TÀ NĂNG - PHAN DŨNG - HÃY ĐI ĐỂ TRỞ VỀ !

TÀ NĂNG - PHAN DŨNG - HÃY ĐI ĐỂ TRỞ VỀ !

Mấy năm trở lại đây cung Tà Năng – Phan Dũng cuốn hút các bạn trẻ khắp vùng miền. Một cung đường đẹp, nếu nhưng không nói là Rất đẹp, Rất lãng mạn, Rất phù hợp cho những bạn trẻ đang yêu hay sắp kết thúc yêu để nấu Gạo thành Cơm. Đối với các bạn lớn tuổi là công chức, dân văn phòng thì chiều dài của cung đường rất phù hợp với thời gian 3 ngày nghỉ cuối tuần và cũng hơi quá sức nếu các bạn không thường xuyên tập thể thao hàng ngày. Dĩ nhiên tôi không khuyến khích các bạn U50 trở lên muốn liều mình với cung đường này vì lý do sức khỏe.
ĐỂ ĐI và TRỞ VỀ cùng các bạn, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn có một GÓC NHÌN khách quan khi quyết định tham gia chuyến hành trình đầy gian khó này. Tôi chỉ phân tích cho các bạn thấy những NGUY HIỂM mà trên đường các bạn sẽ gặp phải để tránh và vượt qua chính mình.Để trở về cùng người thân, bè bạn. Đừng để MỘT ĐI KHÔNG NGÀY TRỞ VỀ làm đau lòng Cha, Mẹ và người thân.
Trong hình ảnh có thể có: cỏ, ngoài trời và thiên nhiên

NÊN ĐI TÀ NĂNG – PHAN DŨNG.

Hãy đi các bạn, tôi luôn cổ vũ các bạn tham gia các chuyến đi cung đường này với các bạn trẻ là sinh viên, công chức, nhân viên văn phòng. Tuy nhiên các bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước chuyến đi, học hỏi kinh nghiệm từ các bậc đàn anh và dĩ nhiên là phải tập thể lực trước đó vài tuần để chắc chắn rằng mình đủ sức theo kịp đoàn và không bị bỏ lại phía sau. (chuyến đi này là các bạn tự túc và có thuê người dẫn đường. Nếu mua tour thì dĩ nhiên chúng ta không bàn đến.)
• Bạn nên đi từ TÀ NĂNG xuống PHAN DŨNG hơn là đi NGƯỢC LẠI vì các bạn không phải những PHƯỢT THỦ CHUYÊN NGHIỆP.
• Bạn NÊN ĐI vào MÙA KHÔ KHÔNG NÊN ĐI vào MÙA MƯA.
Có 2 hướng đi từ Tà Năng – Phan Dũng (Cung dễ các bạn sẽ tìm hiểu trong một bài khác, bài này tôi viết về cung khó hơn đi đường thác Yaly) và khuyến khích đi 3 ngày. Hai ngày thì hơi đuối và bỏ lỡ mất cơ hội nhu: Buổi sáng đón bình minh tuyệt đẹp cùng làn sương mù dăng tơ, bao phủ trên các ngọn đồi với những cây Thông cô đơn rì rào ca hát).
Một chuyến đi thành công hay không được quyết định bởi tính cộng đồng rất cao. Không ai khỏe như ai nên việc hỗ trợ cực kỳ cần thiết. Nhất là lúc vượt qua suối. (bài này không dạy kỹ năng vượt suối, hãy tham khảo bài cũ trên tường nhà tôi). Mọi người nên đi gần nhau và thông báo ngay cho trưởng đoàn biết khi mình thấy quá mệt không thể đi tiếp. Yêu cầu mọi người dừng lại nghỉ. Trưởng đoàn phải MẶT SẮT ĐEN SÌ. Đứa nào không nghe trong lúc hành trình thì kêu mấy đứa xúm lại đập cho 1 trận. Nếu một cá nhân quá khích, đòi tách đoàn hoặc có dấu hiệu bất cần, manh động kiểu khác thường. hãy xúm lại vật nó xuống và ĐÁI LUÔN RA MỘT CHIẾC KHĂN ĐẮP VÀO MẶT NÓ. Amoniac sẽ làm nó tỉnh ra và MA QUỈ gì cũng chạy MẤT DÉP.
Cung đường khá dài gần 60km cho 2 ngày leo đồi dốc, núi, suối và ăn bờ ngủ bụi nên việc chuẩn bị hết sức quan trọng. Các bạn nên chung tiền để mua đồ ăn chung nhau cho đủ 2,5 ngày và nên bảo quản tốt. Các bạn nên mang dư đồ ăn trong túi như (Chocolate, Bánh Sticker 2 cái, Hột vịt kho 2 cái trong túi hút chân không, Mì gói 2 gói, nước uống 1 chai nhỏ). Những thứ này các bạn không được dùng, cho đến khi đến cuối hành trình là Nhà Già Lê sau khi vượt qua khúc suối cuối cùng này thi mang ra ăn cho bằng hết.
Đồ ăn chung mang theo thì các bạn cùng nhau chia sẻ mang vác đủ dùng. Thức ăn là thịt heo luộc sẳn, gà luộc sẳn được hút chân không. Chả giò bảo quản kỹ và dĩ nhiên Cơm nắm đủ dùng cho 2,5 ngày được hút chân không kỹ càng. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn một Lão già rất và rất khó tính. Nhưng sống tử tế, rất tốt tính luôn dẫn đường free và luôn chia sẻ với các bạn trẻ rất nhiều kinh nghiệm về các kỹ năng đi rừng mà anh ấy có thâm niên đáng nể. Anh Tung Van Le Tuy nhiên các bạn đừng lám mích lòng bác giá ấy nếu như không muốn bị chửi SML.
1. Ngày 1. Xuất phát lúc 6 giờ từ Tà Năng và đến đỉnh đồi cắm trại. Một đoạn đường đẹp, đầy thơ mộng, rất nhiều chỗ chụp hình lý tưởng và đi khá nhẹ nhàng. Buổi tối đón gió, ngắm sao, buổi sáng ngắm bình minh và thưởng thức trà nóng hay café pha sẵn thì còn gì TUYỆT VỜI hơn ???
2. Ngày 2. Ngủ đêm tại khu vực suối đầu tiên trên hành trình bạn gặp. Chỗ này khá hẹp hoang vắng. Các bạn có một đêm ngủ rừng để cảm nhận bóng đêm bao trùm và để cảm nhận bong đêm trong rừng sâu đáng sợ đến nhường nào.
3. Ngày 3. Thong thả về đến nhà Già Lê, Mua đồ và thuê nấu một bữa ăn ngon miệng cùng gà luộc, cơm nóng, canh rau rừng... Trước khi các bạn chọn đi bộ tiếp hay thuê xe máy 150k/lượt/3 người để cảm nhận một phong cách chạy xe rất Yomost của các chàng chai người đồng bào.
Trong hình ảnh có thể có: núi, cỏ, bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiên

KHÔNG NÊN ĐI TÀ NĂNG – PHAN DŨNG.

Khi các bạn chưa tập đủ thể lực tốt, chưa chuẩn bị các kỹ năng đi rừng và chưa học hỏi những kinh nghiệm của các đàn anh đi trước. XIN CÁC BẠN ĐỪNG HÚNG CHÓ. Cung đường này không khó đi, nhưng rất khó định hướng vì có rất nhiều các ngã rẽ nhỏ trong rừng. Địa bàn khu vực có rất nhiều điểm tương đồng khiến cho bạn dễ tưởng tượng là mình đã đi đúng hướng. Có rất nhiều Vực sâu và Thác ghềnh rất nguy hiểm nếu bạn NEWBE bị lạc mà cố tìm đường ra được là điều KHÔNG TƯỞNG. Tôi nhắc lại, NẾU BỊ LẠC THÌ SỐ THỨC ĂN DỰ TRỬ ĐỦ BẠN SỐNG 3 NGÀY và HÃY NGỒI LẠI CHỖ MÀ BẠN BỊ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG. Chắc chắn bạn sẽ được cứu thoát, ĐỪNG CỐ GẮNG ĐI và TÌM ĐƯỜNG.
Tà Năng – Phan Dũng 2/3 cung đường không có nhà dân, không có Trạm kiểm lâm và HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ BẢNG CHỈ DẪN. Các bạn phải đi nhiều lần, có GPS thì may ra với có cơ hội THOÁT LẠC còn di 1 -2 lần xin vui lòng nhờ người DẪN ĐƯỜNG CHO CHẮC.
Các bạn KHÔNG NÊN ĐI VÀO MÙA MƯA vì để vượt qua cung này các bạn phải vượt qua ít nhất 6 khúc quanh cùng một con suối. Tất cả những con suối này đều nằm ở hạ nguồn của cao nguyên Lâm Đồng nên không thể tránh khỏi LŨ QUÉT khi có MƯA ĐẦU NGUỒN. Bởi vì hầu hết các khu vực Rừng đầu nguồn đều trơ trọi, nên việc thoát nước CỰC NHANH (82% lượng nước được giữ lại khi còn rừng nguyên sinh và 90% lượng nước bị trôi ngay sau khi mưa nếu như đất trống, đối trọc).
Bạn đừng hoang tưởng là những tiếng ấm ầm đổ xuống đấy là lũ quét. Bạn cũng đừng hoang dại khi nghĩ rằng lũ quét phải có nước đục ngàu vì bùn đất trôi theo. Tất cả chỉ là LÝ THUYẾT khi đất trống đồi trọc trơ trọi đất không có cỏ mọc hoang thì điều này có vẻ đúng. Nhưng lũ quét cao nguyên nước RẤT TRONG và rất HIỀN HÒA cho đến khi nó đẩy bạn XUỐNG VỰC thì lúc đó bạn mới nhận ra.
Ngay khúc vượt suối lần thứ 2 khi đi cung này vào ngày cuối. Đây là một khúc suối khá sâu, chảy rất siết, bước qua những đá đầy rêu và trơn trượt và cách đó 300m là thác Yaly. Nơi này ghi dấu một NỮ PHƯỢT THỦ ĐÃ BỎ MẠNG. Chỉ một cú trượt trong lúc hoảng loạn, ba lô nặng, trên lưng sẽ khiến cho dòng nước đẩy bạn đi rất nhanh xuống Thác. Các khúc suối kế tiếp mà các bạn sẽ phải vượt qua tuy không chảy quá siết nhưng rất rộng, đá trơn. Bạn có thể vượt qua vào mùa KHÔ một cách không dễ, còn nếu mùa MƯA thì TÔI KHÔNG THỂ KHẲNG ĐỊNH BẤT CỨ ĐIỀU GÌ.
Các tại nạn xảy ra trên cung này đều liên quan đến suối và thác nước và tôi nhớ một lần đã rất lâu rồi khi tôi còn làm nghiên cứu khoa học ở đây. Anh chàng người đồng bào lái xe máy kéo chở 5 người chúng tôi qua suối gần đoạn nhà Già Lê đã kịp thời lùi lại. Trước khi cơn lũ nhẹ nhàng đổ xuống khiến chúng tôi phải ngủ lại gần 2 ngày.
Các bạn đến khúc suối cuối cùng vượt qua nhà Già Lê. Vui lòng vào thăm ông già dễ mến của rừng xanh. Sau khi ăn một bữa và có vài ly rượu hãy nghe ông ấy kể chuyện về việc phòng thức ăn có thể hàng TUẦN để chờ cơn lũ hạ xuống, vượt suối mua nhu yêu phẩm cho những ngày thiếu thốn và để kết thúc chuyến đi, trở về AN TOÀN.
Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, cỏ, thực vật, đám mây, cây, ngoài trời và thiên nhiên

Phung Trung My