LĂNG VUA MINH MẠNG_HIẾU LĂNG
_Mỗi vị vua của triều đại nhà Nguyễn (1802_1945) đều cố gắng xây dựng cho mình một nơi an nghiêm sau khi theo chân các bậc tiền bối về cõi vĩnh hằng.Nơi ấy của vua được gọi là lăng.
_Vua Minh Mạng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn (1791_1841) có tên húy là Nguyễn Phúc Đảm,là con thứ tư của vua Gia Long và hoàng hậu Thuận Thiên.
_Làm vua được 7 năm,Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình.Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê,gần ngã ba Bằng Lãng,nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng.Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc,chọn lựa,đến năm 1840,nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng,huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét,phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên,Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên.Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.Vua sai các quan Lê Đăng Danh,Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành.Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc.Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841.Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên,Nguyễn Tri Phương,chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841,thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm,vừa rực rỡ về kiến trúc,vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.
_Vua Minh Mạng xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền tiêu biểu,mọi quyền lực tuyệt đối đều thuộc vào vua.Ông cũng là người hoàn thiện thể chế chính trị hành chính quốc gia,xây dựng nhiều công trình quân sự,kinh tế,giáo dục,văn hóa quan trọng như kinh đô Huế,kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp,mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.
_Vua Minh Mạng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn (1791_1841) có tên húy là Nguyễn Phúc Đảm,là con thứ tư của vua Gia Long và hoàng hậu Thuận Thiên.
_Làm vua được 7 năm,Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình.Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê,gần ngã ba Bằng Lãng,nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng.Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc,chọn lựa,đến năm 1840,nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng,huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét,phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên,Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên.Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.Vua sai các quan Lê Đăng Danh,Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành.Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc.Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841.Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên,Nguyễn Tri Phương,chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841,thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm,vừa rực rỡ về kiến trúc,vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.
_Vua Minh Mạng xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền tiêu biểu,mọi quyền lực tuyệt đối đều thuộc vào vua.Ông cũng là người hoàn thiện thể chế chính trị hành chính quốc gia,xây dựng nhiều công trình quân sự,kinh tế,giáo dục,văn hóa quan trọng như kinh đô Huế,kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp,mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.
_Những đóng góp trong 20 năm làm vua:
1/.Chia nước thành 31 tỉnh và phủ Thừa Thiên,hoàn thiện xây dựng kinh đô Huế cùng các hệ thống phòng thủ ở các địa phương.Đặc biệt đổi tên nước thành Đại Nam.2/.Lập cơ mật viện để bàn quốc sự,tổ chức lại bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến làng xã.
3/.Nhằm tránh sự chuyên quyền của tướng lĩnh và lộng hành của hậu cung nhà vua chủ trương thành lập:Tứ bất lập (không lập tể tướng,không lập hoàng hậu,không lập thái tử,không lấy trạng nguyên).Đối với thái giám,nhà vua ban chỉ dụ chỉ được hầu hạ trong cung và không cho có chức quyền.
4/.Nhà vua khuyến khích phát triển nông nghiệp,giảm tô tức cho nông dân,hoàn thiện đê điều ở Bắc bộ,quay đê lấn biển,đẩy mạnh khai hoang ở miền Nam,hoàn thiện kênh đào Vĩnh Tế,quan tâm đến kỹ thuật đóng tàu (thành công tàu chạy bằng hơi nước trong thời gian này).
5/.Nhà vua coi trọng việc tuyển dụng nhân tài,mở khoa thi hội thi đình khắc tên những người đỗ tiến sĩ trên bia ở văn miếu,lập quốc sử quán sưu tầm và biên soạn sách,hoàn thành việc xây dưng kinh đô Phú Xuân.
6/.Nhà vua hết sức nể trọng và tiếp thu đường lối trị quốc của nhà Thanh trong chính sách ngoại giao với Thanh triều.Đối với Ai Lao và Chân Lạp,Đại Nam đóng vai trò lớn là bảo vệ hai nước này và xây dựng là nước mạnh hùng cường trong khu vực Đông Nam Á thời ấy.
_Vua Minh Mạng hưởng dương 51 tuổi và có 142 người con (78 hoàng nam và 64 hoàng nữ.Bình nhật có khoảng 5 bà hầu hạ khi nghỉ ngơi.Sau năm canh thì danh sách các bà được chuyển sang phủ Tôn Nhơn để tiện viện chăm sóc việc khai hoa nở nhụy.
_Vua Minh Mạng cũng là người rất đam mê thơ ca.Có một giai thoại văn chương khá thú vị giữa Cao Bá Quát lúc thiếu thời cùng nhà vua:Vốn lúc nhỏ Cao Bá Quát rất tinh nghịch và thông minh khi biết vua đang tham quan thắng cảnh Hà Nội,chờ kiệu vua đi qua hồ Tây,liền xâm xâm nhảy xuống hồ để tắm.Quan quân hốt hoảng bắt trói lại,Quát giãy giụa la um tỏi.Vua bèn cho diện kiến và Quát thưa do học trò nhà quê lên tỉnh học chưa hiểu phép tắt.Nghe học trò,vua bèn ra câu đối và bắt đối lại,nếu thắng thì tha.
***Vua nhìn hồ nước trong veo cá lội tung tăng,liền ra câu đối:
"Nước trong leo lẻo ,cá đớp cá"
***Quát bị trói giữa trời nắng,liền đối:
"Trời nắng chang chang,người trói người"
==>Tuy không hài lòng với cách đối xỏ xiên nhưng vẫn phục tài lanh lẹ ứng đối nên truyền cởi trói cho họ Cao.
_Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo,xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm:cửa chính,sân chầu, nhà bia,sân tế,Hiển Đức môn,điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu),hồ Trừng Minh,Minh Lâu,hồ Tân Nguyệt (trăng non),cổng tam quan Quang Minh Chính Trực,Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc.Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng.Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn.Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá "phổi xanh",bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm).Ở giữa hai hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt,trên đường thần đạo là Minh Lâu.Hồ Tân Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu thành).Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn,bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu mang tên Trung Đạo kiều nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh lăng.Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm,đem lại một cảm giác u tịch.Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo,các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán,âm dương xen kẽ,tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này.Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ.Tuy vậy, ở ngoài rìa,men theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng,xen lẫn với cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như:đình Điếu Ngư,gác Nghênh Phong,hiên Tuần Lộc,sở Quan Lan,Tạ Hư Hoài... làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ.
_Qua bố cục của lăng giúp chúng ta hiểu được tính cách của vị vua đầy tham vọng muốn ôm trọn vũ trụ vào lòng mình.Lăng có năm vòng tròn:
1/.Mộ vua hình tròn ở giữa tượng trưng cho mặt trời.
2/.Hồ Tân Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng.
3/.La Thành.
4/.Sông Hương.
5/.Đường chân trời.
==>Nếu nhìn từ trên cao xuống,chúng ta có thể thấy quần thể kiến trúc này có hai chữ Minh Mạng và nếu quan sát từ đất chữ Minh gồm hai chữ Nhật Nguyệt cộng lại.
_Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn,cổng chính vào lăng,xây bằng vôi gạch,cao hơn 9 m, rộng 12 m.Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng,long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn.Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng,sau đó được đóng kín,ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45 x 45 m),hai bên có hai hàng tượng quan văn võ,voi ngựa bằng đá đứng chầu.Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn, bên trong có bia "Thánh đức thần công" bằng đá Thanh ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.Một khoảng sân rộng tiếp theo chia làm bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh mông của kiến trúc, đó là sân triều lễ.
_Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực tẩm điện được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông).Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm,xung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau) như những vệ tinh chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu.Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của hoa lá và mây nước phía sau.Tất cả những công trình mang tính hiện thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm điện.Từ đây,bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn, siêu thoát và vô biên.17 bậc thềm đá Thanh đưa du khách vào khoảng trời xanh mát bóng cây và ngát thơm mùi hoa dại.Ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh như dải lụa xanh đưa du khách đến Minh Lâu_một công trình như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn.Minh Lâu nghĩa là lầu sáng,nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát là nơi đi về của linh hồn tiên đế,là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là "bộ ngực kiêu hãnh" của "con người" được ví bởi hình dáng của khu lăng.Minh Lâu là sự thể hiện cách lý giải về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa.Tòa nhà này hình vuông,hai tầng,tám mái là một biểu trưng của triết học phương Đông.Hai bên Minh Lâu,về phía sau là hai trụ biểu uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã "bình thành công đức" trước khi về cõi vĩnh hằng.
Theo Đna Thích




