm, xơ dính vào hạt. Một số người không quen sẽ cho rằng sầu riêng cho mùi hôi, còn những ai quen ăn thì lại thấy nó thơm và rất thích. Ở một số quốc gia như Campuchia đã áp dụng biện pháp trồng xen canh cây tiêu cùng với sầu riêng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên một diện tích đất canh tác.
– Sầu riêng được trồng nhiều nhất đầu tiên ở Việt Nam chính là vùng Lái Thiêu sau đó phát triển rộng ra hơn nữa ở các vùng đất đỏ như Bảo Lộc, Di Linh và các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sông Bé, Đồng Nai…đều là những vùng đất đỏ màu mở thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Vùng đất Nha Trang và Tây Ninh cũng trồng được nhưng lưu ý khi mùa nắng cần tưới thêm nước cho cây để cây sinh trưởng tốt. Ở Việt Nam giống sầu riêng Khổ Qua Xanh, giống sầu riêng hạt lép trái tuy hơi nhỏ nhưng lại sai trái nên được các hộ trồng rất thích. Hiện tại Thái Lan và Malysia đang có giống sầu riêng cơm vàng hạt lép cho năng suất rất cao.
– Thông thường các hộ thường ươm và trồng sầu riêng bằng hột, nhưng nếu không trồng bằng hột có thể tháp giâm cành cây cũng khá dễ dàng. Trong một vườn sầu riêng chúng ta nên trồng xen lẫn nhiều loại giống khác nhau để cây thụ phấn chéo và cho năng suất cao hơn. Khoảng cách trồng hợp lý nhất là 10-12m sau nhiều năm thu hoạch thì cây tán rộng hơn chúng ta cũng có thể tỉa dần dần đi và 1ha chỉ nên để lại 50 cây sầu riêng mà thôi. Sau khi ra hoa và kết trái khoảng 4 tháng sau là bắt đầu cho thu hoạch chúng ta có thể thu lượm trái rụng mang đi bán.Sầu riêng cho năng cao nhất mỗi hecta khoảng 10-18 tấn.
– Sầu riêng là cây gỗ lớn cao 15-20m lá dạng đơn mọc so le, phiến lá dày có hình dạng trứng thuôn dài, mặt dưới của phiến lá có màu vàng. Hoa mọc thành chùm ngay thân cành chính rất to. Cánh hoa có màu trắng quá trình thụ phấn của hoa diễn ra là nhờ dơi. Quả có gai các vách ngăn to, hạt to màu vàng com màu vàng hoặc trắng tùy theo giống. Mùi hương rất đặc biệt ăn rất béo ngon và ngọt.
– Sầu riêng ra hoa vào tháng 3-4 cho thu hoạch khoảng tháng 5-9.
Hình ảnh có liên quan
Sầu riêng ruột đỏ
ĐẶC TÍNH
_Nếu sông trong điều kiện tự nhiên không bị tỉa cành cây sầu riêng có thể cao tối đa 27_40m, thân cây mọc thẳng, vỏ thô đường kính của cây to đến 1,2m. Ở điều kiện cây trồng canh tác thì chỉ cao 10_12m tán ở phía bên dưới to và bên trên nhỏ dần các nhánh mọc ngang.
_Lá non có màu đồng xuất hiện các vảy nhỏ bao xung quanh lá rụng thây phiên, cuống lá có hình dạng hơi nhọn mặt trên lá có màu xanh đậm. Mặt bên dưới phẳng và bóng láng mặt bên dưới lá có màu nâu nhạt tắt cả những yếu tố này hợp lại tạo nên một dáng vẻ khá sinh động rực rỡ cho cây trồng này.
_Hoa sầu riêng khi nỡ có mùi hương rất mạnh, khi cây ra cần cần một thời gian khá dài là 3-4 tuần để thời tiết khô cây mới nhú hoa. Từ khi mới nhú hoa cho đến khi nở hoa cũng mất đến 1 tháng. Khi hoa nở ra sẽ lộ 5 đài hoa hợp cùng với 5 cánh hoa màu của các cánh hoa lúc này trùng hợp cùng với màu của thịt quả. Vì là hoa lưỡng tính cho nên nhị đực cùng nhị cái trong cùng một hoa. Nhưng tự thụ phấn lại hiếm khi xẩy ra vì đặc trưng của loài hoa này là nhị đực và nhị cái không nở cùng lúc giờ nở hoa thường là 15h cho đến 12h. Chỉ trừ một số giống sầu riêng đặc biệt có khả năng tự thụ phấn cao mà thôi.
_Dơi là loài giúp cây sầu riêng thụ phấn, những côn trùng khác như ong và bướm cũng đến nhưng chúng lại đến khá sớm trước thời điểm hạt phấn sẵn sàn.
_Quả sầu riêng phần thịt bắt đầu hình thành thịt quả vào thời điểm tháng 4. Lúc mới hình thành chỉ có một lớp áo mỏng màu trắng phủ lên phần hạt. Phần thịt quả dày hay mỏng tùy vào mỗi loại giống khác nhau, chất lượng thịt quả tăng theo độ tuổi của cây nhưng kích thước trái có thể sẽ nhỏ dần.
LƯU Ý
_Trái có gai nên khi dạo vườn sầu riêng cho dù là ban ngày hay đêm vào mùa thu hoạch chúng ta nên đội mũ bảo hiểm cẩn thận kẻo lủng đầu.
_Trong quá trình trồng và chăm sóc cây có thể bị bệnh nứt nẻ thân do loài nấm Phytophthora sp gây ra và một loại bướm có tên Daphnusa chúng có thể ăn trụi lá.Thỉnh thoảng cũng gặp hiện tượng sâu đục thân, đục trái.
_Khi chọn sầu riêng nên lựa trái to nhưng nhẹ.
Theo Đna Thích