Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.
RỒNG ĐỨNG ĐẦU TỨ LINH
Rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ mà cụ thể là hai lực tương tác Âm – Dương. Hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm – Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ.
Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:
– Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng (như rồng Trung Hoa). Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (có người goi là mào lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên châu, ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.
– Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại. (wiki) Đây là một hình tượng rồng hoàn hảo về mỹ thuật, có cá tính rõ ràng và đặc trưng cho dân tộc Việt, tiếc rằng nó đã bị vùi lấp bởi sự sùng bái văn hóa Hán của các triều đại phong kiến cuối cùng và sự hủy diệt văn hóa đã xảy ra khi nhà Minh xâm lược Việt Nam.
Kết quả hình ảnh cho lưỡng long chầu nguyệt
Hình tượng rồng qua các thời kì ở Việt Nam
KHÁM PHÁ
Hình ảnh hai con rồng chầu vào vòng tròn chính giữa xuất hiện trên các nóc đình đền và chùa chiền một thời gây tranh cãi gáy gắt trong giới khoa học. Nhiều người dùng thuật ngữ “Lương long chầu nguyệt” để chỉ đôi rồng chầu về mặt trăng. Những nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đó là một sai lầm, vì vòng tròn ở giữa không phải mặt trăng, trăng không thể có ánh lửa bùng cháy.
Nếu hai con rồng đều ngậm châu thì đó là hình ảnh sai lầm do người làm ra thiếu hiểu biết hoặc rập khuôn theo mô-típ chung. Bởi không thể có hai vũ trụ, chỉ khi thể hiện một con rồng – tức là một âm (hoặc một dương) thì mới ngậm châu. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm (hoặc dương) đang chi phối vũ trụ (âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại).
Tuy nhiên, thuật ngữ “Lưỡng long chầu nguyệt” xuất hiện ngay từ những năm 1930. Trong một cuốn sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam của nhà nghiên cứu Việt Nam học người Pháp là Le Brenton đã đề cập đến thuật ngữ này một cách rõ ràng. Trong đó, ông cho rằng, hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa.
Hình ảnh có liên quan
Rồng ở Việt Nam biểu tượng gắn bó trong đời sống, tình cảm, tâm hồn cả dân tộc.
Và ngay trên các mái đình, đền, chùa, miếu, hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” cũng được thể hiện với đặc điểm là “đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục”. Đó là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần. Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” đích thực theo khảo sát của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hiện tại còn rất ít nếu không muốn nói là cực hiếm. Cho nên, nhiều người lầm tưởng hình ảnh giữa “Lưỡng long chầu nguyệt” và “Lưỡng long tranh châu” là điều khó tránh khỏi.
Tùy theo quan điểm tín ngưỡng mà mặt nguyệt thay vì có hoả châu còn được thay bằng biểu tượng âm dương,…
Ngoài ra hai bên mặt nguyệt còn có trang trí thêm hình tượng hoa sen,hoa cúc,mẫu đơn,…Ở các chùa chiền cổ thì có nơi dùng mặt nguyệt để trang trí. Nhưng dần dần mặt nguyệt được loại bỏ đi và thay bằng biểu tượng của Phật giáo đó là “Bánh xe Pháp Luân”,một biểu tượng rất thiêng liêng và trang trọng của Phật giáo.
Ý NGHĨA
Từ ngày xưa hình tượng Lưỡng Long Chầu Nguyệt đã được tạc khắc trên các chùa chiền miếu mạo, trên mái các ngôi chùa thường được thấy hình tượng thân thuộc này. Vì hình tượng này mang lại sự đạt cát đại lợi – đem lại may mắn và trấn yểm sự linh thiêng của chùa chiền.
Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này, khi sử dụng vật dụng có hình tương lưỡng long chầu nguyệt hay tượng rồng trong nhà các bạn cần lưu ý các điểm sau:
– Treo tranh rồng, hoặc tượng rồng ở hướng Đông.
– Rồng cực dương, không nên đặt trong phòng ngủ.
– Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.
– Còn trong công việc làm ăn,ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái
Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao.Hình tượng Lưỡng Long Chầu Nguyệt là một bức tranh từ thời xa xưa và nó có rất nhiều ý nghĩa.
Theo Đna Thích