ADIDAS và PUMA có thể bạn chưa biết!

ADIDAS và PUMA - Sự cạnh tranh của anh em Dassler trong thế giới bóng đá


Rudolf Dassler sinh ngày 26 tháng 3 năm 1898 trong gia đình thợ làm giày, là đứa con thứ 3 trong gia đình. Sau 2 năm cậu ta có thêm em trai Adolf. Ngay từ khi còn bé chúng đã yêu thích thể thao và là đối thủ chính của nhau. Tình yêu với thể thao và cạnh tranh với nhau là lẽ sống của họ đến tận khi qua đời.

Công ty giày của anh em Dassler


Vì yêu thể thao nên Adi Dasler nảy sinh ý tưởng mở thương hiệu sản xuất giày thể thao với đinh của riêng mình. Nhờ sự hỗ trợ của một thợ rèn chuyên làm đinh, Dasler-em bắt đầu mở mảng kinh doanh riêng. Một thời gian sau người anh Rudolf cũng tham gia cùng, cậu ta tuy không am hiểu về việc sản xuất giày, nhưng lại biết cách để bán được sản phẩm. Đó chính là bí quyết thành công của họ - một người nghĩ ý tưởng và thực hiện, còn người khác tìm kiếm khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm.
Đến năm 1924 họ thành lập công ty: «Gebrüder Dassler» («Anh em Dassler»). Sản xuất ngày càng được mở rộng, sản phẩm được yêu thích và thành công lớn đàu tiên đến vào năm 1928 tại Olympic ở Amsterdam khi có vài vận động viên thi đấu với giày của họ. Và sau 4 năm tại Los Angeles vận động viên đoạt huy chương đi giày của họ - người Đức Arthur Jonat đạt huy chương đồng trong nội dung chạy 100m. Đỉnh cao cho hai anh em là năm 1936 tại Olympic ở Berlin, vận động viên điền kinh Jessie Owens (Mỹ) đi giày của họ và đạt 4 huy chương vàng. Khi đó cả thế giới biết đến anh em Dassler.

«Cuộc chia rẽ lớn»


Ai cũng biêt là cả 2 anh em đều théo chủ nghĩa phát xít. Chế độ độc tài toàn trị đi kèm theo phong trào thể dục thể thao lành mạnh mở ra tiềm năng lớn cho nhà máy Dassler. Nhưng vì Thế chiến thứ 2 họ phải bắt đầu bằng giày cho quân nhân, và năm 1943 Rudolf phải nhập ngũ. Tuy nhiên ông cũng không phải ra trận lần nào, vì xin được vị trí ở phòng đánh máy, còn năm 1945 chạy trốn khi Hồng Quân Liên Xô tiến đến gần và cuối cùng bị bắt vì tội đào ngũ. Trên đường đến trại giam ông được quân Mỹ giải cứu nhưng sau đó lại bị bắt vì tội hợp tác với Gestapo. Khi bị bắt ông mới biết người tố cáo ông chính là người em trai Adolf.
Tất cả các mâu thuẫn từ trước đến giờ đã bộc lộ. Rudolf đã khai với chính phủ Mỹ là ý tưởng sản xuất giày cho quân phát xít là hoàn toàn do Adolf. Lính Mỹ sống trong biệt thự Dassler gần một năm và yêu cầu họ sản xuất giày trượt băng cho khúc côn cầu Mỹ. Đến tận năm 1946 họ mới lại sản xuất giày thể thao, còn năm 1948 Christof Dassler qua đời – người cha của 2 anh em và người duy nhất ngăn cản chúng không cãi nhau và chia tách công ty.
Vậy là ở cùng một thành phố nhỏ chỉ cách nhau vài trăm mét có tới 2 nhà máy sản xuất giày thể thao cực kì thù địch - Addas và Ruda. Đúng rồi đó, không phải viết nhầm đâu.

«Sự kì diệu ở Bern»


Sau vài tháng Rudolf từ bỏ ý tưởng dùng tên mình trong tên công ty và đổi thành Puma. Còn Adi quyết định thêm 1 chữ nữa và thêm 1 vạch vào logo. Khi đó sự cạnh tranh của họ đã lan rộng, thành phố cũng chia cắt thành 2 phe.
Nhưng danh vọng của 2 anh em lơn hơn thành phố nhỏ đó rất nhiều. Anh em Dassler nối lại liên kết với các Ủy ban thể thao và Olympic của các nước, sau khi bị gián đoạn bởi chiến tranh. Họ luôn luôn cạnh tranh với nhau nên dẫn đến việc cả thế giới không thể có giày tốt hơn Adidas và Puma. Năm 1952 anh em Dassler có bước ngoặt lớn khi cung cấp cho giải bóng đá Tây Đức những chiếc giày với đinh có thể thay. Nhưng trước World Cup 1954 Adi Dassler đã thỏa thuận được với đội tuyển Đức về việc cung cấp giày hiện đại nhất thời đó. Và nhờ đó cũng có chỗ đứng trong lịch sử lớn hơn Rudi.
Trong trận chung kết đội tuyển Đức gặp «thế hệ vàng» Hungary với Ferenc Puskas vĩ đại. Ở vòng bảng Hungary đã hủy diệt Đức với tỷ số 8:3 và mọi người đều cho rằng chức vô địch chắc chắn nằm trong tay Hungary rồi. Hiệp 1 kết thúc với tỷ số 2:2. Lúc hiệp 2 bắt đầu thì trời đổ mưa to và Adolf ngay lập tức cho các cầu thủ đổi sang giày với đinh dài hơn. Nhờ đó đội tuyển Đức đã có sự linh hoạt hơn và phút 84 đã ghi bàn ấn định chiến thắng. Trận đó đi vào lịch sử với tên «Sự kì diệu ở Bern».
Sau chiến thắng đó Adi nảy sinh ý tưởng đặt quảng cáo ngay trên sân vận động. Năm 1956 ông thỏa thuận với ủy ban Olympic về việc quảng cáo Adidas tại Olympic ở Melburn. Vậy là em trai đã vượt xa người anh, nhưng Rudolf không hề bỏ cuộc. Năm 1958 Puma ăn mừng chiến thắng đội tuyển Brazil, còn Rudi nắm bắt thời cơ và kiện khẩu hiệu «Adidas – giày thể thao tốt nhất thế giới!». Và đã thắng vụ kiện.

«Thỏa thuận với Pele»


Dù họ ghét nhau nhưng để tránh tăng giá trên thị trường quảng cáo nên các con trai của Rudolf và Adolf – Armin và Horst – đã có thỏa thuận với nhau là sẽ không kí hợp đồng với các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Nhưng có thỏa thuận không có nghĩa là thực hiện theo. Thị trường Nam Mỹ rất tiềm năng đối với 2 anh em. Năm 1970 trước World Cup vài tháng, Armin Dassler thuê chuyên gia tư vấn đến Rio de Janeiro, để thuyết phục các cầu thủ Nam Mỹ là họ sẽ thi đấu tốt gấp đôi khi đi giày Puma. Vua bóng đá rơi vào tình huống khó xử: Puma mở ra chiến lược marketing rộng rãi nhưng không liên hệ với ông. Sau đó đại diện của Pele đã đưa ra mẫu hợp đồng cho Armin Dassler.
Puma đã trả tiền cho Pele để ông bắt đầu buộc dây giày ngay ở giữ sân trước khi trận đấu bắt đầu, để ai cũng nhìn thấy là Vua bóng đá đi giày Puma:
https://www.youtube.com/watch?v=ZpYlGhsAXLE&feature=youtu.be
Horst Dassler vô cùng bức xúc khi biết điều đó. Cuộc chiến giữa những người cha trở thành cuộc chiến của những người con.

Kết thúc câu chuyện


Rudolf Dassler qua đời năm 1974 ở độ tuổi 76 vì ung thư phổi. Theo tin đồn thì đầu những năm 70 2 anh em bí mật gặp nhau vài lần, nhưng Adolf cũng không đến dự đám tang của anh trai, mà chỉ có cuộc gọi điện cho linh mục và nói rằng ông tha thứ cho anh trai. Adidas đã cho ra mắt mẫu mới sau sự kiện này với thông điệp: «Gia đình Adolf Dassler không muốn bình luận gì về việc Rudolf Dassler qua đời». Sau 4 năm Adi cũng qua đời.
Ngày này có SVĐ mang tên Adolf Dassler với tượng của ông ngồi trên khán đài.
Chiến tranh giữa 2 công ty kéo dài đến khi các người thừa kế của Adolf cũng có mẫu thuẫn với nhau và cuối cùng bán đi công ty với doanh thu nửa tỷ đô mỗi năm với giá 390 triệu.
(Sưu tầm) - Nam Nguyen
Trong hình ảnh có thể có: 2 người
2 anh em nhà sx giày.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
tượng người anh Adi trên sân vận động.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, cận cảnh
Jessie Owens (VĐV điền kinh vĩ đại)
Không có mô tả ảnh.
Pele và quảng cáo nổi tiếng nhất trong lịch sử quảng cáo thể thao
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, giày và văn bản