TÀI LIỆU THUYẾT MINH: TOUR TP. HCM – TIỀN GIANG

TÀI LIỆU THUYẾT MINH: TOUR TP. HCM – TIỀN GIANG (Sưu tầm từ Du lịch chuyên đề)

Tại sao vùng này có tên là đồng bằng sông Cửu Long?

Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì : Sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Tranh Đề Và Bát Xác). Nên gọi là Cửu Long
Đây là vùng đất hình thành do sự bồi đắp của Sông Mê Kông đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc vương quốc Phù Nam ngày xưa, vương quốc Phù Nam có một phần lãnh địa thuộc đồng bằng sông Cửu Long vào đầu công nguyên.
Phù Nam là vương quốc rất hùng mạnh và thời kỳ cường thịnh nhất của vương quốc này khỏang từ thế kỷ thứ III -> thế kỷ V bắt đầu triều đại Phạm Sự Nan khoảng từ năm 205 đến 255. Vương quốc Phù Nam phát triển chính trên địa bàn vùng hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long.
Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa, vị vua đầu tiên của người Phù Nam được biết đến đầu tiên trong lịch sử là Hỗn Điền. Theo truyền thuyết vị vua nay rất tôn sùng các vị thần BaLaMôn. Một hôm ông nằm mơ thấy các vị thần BaLaMôn trao cho mình một cây cung và truyền lệnh xuất dương trên một thương thuyền lớn. Sáng hôm sau ngài vào đền thờ làm lễ và thấy cây cung ở dưới gốc cây, bèn dong bườm ra biển, gió thần đưa thuyền đến vùng đất tại đây có một nữ vương tên Liễu Diệp, trẻ, khỏe, không khác gì con trai nổi danh trong các cuộc chinh phục các quốc gia láng giềng. Vị nữ quân thấy thuyền lạ liền xua quân ra định đánh cướp nhưng bị Hỗn Điền bắn một phát tên thần xuyên thũng mạng thuyền đến tận chỗ Liểu Vương đứng, trúng một tên quân. Liễu Diệp hoảng sợ xin hàng phục. Sau đó họ lấy nhau rồi cai trị xứ sở nay lập nên vương quốc Phù Nam .
Trong thời kỳ hưng thịnh họ khống chế nền thương nghiệp hàng hóa cả miền Đông Nam A và tự xưng là “Phù Nam Đại Vương “. Sử liệu còn ghi lại mối quan hệ ngọai giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhờ tài nguyên phong phú và nhờ vào vị trí trung gian trên con đường hàng hải Ấn –Trung mà Óc Eo được coi là thành phố cảng của Phù Nam đã sớm trở thành một thị trấn quốc tế .
Giai đọan cuối của lịch sử Phù Nam trùng hợp với sự phát triển của Chân lạp. Mâu thuẩn giữa hai thế lực này dẫn đến sự sụp đỗ của vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ 6 (theo tài liệu cổ Trung Hoa, vương quốc Phù Nam bị Chân lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550 nhưng vẫn còn chống giữ đến năm 627). Sau khi bị Chăm Pa xâm chiếm Phù Nam chia làm hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (một phần thuộc ĐBSCL). Thủy Chân Lạp nằm gần bờ biển, vùng ĐBSCL; Lục Chân Lạp thuộc vùng đất cao chính là Campuchia ngày nay .
Từ thế kỷ 7 đến TK10 vùng đất này bị nhấn chìm trong lũ lụt, chỉ còn vài gò đất nổi lên. Từ khoảng TK 10-17 người Việt, Khmer đến định cư vì thế nơi đây hình thành nên nhóm dân tộc chính là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với nền văn hóa đa dạng. Đồng thời trong thời gian này các tôn giáo được truyền bá và phát triển như đạo phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa …

Năm 1808 vùng đồng bằng sông Cửu Long, được người Pháp chia như sau :

-Trấn Định Tường: gồm Phủ Kiến An, 3 huyện Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa .
-Trấn Hà Tiên: gồm các địa danh còn lại trong vùng .
-Năm 1832, Pháp phân Nam Kỳ ra làm lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến thời điểm này vùng ĐBSCL có 4 tỉnh là: Định Tường (Tiền giang) An Giang , Vĩnh Long và Hà Tiên (Cần Thơ , Hà Tiên , Cà Mau) .
-Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Bộ ( Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Tường )
-Năm 1867, Nam Kỳ Lục Tỉnh được chia làm 20 tỉnh. Trong đó ĐBSCL có 14 tỉnh: Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Trà Vinh, Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Tân An .
-Từ 1955 –>1975 ĐB sông MêKông chia làm 17 tỉnh: Kiên Giang, Sa Đéc, Ba Xuyên (Bạc Liêu ), Vĩnh Bình, Kiến Tường, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Châu Đốc, Định Tường, Bạc Liêu, Gò Công, An Giang, Long An, Long Xuyên, Kiến Phong .
-Năm 1975 đến 1990 ĐBSCL có 9 tỉnh, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, Minh Hải.
-Năm 1991 tỉnh Cửu Long tách thành Trà vinh và Vĩnh Long.
-Năm 1992 Hậu Giang tách thành Cần Thơ và SócTrăng.
-Nắm 1997 Minh Hải tách thành Cà Mau và Bạc Liêu.
-Hiện nay vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Tp Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang.
-Diện tích ĐBSCL: 40.000km2 chiếm khoảng 1/8 cảnước
-Dân số 19.5 triệu dân (2003) chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước

2-Vị trí địa lí-khí hậu-đất đai sông ngòi:

2.1-Vị trí địa lí:

• Đông nam giáp biển Đông.
• Đông bắc giáp đông nam bộ.
• Tây bắc giáp campuchia.
• Phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
• Độcao trung bình thấp: từ 0 – 2m.

2.2-Khí hậu đất đai biển:

Khí hậu phù hợp cho sự phát triển của thực vật. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C . Có ngày cao khoảng 330C.
Đất phù sa, diện tích khoảng 1.800.000ha, đất phù sa là do sông Hậu và sông Tiền bồi đắp.
Ngoài ra còn có đất ven sông pha màu hơi đỏ, đất mặn đất phèn, đất than bùn.
Rừng nước mặn ven biển chiếm diện tích 30.000ha. Đứng thứ 3 trên thế giới với những cây nổi tiếng như : cây mằm đen, cây đước, cây vẹt, cây đà, sú, bàn…

2.3-Sông ngòi:

Đây là vùng có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt. Đồng thời nó cũng là yếu tố giúp cho vùng phát triển kinh tế nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi chính của ĐBSCL là sông Hậu và sông Tiền là hai nhánh của sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
Lịch Sử Hình Thành Nền Văn Minh Miệt Vườn ở Tiền Giang
Tiền Giang có những tiếp cận với nền văn hóa Ấn Độ, Khơ Me, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo qua người Chăm. Tất cả đều được liên kết một cách phong phú trong nền văn hóa Việt Nam.
Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đến đậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo.
Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khu thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là Mỹ Tho đại phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại.
Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. Mỹ Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ Tho Đại Phố, Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên.
Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (Phnôm Pênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm (sách cũ gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuối cùng. Tên Rạch Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi là Rạch Cọp Gầm, về sau người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với những trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tan đoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa Nguyễn.
Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đai vùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao Thới Sơn, cây ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ong thanh nhiệt thật thơm ngon.
Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầm uất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày có khoảng 400 thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyền nhỏ xuôi ngược như mắc cửi, buôn bán rộn ràng.
Vùng sông nước này củng là điểm du lịch hấp dẩn Du lịch Tiền Giang tham gia du lịch Du lịch miệt vườn, hay Du lịch vào mùa nước nổi. Tiền Giang còn có nhiều địa điểm lý thú như: Chùa Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, và cả Khu du lịch sinh thái Thới Sơn.
Vùng đất của hai nhánh sông và gần biển này có nhiều món ngon mà hiếm nơi nào có được như: Sam biển Gò Công, Cá bống dừa, Bánh giá chợ Giồng, Hủ tiếu Mỹ Tho, Bún gỏi già Mỹ Tho, Chuối quét dừa , …
Tiền Giang cũng có những lễ hội đặc trưng như: Hội Vàm Láng, Hội tứ kiệt.
===============================

Đôi nét về tỉnh tiền giang

Diện tích : 2367 km²
Dân số : 1.649.300 người (2002)
Mật độ : 727 người/km²
Tỉnh lỵ : Thành phố Mỹ Tho cách TP.Hồ Chí Minh 71 km theo quốc lộ 1A
Có một thị xã và 7 huyện
+Một thị xã : GÒ CÔNG
+Bảy huyện : Cái Bè , Cai Lậy , Châu Thành , Chợ Gạo , Gò Công Đông , Gò Công Tây , Tân Phước
Dân tộc : Kinh , Hoa….
_ Là phần đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ
_ Phía bắc giáp Long An
_ Phía tây giáp Đồng Tháp
_ Phía đông giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông
_ Phía nam giáp Bến Tre
Khí hậu Tiền Giang có hai mùa rõ rệt , đó là mùa mưa và mùa khô . Nhiệt độ trung bình là 27 độ C , lượng mưa trung bình là 2300 mm/ năm
Các sông chính là sông Tiền , sông Gò Công , sông Bảo Định và một mang lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy . Từ Tiền Giang có thể đi TP. Hồ Chí Minh hoặc Phnôm Pênh bằng đường sông .Đường bộ chính là quốc lộ 1A chạy xuyên qua cac tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Là tỉnh đồng bằng , địa hình Tiền Giang chia thành ba vung rõ rệt là vùng cây trái ven sông Tiền ,vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công . Tiền Giang có 32 km bờ biển , hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản , đất đai phì nhiêu , là một trong những vựa lúa lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long . Là nơi hội tụ đủ loại sản vật và hoa trái nổi tiếng như : mận hồng đào Trung Lương , vú sữa Vĩnh Kim , xoài cát , cam sành , ổi xá lị Cái Bè…Có hệ thống khách sạn , nhà hàng đầy đủ tiện nghi và nhiều món ăn dặc sản của miệt vườn sông nước Cửu Long
Truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc Nam Bộ , là một trong những cái nôi của ca nhạc cải lương nổi tiếng , nơi diễn ra các sự kiện lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút , Ap Bắc… quê hương của các anh hùng Trương Định , Thủ Khoa Huân . Có nhiều tôn giáo như Nho giáo , Phật giáo , Công giáo …
Bên cạnh những di tích tôn giáo như đền chùa , đình miếu , nhà thờ , còn giữ được nhiều di tích lịch sử , đó là các di chỉ Oc Eo , chiến lũy ,pháo đài …Có nhiều danh lam thắng cảnh như Cù lao Thới Sơn , trại rắn Đồng Tâm tạo nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên , đời sống vật chất và văn hóa đặc trưng của Nam Bộ

Rạch Gầm – Xòai Mút

Khu di tích được khánh thành năm 2005 để kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 20.1.1785 – 20.1.2005
Khu di tích thuộc địa phận ấp Đông , xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang ,rộng gần 2 ha, hơn một nửa diện tích để xây dựng các nhà trưng bày .
Trận thủy chiến diễn ra trên sông Tiền ( sông Mỹ Tho ) nay thuộc địa phận bốn xã là Kim Sơn , Thới Sơn , Song Thuận , Bình Đức của huyện Châu Thành cách Thành phố Mỹ Tho 7km. Tại đây Nguyễn Huệ đã chỉ huy đội quân từ Quy Nhơn vào Mỹ Tho. Đêm 19 rạng 20.1.1785 đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của giặc , tiêu diệt hàng van quân Xiêm và hàng ngàn tàn quân của Nguyễn Anh.
Để kỉ niệm chiến thắng vang dội đó , tại khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đã xay dựng tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . Tượng đài cao 8 m , nặng 20 tấn bằng đồng màu với ba nhân vật : ở giữa là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tay đang vuốt gươm , bên trái là hình ảnh người nông dân Định Tường chèo thuyền hỗ trợ chiến đấu còn bên phải là hình ảnh võ công Tây Sơn giương cung bắn vào kẻ thù. Dưới chân nhóm tượng đái này là một loại hình kiến trúc dạng đền . Bên ngoài đền co dải phù điêu bằng đồng màu nặng 6 tấn phác họa lên từ hình ảnh con người và chim lạc được cách điệu từ mặt trống đồng. Cổng và tường rào của khu di tích có hình ảnh những chiến thuyền gợi cho ta có cảm giác mình đang chứng kiến cảnh thủy chiến diễn ra nơi đây
Tiếp theo du khach sẽ được tham quan nhà trưng bày số 1. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật như súng thần công là hiện vật phục chế còn các hiện vật khác là nguyên bản . Trong nhà trưng bày có dải tranh ghép gốm màu với 1440 viên gạch ghép lại với nhau được nung ở nhiệt độ 1100 độ C . Dải tranh ghép cao 1.8m , với diện tích 57 m2 .Nội dung gồm 4 chương nói về quá trình khẩn hoang , lập ấp , trận thủy chiến , khúc khải hoàn. Ngoài ra còn có mang phù điêu với diện tích 13 m2 phác hoa lên từ hình ảnh chim muông và cây trái của vùng quê sông nước Tiền Giang
Ngoài ra ở đây còn có ngôi nhà cỏ Nam Bộ cất theo kiểu ba gian và hai chái . Ngôi nhà có diện tích 225 m2 , có 48 cây cột trong đó có 24 cây cột tròn và 24 cây cột vuông biểu tượng cho mẹ tròn con vuông . Ở giữa nhà có bàn thờ tổ tiên , phía trước có bộ ghế trường kỉ làm cho ta liên tưởng đến phong tục ăn coi nồi ngồi coi hướng . Ngày xưa những người lớn tuổi có thể ngồi ở đây uống trà và trò chuyện ; đặc biệt con dâu và con gái không được lên nhà trên
======================================

Trại Rắn Đồng Tâm

Trại rắn Đồng Tâm cách Thành phố Mỹ Tho 12 km . Trại rắn thuộc địa phận xã Bình Đức huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang khoảng 3 ha.
Đây là trung tâm nuôi rắn lớn lấy nọc xuất khẩu , kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu chữa bệnh rắn cắn cho nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Bên cạnh đó , nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp – tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý hiếm tại Nam Bộ ,
Trước kia đây là căn cứ quân sự của Mĩ có tên là Đồng Tâm; ngày xưa người dân thường gọi nay là vành đay trắng. Nơi nay có địa thế hiểm trở thường diễn ra những trận đánh cá liệt giữa lực lượng cách mạng và Mỹ-Ngụy. Khu căn cứ rộng 15 hecta. sau năm 1975, được bàn giao về quân khu 9, một người có tên là Huỳnh Văn Diệp tức trung tá Huỳnh Văn Diệp đã thành lập ra nơi nuôi rắn lớn nhất miền Nam.
Trước đây khi “ ông Tư Được “ còn quản lý thì ông đã sưu tầm được rất nhiều loại rắn và trăn. Sau khi ông mất thì người khác lên thay ông số rắn đã giảm dần. Hiện nay ở đây có khoảng 6 loài rắn như : hổ mang , hổ chúa , mái rầm , lục đầu dồ , rắn nước , rắn bông súng.
Khi ta đi thấy rất nhiều loại rắn được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như tại một hốc cây người ta làm một long sắt để thả một con rắn vào doing trong môi trường thiên nhiên này để rắn đẻ và ấp trứng thành con; hoặc có những khu vực được tạo ra những giống sống hoang dã và trồng rất nhiều cây cối để mà thả rắn vào sống trong môi trường thiên nhiên.
Tới nay quý khách sẽ thấy được loài rắn độc nhất là rắn hổ chúa. Trước nay, rắn hổ chúa ở nay không nhiều nhưng bay giờ thì rắn hổ chúa đã được nhân giống ra rất nhiều. Nọc độc của rắn hổ chú khi chạm vào cơ thể chúng ta thì khoảng 2 phút sau cơ thể ta hoàn toàn bị tê liệt, rắn hổ chúa có rất nhiều biệt tài là bò dưới nước hoặc leo lên cây.
Ngoài rắn hổ chúa, còn có rắn hổ mang, hổ ngựa, hổ mèo, hổ đất. Để phân biệt rắn hổ chúa và hổ mang; hổ mang có thân hình nhỏ và ngắn hơn hổ chúa và khi ngóc đầu lean nó có hình trăng tròn; còn hổ mèo thì cũng ngóc đầu và phùng mang nhưng không có hình trăng tròn mà có 2 vòng tròn nên người ta thường gọi rắn mắt kính. Nọc độc rắn hổ mang thì không bằng rắn hổ chúa. Vì vậy khi nộc độc rắn hổ mang chạm vào cơ thể thì 10-15 phút thì nọc độc mới lam truyền làm tê liệt cơ thể. Ngoài ra khi bắt mồi không can tiếo xúc trực tiếp mà có thể phun nọc độc xa 2 m.
Ta thấy rắn đầu có hình tam giác và có khoan trắng và đen là bò cạp nia
Còn loại có khoan vàng và đen gọi là bò cạp nông.
Còn loại có màu xanh lục như lá cây đó là rắn lục. Có 2 Lọai chính là: rắn lục day khuôn và rắn lục vời.
Giá thịt rắn dao động từ 35 – 40 USD/ kg , thi trường tiêu thụ ở Châu Á chủ yếu là Đài Loan , Trung Quốc , Hàn Quốc Trại rắn Đồng Tâm chủ yếu nuôi rắn lấy nọc không phải để tham quan.
Với giá vé 10. 000 đối với khách Việt Nam và 20000 đối với khách nước ngoài , du khách sẽ được vào tham quan trại rắn với các khu như :
Khu nuôi rắn và trăn ở trong nhà gồm nhiều loài trăn và rắn khác nhau . Ở đây du khách co thể quấn trăn lên mình va chụp ảnh lưu niệm
Khu ngoài sân là khu nuôi rắn ở trong khoang bể nuôi bằng bê tông với rất nhiều loài rắn
Khu phía sau la khu nuôi thú gồm nhiều loài như : công , khỉ , cá sấu , đà điểu . Đi vao đây du khách có cảm giác như đi trong sở thú . Và đặc biệt hơn nữa tại đây còn co chu ba ba vang rất quý hiếm nặng khoảng 30 kg chỉ còn hai con ở Việt Nam
Khu nhà bảo tòan rắn là nơi trưng bày hầu như đầy đu các chủng loại rắn và được ngâm trong chất phoocmon nên nhìn chúng sống động như vẫn còn sống
Tại đây du khách nên mua sắm vài sản phẩm từ rắn để làm quà cho người thân bởi hàng tốt và giá cả hợp lý:Rượu rắn,Cao trăn,Cao rắn, Cao khỉ,Cobratax,Rượu rắn lục,Mật ong,Mỡ trăn,Viên điều trị rắn cắn,Bột rắn lục, Bột rắn hổ, Bột cù lần,...
============================

Cù Lao Thới Sơn – Cồn Thới Sơn

Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du lịch theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số hộ nghèo.
Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của phố phường. Khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.
Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe; mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên – Trừ – Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá – Nguy – Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng… Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phuD9ến Thới Sơn, khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù…
Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997 đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình, sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành điểm thu hút khách đến Tiền Giang.
Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa… Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ.
Từ bến phà 30-4, xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa quý khách len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng… quả treo lủng lẳng.
Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt.
Quý khách đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: “see you again” rất ngọt ngào.
Quý khách ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn. Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng “thập nhị giác” này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời