CÁCH TẠO THÀNH BỘ ÂM LỊCH
Ngày nay, bộ lịch chỉ đơn giản là công cụ để ghi lại ngày tháng những sự kiện. Thế nhưng, 6000 – 7000 năm trước, bộ lịch có ý nghĩa sống còn đối với cả một nền văn minh thời cổ đại.
Những cư dân sinh sống miền đồng bằng mà khí hậu đủ cả bốn mùa trong năm thiên về sử dụng dương lịch để nắm được quy luật thời tiết phục vụ trồng trọt. Trong khi đó, nền văn minh xuất phát từ miền ven biển hay dọc theo các con sông lớn, người ta sử dụng âm lịch như một công cụ phản ảnh quy luật thủy triều, phục vụ đánh bắt thủy hải sản.
Dương lịch được hình thành từ sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong khi đó, âm lịch thì dựa vào chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Mặc dù vậy, cả hai cơ chế đó đều vô cùng quan trọng, chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất lương thực thời cổ đại. Thế nên, rất cần có những quy luật chuyển động Mặt Trăng đưa vào dương lịch và, ngược lại, những quy luật Mặt Trời cần thiết đưa vào hệ thống âm lịch.
6000 năm trước, những người Babylon cổ đại, sinh sống giữa hai con sông Tigris và Euphrates (Iraq ngày nay) tổ chức các ngày họp chợ vào ngày mùng 1 âl, khi Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất, và ngày rằm âl, khi Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng, gần thẳng hàng nhất. Lúc ấy, lực tạo triều lớn nhất, nước dâng, nước rút mạnh nhất và ngư dân có khả năng đánh bắt thủy hải sản nhiều nhất. Họ họp chợ để có thể bày bán tôm cá còn tươi vừa đánh bắt được.
Đến khi dân số tăng lên, nhu cầu họp chợ nhiều hơn. Giữa mùng 1 và rằm âl lại thêm một lần họp chợ nữa. Đó là các ngày thượng huyền (mùng 8 âl) và ngày hạ huyền (mùng 23 âl), khi ấy Mặt Trời – Mặt Trăng vuông góc nhau tại Trái Đất. Như vậy, một tháng âm lịch được chia thành 4 tuần. Mỗi tuần gồm 7 hoặc 8 ngày và được mở đầu bằng các ngày trăng non, thượng huyền, trăng tròn và hạ huyền.
Cách họp chợ dựa vào Mặt Trăng như vậy dần dần được truyền vào đế quốc La Mã. Binh sĩ triều đình, được lệnh hoàng đế, tỏa ra khắp phố phường thông báo ngày họp chợ. Đến khi chăn nuôi đã phát triển mạnh hơn, thủy hải sản không còn là loại thực phẩm chủ yếu nữa thì các lần họp chợ cũng không cần gắn kết với quy luật sóng nước thủy triều. Luật tuần lễ chỉ gồm 7 ngày được Giáo Hội ban hành vào năm 321, trong đó, ngày Chúa Nhật được xem là ngày nghỉ.
Tuần lễ 7 ngày cũng giống như một vết tích còn sót lại của việc đưa yếu tố Mặt Trăng vào dương lịch. Ngày nay, dương lịch Gregory đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, vẫn có nhiều đề nghị thay đổi dương lịch sao cho hoàn thiện hơn như số ngày trong các quý (3 tháng) luôn bằng nhau, bộ lịch y hệt nhau sau mỗi năm, không cần in lại, … được gọi là World Calendar. Thế nhưng, mọi đề nghị như thế đều bị bác bỏ. Dường như, con người chấp nhận cái không hoàn thiện, chấp nhận khác biệt, để tạo nên sự phong phú cho bản sắc văn hóa hơn là sự hoàn thiện mà thiếu đi tính đa dạng.
Ngược lại, đưa yếu tố Mặt Trời vào hê thống âm lịch để, ngoài phản ảnh quy luật thủy triều, bộ âm lịch cải tiến còn có thể thể hiện được các yếu tố thời tiết, là một việc vô cùng khó khăn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, người Trung Hoa cổ đại, từ 4000 năm trước, đã tạo ra âm-dương lịch (gọi tắt là âm lịch) nhằm phản ảnh thời tiết, cũng còn vấp phải sai số 1 tháng đối với các hiện tượng thời tiết. Chẳng hạn, khi nói ngày 21/3 dương lịch thì người ta biết ngay là xuân phân và biết được Mặt Trời ở đâu, ảnh hưởng đến nhiệt độ như thế nào. Thế nhưng, với một ngày cụ thể trong tháng 2 âm lịch thì có thể vẫn còn đang giữa xuân mà cũng có thể tiết trời đã bước vào mùa hạ.
Người ta gọi ngày mùng 1 âl (trăng non hay trăng sớm) là ngày chứa thời điểm Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất gần thẳng hàng nhất. Một tháng âm lịch, trung bình 29,53 ngày, là khoảng thời gian giữa hai lần trăng non liên tiếp. Khi Trái Đất vào cận điểm trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (ngày vào cận điểm là 03/01 dl) nó lướt đi nhanh hơn làm cho tháng âm lịch dài hơn một chút nên các tháng âm lịch mùa đông (11,12 và giêng) thường đủ hơn thiếu (thường 30 ngày hơn là 29 ngày). Ngược lại, 04/7 dl, Trái Đất vào viễn điểm làm cho các tháng âm lịch mùa hè thường thiếu hơn đủ.
Bất kỳ ai sống ở miền ôn đới đều có thể nhận biết 4 thời điểm đặc biệt của Mặt Trời. Đó là các ngày xuân phân (21/3), thu phân (23/9) khi đó độ dài của ngày đêm bằng nhau và các ngày đông chí (23/12) đêm dài nhất, độ cao Mặt Trời thấp nhất và ngày hạ chí (21/6) ngày dài nhất, Mặt Trời đạt được cao nhất trên bầu trời. Từ 4 điểm đặc biệt này, người Trung Hoa cổ đại đã tạo thêm 8 điểm nữa, cách đều nhau 30 độ tính từ tâm Mặt Trời, để thể hiện tốt hơn thời tiết. Chúng được gọi là 12 Khí. Giữa các Khí là các Tiết. (Xem hình Khí – Tiết).
Để buộc âm lịch chịu ảnh hưởng Mặt Trời, cách làm đơn giản là mỗi tháng âm lịch buộc phải chứa một ngày khí. Tháng 1 âl chứa Vũ Thủy, tức là tháng giêng âl phải có ngày 19/2 dl; tháng 2 âl phải chứa Xuân Phân, nghĩa là tháng 2 âl phải có 21/3 dl; tháng 3 âl buộc có Cốc Vũ, ngày 20/4 dl;… Và do đó, ngày tết Nguyên Đán (01/giêng âl) chỉ có thể nằm sau khí Đại Hàn cho đến trước Vũ Thủy, nghĩa là chỉ từ 21/1 dl cho đến 19/2 dl (Năm nay, tết Nguyên Đán là ngày 05/2). Giữa hai ngày khí liên tiếp, trung bình 30,4 ngày, dài hơn một tháng âm lịch, 29,53 ngày, nên sẽ có lúc tháng âm lịch nào đó lọt thỏm vào giữa hai ngày khí, nghĩa là nó không chứa ngày khí. Khi ấy, tháng đó là nhuận.
Vào mùa hè, giữa 2 khí liên tiếp chừng 32 ngày (do Trái Đất quay chậm khi vào viễn điểm) nên khả năng tháng âm lịch lọt vào giữa 2 khí là lớn. Do đó, xác suất nhuận trong mùa hè là cao. Trong khi đó vào mùa đông (các tháng 11,12 và giêng âl), giữa 2 khí liên tiếp chỉ là 29,5 ngày nên không thể nhuận. Điều này cũng rất hay vì người ta không bao giờ đón giao thừa hay đón tết hai lần liên tiếp sau một tháng. Không thể có tháng 12 nhuận và tháng 1 nhuận được.
Thật ra, cũng không khó hiểu lắm về cách hình thành một bộ âm lịch nếu các bạn hiểu được tấm hình vẽ các ngày khí và tiết. Tuy nhiên, để biết được thời điểm trăng non hay thời điểm Trái Đất bước vào Khí thì đòi hỏi các phép tính và quan sát thiên văn phức tạp.
Mặc dù là rắc rối, thế nhưng âm lịch có sai số 1 tháng đối với các hiện tượng thời tiết và hơn nữa nó chỉ có tính cách địa phương, nghĩa là mỗi nơi sẽ có một bộ âm lịch khác nhau. Trong khi đó, dương lịch lại mang tính phổ quát cho toàn thế giới.
Chẳng hạn, mùng 01/5 âl thời điểm đạt trăng non ở Việt Nam (múi giờ thứ 7) là 23:30. Lúc ấy, tại Trung Quốc (múi giờ thứ 8 ) là 0:30 ngày hôm sau. Vậy thì, hôm sau ở TQ mới là 01/5 trong khi Việt Nam đã là 02/5. Hai bộ lịch chênh nhau 1 ngày. Và cũng tương tự như vậy, khi Trái Đất bước vào một Khí vào giờ cuối cùng của ngày cuối cùng trong tháng sẽ làm cho Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau đến 1 tháng.
Vì những rắc rối như vậy mà ngày xưa Việt Nam và Nhật Bản đã nhiều lần sử dụng các bộ âm lịch riêng cho mình và cũng đã thay đổi nhiều lần. Ngay người Trung Quốc cũng đã nhiều lần thay đổi bộ âm lịch của họ vì rất khó xác định các thời điểm trăng non cũng như các ngày khí và tiết. Chính vì thế, năm 1873, người Nhật chuyển hẳn sang sử dụng dương lịch. Họ chỉ đơn giản là chuyển ngày, mọi phong tục tết cổ truyền vẫn được nguyên. Ngày nay, bộ âm lịch của Việt Nam dựa trên múi giờ thứ 7 và khác với bộ âm lịch của người Trung Quốc.
Người Việt hay người Hoa ở nước ngoài đón tết dựa vào bộ lịch ở Việt Nam hay Trung Quốc. Họ chỉ “ăn theo”. Nếu có bộ âm lịch ở California, ở Paris,… thì bức tranh “đón tết” trên toàn thế giới sẽ rất phức tạp và có thể chênh lệch nhau 1 ngày hay 1 tháng.
Ngày nay, bộ lịch chỉ đơn giản là công cụ để ghi lại ngày tháng những sự kiện. Thế nhưng, 6000 – 7000 năm trước, bộ lịch có ý nghĩa sống còn đối với cả một nền văn minh thời cổ đại.
Những cư dân sinh sống miền đồng bằng mà khí hậu đủ cả bốn mùa trong năm thiên về sử dụng dương lịch để nắm được quy luật thời tiết phục vụ trồng trọt. Trong khi đó, nền văn minh xuất phát từ miền ven biển hay dọc theo các con sông lớn, người ta sử dụng âm lịch như một công cụ phản ảnh quy luật thủy triều, phục vụ đánh bắt thủy hải sản.
Dương lịch được hình thành từ sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong khi đó, âm lịch thì dựa vào chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Mặc dù vậy, cả hai cơ chế đó đều vô cùng quan trọng, chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất lương thực thời cổ đại. Thế nên, rất cần có những quy luật chuyển động Mặt Trăng đưa vào dương lịch và, ngược lại, những quy luật Mặt Trời cần thiết đưa vào hệ thống âm lịch.
6000 năm trước, những người Babylon cổ đại, sinh sống giữa hai con sông Tigris và Euphrates (Iraq ngày nay) tổ chức các ngày họp chợ vào ngày mùng 1 âl, khi Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất, và ngày rằm âl, khi Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng, gần thẳng hàng nhất. Lúc ấy, lực tạo triều lớn nhất, nước dâng, nước rút mạnh nhất và ngư dân có khả năng đánh bắt thủy hải sản nhiều nhất. Họ họp chợ để có thể bày bán tôm cá còn tươi vừa đánh bắt được.
Đến khi dân số tăng lên, nhu cầu họp chợ nhiều hơn. Giữa mùng 1 và rằm âl lại thêm một lần họp chợ nữa. Đó là các ngày thượng huyền (mùng 8 âl) và ngày hạ huyền (mùng 23 âl), khi ấy Mặt Trời – Mặt Trăng vuông góc nhau tại Trái Đất. Như vậy, một tháng âm lịch được chia thành 4 tuần. Mỗi tuần gồm 7 hoặc 8 ngày và được mở đầu bằng các ngày trăng non, thượng huyền, trăng tròn và hạ huyền.
Cách họp chợ dựa vào Mặt Trăng như vậy dần dần được truyền vào đế quốc La Mã. Binh sĩ triều đình, được lệnh hoàng đế, tỏa ra khắp phố phường thông báo ngày họp chợ. Đến khi chăn nuôi đã phát triển mạnh hơn, thủy hải sản không còn là loại thực phẩm chủ yếu nữa thì các lần họp chợ cũng không cần gắn kết với quy luật sóng nước thủy triều. Luật tuần lễ chỉ gồm 7 ngày được Giáo Hội ban hành vào năm 321, trong đó, ngày Chúa Nhật được xem là ngày nghỉ.
Tuần lễ 7 ngày cũng giống như một vết tích còn sót lại của việc đưa yếu tố Mặt Trăng vào dương lịch. Ngày nay, dương lịch Gregory đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy vậy, vẫn có nhiều đề nghị thay đổi dương lịch sao cho hoàn thiện hơn như số ngày trong các quý (3 tháng) luôn bằng nhau, bộ lịch y hệt nhau sau mỗi năm, không cần in lại, … được gọi là World Calendar. Thế nhưng, mọi đề nghị như thế đều bị bác bỏ. Dường như, con người chấp nhận cái không hoàn thiện, chấp nhận khác biệt, để tạo nên sự phong phú cho bản sắc văn hóa hơn là sự hoàn thiện mà thiếu đi tính đa dạng.
Ngược lại, đưa yếu tố Mặt Trời vào hê thống âm lịch để, ngoài phản ảnh quy luật thủy triều, bộ âm lịch cải tiến còn có thể thể hiện được các yếu tố thời tiết, là một việc vô cùng khó khăn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, người Trung Hoa cổ đại, từ 4000 năm trước, đã tạo ra âm-dương lịch (gọi tắt là âm lịch) nhằm phản ảnh thời tiết, cũng còn vấp phải sai số 1 tháng đối với các hiện tượng thời tiết. Chẳng hạn, khi nói ngày 21/3 dương lịch thì người ta biết ngay là xuân phân và biết được Mặt Trời ở đâu, ảnh hưởng đến nhiệt độ như thế nào. Thế nhưng, với một ngày cụ thể trong tháng 2 âm lịch thì có thể vẫn còn đang giữa xuân mà cũng có thể tiết trời đã bước vào mùa hạ.
Người ta gọi ngày mùng 1 âl (trăng non hay trăng sớm) là ngày chứa thời điểm Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất gần thẳng hàng nhất. Một tháng âm lịch, trung bình 29,53 ngày, là khoảng thời gian giữa hai lần trăng non liên tiếp. Khi Trái Đất vào cận điểm trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (ngày vào cận điểm là 03/01 dl) nó lướt đi nhanh hơn làm cho tháng âm lịch dài hơn một chút nên các tháng âm lịch mùa đông (11,12 và giêng) thường đủ hơn thiếu (thường 30 ngày hơn là 29 ngày). Ngược lại, 04/7 dl, Trái Đất vào viễn điểm làm cho các tháng âm lịch mùa hè thường thiếu hơn đủ.
Bất kỳ ai sống ở miền ôn đới đều có thể nhận biết 4 thời điểm đặc biệt của Mặt Trời. Đó là các ngày xuân phân (21/3), thu phân (23/9) khi đó độ dài của ngày đêm bằng nhau và các ngày đông chí (23/12) đêm dài nhất, độ cao Mặt Trời thấp nhất và ngày hạ chí (21/6) ngày dài nhất, Mặt Trời đạt được cao nhất trên bầu trời. Từ 4 điểm đặc biệt này, người Trung Hoa cổ đại đã tạo thêm 8 điểm nữa, cách đều nhau 30 độ tính từ tâm Mặt Trời, để thể hiện tốt hơn thời tiết. Chúng được gọi là 12 Khí. Giữa các Khí là các Tiết. (Xem hình Khí – Tiết).
Để buộc âm lịch chịu ảnh hưởng Mặt Trời, cách làm đơn giản là mỗi tháng âm lịch buộc phải chứa một ngày khí. Tháng 1 âl chứa Vũ Thủy, tức là tháng giêng âl phải có ngày 19/2 dl; tháng 2 âl phải chứa Xuân Phân, nghĩa là tháng 2 âl phải có 21/3 dl; tháng 3 âl buộc có Cốc Vũ, ngày 20/4 dl;… Và do đó, ngày tết Nguyên Đán (01/giêng âl) chỉ có thể nằm sau khí Đại Hàn cho đến trước Vũ Thủy, nghĩa là chỉ từ 21/1 dl cho đến 19/2 dl (Năm nay, tết Nguyên Đán là ngày 05/2). Giữa hai ngày khí liên tiếp, trung bình 30,4 ngày, dài hơn một tháng âm lịch, 29,53 ngày, nên sẽ có lúc tháng âm lịch nào đó lọt thỏm vào giữa hai ngày khí, nghĩa là nó không chứa ngày khí. Khi ấy, tháng đó là nhuận.
Vào mùa hè, giữa 2 khí liên tiếp chừng 32 ngày (do Trái Đất quay chậm khi vào viễn điểm) nên khả năng tháng âm lịch lọt vào giữa 2 khí là lớn. Do đó, xác suất nhuận trong mùa hè là cao. Trong khi đó vào mùa đông (các tháng 11,12 và giêng âl), giữa 2 khí liên tiếp chỉ là 29,5 ngày nên không thể nhuận. Điều này cũng rất hay vì người ta không bao giờ đón giao thừa hay đón tết hai lần liên tiếp sau một tháng. Không thể có tháng 12 nhuận và tháng 1 nhuận được.
Thật ra, cũng không khó hiểu lắm về cách hình thành một bộ âm lịch nếu các bạn hiểu được tấm hình vẽ các ngày khí và tiết. Tuy nhiên, để biết được thời điểm trăng non hay thời điểm Trái Đất bước vào Khí thì đòi hỏi các phép tính và quan sát thiên văn phức tạp.
Mặc dù là rắc rối, thế nhưng âm lịch có sai số 1 tháng đối với các hiện tượng thời tiết và hơn nữa nó chỉ có tính cách địa phương, nghĩa là mỗi nơi sẽ có một bộ âm lịch khác nhau. Trong khi đó, dương lịch lại mang tính phổ quát cho toàn thế giới.
Chẳng hạn, mùng 01/5 âl thời điểm đạt trăng non ở Việt Nam (múi giờ thứ 7) là 23:30. Lúc ấy, tại Trung Quốc (múi giờ thứ 8 ) là 0:30 ngày hôm sau. Vậy thì, hôm sau ở TQ mới là 01/5 trong khi Việt Nam đã là 02/5. Hai bộ lịch chênh nhau 1 ngày. Và cũng tương tự như vậy, khi Trái Đất bước vào một Khí vào giờ cuối cùng của ngày cuối cùng trong tháng sẽ làm cho Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau đến 1 tháng.
Vì những rắc rối như vậy mà ngày xưa Việt Nam và Nhật Bản đã nhiều lần sử dụng các bộ âm lịch riêng cho mình và cũng đã thay đổi nhiều lần. Ngay người Trung Quốc cũng đã nhiều lần thay đổi bộ âm lịch của họ vì rất khó xác định các thời điểm trăng non cũng như các ngày khí và tiết. Chính vì thế, năm 1873, người Nhật chuyển hẳn sang sử dụng dương lịch. Họ chỉ đơn giản là chuyển ngày, mọi phong tục tết cổ truyền vẫn được nguyên. Ngày nay, bộ âm lịch của Việt Nam dựa trên múi giờ thứ 7 và khác với bộ âm lịch của người Trung Quốc.
Người Việt hay người Hoa ở nước ngoài đón tết dựa vào bộ lịch ở Việt Nam hay Trung Quốc. Họ chỉ “ăn theo”. Nếu có bộ âm lịch ở California, ở Paris,… thì bức tranh “đón tết” trên toàn thế giới sẽ rất phức tạp và có thể chênh lệch nhau 1 ngày hay 1 tháng.
Tan Vo
